Chiến dịch ngăn chặn săn bắt động vật hoang dã đạt thành quả
BẮC KINH — Một chiến dịch quốc tế diệt trừ các tội phạm có liên quan đến dã sinh với sự tham gia của các nước ở châu Á, châu Phi và Hoa Kỳ đang đạt được thắng lợi đáng kể. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Shannon Van Sant từ Bắc Kinh, nơi giới hữu trách cho biết họ đã dẫn đầu trong một nỗ lực rộng lớn ngăn chặn việc săn bắt lậu dã sinh.
Một cuộc trấn áp xuyên biên giới nhắm vào các tội phạm có liên quan đến dã sinh đã đem lại kết quả là hàng trăm vụ bắt giữ các bộ phận dã sinh, đánh dấu nỗ lực quốc tế đầu tiên do Trung Quốc đứng đầu nhằm giảm thiểu nạn buôn bán bất hợp pháp các động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ ngày 6 tháng giêng đến 5 tháng 2, Hoa Kỳ và các nước ở châu Phi và châu Á đã hợp tác trong chiến dịch có mật hiệu là COBRA đặc biệt tìm cách phá vỡ các tập đoàn tội phạm dã sinh.
Ông Steven Galster là giám đốc Quỹ Freeland, có trụ sở ở Bangkok, một tổ chức chống buôn bán lậu dã sinh hỗ trợ cho chiến dịch Cobra bằng công tác nghiên cứu và thông tin về tội phạm dã sinh mà tổ chức đã thu thập được trong nhiều năm.
Ông Galster cho biết Trung Quốc đã xung phong và trên thực tế là chính phủ đề xuất một chiến dịch chung.
Trong chiến dịch này, các giới chức đã tịch thu khoảng 6.500 kilo ngà voi, 2.600 con rắn còn sống, 22 sừng tê giác, và 1.500 kilo khăn choàng làm bằng lông của khoảng 10.000 con hươu sao Tây Tạng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói về thành quả của chiến dịch trong một cuộc họp báo với các phóng viên hôm nay.
Ông Hồng nói chính phủ Trung Quốc đang chú trọng nhiều vào việc bảo vệ dã sinh, trong đó có loài voi. Ông Hồng nói trong khi một số người làm lơ trước các nỗ lực của Trung Quốc, chiến dịch đã đem lai những kết quả đáng kể.
Nhu cầu từ Trung Quốc đã đưa đến sự gia tăng to lớn trong việc săn bắt thú hoang nhắm vào các giống có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Phi. Năm 2011, khoảng 44 tấn ngà voi bất hợp pháp đã bị tịch thu trên toàn thế giới, tiêu biểu cho cái chết của hàng ngàn con voi. Hồi đầu tháng này, nước Gabon loan báo những kẻ săn bắt lậu đã giết 11.000 con voi ở đó tính từ năm 2004. Tương tự, số tê giác hoang dã thường lên tới hàng trăm ngàn, nay chỉ còn 30.000 con còn sống.
Các chính phủ Á châu và Phi châu đã thực hiện các nỗ lực kết hợp các giới chức trong các ngành cảnh sát, hải quan, và dã sinh từ khắp thế giới để phòng chống tốt hơn các mạng lưới nạn buôn bán lậu và săn bắt dã sinh. Chiến dịch mới nhất có sự tham gia của nhân viên thực thi công lực thuộc Lực lượng Ðặc trách Hiệp định Lusaka của châu Phi, Thái Lan, Ấn Ðộ, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.
Trong khi chiến dịch Cobra nhắm mục tiêu vào những kẻ săn bắt lậu, ông Steven Galster nói chính phủ Trung Quốc còn tìm cách giảm thiểu mức cầu từ phía người mua ở Trung Quốc.
Theo ông Galster, họ nhắm mục tiêu vào những người ra nước ngoài, đương nhiên là những người sắp đi làm việc ở châu Phi.
Thương vụ buôn bán dã sinh bất hợp pháp trị giá từ 8 đến 10 tỷ đôla mỗi năm, thu hút những kẻ săn bắt và buôn bán lậu kiếm lời từ việc giết các động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trong tình hình tăng vọt đầu tư và thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi, duy trì tác động của Chiến dịch Cobra sẽ là thách thức tiếp theo với các quốc gia Á châu và Phi châu.
Một cuộc trấn áp xuyên biên giới nhắm vào các tội phạm có liên quan đến dã sinh đã đem lại kết quả là hàng trăm vụ bắt giữ các bộ phận dã sinh, đánh dấu nỗ lực quốc tế đầu tiên do Trung Quốc đứng đầu nhằm giảm thiểu nạn buôn bán bất hợp pháp các động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ ngày 6 tháng giêng đến 5 tháng 2, Hoa Kỳ và các nước ở châu Phi và châu Á đã hợp tác trong chiến dịch có mật hiệu là COBRA đặc biệt tìm cách phá vỡ các tập đoàn tội phạm dã sinh.
Ông Steven Galster là giám đốc Quỹ Freeland, có trụ sở ở Bangkok, một tổ chức chống buôn bán lậu dã sinh hỗ trợ cho chiến dịch Cobra bằng công tác nghiên cứu và thông tin về tội phạm dã sinh mà tổ chức đã thu thập được trong nhiều năm.
Ông Galster cho biết Trung Quốc đã xung phong và trên thực tế là chính phủ đề xuất một chiến dịch chung.
Trong chiến dịch này, các giới chức đã tịch thu khoảng 6.500 kilo ngà voi, 2.600 con rắn còn sống, 22 sừng tê giác, và 1.500 kilo khăn choàng làm bằng lông của khoảng 10.000 con hươu sao Tây Tạng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói về thành quả của chiến dịch trong một cuộc họp báo với các phóng viên hôm nay.
Ông Hồng nói chính phủ Trung Quốc đang chú trọng nhiều vào việc bảo vệ dã sinh, trong đó có loài voi. Ông Hồng nói trong khi một số người làm lơ trước các nỗ lực của Trung Quốc, chiến dịch đã đem lai những kết quả đáng kể.
Nhu cầu từ Trung Quốc đã đưa đến sự gia tăng to lớn trong việc săn bắt thú hoang nhắm vào các giống có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Phi. Năm 2011, khoảng 44 tấn ngà voi bất hợp pháp đã bị tịch thu trên toàn thế giới, tiêu biểu cho cái chết của hàng ngàn con voi. Hồi đầu tháng này, nước Gabon loan báo những kẻ săn bắt lậu đã giết 11.000 con voi ở đó tính từ năm 2004. Tương tự, số tê giác hoang dã thường lên tới hàng trăm ngàn, nay chỉ còn 30.000 con còn sống.
Các chính phủ Á châu và Phi châu đã thực hiện các nỗ lực kết hợp các giới chức trong các ngành cảnh sát, hải quan, và dã sinh từ khắp thế giới để phòng chống tốt hơn các mạng lưới nạn buôn bán lậu và săn bắt dã sinh. Chiến dịch mới nhất có sự tham gia của nhân viên thực thi công lực thuộc Lực lượng Ðặc trách Hiệp định Lusaka của châu Phi, Thái Lan, Ấn Ðộ, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.
Trong khi chiến dịch Cobra nhắm mục tiêu vào những kẻ săn bắt lậu, ông Steven Galster nói chính phủ Trung Quốc còn tìm cách giảm thiểu mức cầu từ phía người mua ở Trung Quốc.
Theo ông Galster, họ nhắm mục tiêu vào những người ra nước ngoài, đương nhiên là những người sắp đi làm việc ở châu Phi.
Thương vụ buôn bán dã sinh bất hợp pháp trị giá từ 8 đến 10 tỷ đôla mỗi năm, thu hút những kẻ săn bắt và buôn bán lậu kiếm lời từ việc giết các động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trong tình hình tăng vọt đầu tư và thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi, duy trì tác động của Chiến dịch Cobra sẽ là thách thức tiếp theo với các quốc gia Á châu và Phi châu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét