Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 49
Cách
đây 49 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh
đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày
07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử
xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các
phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội
nặng. Tôi chống đối việc đó và tự hủy mình như hòa thượng Thích Quảng
Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”. Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 49 nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà http://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trương Bảo Sơn (http://www.vietquoc.org/?p=1686) và cũng là đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của văn hào Nhất Linh: “NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM”
Những kỷ niệm của tôi về cố văn hào rất nhiều, vì ngoài gia đình của ông, có lẽ, có thể nói gia đình tôi đã có cái hân hạnh được thân cận, làm việc với ông nhiều nhất, khi ở Trung Hoa, Hồng Kông, khi ở Sai Gòn, Đà Lạt.
Khi ở Hồng Kong, ông đã sống với gia đình tôi. Về nước, ở Sài Gòn gần như hàng ngày ông đến với chúng tôi cùng làm việc, ăn nhậu, hoặc đi chơi đây đó. Khi ông ở Đà Lạt, trong gia đình một ông bạn thân là Lê Đình Gioãn, những ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ, chúng tôi thường lên thăm ông.
Cơ duyên nào đã khiến tôi được gặp gỡ để rồi trở nên một đồng chí thân tín của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người tôi hâm mộ từ thập niên 1930, khi mới 14-15 tuổi, mê đọc những báo Phong Hóa, báo Ngày Nay, và những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn ?
Lần đầu tiên tôi được gặp ông, tiếp xúc với ông là ở Chiến Khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), trong tỉnh Vĩnh Yên, sau khi ông từ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp kháng chiến, trên đường ông đi sang Trung Hoa, ở Côn Minh, Trùng Khánh, rồi Thượng Hải, nơi đây tôi gặp ông lần thứ hai vào cuối năm 1946.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam người dong dõng cao gần 1m80, trán cao, mắt sáng với đôi lông mày rậm, mũi cao, thẳng, đầu mũi thường hoe đỏ khi ông uống nhiều rượu. Ông để ria mép trông như người Âu. Hồi đó ông thường mặt một bộ quân phục Mỹ bằng gabardine màu kaki, ngoài khoác áo da, đi giầy botte, trông như một quân nhân hơn là một văn gia chính khách. Ngoài bộ quần áo ấy, ông chỉ mang theo một bộ nữa để thay đổi xếp trong một cặp da, chung với những giấy tờ cần thiết, thế thôi.
Ở Thượng Hải, chúng tôi ở chung với các ông Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi và Nguyễn Gia Trí. Trời mùa đông lạnh dưới không độ, có ngày tuyết rơi lất phất, căn nhà chúng tôi ở không có sưởi, chúng tôi ngủ trên những ghế bố, không chăn, không nệm. Nguyễn Tường Tam mặc nguyên bộ áo nói trên nằm ngủ, trong khi tôi phải lót bằng giấy báo và mặc cả padessus dầy cộm mà vẫn rét cóng, đủ biết ông có sức khỏe chịu đựng nhiều hơn tôi.
Khoảng một tháng sau, có cụ Nguyễn Hải Thần, các ông Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung, Tạ Nguyên Hải, người từ trong nước ra, người từ Quảng Châu tới, hội họp và tổ chức thành một mặt trận mang tên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Việt Nam, mục đích ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại đương đầu với Việt Minh và Pháp. (Mặt Trận có chụp một bức hình làm kỷ niệm, trong hình có ông Trịnh Hưng Ngẫu tình cờ tới chơi chứ không phải là thành viên của Mặt Trận).
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thường ít nói, nhưng những đề nghị, lời bàn của ông phần nhiều được mọi người tán thành. Ông hút nhiều thuốc lá hạng nặng, hai ngón tay trỏ và giữa cáu nhựa thuốc. Người ta đồn ông nghiện thuốc phiện, hoàn toàn sai lầm, vì trong nhiều năm sống chung với ông, tôi không hề thấy ông hút bao giờ. Ngay tôi cũng bị người ta đồn bậy là nghiện thuốc phiện, suýt hụt lấy vợ. Trái lại ma túy là thứ tôi ghét thậm tệ, thực dân Pháp với sự tiếp tay của một số người Trung Hoa đã nhập cảng vào Việt Nam để đầu độc từ quan lại, tổng lý tới dân lành, hại không biết bao nhiêu đồng bào của chúng ta.
Khi được tin cựu hoàng Bảo Đại tới Hồng Kông, các thành viên Mặt Trận kéo nhau xuống đó, nhưng đã không thâu được kết quả mong muốn. Ông Bảo Đại đã không giữ lời cam kết với Mặt Trận là khi quyết định một việc quan trọng về Việt Nam, đôi bên phải tham khảo ý kiến của nhau và lấy quyết định chung, nhất là trong việc điều đình với Pháp phải đòi cho được Việt Nam tự trị, có quân đội riêng , tài chính riêng, trừ ngoại giao đi chung với Pháp. Mặt Trận đã tuyên bố rút lui sự ủng hộ Bảo Đại. Sau đó ông cựu hoàng này đã tự ý ra vịnh Hạ Long ký kết với Pháp, để được trở về làm Quốc Trưởng một nước Việt Nam, tái hồi thuộc địa Pháp và sau chia đôi với Việt Minh bằng con sông Bến Hải, như chúng ta đã thấy.
Ông Nguyễn Gia Trí và tôi từ Thượng Hải xuống Hồng Kông vào khoảng tháng 9-1947, được hai anh em ông Võ Văn Hải (sau này là bí thư của ông Diệm) và Võ Văn Lãng mướn cho một gian lều vách ván, lợp giấy bồi, sơn hắc ín, không điện, không nước, ở lưng chừng một ngọn núi đá, trông sang hướng đua ngựa Happy Valley. hàng ngày hai ông này còn đem cơm cho chúng tôi, cho tới khi chúng tôi kiếm được sinh kế. Ông Trí lo vẽ tranh, tôi đi kiếm việc làm và đã được tuyển vào một công ty hàng hải của Hòa lan. Năm 1948, vợ và con tôi lúc đó mới ba tuổi, đã bắt được liên lạc với tôi và từ Hà Nội, đã sang ở với chúng tôi.
Sau khi hội nghị Hồng Kông tan rã, căn lều lại có thêm ông Đỗ Đình Đạo, nguyên tư lệnh chiến khu Ba của VNQDĐ, và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tới ở chung. Ngay sau lều, có một hốc đá, rộng mỗi bề khoảng 5 mét, ông Tam đã thu dọn ngủ trong đó. Chúng tôi gọi đó là động tiên, bước sâu vào độ 3 thước đã phải khom lưng, tuy nhiên ông Tam đã kê được một cái giường nhỏ, một cái giường cùng vài chiếc ghế thấp. Ông lấy ba hòn đá xếp thành một cái bếp, thỉnh thoảng trổ tài nấu cơm Tây cho chúng tôi ăn. Phải nói ông có tài làm vài món rất ngon, nhất là biftek Châteaubriand và món bouillabaisse, ông trình bày món ăn cũng rất đẹp mắt với những lá rau, lá hành xanh hoặc củ cải đỏ cắt thành bông hoa.
Cạnh trường đua ngựa Happy valley, có một bãi đất rộng, cứ tối đến, người đứng từ đằng xa thấy hàng trăm ánh sáng nhỏ lập lòe như đom đóm và những bóng người “mờ mờ nhân ảnh” di động như bóng ma chơi trong một nghĩa địa. Thực ra đó là một thứ chợ trời, người ta ngoài trò coi bói bài, bói chim, còn bầy bán nhiều món nhậu hải sản, như ngao, hến, sò, ốc, cá, mực..v..v.. trên những chiếc trõng, những chiếc bàn đóng thô sơ hẹp và thấp như một kiểu bàn salon ở Canada. Bàn nào cũng có một ngọn đèn dầu. gió bãi thổi chập chờn. rất đông khách nhậu nhẹt, ngồi trên những ghế thấp lè tè. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thích rủ anh em xuống núi đến đó thưởng thức mấy món nhậu bình dân này. Nhất Linh nói ông thích ăn quà rong, như ăn phở gánh ở Hà Nội. Phở gánh là phở người ta gánh đi bán rong trên những vỉa hè. Những chiều đông, ông đứng cạnh nồi nước lèo nghi ngút hơi thịt bò thơm ngon, dùng đũa và lùa hoặc húp sì sụp cái món đặc biệt của Hà Nội băm sáu phố phường này. Ông nói mua đem về nhà, ngồi bàn ăn “tử tế đường hoàng” không thể thưởng thứ hết cái thơm ngon của phở bằng cách bưng bát phở lên miệng ăn, trong khi mùi nước lèo bốc vào mũi.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Đỗ Đình Đạo hàng ngày họa clarinette với nhau ở cửa động. Ông Đạo cũng là một cây clarinette trong một ban nhạc chơi ở mấy tiệm khiêu vũ.
Cũng ở cái động và căn lều này, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ngồi viết văn và khuyến khích Nguyễn Thị Vinh viết cuốn Thương Yêu.
Lại cũng ở đây xảy ra mấy việc đáng ghi nhớ:
Việc thứ nhất là cái chết của em ông Tam, tức Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long. Năm 1948, bà Long đã từ Hà Nội sang thăm chồng. Sau khi bà về nước, ông Long đến ở với chúng tôi, đợi hôm sau đáp xe lửa về Quảng Châu, nơi ông thường trú với người em là Nguyễn Tường Bách và vài đồng chí khác. nhưng rồi chúng tôi đã được tin sét đánh ngang tai: ông Long đã chết bất ngờ trên xe lửa đi đến trấn Thạch Long và đã được thân nhân chôn ở trấn này! Không biết tên ông Nguyễn Tường Long có sự ứng hợp huyền bí gì với cái tên địa phương Thạch Long này không ? Ông mất đi là cái tang chung cho VNQDĐ, cho nền văn học của nước nhà, nhưng còn là một nỗi đau thương lớn cho Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông Tam mất đi một người không những là em ruột, mà còn là một đồng chí thân tín, đắc lực nhất.
Việc thứ hai là sự thay đổi lý tưởng của ông Nguyễn Tường Bách, người em út của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Một hôm ông Bách từ Quảng Châu sang Hồng Kông đề nghị với chúng tôi bỏ chủ nghĩa Tam Dân. Sau đó ông Bách ở lại Quảng Châu tiếp tục làm việc trong một bệnh viện dưới chế độ Trung Cộng.
Phải chăng hai việc mất hai người em thân yêu như mất hai cánh tay đắc lực, đã làm cho Nhất Linh Nguyễn Tường Tam xót xa đau lòng khiến nhiều đêm ông đã âm thầm khóc một mình và chán nản, ngưng làm chính trị mất ba, bốn năm trời, ẩn cư ở núi rừng Đà Lạt ?
Việc thứ ba nói ra thật buồn cho tôi. Căn lều vách ván, chơi vơi giữa ngọn núi Happy Valley cũng là nơi chi bộ Hong Kong của VNQDĐ, tổ chức cuộc họp mặt giữa hai ông Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh, người tôi vẫn coi như thần tượng cách mạng của tôi với hy vọng dàn hòa hai đại lãnh tụ này của mình, nhưng đã thất bại vì sự ngoan cố của một người đặt vấn đề tiên quyết là “có chấp nhận ông ta là bí thư trưởng tức tổng thư ký – của Đảng” mới bàn sang vấn đề khác. Điều tiên quyết này không thể chấp nhận được vì toàn ban chấp hành trung ương Đảng ở trong và ngoài nước, trong số có cả ông Vũ Hồng Khanh đã chấp thuận và ký biểu quyết cử ông Phan Trâm tức bác sỹ Nguyễn Tiến Hỷ làm Tổng thư ký. Một mình ông Tam không thể tự ý chấp nhận ông Vũ giữ chức vụ bí thư trưởng được. Thế là từ đó sinh xuất ra hai phe, phe ông Vũ và phe ông Tam trong VNQDĐ. Chi bộ Hồng Kông cũng chia thành hai phe, mỗi phe theo một ông, bất cộng tác cho tới ngày hai ông hóa ra người thiên cổ.
Ở Hồng Kông, chúng tôi có giai thoại này, xin kể cho quý vị đọc cho vui. Chả là con gái tôi hồi đó mới hơn bốn tuổi, được gửi ăn học nội trú ở trường công giáo ở Macao, một hòn đảo cách Hòng Kông vài giờ tàu thuỷ. Một hôm vợ chồng tôi cùng ông Tam sang thăm cháu, khi trở về bất ngờ bị cảnh sát an ninh xét hỏi, và chỉ cho những người Trung Hoa biết nói tiếng Quảng Đông lên bờ , còn những người nói không sõi, hoặc không hiểu biết tiếng Quảng Đông đều bị đuổi trở lại Macao. Mục đích của chính quyền Hồng Kông ngăn chặn những người Bắc phương như Tiên Sinh, Thượng Hải ..v..v.. di cư vào Hồng Kông tỵ nạn Cộng sản. Ông Tam bị họ không cho lên bờ, phải trở lại Ma Cao. Nhưng trưa hôm sau, chúng tôi thấy ông lững thững về, đầu từ xưa bao giờ cũng để trần, nay đội xùm xụp một chiếc mũ và nét mặt có cái gì là lạ. Chúng tôi nhìn kỹ và cười bò ra: bộ ria mép của ông đã bị cạo nhẵn. Ông cười và giải thích ông phải hóa trang để bọn cảnh sát an ninh khỏi nhớ mặt và đuổi về Macao lần nữa.
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Việt Nam thành lập ở Thượng Hải giải tán. Thành viên mỗi người đi một nơi. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, năm 1950 trở về Hà Nội. Năm sau vào Sài Gòn, sống với gia đình người anh là ông Nguyễn Tường Thuỵ. Sau ông Trí, gia đình tôi mãi tới 1952 mới về nước, ở Hà Nội ba tháng, rồi theo lời ông Tam kéo nhau vào Sài Gòn.
Ở đây, ông Tam đã mướn sẵn cho gia đình một căn nhà vách ván, nằm sâu trong một cái hẻm đường Hai Bà Trưng (hồi đó còn mang tên Tây mà tôi quên mất; số nhà thì dài lòng thòng, tôi phải đặt thành vè để bà con và chính tôi dễ nhớ. Câu vè là: Ba trăm hai tám, tám hai A (328/82/A), bác đến thăm tôi nhớ số nhà.
Ông Tam còn tặng chúng tôi tiền nhà tháng đầu và hai cái giường cùng bộ bàn ghế bằng tre, tôi rất thích, giữ gìn và dùng mãi đến ngày tôi bị chế dộ Ngô Đình Diệm bắt giam và đầy ra Côn Đảo.
Từ ngày vào Sài Gòn, ông Tam ở nhà ông Thuỵ, giám đốc Bưu Điện. Ông ở trong một gian phòng nhỏ với con trai út là Nguyễn Tường Thiết.
Ông cho tái bản một số tác phẩm cũ và xuất bản những tác phẩm mới của ông và vài ba bạn hữu, in tại nhà in Nguyễn Đình Vượng, và giao nhà Nam Cường phát hành.
Tuy làm việc đấy, nhưng ông xuống tinh thần, như người thất trí, chán đời, mệt mỏi, chỉ tiếp một số bạn bè thân. Ông tuyên bố không làm chính trị nữa, và đưa đứa con lên ở Đà Lạt, lấy thú đi rừng kiếm la, chơi lan để giải buồn.
Ông tìm được nhiều loại lan. Trừ những loại lan đã có tên nhiều người biết, ông đặt tên cho những loại bông lạ theo hình dáng mầu sắc của nó. Những ngày nghỉ, gia đình tôi thường lên Đà Lạt thăm ông, thấy trong nhà, nền vách la liệt các loại lan. Chúng tôi theo ông đi tìm lan, mới thấy ông đi bộ rất nhanh và dai sức. Mắt ông lại tinh nên thường trông thấy lan trên những cây cao trước chúng tôi.
Ông yêu lan, mê lan đến độ bưng cả chậu lan Thanh Ngọc lên giường ngu chung và tặng lan hai câu thơ:
“Sắc trong Thanh Ngọc, hương thơm mộng
Một thoáng mơ tiên thoảng xuống trần.”
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chơi lan đến độ vô tình đã gây thành phong trào chơi lan ở Đà Lạt cùng vài tỉnh lân cận.
Khoảng 1955, nhân ông cậu bà Tam là bác sỹ Nguyễn Sỹ Dinh, một bạn thân khác của ông, tậu được một miếng đất ở làng Fin Nôm, cách Đà Lạt độ 30 cây số. Ông Tam đã đến đây, tự vẽ kiểu và dựng một ngôi nhà gỗ lợp lá theo kiểu “nhà ánh sáng” bên cạnh suối Đa Mê. Ông thường mắc võng giữa hai thân cây, để nằm hoặc ngồi viết, hoặc thổi hắc tiêu. Có lần chúng tôi lâu không lên thăm ông, đã nhận được hai câu:
“Người đi lâu chửa thấy về
Nhớ người lòng suối Đa Mê gợn sầu…”
Rồi một hôm đến thăm ông, chúng tôi thấy ngôi nhà lá của ông nằm tả tơi, cột kèo lăn lốc khắp mặt đất. Nó đã không đứng vững trong một trận mưa to gió lớn.
Ngay sau khi tới Sài Gòn, tôi và một số đồng chí đã tổ chức một chi bộ lấy tên là Chấn Hưng QDĐ, nhưng không phát triển được ở miền Nam, vì đồng bào hồi đó tin tưởng ở Việt Minh. Có người nói Việt Minh đã lấy lại được độc lập cho nước nhà rồi, các anh còn chống đối cái gì ! Nước đã độc lập rồi, sao các anh không ở ngoài đó, vào đây làm gì ? Hay: các anh QDĐ bị thua rồi phản tuyên truyền, làm gì có chuyện con tố cha mẹ, vợ tố chồng vô lý như vậy ! Tuy nhiên chúng tôi lại được anh em miền Trung hưởng ứng, có người đã mở trường đặt tên là Chấn Hưng. Do đó mỗi lần gặp ông Tam, tôi vẫn báo cáo công tác của chúng tôi. Nhân vụ nhà Fin Nôm bị sập đổ, tôi nói đùa là Trời không muốn ông ở Đà Lạt và đề nghị ông trở lại Sài Gòn lãnh đạo chúng tôi.
Tới năm 1957, một phần có lẽ vì sức khỏe đã bình phục, một phần những chuyện buồn theo thời gian đã nguôi ngoai, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã hạ sơn, từ giã Đà Lạt, trở lại Sài Gòn, hoạt động cả về chính trị lẫn văn hóa, để không còn bao giờ có dịp trở lại Đà Lạt nữa.
Về chính trị, Nguyễn Tường Tam cùng chúng tôi cải thiện chi bộ cốt cán Chấn Hưng, trao những nhiệm vụ quan trọng cho các đồng chí trẻ tuổi. Ông giữ công tác liên lạc với các nhân sỹ, chính khách, các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo (như các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, trần Văn Văn, các bác sỹ Phan Huy Quát, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Hữu Phiếm, Linh Mục Hoàng Quỳnh,…)
Đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thoạt tiên chúng tôi rất kính trọng thái độ của ông ở Hồng Kông, khi từ chối chức vụ Thủ Tướng cựu hoàng Bảo Đại và Pháp muốn trao cho ông, vì ông cũng đòi hỏi Pháp chấp nhận quy chế tự trị của Việt Nam, với điều kiện VN có tài chính và quân đội riêng, chỉ có ngoại giao cùng chung với Pháp; nhưng Pháp không chịu, tức thì ông Diệm đã rũ áo đi ngay khỏi Hồng Kông.
Năm 1954, ông Diệm về nước làm thủ tướng, chúng tôi rất mừng và nhiệt tâm ủng hộ, nhưng chỉ sau khoảng nửa năm, chế độ của ông càng ngày càng lộ ra là độc tài độc đoán, nhất là sau khi ông truất phế Bảo Đại. Do đó chúng tôi vừa chống Cộng Sản, vừa chống chế độ Ngô Đình Diệm và tham gia cuộc nổi dậy năm 1960 của nhóm quân nhân Thi-Đông.
Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc để nói về việc làm truyền đơn trong vụ biến cố này. Khi thảo truyền đơn, trong danh sách những người ký tên, chúng tôi đã để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ,.v..v.., ông Tam đã sửa lại để tên ông sau tên ông Chữ. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích:”Anh đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người Nam, mình là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó.”
Cuộc đảo chính thất bại, các đồng chí của ông Tam bị bắt gần hết. Ngoài ra ông Diệm còn cho bắt giam hết các nhân sỹ và lãnh tụ đảng phái và giáo phái khác, không trừ một ai, nhưng … trừ Nguyễn Tường Tam !
Sao có sự lạ lùng như vậy ?
- Phải chăng vì Ngô Đình Diện kính nể Nguyễn Tường Tam ?
- Phải chăng Ngô Đình Diệm cho rằng đã chặt hết tay chân của ông Tam đi rồi thì ông Tam không còn làm gì được nữa ?
Không bị bắt giam, nhưng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã bị đòi ra trước tòa án quân sự để xét xử, ngày 7-7-1963, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã không chịu để cái chế độ độc tài thối nát xét xử ông. Đúng ngày đó, ông đã dùng độc dược tự sát, để lại di chúc như sau:
“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả.
“Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập là một tội nặng, sẽ làm mất nước vào tay Cộng Sản.
“Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình như Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.
“Ngày 7-7-63, Nguyễn Tường Tam”
Cùng chiều hôm đó, một luật sư vào khám Chí Hòa báo tin cho luật sư Lê Ngọc Chấn, cùng bị giam chung với thành phần đảng phái chính trị và quân nhân bị bắt sau cuộc đảo chính hụt 1960, chúng tôi vô cùng đau khổ và thương tiếc Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã bàn nhau để tang ông ngày hôm sau khi bị đưa ra trước tòa án quân sự. Một anh em đã hy sinh một chiếc áo đen, cắt thành băng đeo ở cánh tay trái.
Vừa trông thấy chúng tôi, ủy viên chính phủ Lê Nguyên Phu nói ngay: “Bọn Quốc Dân Đảng để tang Nguyễn Tường Tam.” Nhưng không phải chỉ có “bọn QDĐ” mà tất cả các chính trị phạm khoảng ba chục người hôm đó đã đeo băng đen, trừ một người là ông Phan Quang Đáng!
Sau khi chúng tôi đứng nghiêm chỉnh trước mặt “ba tòa quan lớn”, cụ Phan Khắc Sửu đã giơ tay nói: “Xin phép cho chúng tôi mặc niệm Nguyễn Tường Tam.” Chánh án Lê Xuân Khoa (nếu tôi nhớ đúng tên) và Uỷ viên Lê Nguyên Phu đều không có phản ứng, sau khi buộc tội đã kết án chúng tôi mỗi người năm năm đầy Côn Đảo.
Chiều ngày Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được đưa vào nhà xác, vợ con tôi đã tới nhìn mặt ông lần cuối. Con gái tôi đã đem theo một chiếc sáo, đứng bên cạnh xác “Bác Tam của nó” thổi một bài vĩnh biệt bác.
Về văn hóa, sự nghiệp của Nhất Linh, thiên tài của văn hào như thế nào, quý vị đã đọc tác phẩm của ông tất đã biết nhiều, sách báo cũng đã đề cập tới, tôi xin phép chỉ kể hầu quý vị những chuyện ở bên lề.
Nhất Linh chủ trương tìm nhân tài và gây dựng nhân tài, khuyến khích những người ông biết là có khả năng viết văn hay làm thơ. Ngoài những Linh Bảo, Nguyễn Thi Vinh, Bình Nguyên Lộc, đã có những bạn trẻ như Nhật Tiến, Tường Hùng, Phương Khanh, và những bạn 20 tuổi trở lại như Trần Dạ Từ, Lê Tất Điều, Trần Tuấn Kiệt, và một số bạn khác tôi quên mất tên, ngày nay đều là những văn gia thi sỹ nổi tiếng.
Trong ban biên tập Văn Hóa Ngày Nay, Nguyễn Thị Vinh, Tường Hùng và tôi được Nhất Linh trao lại cho việc đọc và tuyển lựa những bản thảo văn thơ đưa ông duyệt lại trước khi in. Tường Hùng và Tô Hoàng giữ việc trình bày bài vở. Nhất Linh tự vẽ bìa.
Nhất Linh ăn mặc rất giản dị và khiêm tốn như bản tính của ông. Không bao giờ mặc sơ mi cộc tay, tay áo dài thường sắn cao lên, quần rộng, thắt lưng da lỏng lẻo.
Ông đi đâu cũng xách một cái cặp lớn đựng giấy tờ, bản thảo, vài gói thuốc lá Bastos, với một bộ đồ ngủ để tiện đâu ngủ đấy. Ông không dùng máy quét lửa, chỉ ưa dùng diêm que, Cây viết của ông hiệu Parker 51, màu xanh, chữ ông viết nhỏ ly ty như đàn kiến bò rất ngay ngắn nhưng khó đọc trên những trang giấy trắng không kẻ dòng mà ông đặt thợ đóng thành những tập 200 trang, bìa dầy. Túng lắm ông mới dùng vở 200 trang có dòng kẻ, bán sẵn ở các tiệm sách.
Nhất Linh làm việc rất mê say, bất kể ngày đêm, không kêu mệt. Ông tôn trọng văn của người khác, không tự ý sử văn của người khác mà không có ý kiến của tác giả. Ông thường đề nghị và để tùy tác giả sử hoặc không sửa.
Tiền nhuận bút ông trả cao hơn các nhà xuất bản khác 20 hoặc 50%. Thơ cũng được hưởng nhuận bút, ông giải thích làm một bài hay chỉ có bốn hoặc tám câu không khác gì viết một truyện ngắn, có khi còn khó hơn vì tư tưởng phải xúc tích, cô đọng, trong một phạm vi quá hẹp và quy tắc gò bó.
Văn Hóa Ngày nay ra được 11 số thì đình bản, mặc dầu được độc giả khắp nơi hoan nghênh. Ôi chỉ vì nó được hoan nghênh quá xá mà chết non. Nguyên do như thế này:
Trước hết tập Văn Hóa Ngày nay không được chế độ Ngô Đình Diệm cho phép xuất bản như một tạp chí mà chỉ là một giai phẩm phát hành không có định kỳ. Vì không có định kỳ nên Bộ Thông Tin kiểm duyệt cố tình để lâu mới trả bản thảo để in. Ông Hoàng Nguyên, chủ sự phòng kiểm duyệt đã nói với tôi rằng, ông tuy có có nhiều cảm tình với chúng tôi, nhưng không thể làm trái lệnh cấp trên, là cản trở tờ Văn Hóa Ngày Nay ra đúng hạn kỳ (tỷ dụ như đúng ngày mồng một mỗi tháng) để độc giả nhớ ngày mua báo. hơn nữa bài vở phải kiểm duyệt kỹ, nhất là bài của Nhất Linh và Bảo Sơn.
Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô Đình Diệm còn có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô Đình Diệm đã có sáng kiến đặt ra Nhà Phát Hành Thống Nhất, bắt tất cả mọi báo chí phải đưa cho công sở này phân phối. Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế dần đi. Nhà Phát Hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độ kế, không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ Nhà Phát Hành trả về , thấy những dấu ấy vẫn còn y nguyên, tức là Nhà Phát Hành đã không làm đúng nhiệm vụ, đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối, sợ bị chính quyền gài bẫy. Đã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.
Mấy tháng sau, tôi đứng tên xin ra tờ Tân Phong, cũng chỉ được phép xuất bản như một giai phẩm không định kỳ, cuối cùng cũng chịu chung số phận như Văn Hóa Ngày Nay.
Nhờ được thường xuyên ở gần Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, nên tôi hiểu biết rõ con người ông. Ở ông có hai con người, không phải hai con người như nhà văn Võ Phiến đã nhận định là một con người Nhất linh khi còn trẻ viết tiểu thuyết có chủ đề, theo nghệ thuật vị nhân sinh và một con người khi về già chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật.
Tôi muốn nói ở Nhất Linh Nguyễn Tường Tam có một con người Nhất Linh làm văn hóa, và một con người Nguyễn Tường Tam làm chính trị cách mệnh. Mỗi con người ấy đã làm việc một cách cần cù, mê say theo một triết lý tôi gọi là Triết Lý Tuyệt Hảo.
Tại sao lại gọi là tuyệt hảo ?
Vì con người Nhất Linh khi làm văn hóa đã dể hết tâm trí thời giờ và tiền bạc làm công việc cho thật hay, thật đẹp, thật tuyệt hảo.
Và khi con người Nguyễn Tường Tam làm cách mệnh và chính trị, cố đem hết khả năng ra làm việc một cách nghiêm chỉnh cho thật hoàn hảo.
Tôi cần nói rõ ngay rằng ông chỉ làm tuyệt hảo riêng từng việc một, không thể cùng một lúc cả hai việc văn hóa và chính trị, ông cũng chơi lan một cách tuyệt hảo.
trong thập niên 1930, nhất Linh đã ra báo Phong Hóa Ngày nay và báo Ngày Nay tuyệt hảo, đã tổ chức Tự Lực Văn Đoàn một cách tuyệt hảo, và đã viết trên mười cuốn tiểu thuyết tuyệt hảo, vì ông chỉ làm một công việc văn hóa thôi.
Trong thập niên 1940, Nguyễn Tường Tam không làm văn hóa, đã tổ chứ đảng Dân Chính, rồi đứng ra thống hợp bốn đảng: Dân Chính, Duy Dân, Đại Việt và VNQDĐ một cách tuyệt hảo, để chống thực dân và Cộng Sản. Ở đây tôi phải nói thêm rằng từ khi sát nhập Dân Chính đảng vào VNQDĐ, Nguyễn Tường Tam không bao giờ nhắc tới Dân Chính đảng, không bao giờ dời bỏ hàng ngũ VNQDĐ. Ông hoàn toàn hoạt động phục vụ dưới cờ SAO TRẮNG, tuân thủ chính cương, chính sách của VNQDĐ, cũng như không bao giờ đòi hỏi chức vụ này hay chức vụ khác. Trước sau, ông chỉ giữ mỗi chức vụ ngoại giao do Ban Chấp Hành Trung Ưng ủy nhiệm cho ông. Ông cũng không bao giờ cậy quyền thế uy hiếp người khác, ông tôn trọng đường lối dân chủ, tập đoàn lãnh đạo, cá nhân phụ trách của Đảng, cho nên được mọi người quý mến tòng phục. Nguyễn Tường Tam đã làm cách mệnh và chính trị một cách tuyệt hảo.
Nhưng từ giữa thập niên 1950-1963, con người Nhất Linh và con người Nguyễn Tường Tam đã cùng làm việc một lúc, vừa làm chính trị, vừa làm văn hóa. Tuy Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng đem hết tâm trí, đem hết khả năng ra làm, những mong kết quả cũng tuyệt hảo như hai giai đoạn trước, nhưng có phải sức người có hạn, sự thể vần xoay, hay mệnh Trời đã định, cho nên ông đã thất bại về chính trị, đến nỗi phải tự hủy mình chăng ?
Dẫu sao cái chết của ông cũng tuyệt hảo như cuộc đời của ông vậy.
Trong phần trên, quý vị chỉ thấy tôi khen Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. kể ra những đức tính tốt của ông, triết lý tuyệt hảo của ông, chắc quý vị cũng muốn biết ông có những thói hư tật xấu gì. Tôi xin kể một vài điều:
Trước hết Nhất Linh Nguyễn Tường Tam nghiện thuốc lá nặng và nghiện rượu nhất là la-de (bia). Chính ông xui tôi hút thuốc lá, ông nói làm chính trị cần hút thuốc lá, có cái lợi là mỗi khi gặp vấn đề gì khó trả lời ngay, mình có thể rít vài hơi thuốc, rồi từ từ nhả khói ra, để có thời giờ suy nghĩ kỹ. Tôi đã “nghe dại”, không những hút thuốc lá mà hút pipe và cigar. Còn rượu thì nói đáng của đáng tội, tôi không thích nhậu với bè bạn – thích thôi chứ không nghiện và biết tự hạn chế – nên trong nhà thường trữ sẵn dăm ba chai vang và la-de. Tôi thích nhất rượu Bénédictine và Cointreau, nhưng mắc quá. Một sáng, ngồi uống cà phê với Nhất Linh, tôi đem chai Cointreau mới mua hôm trước ra khoe. Ông đã mở rượu ra rót vào ly cà phê của ông. Uống một hai ngụm, ông lại rót thêm rượu, như thế hết hơn một phần ba chai rượu nặng 40 độ. Tôi nói:”Thế này thì anh uống rượu chứ có uống cà phê đâu!” Ông đáp:” Đúng thế, Cointreau pha chút ít cà phê ngon thật, chẳng kém gì cà phê rhum của chị Long.” Bà Long tức vợ Hoàng Đạo, là em dâu ông, nhưng ông quen gọi là chị Long, anh Long.
Viết đến đây, tôi lại nhớ có lần Tường Hùng hỏi ông, trong lúc hội họp, như họp Văn Bút, thì có nên xưng chú cháu với nhau không. Ông đáp nên gọi anh em như mọi người, cũng như trong Đảng ông vẫn gọi anh Long, anh Bách, hai người em ruột của ông.
Quần áo ông chỉ có vài bộ đủ mặc, không bao giờ ủi, tôi thấy ông có vẻ ngượng mặc quần áo mới hay là ủi thẳng tắp.
Ông không chịu học lái xe, chỉ đi taxi và nhất là xe của mấy người bạn thân khi di chơi xa. Nhiều hôm, ăn cơm tối xong, thấy trời sáng trăng đẹp, chúng tôi rủ nhau đi Vũng Tàu, ngồi chơi bãi biển đến một hai giờ sáng mới về. Có đi khỏi Sài Gòn, ông và bạn bè mới có hứng làm thơ.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam còn có thói xấu này, có thể coi là xấu lắm, chính ông và bà Tam đã kể ra vợ chồng tôi mới biết, mà chẳng biết con cái ông có biết không ? Ấy là ông ít sống với gia đình; người không ưa có thể bảo là ông bỏ bê gia đình vợ con. Ông hết đi Tây du học, đi Pháp chữa bệnh, lại đi Tầu làm cách mệnh, đi Đà Lạt dưỡng sức và chơi lan, một hai năm, ba bốn năm mới về nhà. Và mỗi lần về là dính một bé trai hay một bé gái, dính tất cả đến 13 lần. Việc nuôi nấng săn sóc con cái, gần như ông phó mặc cho bà, thường ví bà như bà Phan Bội Châu. Bà Tam đã buôn bán cau khô, nuôi những bảy con với một chồng (Tuy sinh 13 lần, nhưng chỉ nuôi được có bẩy con, 5 trai và hai gái). Ông bà cho biết khi kết hôn đã ký “thỏa ước” với nhau, bà lo việc trong nhà, ông lo việc xã hội, người nọ không được can thiệp vào công việc của người kia. Thỏa ước này đã được cả hai ông bà tôn trọng đến đầu bạc răng long, sang tận bên kia thế giới.
Hàng năm cứ tới ngày “song thất” tôi lại nhớ tới Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một lãnh tụ tôi kính trọng, một bạn đồng tâm đồng chí thân mến của tôi và của cả gia đình tôi. Hôm nay tôi hân hạnh kể hầu quý vị những kỷ niệm riêng của tôi với ông, gọi là đốt nén hương lòng tưởng niệm ông.
TRƯƠNG-BẢO-SƠN
Dưới đây là bài của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trương Bảo Sơn (http://www.vietquoc.org/?p=1686) và cũng là đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của văn hào Nhất Linh: “NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM”
Những kỷ niệm của tôi về cố văn hào rất nhiều, vì ngoài gia đình của ông, có lẽ, có thể nói gia đình tôi đã có cái hân hạnh được thân cận, làm việc với ông nhiều nhất, khi ở Trung Hoa, Hồng Kông, khi ở Sai Gòn, Đà Lạt.
Khi ở Hồng Kong, ông đã sống với gia đình tôi. Về nước, ở Sài Gòn gần như hàng ngày ông đến với chúng tôi cùng làm việc, ăn nhậu, hoặc đi chơi đây đó. Khi ông ở Đà Lạt, trong gia đình một ông bạn thân là Lê Đình Gioãn, những ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ, chúng tôi thường lên thăm ông.
Cơ duyên nào đã khiến tôi được gặp gỡ để rồi trở nên một đồng chí thân tín của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người tôi hâm mộ từ thập niên 1930, khi mới 14-15 tuổi, mê đọc những báo Phong Hóa, báo Ngày Nay, và những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn ?
Lần đầu tiên tôi được gặp ông, tiếp xúc với ông là ở Chiến Khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), trong tỉnh Vĩnh Yên, sau khi ông từ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp kháng chiến, trên đường ông đi sang Trung Hoa, ở Côn Minh, Trùng Khánh, rồi Thượng Hải, nơi đây tôi gặp ông lần thứ hai vào cuối năm 1946.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam người dong dõng cao gần 1m80, trán cao, mắt sáng với đôi lông mày rậm, mũi cao, thẳng, đầu mũi thường hoe đỏ khi ông uống nhiều rượu. Ông để ria mép trông như người Âu. Hồi đó ông thường mặt một bộ quân phục Mỹ bằng gabardine màu kaki, ngoài khoác áo da, đi giầy botte, trông như một quân nhân hơn là một văn gia chính khách. Ngoài bộ quần áo ấy, ông chỉ mang theo một bộ nữa để thay đổi xếp trong một cặp da, chung với những giấy tờ cần thiết, thế thôi.
Ở Thượng Hải, chúng tôi ở chung với các ông Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi và Nguyễn Gia Trí. Trời mùa đông lạnh dưới không độ, có ngày tuyết rơi lất phất, căn nhà chúng tôi ở không có sưởi, chúng tôi ngủ trên những ghế bố, không chăn, không nệm. Nguyễn Tường Tam mặc nguyên bộ áo nói trên nằm ngủ, trong khi tôi phải lót bằng giấy báo và mặc cả padessus dầy cộm mà vẫn rét cóng, đủ biết ông có sức khỏe chịu đựng nhiều hơn tôi.
Khoảng một tháng sau, có cụ Nguyễn Hải Thần, các ông Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung, Tạ Nguyên Hải, người từ trong nước ra, người từ Quảng Châu tới, hội họp và tổ chức thành một mặt trận mang tên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Việt Nam, mục đích ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại đương đầu với Việt Minh và Pháp. (Mặt Trận có chụp một bức hình làm kỷ niệm, trong hình có ông Trịnh Hưng Ngẫu tình cờ tới chơi chứ không phải là thành viên của Mặt Trận).
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thường ít nói, nhưng những đề nghị, lời bàn của ông phần nhiều được mọi người tán thành. Ông hút nhiều thuốc lá hạng nặng, hai ngón tay trỏ và giữa cáu nhựa thuốc. Người ta đồn ông nghiện thuốc phiện, hoàn toàn sai lầm, vì trong nhiều năm sống chung với ông, tôi không hề thấy ông hút bao giờ. Ngay tôi cũng bị người ta đồn bậy là nghiện thuốc phiện, suýt hụt lấy vợ. Trái lại ma túy là thứ tôi ghét thậm tệ, thực dân Pháp với sự tiếp tay của một số người Trung Hoa đã nhập cảng vào Việt Nam để đầu độc từ quan lại, tổng lý tới dân lành, hại không biết bao nhiêu đồng bào của chúng ta.
Khi được tin cựu hoàng Bảo Đại tới Hồng Kông, các thành viên Mặt Trận kéo nhau xuống đó, nhưng đã không thâu được kết quả mong muốn. Ông Bảo Đại đã không giữ lời cam kết với Mặt Trận là khi quyết định một việc quan trọng về Việt Nam, đôi bên phải tham khảo ý kiến của nhau và lấy quyết định chung, nhất là trong việc điều đình với Pháp phải đòi cho được Việt Nam tự trị, có quân đội riêng , tài chính riêng, trừ ngoại giao đi chung với Pháp. Mặt Trận đã tuyên bố rút lui sự ủng hộ Bảo Đại. Sau đó ông cựu hoàng này đã tự ý ra vịnh Hạ Long ký kết với Pháp, để được trở về làm Quốc Trưởng một nước Việt Nam, tái hồi thuộc địa Pháp và sau chia đôi với Việt Minh bằng con sông Bến Hải, như chúng ta đã thấy.
Ông Nguyễn Gia Trí và tôi từ Thượng Hải xuống Hồng Kông vào khoảng tháng 9-1947, được hai anh em ông Võ Văn Hải (sau này là bí thư của ông Diệm) và Võ Văn Lãng mướn cho một gian lều vách ván, lợp giấy bồi, sơn hắc ín, không điện, không nước, ở lưng chừng một ngọn núi đá, trông sang hướng đua ngựa Happy Valley. hàng ngày hai ông này còn đem cơm cho chúng tôi, cho tới khi chúng tôi kiếm được sinh kế. Ông Trí lo vẽ tranh, tôi đi kiếm việc làm và đã được tuyển vào một công ty hàng hải của Hòa lan. Năm 1948, vợ và con tôi lúc đó mới ba tuổi, đã bắt được liên lạc với tôi và từ Hà Nội, đã sang ở với chúng tôi.
Sau khi hội nghị Hồng Kông tan rã, căn lều lại có thêm ông Đỗ Đình Đạo, nguyên tư lệnh chiến khu Ba của VNQDĐ, và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tới ở chung. Ngay sau lều, có một hốc đá, rộng mỗi bề khoảng 5 mét, ông Tam đã thu dọn ngủ trong đó. Chúng tôi gọi đó là động tiên, bước sâu vào độ 3 thước đã phải khom lưng, tuy nhiên ông Tam đã kê được một cái giường nhỏ, một cái giường cùng vài chiếc ghế thấp. Ông lấy ba hòn đá xếp thành một cái bếp, thỉnh thoảng trổ tài nấu cơm Tây cho chúng tôi ăn. Phải nói ông có tài làm vài món rất ngon, nhất là biftek Châteaubriand và món bouillabaisse, ông trình bày món ăn cũng rất đẹp mắt với những lá rau, lá hành xanh hoặc củ cải đỏ cắt thành bông hoa.
Cạnh trường đua ngựa Happy valley, có một bãi đất rộng, cứ tối đến, người đứng từ đằng xa thấy hàng trăm ánh sáng nhỏ lập lòe như đom đóm và những bóng người “mờ mờ nhân ảnh” di động như bóng ma chơi trong một nghĩa địa. Thực ra đó là một thứ chợ trời, người ta ngoài trò coi bói bài, bói chim, còn bầy bán nhiều món nhậu hải sản, như ngao, hến, sò, ốc, cá, mực..v..v.. trên những chiếc trõng, những chiếc bàn đóng thô sơ hẹp và thấp như một kiểu bàn salon ở Canada. Bàn nào cũng có một ngọn đèn dầu. gió bãi thổi chập chờn. rất đông khách nhậu nhẹt, ngồi trên những ghế thấp lè tè. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thích rủ anh em xuống núi đến đó thưởng thức mấy món nhậu bình dân này. Nhất Linh nói ông thích ăn quà rong, như ăn phở gánh ở Hà Nội. Phở gánh là phở người ta gánh đi bán rong trên những vỉa hè. Những chiều đông, ông đứng cạnh nồi nước lèo nghi ngút hơi thịt bò thơm ngon, dùng đũa và lùa hoặc húp sì sụp cái món đặc biệt của Hà Nội băm sáu phố phường này. Ông nói mua đem về nhà, ngồi bàn ăn “tử tế đường hoàng” không thể thưởng thứ hết cái thơm ngon của phở bằng cách bưng bát phở lên miệng ăn, trong khi mùi nước lèo bốc vào mũi.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Đỗ Đình Đạo hàng ngày họa clarinette với nhau ở cửa động. Ông Đạo cũng là một cây clarinette trong một ban nhạc chơi ở mấy tiệm khiêu vũ.
Cũng ở cái động và căn lều này, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ngồi viết văn và khuyến khích Nguyễn Thị Vinh viết cuốn Thương Yêu.
Lại cũng ở đây xảy ra mấy việc đáng ghi nhớ:
Việc thứ nhất là cái chết của em ông Tam, tức Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long. Năm 1948, bà Long đã từ Hà Nội sang thăm chồng. Sau khi bà về nước, ông Long đến ở với chúng tôi, đợi hôm sau đáp xe lửa về Quảng Châu, nơi ông thường trú với người em là Nguyễn Tường Bách và vài đồng chí khác. nhưng rồi chúng tôi đã được tin sét đánh ngang tai: ông Long đã chết bất ngờ trên xe lửa đi đến trấn Thạch Long và đã được thân nhân chôn ở trấn này! Không biết tên ông Nguyễn Tường Long có sự ứng hợp huyền bí gì với cái tên địa phương Thạch Long này không ? Ông mất đi là cái tang chung cho VNQDĐ, cho nền văn học của nước nhà, nhưng còn là một nỗi đau thương lớn cho Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông Tam mất đi một người không những là em ruột, mà còn là một đồng chí thân tín, đắc lực nhất.
Việc thứ hai là sự thay đổi lý tưởng của ông Nguyễn Tường Bách, người em út của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Một hôm ông Bách từ Quảng Châu sang Hồng Kông đề nghị với chúng tôi bỏ chủ nghĩa Tam Dân. Sau đó ông Bách ở lại Quảng Châu tiếp tục làm việc trong một bệnh viện dưới chế độ Trung Cộng.
Phải chăng hai việc mất hai người em thân yêu như mất hai cánh tay đắc lực, đã làm cho Nhất Linh Nguyễn Tường Tam xót xa đau lòng khiến nhiều đêm ông đã âm thầm khóc một mình và chán nản, ngưng làm chính trị mất ba, bốn năm trời, ẩn cư ở núi rừng Đà Lạt ?
Việc thứ ba nói ra thật buồn cho tôi. Căn lều vách ván, chơi vơi giữa ngọn núi Happy Valley cũng là nơi chi bộ Hong Kong của VNQDĐ, tổ chức cuộc họp mặt giữa hai ông Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh, người tôi vẫn coi như thần tượng cách mạng của tôi với hy vọng dàn hòa hai đại lãnh tụ này của mình, nhưng đã thất bại vì sự ngoan cố của một người đặt vấn đề tiên quyết là “có chấp nhận ông ta là bí thư trưởng tức tổng thư ký – của Đảng” mới bàn sang vấn đề khác. Điều tiên quyết này không thể chấp nhận được vì toàn ban chấp hành trung ương Đảng ở trong và ngoài nước, trong số có cả ông Vũ Hồng Khanh đã chấp thuận và ký biểu quyết cử ông Phan Trâm tức bác sỹ Nguyễn Tiến Hỷ làm Tổng thư ký. Một mình ông Tam không thể tự ý chấp nhận ông Vũ giữ chức vụ bí thư trưởng được. Thế là từ đó sinh xuất ra hai phe, phe ông Vũ và phe ông Tam trong VNQDĐ. Chi bộ Hồng Kông cũng chia thành hai phe, mỗi phe theo một ông, bất cộng tác cho tới ngày hai ông hóa ra người thiên cổ.
Ở Hồng Kông, chúng tôi có giai thoại này, xin kể cho quý vị đọc cho vui. Chả là con gái tôi hồi đó mới hơn bốn tuổi, được gửi ăn học nội trú ở trường công giáo ở Macao, một hòn đảo cách Hòng Kông vài giờ tàu thuỷ. Một hôm vợ chồng tôi cùng ông Tam sang thăm cháu, khi trở về bất ngờ bị cảnh sát an ninh xét hỏi, và chỉ cho những người Trung Hoa biết nói tiếng Quảng Đông lên bờ , còn những người nói không sõi, hoặc không hiểu biết tiếng Quảng Đông đều bị đuổi trở lại Macao. Mục đích của chính quyền Hồng Kông ngăn chặn những người Bắc phương như Tiên Sinh, Thượng Hải ..v..v.. di cư vào Hồng Kông tỵ nạn Cộng sản. Ông Tam bị họ không cho lên bờ, phải trở lại Ma Cao. Nhưng trưa hôm sau, chúng tôi thấy ông lững thững về, đầu từ xưa bao giờ cũng để trần, nay đội xùm xụp một chiếc mũ và nét mặt có cái gì là lạ. Chúng tôi nhìn kỹ và cười bò ra: bộ ria mép của ông đã bị cạo nhẵn. Ông cười và giải thích ông phải hóa trang để bọn cảnh sát an ninh khỏi nhớ mặt và đuổi về Macao lần nữa.
Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Việt Nam thành lập ở Thượng Hải giải tán. Thành viên mỗi người đi một nơi. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, năm 1950 trở về Hà Nội. Năm sau vào Sài Gòn, sống với gia đình người anh là ông Nguyễn Tường Thuỵ. Sau ông Trí, gia đình tôi mãi tới 1952 mới về nước, ở Hà Nội ba tháng, rồi theo lời ông Tam kéo nhau vào Sài Gòn.
Ở đây, ông Tam đã mướn sẵn cho gia đình một căn nhà vách ván, nằm sâu trong một cái hẻm đường Hai Bà Trưng (hồi đó còn mang tên Tây mà tôi quên mất; số nhà thì dài lòng thòng, tôi phải đặt thành vè để bà con và chính tôi dễ nhớ. Câu vè là: Ba trăm hai tám, tám hai A (328/82/A), bác đến thăm tôi nhớ số nhà.
Ông Tam còn tặng chúng tôi tiền nhà tháng đầu và hai cái giường cùng bộ bàn ghế bằng tre, tôi rất thích, giữ gìn và dùng mãi đến ngày tôi bị chế dộ Ngô Đình Diệm bắt giam và đầy ra Côn Đảo.
Từ ngày vào Sài Gòn, ông Tam ở nhà ông Thuỵ, giám đốc Bưu Điện. Ông ở trong một gian phòng nhỏ với con trai út là Nguyễn Tường Thiết.
Ông cho tái bản một số tác phẩm cũ và xuất bản những tác phẩm mới của ông và vài ba bạn hữu, in tại nhà in Nguyễn Đình Vượng, và giao nhà Nam Cường phát hành.
Tuy làm việc đấy, nhưng ông xuống tinh thần, như người thất trí, chán đời, mệt mỏi, chỉ tiếp một số bạn bè thân. Ông tuyên bố không làm chính trị nữa, và đưa đứa con lên ở Đà Lạt, lấy thú đi rừng kiếm la, chơi lan để giải buồn.
Ông tìm được nhiều loại lan. Trừ những loại lan đã có tên nhiều người biết, ông đặt tên cho những loại bông lạ theo hình dáng mầu sắc của nó. Những ngày nghỉ, gia đình tôi thường lên Đà Lạt thăm ông, thấy trong nhà, nền vách la liệt các loại lan. Chúng tôi theo ông đi tìm lan, mới thấy ông đi bộ rất nhanh và dai sức. Mắt ông lại tinh nên thường trông thấy lan trên những cây cao trước chúng tôi.
Ông yêu lan, mê lan đến độ bưng cả chậu lan Thanh Ngọc lên giường ngu chung và tặng lan hai câu thơ:
“Sắc trong Thanh Ngọc, hương thơm mộng
Một thoáng mơ tiên thoảng xuống trần.”
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chơi lan đến độ vô tình đã gây thành phong trào chơi lan ở Đà Lạt cùng vài tỉnh lân cận.
Khoảng 1955, nhân ông cậu bà Tam là bác sỹ Nguyễn Sỹ Dinh, một bạn thân khác của ông, tậu được một miếng đất ở làng Fin Nôm, cách Đà Lạt độ 30 cây số. Ông Tam đã đến đây, tự vẽ kiểu và dựng một ngôi nhà gỗ lợp lá theo kiểu “nhà ánh sáng” bên cạnh suối Đa Mê. Ông thường mắc võng giữa hai thân cây, để nằm hoặc ngồi viết, hoặc thổi hắc tiêu. Có lần chúng tôi lâu không lên thăm ông, đã nhận được hai câu:
“Người đi lâu chửa thấy về
Nhớ người lòng suối Đa Mê gợn sầu…”
Rồi một hôm đến thăm ông, chúng tôi thấy ngôi nhà lá của ông nằm tả tơi, cột kèo lăn lốc khắp mặt đất. Nó đã không đứng vững trong một trận mưa to gió lớn.
Ngay sau khi tới Sài Gòn, tôi và một số đồng chí đã tổ chức một chi bộ lấy tên là Chấn Hưng QDĐ, nhưng không phát triển được ở miền Nam, vì đồng bào hồi đó tin tưởng ở Việt Minh. Có người nói Việt Minh đã lấy lại được độc lập cho nước nhà rồi, các anh còn chống đối cái gì ! Nước đã độc lập rồi, sao các anh không ở ngoài đó, vào đây làm gì ? Hay: các anh QDĐ bị thua rồi phản tuyên truyền, làm gì có chuyện con tố cha mẹ, vợ tố chồng vô lý như vậy ! Tuy nhiên chúng tôi lại được anh em miền Trung hưởng ứng, có người đã mở trường đặt tên là Chấn Hưng. Do đó mỗi lần gặp ông Tam, tôi vẫn báo cáo công tác của chúng tôi. Nhân vụ nhà Fin Nôm bị sập đổ, tôi nói đùa là Trời không muốn ông ở Đà Lạt và đề nghị ông trở lại Sài Gòn lãnh đạo chúng tôi.
Tới năm 1957, một phần có lẽ vì sức khỏe đã bình phục, một phần những chuyện buồn theo thời gian đã nguôi ngoai, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã hạ sơn, từ giã Đà Lạt, trở lại Sài Gòn, hoạt động cả về chính trị lẫn văn hóa, để không còn bao giờ có dịp trở lại Đà Lạt nữa.
Về chính trị, Nguyễn Tường Tam cùng chúng tôi cải thiện chi bộ cốt cán Chấn Hưng, trao những nhiệm vụ quan trọng cho các đồng chí trẻ tuổi. Ông giữ công tác liên lạc với các nhân sỹ, chính khách, các lãnh tụ đảng phái và tôn giáo (như các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, trần Văn Văn, các bác sỹ Phan Huy Quát, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Hữu Phiếm, Linh Mục Hoàng Quỳnh,…)
Đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thoạt tiên chúng tôi rất kính trọng thái độ của ông ở Hồng Kông, khi từ chối chức vụ Thủ Tướng cựu hoàng Bảo Đại và Pháp muốn trao cho ông, vì ông cũng đòi hỏi Pháp chấp nhận quy chế tự trị của Việt Nam, với điều kiện VN có tài chính và quân đội riêng, chỉ có ngoại giao cùng chung với Pháp; nhưng Pháp không chịu, tức thì ông Diệm đã rũ áo đi ngay khỏi Hồng Kông.
Năm 1954, ông Diệm về nước làm thủ tướng, chúng tôi rất mừng và nhiệt tâm ủng hộ, nhưng chỉ sau khoảng nửa năm, chế độ của ông càng ngày càng lộ ra là độc tài độc đoán, nhất là sau khi ông truất phế Bảo Đại. Do đó chúng tôi vừa chống Cộng Sản, vừa chống chế độ Ngô Đình Diệm và tham gia cuộc nổi dậy năm 1960 của nhóm quân nhân Thi-Đông.
Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc để nói về việc làm truyền đơn trong vụ biến cố này. Khi thảo truyền đơn, trong danh sách những người ký tên, chúng tôi đã để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ,.v..v.., ông Tam đã sửa lại để tên ông sau tên ông Chữ. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích:”Anh đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người Nam, mình là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó.”
Cuộc đảo chính thất bại, các đồng chí của ông Tam bị bắt gần hết. Ngoài ra ông Diệm còn cho bắt giam hết các nhân sỹ và lãnh tụ đảng phái và giáo phái khác, không trừ một ai, nhưng … trừ Nguyễn Tường Tam !
Sao có sự lạ lùng như vậy ?
- Phải chăng vì Ngô Đình Diện kính nể Nguyễn Tường Tam ?
- Phải chăng Ngô Đình Diệm cho rằng đã chặt hết tay chân của ông Tam đi rồi thì ông Tam không còn làm gì được nữa ?
Không bị bắt giam, nhưng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã bị đòi ra trước tòa án quân sự để xét xử, ngày 7-7-1963, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã không chịu để cái chế độ độc tài thối nát xét xử ông. Đúng ngày đó, ông đã dùng độc dược tự sát, để lại di chúc như sau:
“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả.
“Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập là một tội nặng, sẽ làm mất nước vào tay Cộng Sản.
“Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình như Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.
“Ngày 7-7-63, Nguyễn Tường Tam”
Cùng chiều hôm đó, một luật sư vào khám Chí Hòa báo tin cho luật sư Lê Ngọc Chấn, cùng bị giam chung với thành phần đảng phái chính trị và quân nhân bị bắt sau cuộc đảo chính hụt 1960, chúng tôi vô cùng đau khổ và thương tiếc Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã bàn nhau để tang ông ngày hôm sau khi bị đưa ra trước tòa án quân sự. Một anh em đã hy sinh một chiếc áo đen, cắt thành băng đeo ở cánh tay trái.
Vừa trông thấy chúng tôi, ủy viên chính phủ Lê Nguyên Phu nói ngay: “Bọn Quốc Dân Đảng để tang Nguyễn Tường Tam.” Nhưng không phải chỉ có “bọn QDĐ” mà tất cả các chính trị phạm khoảng ba chục người hôm đó đã đeo băng đen, trừ một người là ông Phan Quang Đáng!
Sau khi chúng tôi đứng nghiêm chỉnh trước mặt “ba tòa quan lớn”, cụ Phan Khắc Sửu đã giơ tay nói: “Xin phép cho chúng tôi mặc niệm Nguyễn Tường Tam.” Chánh án Lê Xuân Khoa (nếu tôi nhớ đúng tên) và Uỷ viên Lê Nguyên Phu đều không có phản ứng, sau khi buộc tội đã kết án chúng tôi mỗi người năm năm đầy Côn Đảo.
Chiều ngày Nhất Linh Nguyễn Tường Tam được đưa vào nhà xác, vợ con tôi đã tới nhìn mặt ông lần cuối. Con gái tôi đã đem theo một chiếc sáo, đứng bên cạnh xác “Bác Tam của nó” thổi một bài vĩnh biệt bác.
Về văn hóa, sự nghiệp của Nhất Linh, thiên tài của văn hào như thế nào, quý vị đã đọc tác phẩm của ông tất đã biết nhiều, sách báo cũng đã đề cập tới, tôi xin phép chỉ kể hầu quý vị những chuyện ở bên lề.
Nhất Linh chủ trương tìm nhân tài và gây dựng nhân tài, khuyến khích những người ông biết là có khả năng viết văn hay làm thơ. Ngoài những Linh Bảo, Nguyễn Thi Vinh, Bình Nguyên Lộc, đã có những bạn trẻ như Nhật Tiến, Tường Hùng, Phương Khanh, và những bạn 20 tuổi trở lại như Trần Dạ Từ, Lê Tất Điều, Trần Tuấn Kiệt, và một số bạn khác tôi quên mất tên, ngày nay đều là những văn gia thi sỹ nổi tiếng.
Trong ban biên tập Văn Hóa Ngày Nay, Nguyễn Thị Vinh, Tường Hùng và tôi được Nhất Linh trao lại cho việc đọc và tuyển lựa những bản thảo văn thơ đưa ông duyệt lại trước khi in. Tường Hùng và Tô Hoàng giữ việc trình bày bài vở. Nhất Linh tự vẽ bìa.
Nhất Linh ăn mặc rất giản dị và khiêm tốn như bản tính của ông. Không bao giờ mặc sơ mi cộc tay, tay áo dài thường sắn cao lên, quần rộng, thắt lưng da lỏng lẻo.
Ông đi đâu cũng xách một cái cặp lớn đựng giấy tờ, bản thảo, vài gói thuốc lá Bastos, với một bộ đồ ngủ để tiện đâu ngủ đấy. Ông không dùng máy quét lửa, chỉ ưa dùng diêm que, Cây viết của ông hiệu Parker 51, màu xanh, chữ ông viết nhỏ ly ty như đàn kiến bò rất ngay ngắn nhưng khó đọc trên những trang giấy trắng không kẻ dòng mà ông đặt thợ đóng thành những tập 200 trang, bìa dầy. Túng lắm ông mới dùng vở 200 trang có dòng kẻ, bán sẵn ở các tiệm sách.
Nhất Linh làm việc rất mê say, bất kể ngày đêm, không kêu mệt. Ông tôn trọng văn của người khác, không tự ý sử văn của người khác mà không có ý kiến của tác giả. Ông thường đề nghị và để tùy tác giả sử hoặc không sửa.
Tiền nhuận bút ông trả cao hơn các nhà xuất bản khác 20 hoặc 50%. Thơ cũng được hưởng nhuận bút, ông giải thích làm một bài hay chỉ có bốn hoặc tám câu không khác gì viết một truyện ngắn, có khi còn khó hơn vì tư tưởng phải xúc tích, cô đọng, trong một phạm vi quá hẹp và quy tắc gò bó.
Văn Hóa Ngày nay ra được 11 số thì đình bản, mặc dầu được độc giả khắp nơi hoan nghênh. Ôi chỉ vì nó được hoan nghênh quá xá mà chết non. Nguyên do như thế này:
Trước hết tập Văn Hóa Ngày nay không được chế độ Ngô Đình Diệm cho phép xuất bản như một tạp chí mà chỉ là một giai phẩm phát hành không có định kỳ. Vì không có định kỳ nên Bộ Thông Tin kiểm duyệt cố tình để lâu mới trả bản thảo để in. Ông Hoàng Nguyên, chủ sự phòng kiểm duyệt đã nói với tôi rằng, ông tuy có có nhiều cảm tình với chúng tôi, nhưng không thể làm trái lệnh cấp trên, là cản trở tờ Văn Hóa Ngày Nay ra đúng hạn kỳ (tỷ dụ như đúng ngày mồng một mỗi tháng) để độc giả nhớ ngày mua báo. hơn nữa bài vở phải kiểm duyệt kỹ, nhất là bài của Nhất Linh và Bảo Sơn.
Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô Đình Diệm còn có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô Đình Diệm đã có sáng kiến đặt ra Nhà Phát Hành Thống Nhất, bắt tất cả mọi báo chí phải đưa cho công sở này phân phối. Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế dần đi. Nhà Phát Hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độ kế, không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ Nhà Phát Hành trả về , thấy những dấu ấy vẫn còn y nguyên, tức là Nhà Phát Hành đã không làm đúng nhiệm vụ, đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối, sợ bị chính quyền gài bẫy. Đã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.
Mấy tháng sau, tôi đứng tên xin ra tờ Tân Phong, cũng chỉ được phép xuất bản như một giai phẩm không định kỳ, cuối cùng cũng chịu chung số phận như Văn Hóa Ngày Nay.
Nhờ được thường xuyên ở gần Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, nên tôi hiểu biết rõ con người ông. Ở ông có hai con người, không phải hai con người như nhà văn Võ Phiến đã nhận định là một con người Nhất linh khi còn trẻ viết tiểu thuyết có chủ đề, theo nghệ thuật vị nhân sinh và một con người khi về già chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật.
Tôi muốn nói ở Nhất Linh Nguyễn Tường Tam có một con người Nhất Linh làm văn hóa, và một con người Nguyễn Tường Tam làm chính trị cách mệnh. Mỗi con người ấy đã làm việc một cách cần cù, mê say theo một triết lý tôi gọi là Triết Lý Tuyệt Hảo.
Tại sao lại gọi là tuyệt hảo ?
Vì con người Nhất Linh khi làm văn hóa đã dể hết tâm trí thời giờ và tiền bạc làm công việc cho thật hay, thật đẹp, thật tuyệt hảo.
Và khi con người Nguyễn Tường Tam làm cách mệnh và chính trị, cố đem hết khả năng ra làm việc một cách nghiêm chỉnh cho thật hoàn hảo.
Tôi cần nói rõ ngay rằng ông chỉ làm tuyệt hảo riêng từng việc một, không thể cùng một lúc cả hai việc văn hóa và chính trị, ông cũng chơi lan một cách tuyệt hảo.
trong thập niên 1930, nhất Linh đã ra báo Phong Hóa Ngày nay và báo Ngày Nay tuyệt hảo, đã tổ chức Tự Lực Văn Đoàn một cách tuyệt hảo, và đã viết trên mười cuốn tiểu thuyết tuyệt hảo, vì ông chỉ làm một công việc văn hóa thôi.
Trong thập niên 1940, Nguyễn Tường Tam không làm văn hóa, đã tổ chứ đảng Dân Chính, rồi đứng ra thống hợp bốn đảng: Dân Chính, Duy Dân, Đại Việt và VNQDĐ một cách tuyệt hảo, để chống thực dân và Cộng Sản. Ở đây tôi phải nói thêm rằng từ khi sát nhập Dân Chính đảng vào VNQDĐ, Nguyễn Tường Tam không bao giờ nhắc tới Dân Chính đảng, không bao giờ dời bỏ hàng ngũ VNQDĐ. Ông hoàn toàn hoạt động phục vụ dưới cờ SAO TRẮNG, tuân thủ chính cương, chính sách của VNQDĐ, cũng như không bao giờ đòi hỏi chức vụ này hay chức vụ khác. Trước sau, ông chỉ giữ mỗi chức vụ ngoại giao do Ban Chấp Hành Trung Ưng ủy nhiệm cho ông. Ông cũng không bao giờ cậy quyền thế uy hiếp người khác, ông tôn trọng đường lối dân chủ, tập đoàn lãnh đạo, cá nhân phụ trách của Đảng, cho nên được mọi người quý mến tòng phục. Nguyễn Tường Tam đã làm cách mệnh và chính trị một cách tuyệt hảo.
Nhưng từ giữa thập niên 1950-1963, con người Nhất Linh và con người Nguyễn Tường Tam đã cùng làm việc một lúc, vừa làm chính trị, vừa làm văn hóa. Tuy Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng đem hết tâm trí, đem hết khả năng ra làm, những mong kết quả cũng tuyệt hảo như hai giai đoạn trước, nhưng có phải sức người có hạn, sự thể vần xoay, hay mệnh Trời đã định, cho nên ông đã thất bại về chính trị, đến nỗi phải tự hủy mình chăng ?
Dẫu sao cái chết của ông cũng tuyệt hảo như cuộc đời của ông vậy.
Trong phần trên, quý vị chỉ thấy tôi khen Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. kể ra những đức tính tốt của ông, triết lý tuyệt hảo của ông, chắc quý vị cũng muốn biết ông có những thói hư tật xấu gì. Tôi xin kể một vài điều:
Trước hết Nhất Linh Nguyễn Tường Tam nghiện thuốc lá nặng và nghiện rượu nhất là la-de (bia). Chính ông xui tôi hút thuốc lá, ông nói làm chính trị cần hút thuốc lá, có cái lợi là mỗi khi gặp vấn đề gì khó trả lời ngay, mình có thể rít vài hơi thuốc, rồi từ từ nhả khói ra, để có thời giờ suy nghĩ kỹ. Tôi đã “nghe dại”, không những hút thuốc lá mà hút pipe và cigar. Còn rượu thì nói đáng của đáng tội, tôi không thích nhậu với bè bạn – thích thôi chứ không nghiện và biết tự hạn chế – nên trong nhà thường trữ sẵn dăm ba chai vang và la-de. Tôi thích nhất rượu Bénédictine và Cointreau, nhưng mắc quá. Một sáng, ngồi uống cà phê với Nhất Linh, tôi đem chai Cointreau mới mua hôm trước ra khoe. Ông đã mở rượu ra rót vào ly cà phê của ông. Uống một hai ngụm, ông lại rót thêm rượu, như thế hết hơn một phần ba chai rượu nặng 40 độ. Tôi nói:”Thế này thì anh uống rượu chứ có uống cà phê đâu!” Ông đáp:” Đúng thế, Cointreau pha chút ít cà phê ngon thật, chẳng kém gì cà phê rhum của chị Long.” Bà Long tức vợ Hoàng Đạo, là em dâu ông, nhưng ông quen gọi là chị Long, anh Long.
Viết đến đây, tôi lại nhớ có lần Tường Hùng hỏi ông, trong lúc hội họp, như họp Văn Bút, thì có nên xưng chú cháu với nhau không. Ông đáp nên gọi anh em như mọi người, cũng như trong Đảng ông vẫn gọi anh Long, anh Bách, hai người em ruột của ông.
Quần áo ông chỉ có vài bộ đủ mặc, không bao giờ ủi, tôi thấy ông có vẻ ngượng mặc quần áo mới hay là ủi thẳng tắp.
Ông không chịu học lái xe, chỉ đi taxi và nhất là xe của mấy người bạn thân khi di chơi xa. Nhiều hôm, ăn cơm tối xong, thấy trời sáng trăng đẹp, chúng tôi rủ nhau đi Vũng Tàu, ngồi chơi bãi biển đến một hai giờ sáng mới về. Có đi khỏi Sài Gòn, ông và bạn bè mới có hứng làm thơ.
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam còn có thói xấu này, có thể coi là xấu lắm, chính ông và bà Tam đã kể ra vợ chồng tôi mới biết, mà chẳng biết con cái ông có biết không ? Ấy là ông ít sống với gia đình; người không ưa có thể bảo là ông bỏ bê gia đình vợ con. Ông hết đi Tây du học, đi Pháp chữa bệnh, lại đi Tầu làm cách mệnh, đi Đà Lạt dưỡng sức và chơi lan, một hai năm, ba bốn năm mới về nhà. Và mỗi lần về là dính một bé trai hay một bé gái, dính tất cả đến 13 lần. Việc nuôi nấng săn sóc con cái, gần như ông phó mặc cho bà, thường ví bà như bà Phan Bội Châu. Bà Tam đã buôn bán cau khô, nuôi những bảy con với một chồng (Tuy sinh 13 lần, nhưng chỉ nuôi được có bẩy con, 5 trai và hai gái). Ông bà cho biết khi kết hôn đã ký “thỏa ước” với nhau, bà lo việc trong nhà, ông lo việc xã hội, người nọ không được can thiệp vào công việc của người kia. Thỏa ước này đã được cả hai ông bà tôn trọng đến đầu bạc răng long, sang tận bên kia thế giới.
Hàng năm cứ tới ngày “song thất” tôi lại nhớ tới Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một lãnh tụ tôi kính trọng, một bạn đồng tâm đồng chí thân mến của tôi và của cả gia đình tôi. Hôm nay tôi hân hạnh kể hầu quý vị những kỷ niệm riêng của tôi với ông, gọi là đốt nén hương lòng tưởng niệm ông.
TRƯƠNG-BẢO-SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét