CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
VRNs - Sài Gòn – Sáng hôm qua, ngày 23.10.2012, bà Nguyễn Thị Nhung tiếp tục theo chỉ dẫn của ông Hùng, trưởng công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, đã đi đến Sở công an tỉnh Long An. Tại nơi đây, công an đã thông báo cho biết nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đang bị tạm giam tại số 159 Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Tại nơi đây, viên công an tiếp bà Nhung khuyên bà nên đến trại giam mua mùng mền, đồ dùng cá nhân và gởi tiên cho cô Phương Uyên. Viên công an này nói rõ, Phương Uyên mới bị bắt không có tiền trong người, nên gia đình cần gởi tiền ngay để Uyên có tiền tiêu dùng, vì khẩu phần ăn của tù nhân hạn chế. Điều này khác với ông Phong, ở Sài Gòn, nói với sinh viên tên Phương là trong người Uyên có 200 tờ tiền mệnh giá 10 ngàn đồng.
Tại Sở công an Long An, người tiếp bà Nhung cho biết khi gởi quà và tiền vào trại tạm giam cho con thì người nhận sẽ cho biên nhận, nhưng khi đến trại giam gởi tiên thì viên công an nhận tiền và đồ dùng không đưa bất cứ giấy biên nhận nào, kể cả khi bà Nhung đòi thì viên công an này cũng báo là không có giấy chứng nhận nào hết.
Bà Nhung rất ngạc nhiên về việc con bà bị kết án theo điều 88 Bộ luật hình sự là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Khi chúng tôi hỏi về hành vi phạm tội thì bà Nhung cho biết, công an không nói hành vi phạm tội là hành vi nào.
Bà Nhung bức xúc vì ngay câu viết “Mẹ yêu con” gởi vào cho cô Phương Uyên cũng không được chấp nhận.
Xin mời quý vị cùng nghe chính bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên từng trình đầu đuôi sự việc sáng nay.
Và đây là thông báo tạm giam:
http://www.chuacuuthe.com/?p=40325
*
Phương Uyên bị bắt vì ‘chống nhà nước’
BBC - Liên quan đến việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt, hiện có tin tức rằng Uyên bị bắt vì tham gia rải truyền đơn ‘chống nhà nước’.
Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận.
Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.
‘Thông báo khẩn’
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.
Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’. Tuy nhiên, BBC chưa thể kiểm chứng độc lập thông tin về nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, xác nhận với BBC rằng bà đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.
Theo thông báo do Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Công an tỉnh Long An, ký thì Phương Uyên đang bị giữ tại Trại tạm giam của Công an tỉnh.
Tuy nhiên, bà Nhung nói rằng do Uyên có thái độ ‘ghét Trung Quốc’ nói nói cô chống Trung Quốc ‘thì còn được’ chứ bà không tin con gái bà phạm tội chống Nhà nước.
“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này,” bà nói.
Một bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Uyên đề nghị BBC giấu tên đã cho biết rằng cô không biết biết gì về câu lạc bộ Tuổi trẻ Yêu nước cũng như các hoạt động của Uyên trong câu lạc bộ này.
Theo lời người bạn học này thì nếu như bạn bè biết được Phương Uyên tham gia phát tán truyền đơn chống chế độ thì đã tìm cách ngăn cản cô và việc bắt giữ này đã không xảy ra.
Theo cô mô tả thì trong lớp học Phương Uyên là một người hòa đồng với bạn bè và là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản năng nổ. Cô chưa giờ nói gì hoặc có thái độ gì chống đối Nhà nước.
Tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ được quy định trong điều 88 Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Theo đó thì những người ‘tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân’ hoặc ‘làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước’ thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Luật sư Phạm Vĩnh Thái của Hội Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết hành động của Phương Uyên nếu đúng như thế thì rơi vào trong điều 88 này. Tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ hành vi như thế nào mới định được hình phạt tương ứng.
*
Bài liên quan đã đăng:
Lòng Mẹ...
“Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên
Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên - Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
Nguyễn Phương Uyên...
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ
Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt
Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ?
Gió Lang Thang - Đất nước mình, khi nào cũng nhỏ bé thật, nhưng có bao giờ hèn hạ cúi đầu trước xâm lăng Uyên nhỉ? Thế mà bây giờ đúng thế hử em? Hoàng Sa đã rời ra từ lâu lắm. Trường Sa không biết còn gì nữa không? Anh muốn kể lại với em câu chuyện những người Lý Sơn kể cho anh. Kể về những ngôi mộ gió không người, kể về những đứa trẻ chập chững tròn xoe mắt nhìn lên tấm di ảnh của người cha vừa mất xác trên biển khi chiếc tàu đánh cá bị giặc đâm chìm. Họ kể với anh về những món nợ ngân hàng đầm đìa khi mỗi lần ra khơi bị lũ giặc phá tàu, bắt bớ. Họ kể có gia đình phải bán nhà để lấy tiền chuộc người khi đi đánh cá bị Trung Quốc bắt rồi đòi tiền chuộc. Họ kể trong nỗi đau mất mát và hèn nhục. Thêm sau nữa những cây số vuông biên giới phía Bắc, một nửa thác Bản Giốc, những mảnh rừng đầu nguồn Tây Nguyên bị phá cho Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite,...tiếp nữa là những cái gì đây? Đất nước này, ai bắt mà phải hèn câm đến thế, Uyên nhỉ?...
*
Em ở đâu
Bình an nhé
Đôi bàn tay em nhỏ bé
Chắc đang chùi nước mắt
Để lòng mình đứng vững trước hèn câm..."
Tặng Nguyễn Phương Uyên, cô gái mà tôi chưa từng gặp mặt
Uyên à!
Khi anh ngồi viết những dòng chữ này, em đang ở đâu thế Uyên?
Em đang ngồi một mình, vây quanh là những ánh mắt cú vọ, đang soi mói nhìn từng cử chỉ của em; em đang thế nào trước những thủ đoạn đê hèn của chúng. Em, cô bé hồn nhiên vừa bước qua tuổi 20 mươi của mình chưa tròn tuần lễ, chắc chẳng nghĩ ra được những thứ hèn hạ đó sẽ trải qua với mình, em nhỉ? Anh chẳng thể nào biết được những chuyện gì mà em đang đối diện, những thủ đoạn từ nịnh nọt, dụ dỗ đến dọa nạt, hung hăng như những con thú đang say mồi. Họ sẽ lấy ba mẹ, gia đình em để nói. Họ sẽ lấy con đường học hành, tương lai của em để làm em hoảng loạn. Bọn chúng sẽ đòi bỏ tù em cho đến khi nào em làm theo những gì họ sắp đặt. Họ sẽ như thế nào nữa, anh không biết. Nhưng anh biết cái cảm giác một mình như con mồi bị quây quanh bởi bầy sói dữ, những ánh mắt không phải của con người dành cho nhau.Đôi mắt em, có lẽ đang đỏ hoe vì khóc. Chắc em nhớ ba mẹ, em trai và bạn bè em lắm. Ba mẹ em đã lặn lội từ quê lên SG tìm em mấy ngày nay. Và câu trả lời cho sự lo lắng đến cháy lòng ấy là một sự câm lặng, hèn nhát của đám người tàn bạo đã mang em đi biệt tích cả tuần nay. Họ đã quên mất rằng họ sẽ và đã có những đứa con. Họ quên mất rằng họ cũng có những người cha, người mẹ. Họ có nhớ rằng họ cũng được nuôi lớn, được chăm sóc, thương yêu của tình người... Họ quên, hay họ cố tình không nhớ? Anh biết ở một mình nơi đó, em cô đơn và sợ hãi lắm. Nhưng Uyên à, hãy vững tin lên em nhé! Hãy tin rằng em không làm gì sai trái. Hãy tin rằng em đủ lớn để hiểu được việc gì mình làm, biết được những gì em suy nghĩ. Nguyện cầu cho em, Uyên à!
Mai mốt này, nếu được gặp em, anh rất muốn nói cùng em về thật nhiều chuyện, không biết em có muốn nghe không?
Đất nước mình, của cải, niềm vui thì ít mà nghèo đói, bất công thì quá nhiều em nhỉ? Những người nông dân quanh năm phơi nắng phơi mưa trên ruộng nương mà cũng chẳng đủ ăn. Những người công nhân bỏ xứ cặm cụi 2/3 thời gian của ngày ở nhà máy công xưởng là lương chỉ đủ chi tiêu và trả tiền mướn phòng trọ 10m2 cho 5 6 người ở. Đâu đó ở TP, cũng thấy những đứa nhỏ quỳ mọp xuống chỉ mong xin được một hai ngàn lẻ. Khắp nơi trên đất nước mình, những người dân mất đất quanh năm chạy vạy khắp nơi cùng những tờ đơn là những giọt nước mắt oan ức, xót xa. Ở bất cứ chỗ nào, cũng nghe những câu chuyện tham ô, đút lót của Công an, của quan chức từ thấp đến cao. Ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này, em cũng thấy toàn những oan trái và bất công. Chắc em cũng chẳng thể nào chấp nhận điều đó, Uyên nhỉ?
Đất nước mình, khi nào cũng nhỏ bé thật, nhưng có bao giờ hèn hạ cúi đầu trước xâm lăng Uyên nhỉ? Thế mà bây giờ đúng thế hử em? Hoàng Sa đã rời ra từ lâu lắm. Trường Sa không biết còn gì nữa không? Anh muốn kể lại với em câu chuyện những người Lý Sơn kể cho anh. Kể về những ngôi mộ gió không người, kể về những đứa trẻ chập chững tròn xoe mắt nhìn lên tấm di ảnh của người cha vừa mất xác trên biển khi chiếc tàu đánh cá bị giặc đâm chìm. Họ kể với anh về những món nợ ngân hàng đầm đìa khi mỗi lần ra khơi bị lũ giặc phá tàu, bắt bớ. Họ kể có gia đình phải bán nhà để lấy tiền chuộc người khi đi đánh cá bị Trung Quốc bắt rồi đòi tiền chuộc. Họ kể trong nỗi đau mất mát và hèn nhục. Thêm sau nữa những cây số vuông biên giới phía Bắc, một nửa thác Bản Giốc, những mảnh rừng đầu nguồn Tây Nguyên bị phá cho Trung Quốc khai thác mỏ Bauxite,... tiếp nữa là những cái gì đây? Đất nước này, ai bắt mà phải hèn câm đến thế, Uyên nhỉ?
Mai mốt này nếu được gặp em, anh và em sẽ nói gì về những người bạn của anh và em, về thế hệ chúng ta, những người tuổi hai mươi. Một thế hệ, hầu như chẳng nhớ gì về lịch sử ngoài những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc quốc tế; chẳng quan tâm gì khác xung quanh ngoài bản thân và những sở thích riêng mình. Một thế hệ khi nhắc đến Tổ quốc hay lòng yêu nước, có lẽ chỉ nhếch môi cười như nhìn một món đồ xa xỉ không thể mua. Một thế hệ lạc lõng, bơ vơ. Một thế hệ cúi đầu, bỏ mặc một đất nước què quặt khi bị một bầy sâu mọt đục rữa mục từ bên trong, một bầy giặc giã ngoại xâm đang hoành hành, cướp phá từ bên ngoài. Việt Nam này, rồi sẽ đi về đâu bây giờ?
Uyên à! Em hãy vững vàng lên nhá! Trước em, có quá nhiều người đã bị bắt, tù đày, hành hạ cũng bởi tấm lòng yêu nước thiết tha. Bạo quyền, có thể làm em khóc nhưng làm sao xóa được lòng yêu nước trong em. Nguyện cầu cho em trở về.
Thương lắm, một tấm lòng yêu nước hồn nhiên và rất đẹp.
__________________________________________________
Bài liên quan đã đăng:
CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
Lòng Mẹ...
“Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên
Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên - Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
Nguyễn Phương Uyên...
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ
Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt
PV. VRNs
CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88
Lòng Mẹ...
“Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng”
Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn
Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
“Đến khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình”
Cùng Nguyễn Phương Uyên cam kết không sử dụng hàng Trung Quốc
Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên
Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên - Hồn nhiên yêu nước trước những hèn câm
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?
Nữ sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích
Nguyễn Phương Uyên...
Nguyễn Phương Uyên - Mất tích vì làm thơ
Một màu áo xanh – hai hình ảnh khác biệt
An ninh đang dàn dựng bằng chứng giả để buộc tội nữ sinh viên Phương Uyên
VRNs (23.10.2012) – Sài Gòn – An ninh mật vụ đang dàn dựng bằng chứng để buộc tội nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, người Bình Thuận, sinh viên năm thứ 3 Trường đại học Công nghiệp thực phẩm.
Chiều thứ bảy, ngày 20.10.2012 vừa qua, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Phương Uyên đã đến nhà trọ của Phương Uyên thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn, gặp một nữ sinh viên ở cùng phòng trọ với Uyên, tên là Phương. Phương cũng là một trong bốn người đã bị công an bắt lên phường, nhưng sau đó Phương và hai sinh viên khác được ra về, một mình Phương Uyên bị giữ lại.
Bà Nhung cho biết, cô sinh viên tên Phương kể lại như sau:
Ngày hôm sau, tức thứ hai, 15.10.2012, một anh tên là Phong, mặc thường phục, nhận là công an và đòi cô Phương phải giao máy ảnh của Phương Uyên cho anh ta. Anh Phong xem ảnh xong rồi xóa hết ảnh trong máy.
Bà Nhung hỏi “cháu có biết trong máy ảnh có những hình gì không?”
Cô Phương trả lời: “Trong máy ảnh có 39 tấm, trong đó có 33 tấm chụp hình cầu vượt An Sương, 3 tấm chụp một thanh niên đeo khẩu trang, và 3 tấm chụp hình tờ tiền 500 đồng, trên tờ tiền viết bốn câu thơ chống Trung Quốc”.
Cô Phương cho biết thêm: “Anh Phong nói kiểm tra Phương Uyên có 200 tờ tiền mệnh giá 10.000 đồng”.
Nghe bà Nhung kể chuyện, chúng tôi nhận thấy có nhiều điều phi lý:
1. Anh công an tên Phong đến thu máy chụp hình để tìm bằng chứng tội phạm thông qua các tấm ảnh đã chụp còn lưu lại trong máy. Vậy tại sao anh ta lại xóa các dữ liệu đó đi?
Theo cách suy nghĩ tự nhiên, có thể trong đó có những tấm hình liên quan đến chính anh công an tên Phong này, nên anh ta đã xóa để phi tan bằng chứng gốc, sau đó sẽ chép những hình ảnh khác vào máy để tạo ra bằng chứng giả buộc tội, tố cáo nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
2. Tại sao cô Phương bạn của Phương Uyên lại có thể nhớ chính xác trong máy đã chụp 39 kiểu, trong đó có 33 tấm cầu vượt An Sương, 3 tấm hình một đàn ông bịt khẩu trang và 3 tấm chụp tờ tiền có viết thơ chống Trung Quốc?
Nếu trước đây chụp hình bằng phim cuộn thì người chụp dễ dàng biết mình đã chụp bao nhiêu tấm, và chụp những kiểu nào. Còn bây giờ chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số thì khó ai có thể nhớ chính xác mình đã chụp bao nhiêu tấm, và những tấm đó có nội dung gì. Trừ hai trường hợp sau đây:
- chính cô Phương là người chụp những tấm ảnh đó, và có ý định sử dụng rõ ràng, nên mới nhớ từng tấm như vậy. Và cũng phải hiểu thêm một điều kiện nữa là cô Phương là người chụp ảnh điêu luyện, chụp tấm nào là dùng được tấm đó chứ không cần bỏ.
- cô Phương bị anh công an tên Phong “mớm cung”, để ai hỏi về nội dung máy ảnh của Phương Uyên thì cứ kể như vậy một cách mạch lạc. Nếu trường hợp này xảy ra thì đây là bằng chứng công an đang dựng ra những bằng chứng giả để mượn dư luận buộc tội Phương Uyên như cách đưa tin láo của công an cho các báo chí lề phải trước đây dẫn đến nhà báo Hải (Tuổi Trẻ), nhà báo Chiến (Thanh Niên) bị bỏ tù.
3. Việc anh Phong, công an nói Phương Uyên có 200 tờ tiền mệnh giá 10 ngàn đồng là điều do anh tự nói ra chứ không phải là kết quả dựa trên biên bản khám xét nhà của Uyên, vì cho tới nay, việc bắt Phương Uyên đã được công an thực hiện theo kiểu bắt cóc và khủng bố, chứ không tuân thủ theo pháp luật hiện hành của VN.
Nhưng tại sao lại phải đẻ ra chi tiết 200 tờ tiền mệnh giá 10 ngàn đồng?
Theo website www.tuoitreyeunuoc.com cho biết: “Rạng sáng ngày 10/10/2012 TTYN đã tiến hành một chiến dịch quy mô với kỹ thuật rãi truyền đơn mới bằng hộp tự động chế “hẹn giờ” tự động bung ra trên cầu Vượt An Sương, đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số lượng 3,000 ngàn mẫu Tuyền Đơn và 2 triệu đồng giấy bạc Việt Nam được đổi ra tiền nhỏ với 4 nội dung kêu gọi đồng bào đứng lên chống lại cộng sản Việt Nam và tẩy chay hang hóa Trung Cộng”.
Rõ ràng công an Phong lại “mớm cung” cho cô sinh viên tên Phương để nói ra chuyện Uyên có quá nhiều tiền lẻ như là bằng chứng Uyên tham gia hoạt động được mô tả ở trên.
Rõ ràng đây là cách dàn dựng chứng cứ để buộc tội cho nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Điều chúng tôi nói đây cũng gần với nhận định của mẹ cô Phương Uyên.
Xin mời quý vị nghe trực tiếp âm thanh trả lời của bà Nguyễn Thị Nhung để hiểu rõ hơn vấn đề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét