1. CHÀO CÁC ANH
Chào các anh, chào những người thua trận
Chào những nỗi ưu phiền in trên thớ thịt màu da
Chào bao niềm đau khổ đã trôi qua !...
Chào các anh, chào những người chiến sĩ
đã tung hoành trên khắp chiến trường xa
từ Pleime đến Đồng Xoài, Bình giả
từ Quảng trị, Kontum đến Bình long chói lòa trang sử
với vinh quang và u buồn quá khứ
súng đạn nào phá nát quê hương
suốt 20 năm, bao nhiêu tuổi trẻ đã lên đường ?...
Xin chào, chào những tấm huy chương trắng,
vàng, xanh, đỏ
chào những vết thương làm lở lói xác thân
chào những cánh tay đã mất sức thần và đôi chân
không còn nguyên vẹn
chiếc nạng gỗ buổi sơ sinh chưa từng hò hẹn
nay trở thành bạn đời chung thủy đến trăm năm
xin chào những anh hùng của một thời đã khuất
của một thời được nuôi sống bởi hờn căm
Xin chào, những bông mai vừa nở
khi cuộc chiến đang tiếp diễn với chiến công rực rỡ
khi máu còn sôi trong huyết quản từng giờ
và từng phút, giữa chiến hào nồng mùi thuốc súng
các anh chiến đấu để gìn giữ quê hương
để bào vệ Tự do, Dân chủ
những ngôn từ rớt xuống tự Thiên đường
các anh đi mang nặng tình thường, coi khinh cái chết
và tự ái đã ôm anh như đứa con nằm trong lòng mẹ
với lời ru êm ấm ngọt ngào ...
các anh đôi diện trước tử thần buổi chiều nào nắng xế
những giọt mồ hôi chảy ngang mi mắt như bao dòng lệ
khóc cho cuộc đời, khóc cho cuộc chiến, sao dài đến thế
vẫn chưa xong ?...
Các anh chiến đấu như bầy thù dữ
từ giải Trường sơn đến châu thổ Cửu long
từ rừng sâu đến đô thị, đồng bằng
với niềm tin như một thách đố kiêu căng
suốt 20 năm, các anh đi làm lịch sử
được tôn vinh như những bậc Thiên thần!...
Chào các anh, chào những người thua trận
cuộc sống hôm nay đã đổi đời, sau 58 ngày đêm
kéo dài uất hận
các anh đã buông súng, còn gì đâu để hờn giận xót sa ?...
các anh thua cho Cách mạng nở hoa
cho quê hương từ nay không còn mang màu tang tóc
cho khô cong bao ngấn lệ nhạt nhòa!...
Chào, xin chào người lính chiến
đi trên khổ nhục kế lòng vẫn xanh tươi
sau 20 năm làm công cụ cho Ngụy quyền. Đế quốc
mối thù này, Cách mạng nói : KHÔNG NGUÔI !...
Xin chào, chào mừng những tấm huy chương
đã phơi bày mặt trái
đã nói lên thực chất con người
những con người bằng xương, bằng thịt
phải sống, phải ăn, phải thở, phải nói, phải cười
phải thương nhớ với buồn vui có đấy
Cách mạng bắt các anh phải phơi bày sự thực
một sự thực trần truồng khả ố đến buồn nôn
có phải các anh đấy không ?
những tên lính chiến đã mất linh hồn
đã bán rẻ lương tri qua miếng ăn thức uống
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
vầng trán kia từng mưu bá đồ vương
với bao nhiêu ước vọng phi thường
nay thu lại không đầy khoanh cá nhỏ !
anh hỡi anh, có phải chăng vì cuộc đời lỡ dở
thôi đành thôi, cho lá mục với bùn đen
dìm cuộc đời vào những muỗng cơm gạo đỏ
chờ ngày mai ra khỏi cõi ưu phiền !...
Hỡi những tên lính chiến gục đầu trong bóng tối
không tìm đâu cho thấy nét hiên ngang
trông dịu hiền như một lũ cừu ngoan
đi nhởn nhơ trên khổ đau, nhục nhã
và đắng cay, chẳng cất tiếng phàn nàn !...
Xin chào, chào những xác thân đang sống trong
vùng cấm địa
các anh nghĩ gì, làm gì cho hôm nay, ngày mai
đẹp gì đâu mà phơi bầy từng vết sẹo hình hài
với lông lá mọc xum xuê từ ngón chân kéo dài
lên khuôn mặt
xin trả lại vinh quang cho chiến trường ngày trước
trả lại những gì của ngày tháng hôm qua
vì hôm nay tất cả đã xóa nhòa
đã chết hẳn dưới lằn roi ô nhục !...
Xin chào những con người không còn đất sống
ngơ ngác nhìn nhau như một lũ ma
đang chạy vòng theo các tầng Địa ngục
không thấy gì trước đôi mắt mù lòa ! ...
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
2. TRẮNG ĐÊM
Nằm đây nghe gió trời tru
Nghe thơ rên xiết ngục tù trong tôi
Nghe như vật đổi sao dời
Sông dài cúi mặt, núi ngồi đăm chiêu
Tình xưa chìm khuất theo chiều
Mộng xưa vỗ cánh với nhiều xót xa
Nhạn về, chẳng thấy tin nhà
Kẽm gai thắt chặt, mắt lòa hơi sương
Gối chăn ơi hỡi, chiếu giường,
Phấn đời bay hết mùi hương ấm nồng
Kìa ai vợ, đó ai chồng
Mà đây lạnh ngắt một dòng thời gian
Hắt hiu lửa đóm canh tàn
Soi hồn thiên cổ qua hàng mi sâu
Trở nghiêng gối lẻ nát nhầu
Mênh mang đêm trắng một mài buồn tênh.
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
Chào các anh, chào những người thua trận
Chào những nỗi ưu phiền in trên thớ thịt màu da
Chào bao niềm đau khổ đã trôi qua !...
Chào các anh, chào những người chiến sĩ
đã tung hoành trên khắp chiến trường xa
từ Pleime đến Đồng Xoài, Bình giả
từ Quảng trị, Kontum đến Bình long chói lòa trang sử
với vinh quang và u buồn quá khứ
súng đạn nào phá nát quê hương
suốt 20 năm, bao nhiêu tuổi trẻ đã lên đường ?...
Xin chào, chào những tấm huy chương trắng,
vàng, xanh, đỏ
chào những vết thương làm lở lói xác thân
chào những cánh tay đã mất sức thần và đôi chân
không còn nguyên vẹn
chiếc nạng gỗ buổi sơ sinh chưa từng hò hẹn
nay trở thành bạn đời chung thủy đến trăm năm
xin chào những anh hùng của một thời đã khuất
của một thời được nuôi sống bởi hờn căm
Xin chào, những bông mai vừa nở
khi cuộc chiến đang tiếp diễn với chiến công rực rỡ
khi máu còn sôi trong huyết quản từng giờ
và từng phút, giữa chiến hào nồng mùi thuốc súng
các anh chiến đấu để gìn giữ quê hương
để bào vệ Tự do, Dân chủ
những ngôn từ rớt xuống tự Thiên đường
các anh đi mang nặng tình thường, coi khinh cái chết
và tự ái đã ôm anh như đứa con nằm trong lòng mẹ
với lời ru êm ấm ngọt ngào ...
các anh đôi diện trước tử thần buổi chiều nào nắng xế
những giọt mồ hôi chảy ngang mi mắt như bao dòng lệ
khóc cho cuộc đời, khóc cho cuộc chiến, sao dài đến thế
vẫn chưa xong ?...
Các anh chiến đấu như bầy thù dữ
từ giải Trường sơn đến châu thổ Cửu long
từ rừng sâu đến đô thị, đồng bằng
với niềm tin như một thách đố kiêu căng
suốt 20 năm, các anh đi làm lịch sử
được tôn vinh như những bậc Thiên thần!...
Chào các anh, chào những người thua trận
cuộc sống hôm nay đã đổi đời, sau 58 ngày đêm
kéo dài uất hận
các anh đã buông súng, còn gì đâu để hờn giận xót sa ?...
các anh thua cho Cách mạng nở hoa
cho quê hương từ nay không còn mang màu tang tóc
cho khô cong bao ngấn lệ nhạt nhòa!...
Chào, xin chào người lính chiến
đi trên khổ nhục kế lòng vẫn xanh tươi
sau 20 năm làm công cụ cho Ngụy quyền. Đế quốc
mối thù này, Cách mạng nói : KHÔNG NGUÔI !...
Xin chào, chào mừng những tấm huy chương
đã phơi bày mặt trái
đã nói lên thực chất con người
những con người bằng xương, bằng thịt
phải sống, phải ăn, phải thở, phải nói, phải cười
phải thương nhớ với buồn vui có đấy
Cách mạng bắt các anh phải phơi bày sự thực
một sự thực trần truồng khả ố đến buồn nôn
có phải các anh đấy không ?
những tên lính chiến đã mất linh hồn
đã bán rẻ lương tri qua miếng ăn thức uống
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
vầng trán kia từng mưu bá đồ vương
với bao nhiêu ước vọng phi thường
nay thu lại không đầy khoanh cá nhỏ !
anh hỡi anh, có phải chăng vì cuộc đời lỡ dở
thôi đành thôi, cho lá mục với bùn đen
dìm cuộc đời vào những muỗng cơm gạo đỏ
chờ ngày mai ra khỏi cõi ưu phiền !...
Hỡi những tên lính chiến gục đầu trong bóng tối
không tìm đâu cho thấy nét hiên ngang
trông dịu hiền như một lũ cừu ngoan
đi nhởn nhơ trên khổ đau, nhục nhã
và đắng cay, chẳng cất tiếng phàn nàn !...
Xin chào, chào những xác thân đang sống trong
vùng cấm địa
các anh nghĩ gì, làm gì cho hôm nay, ngày mai
đẹp gì đâu mà phơi bầy từng vết sẹo hình hài
với lông lá mọc xum xuê từ ngón chân kéo dài
lên khuôn mặt
xin trả lại vinh quang cho chiến trường ngày trước
trả lại những gì của ngày tháng hôm qua
vì hôm nay tất cả đã xóa nhòa
đã chết hẳn dưới lằn roi ô nhục !...
Xin chào những con người không còn đất sống
ngơ ngác nhìn nhau như một lũ ma
đang chạy vòng theo các tầng Địa ngục
không thấy gì trước đôi mắt mù lòa ! ...
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
2. TRẮNG ĐÊM
Nằm đây nghe gió trời tru
Nghe thơ rên xiết ngục tù trong tôi
Nghe như vật đổi sao dời
Sông dài cúi mặt, núi ngồi đăm chiêu
Tình xưa chìm khuất theo chiều
Mộng xưa vỗ cánh với nhiều xót xa
Nhạn về, chẳng thấy tin nhà
Kẽm gai thắt chặt, mắt lòa hơi sương
Gối chăn ơi hỡi, chiếu giường,
Phấn đời bay hết mùi hương ấm nồng
Kìa ai vợ, đó ai chồng
Mà đây lạnh ngắt một dòng thời gian
Hắt hiu lửa đóm canh tàn
Soi hồn thiên cổ qua hàng mi sâu
Trở nghiêng gối lẻ nát nhầu
Mênh mang đêm trắng một mài buồn tênh.
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét