Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung
Hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc ngày 17/2 đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm đã bị lực lượng công quyền cản trở vì băng rôn có ghi dòng chữ tưởng niệm các liệt sĩ “chống Trung Quốc xâm lược”.
Một người tham gia đoàn tưởng niệm tại Hà Nội, blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Mọi người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội) cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng hoa ở đó với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo vệ gọi công an vào. Lúc sau, một trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý, và họ gọi thêm một số người tới nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi ở Đài tưởng niệm đó. Khi chúng tôi vừa quay đi đến cửa thì thấy hai anh công nhân vệ sinh mang hai vòng hoa đi, hạ xuống.”
Video được phổ biến trên Youtube hôm qua cho thấy một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa.
Cùng lúc đó, cuộc tưởng niệm tương tự của hàng chục nhân sĩ-trí thức tại Sài Gòn tuy không bị cấm cản, nhưng vòng hoa và băng rôn của họ cũng bị gỡ đi.
Một trong những nhân sĩ kêu gọi tổ chức hoạt động tưởng niệm này, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Một số nhân sĩ-trí thức của thành phố tập hợp lại, đi đến Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng để đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược gây ra. Nói chung, chúng tôi đi, chính quyền thành phố không có gì cản trở. Nhưng sau khi chúng tôi đặt hoa xong, họ đến họ gỡ dòng chữ ghi trên các vòng hoa.”
Trong số nhân sĩ-trí thức tham gia các đoàn tưởng niệm tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 17/2 còn có sự góp mặt của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ-Môi trường Chu Hảo, và Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Hành động cản trở không được giải thích hợp lý từ phía chính quyền đối với việc tri ân những người đã ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ đã khiến công luận bất bình trước thái độ mà nhiều người lên án là “vong ơn các liệt sĩ yêu nước” và “hèn với giặc phương Bắc” giữa bối cảnh Trung Quốc liên tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam về nhiều mặt, đặc biệt là trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Blogger Lã Dũng phát biểu:
“Ngày tưởng niệm hôm 17/2 không chỉ có một hành động giật vòng hoa như vậy mà là hệ thống các hành động. Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Khi các nhân sĩ-trí thức mang vòng hoa vào cũng bị cản trở ở đó. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn.”
Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng việc này rõ ràng có sự chỉ đạo từ bên trên chứ không phải là một hành xử tùy tiện của cấp địa phương vì, theo ông, giới hữu trách Việt Nam bây giờ “rất sợ làm phiền lòng Trung Quốc”:
“Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy. Phải kêu đúng tên những kẻ đã xâm lược đất nước Việt Nam, chứ không thể nào tránh né được. Tại sao Mỹ xâm lược Việt Nam thì họ kêu tên được, còn Trung Quốc xâm lược thì họ không kêu tên? Như vậy là không sòng phẳng và là một hành động vô ơn đối với những người đã nằm xuống vì độc lập-tự do cho Tổ quốc. Tôi nghĩ việc này rất là vô lý. Lịch sử là lịch sử. Trung Quốc thật sự đã xâm lược chúng ta, xua những đạo quân rất lớn đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc, gây biết bao đau thương tan tóc cho đồng bào và chiến sĩ ở đó. Nhân dân, chiến sĩ đã đánh lùi cuộc xâm lược này và đã hy sinh rất nhiều. Lẽ ra nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 phải kỷ niệm cuộc chiến đấu này. Nhưng rất tiếc họ lại không làm điều đó. Cho nên, chúng tôi, với tư cách là những người dân biết ơn những người đã ngã xuống, mới đưa ra lời kêu gọi tưởng niệm trong cả nước để nhớ ơn các đồng bào-chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất phía Bắc của mình.”
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa hàng chục vạn binh sĩ sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 khi Trung Quốc rút quân với lời tuyên bố “đã dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ước tính thương vong của cả đôi bên sau gần 1 tháng giao chiến là trên 100 ngàn người.
Nhà nước Việt Nam không tổ chức các hoạt động chính thức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới này và truyền thông trong nước cũng không nhắc nhiều tới sự kiện 17/2/1979.
Một người tham gia đoàn tưởng niệm tại Hà Nội, blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:
Mọi người có đặt 2 vòng hoa với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”...Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả...
Video được phổ biến trên Youtube hôm qua cho thấy một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa.
Cùng lúc đó, cuộc tưởng niệm tương tự của hàng chục nhân sĩ-trí thức tại Sài Gòn tuy không bị cấm cản, nhưng vòng hoa và băng rôn của họ cũng bị gỡ đi.
Một trong những nhân sĩ kêu gọi tổ chức hoạt động tưởng niệm này, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Một số nhân sĩ-trí thức của thành phố tập hợp lại, đi đến Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng để đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược gây ra. Nói chung, chúng tôi đi, chính quyền thành phố không có gì cản trở. Nhưng sau khi chúng tôi đặt hoa xong, họ đến họ gỡ dòng chữ ghi trên các vòng hoa.”
Trong số nhân sĩ-trí thức tham gia các đoàn tưởng niệm tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 17/2 còn có sự góp mặt của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ-Môi trường Chu Hảo, và Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn...
Blogger Lã Dũng phát biểu:
“Ngày tưởng niệm hôm 17/2 không chỉ có một hành động giật vòng hoa như vậy mà là hệ thống các hành động. Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Khi các nhân sĩ-trí thức mang vòng hoa vào cũng bị cản trở ở đó. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn.”
Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng việc này rõ ràng có sự chỉ đạo từ bên trên chứ không phải là một hành xử tùy tiện của cấp địa phương vì, theo ông, giới hữu trách Việt Nam bây giờ “rất sợ làm phiền lòng Trung Quốc”:
Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy...
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa hàng chục vạn binh sĩ sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 khi Trung Quốc rút quân với lời tuyên bố “đã dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ước tính thương vong của cả đôi bên sau gần 1 tháng giao chiến là trên 100 ngàn người.
Nhà nước Việt Nam không tổ chức các hoạt động chính thức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới này và truyền thông trong nước cũng không nhắc nhiều tới sự kiện 17/2/1979.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét