34 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-02-17
Đúng 34 năm về trước, ngày 17 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc và chiếm giữ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn dọc biên giới.
Theo tướng Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc thì Việt Nam thiệt hại 50 ngàn bộ đội còn Trung Quốc chết tại chiến trường là 20 ngàn. Trong khi đó sự thay đổi trầm trọng trong cách ứng xử của chính quyền VN đối với những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên thùy đang gây bức xúc cho người trong cuộc và buộc họ phải lên tiếng.
Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang để biết thêm nguyện vọng của một tướng lĩnh trong vấn đề gay gắt này.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, chúng tôi được biết là ông cùng với bốn vị nữa đã ký tên vào một kiến nghị có tên là “Kiến nghị 5 điểm” nhằm đánh động việc cuộc chiến biên giới phía Bắc có thể bị bỏ quên, xin ông cho biết kiến nghị đã được gửi tới đâu và có bất cứ phản hồi nào hay không ạ?
TT Lê Duy Mật: Tôi đã có thơ cho ông Lê Hồng Anh, cho tất cả. Thí dụ như Chủ tịch, rồi Quốc hội, Chính phủ, Ban bí thư, thường trực Ban bí thư. Tôi có biên thư riêng cho Lê Hồng Anh. Tôi mới gửi đợt 2. Cái thư mới gửi đợt 2, tháng 12 thôi.
Không hiểu ý đồ của nhà nước
TT Lê Duy Mật: Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.
Nói chung là có ba bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu.
Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!
Mặc Lâm: Gần đây có những bức ảnh cho thấy bia kỷ niệm liệt sĩ chống Trung Quốc đã bị chính quyền đục bỏ hai chữ Trung Quốc, tức là gián tiếp không thừa nhận cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành. Chính quyền cũng không cho phép tổ chức những lễ kỷ niệm vào các ngày có cuộc chiến xảy ra. Theo ông thì việc này xuất phát từ nguyên nhân nào ạ?
Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả.TT Lê Duy Mật
TT Lê Duy Mật: Đó là việc ngăn cấm mà tôi không hiểu ý đồ của nhà nước là như thế nào. Ý đồ của nhà nước chứ không phải của đảng. Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả. Người ta quên cả việc đó cho nên người ta nói bậy. Thí dụ như tay Tổng Tham mưu trưởng nói bậy. Kẻ thù thế nào chẳng rõ, rồi chiến lược sách lược thế nào không rõ. Thế rồi ông Phùng Quang Thanh cũng nói chung chung dĩ hòa vi quý thôi.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, có lẽ bắt đầu từ những chính sách hoàn hoãn vô giới hạn như thế cho nên nhiều người cho rằng, nếu có một cuộc chiến khác xảy ra thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ không còn sức đề kháng vì tâm lý lệ thuộc đã ăn sâu vào trong các sĩ quan từ dưới lên trên. Là một tướng lãnh ông nghĩ gì về những lo lắng này ạ?
TT Lê Duy Mật: Vấn đề đó thì bây giờ thời bình cũng chẳng rõ được, nhưng lúc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng cho nên lúc bấy giờ quên hết, bỏ hết tất cả quá khứ mà có lẽ phải tiến về phía trước mới hiểu được bản chất của bộ đội cụ Hồ. Đồng thời chiến đấu trước gian khổ và chịu đựng cái chết, cái khổ không phải là khó. Hai là chiến tranh biên giới nó có khác cho nên vất vả lắm. Nhưng thực ra anh em vẫn giữ tốt, vẫn giữ phòng ngự, giữ biên cương, và vẫn đánh địch, cho nên địch có đến đấy cũng không làm gì được.
Mặc Lâm: Lịch sử ghi nhận rằng Trung Quốc đã lợi dụng yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến năm 1979, thưa Thiếu tướng, ông có nghĩ rằng lúc ấy nhiều đơn vị đã mất cảnh giác khi tin rằng phía Bắc là bạn vàng, và họ không bao giờ giở thủ đoạn tấn công Việt Nam hay không ạ?
Mặc Lâm: Dưới cái nhìn của một người có kinh nghiệm chiến tranh với Trung Quốc ông có nghĩ rằng đây là lúc mà Trung Quốc có thể lập lại cuộc chiến của năm 1979, rồi họ sẽ rút quân chỉ sau vài tuần lễ để đưa Việt Nam vào cái thế phải chấp nhận những gì họ đưa ra hay không, thưa ông?
TT Lê Duy Mật: Chưa, nó chưa đủ điều kiện, chưa đủ thời cơ và tình thế về chiến lược. Nó chưa thể đánh chiếm Hà Nội đâu. Khi xưa nó đánh để nó bàn thảo với ta rằng ta phải nhượng bộ và rút khỏi Campuchia để nó thôn tính Campuchia. Đây là vấn đề chiến tranh đã qua. Chiến tranh sắp tới thì đối phương, là Tàu đấy, nó dùng phương thức khác, chứ không phải là chiến tranh tiến qua biên giới đâu.
Đấu tranh cho gia đình liệt sĩ
TT Lê Duy Mật: Bây giờ thì đã và đang làm, còn nhà nước thế nào, thái độ, quan điểm và chính sách thế nào thì hiện nay còn chờ nhà nước. Còn người cấp dưới, là tướng chỉ huy thì chúng tôi phải đòi đến cùng về vấn đề cá biệt phải đưa về nơi quê hương đất tổ, về gia đình người ta. Hai là nhân dân trên đó, phải xem xét thế nào để cho nhân dân khỏi khổ, biên giới có đúng hay không. Đấy, tôi thì tôi thấy như thế thôi.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn Thiếu tướng Lê Duy Mật đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Theo dòng thời sự:
- Một nén hương cho ngày 17/2/1979
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 1)
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 2)
- Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979, bài học nào cho Việt Nam (phần 3)
- Cuộc chiến âm thầm Việt Nam - Trung Quốc
- “Cuộc chiến mới” của Việt Nam và Trung Quốc
- Lãng quên: vô tình hay có chủ ý
- Mang ơn Trung Quốc đến bao giờ?
- Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc
- Vấn đề Thác Bản Giốc trong hiệp ước biên giới Việt-Trung
- Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?
- Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 1)
- “Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
- Đánh mất lòng dân nhưng được lòng Trung Quốc
- Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét