Đài Á châu Tự do phỏng vấn Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh và Huynh trưởng Lê Công Cầu GHPGVNTN về cuộc biểu tình 1/7 tại Saigon và Huế
Trong cuộc nói chuyện qua đường dây viễn liên, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh,
Chánh Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thừa thiên –
Huế, cho biết chi tiết về các cuộc đàn áp, phong tỏa các chùa Báo Quốc, Long Quang, Bảo Quang, Phước Thành, Thọ Đức, An Tỉnh, v.v…
Không cho ai rời chùa đến địa điểm biểu tình ở Đài Tưởng niệm Thánh Tử
Đạo gần cầu Trường Tiền. Đặc biệt có trường hợp Hòa thượng Thích Tánh
Nhơn ở chùa Từ Hàng trong vùng núi thượng nguồn sông Hương. Hòa thượng
cùng với 50 chư Tăng và Phật tử thuê đò về Huế tham dự biểu tình. Nhưng
công an ra lệnh ngầm cho người chèo đò lái loanh quanh. Biết vậy Hòa
thượng Tánh Nhơn cùng chư Tăng và Phật tử nhảy xuống nước bơi vào bờ tìm
đường khác.
Trong câu chuyện, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh tỏ vẻ phấn khởi khi kể câu chuyện vì bị ngăn cấm biểu tình, Hòa thượng ngồi tọa kháng trong sân chùa Báo Quốc, tay đưa cao tấm bảng “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam” đồng thời hòa thượng yêu cầu công an ngồi đối diện nghe Hòa thượng nói lời hơn lẽ thiệt về tinh thần đạo đức và tinh thần yêu nước bảo vệ non sông. Hòa thượng nói:
Hòa thượng Thích Thiện Hạnh: Dạ, thưa chị Ỷ Lan. Sáng nay như vậy đó, thì là tất cả các chùa đều bị như quản thúc lại hết. Không có người nào ra khỏi. Hầu hết các chùa ai cũng muốn đi, mà không đi được. Đó là tinh thần của người Tăng sĩ đã tích cực tham gia với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và tuân theo lịnh của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống.
Tôi thấy mừng nhứt là cái điểm nớ. Bởi vì cái lực lượng họ quà dày, thành thử không cách nào đi được. Khi nớ bắt đầu gần tới 8 giờ rưởi, tui đứng dậy tui đi ra. Hắn như đưa thỉnh mình đi (nghe không rõ), [nhưng] rứa là vô hết. [Tui] nói không, mấy anh đứng đây để Thầy nói chuyện cái đã.
Họ đứng trước để tôi nói chuyện cho mà nghe. Rồi khi nớ tui bắt đầu nói chuyện. Tôi hỏi cái lý do vì răng mà Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống phải ra lịnh biểu tình như thế này và tôi phải theo ? Không có mấy khi có ai nói thẳng như tui mô. Cho nên chỉ có tôi nói, thì các anh phải nghe tui nói cho rõ ràng để về mà truyền lại cho cán bộ, cũng như cho các cả lãnh đạo các anh em biết.
Đất nước mình cái Thác Bản Giốc đã mất chưa ? Rồi Ải Nam Quan mất chưa ? Rồi đến Biển Đông thì Hoàng Sa, Trường Sa, cái chiếm trước cái chiếm sau, và chừ thì đang thành lập cái Huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, mà lãnh đạo của mình đã có làm được cái chi chưa ? Đến nay a, Trung Cộng ngang nhiên gọi là cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí ở trong lãnh phận của Việt Nam. Rồi răng nữa ? Rồi lại cho Trung Cộng khai thác bô-xít Tây nguyên, mà họ làm nhà, làm cửa, làm đường, làm cơ sở đủ thứ mà dân toàn bộ là dân Trung quốc hết, cán bộ của họ hết, lính giả như người dân nữa cũng như Việt Nam mình.
Thì bây giờ các vị tự hào rằng cho dân, vì dân, của dân, mà Việt Nam tui thấy cũng không can thiệp chi được cả. Không can thiệp cho dân. Tui thấy nhục quá, quá sức nhục, tui tủi thân lắm. Đạo Phật thì chỉ có lấy cái lợi tha để thành tựu cái lợi của mình. Cho nên đạo Phật là đạo Phật rất tội, rất thương dân và nhất là tổ quốc.
Cho nên bổn phận của chúng tôi và Hòa thượng Quảng Độ, là bởi vì thấy là các anh thì thà mất Tổ quốc chớ không thà mất Đảng. Còn Phật giáo chúng tôi a, thì Tổ quốc mất đi thì không còn cái gì cả. Đạo đức cũng mất luôn. Cho nên chúng tôi phải bảo vệ Tổ quốc, là để bảo vệ Chánh pháp. Đó là cái cấy mà chúng tôi thấy, thứ nhất, là Phật giáo thì anh chia ra làm hai rồi. Anh nắm phần nông như thị kiến rồi, anh đã cho họ cái bộ mặt thôi mà không cho cái đầu. Mấy lúc ni bao nhiêu tôn giáo bị cực khổ như vậy, mà Phật giáo thì nghênh ngang (nghe không rõ), không thể lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho một đảng phái chính trị.
Cho nên chi, là chỉ có trên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thật sự muốn được gì cho đất nước, thì đất nước cho nó phồn thịnh một chút, lãnh đạo cho nó khí phách một chút. Còn tôn giáo thì làm việc cho nó đúng chánh đạo một chút. Cho nên chi là tôi thấy các anh đã sai lầm rất nhiều đối với Phật giáo.
Nhưng mà tôi thấy các anh nhỏ quá, tôi nói cho các anh biết vậy thôi. Cho nên chi Hòa thượng Quảng Độ và chúng tôi, trước đây có Ôn Huyền Quang nữa, không những ngày hôm nay mà đã ba bốn nhiệm kỳ trước đây. Các anh mới nhiệm kỳ này các anh không biết chi cả. Chúng tôi đã đấu tranh từ năm 1981 cho đến bây giờ. Giáo hội Thống nhất bị nhà nước tướt đoạt đi, cho nên chúng tôi đã đấu tranh để giành lại cái pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cho nên chi [đối với] GHPGVNTN, thì Đạo pháp và Dân tộc thịnh cùng thịnh, suy cùng suy.
Cho nên cũng cảm thấy không được đi là tui cũng mừng lắm. Bởi vì tui không được đi, tui cũng thành tựu, tui thành tựu được cái cái mà tui thấy thứ nhất là thấy thêm cái tâm địa của các anh với tổ quốc, đối với dân tộc, đối với những ngưởi dân. Cho nên chúng tôi đã đi biểu tình. Bởi vì tôi thể hiện được tinh thần của một người dân sống trong một đất nước mà ngoại quốc nó đang muốn lâm le xâm chiếm thì mình phải có bổn phận.
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh, huống nữa là thầy tu. Thành thử tui mừng lắm. Anh không cho tôi đi tôi mừng lắm. Bởi vì tui mừng là cái tôi được toàn phần, mà các anh không được cái chi hết. Nếu các anh để tui về dưới kia thì các anh được chia phần với tôi. Vì thế nào trên thế giối ni thì họ cũng thấy chớ, thấy mỗi chùa thì năm, sáu chục người tới canh gác một hai người. Lãng phí của công quá. Tiền các anh, chừ lương người dân đóng góp, mà đem đi đàn áp dân, rồi đàn áp tôn giáo mà nhứt là Phật giáo. Tui mong rằng các anh chuyển tải cái tâm niệm chân thật của tôi đến với lãnh đạo các anh để cho họ biết.
Ỷ Lan: Về tình hình các đoàn sinh Gia Đình Phật tử, một phong trào trẻ có nhiều trăm nghìn đoàn sinh, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo cho biết:
Lê Công Cầu: Thưa chị tình hình ở Huế nó xẩy ra rất phức tạp. Bắt đầu từ ngày hôm qua thì chính quyền bắt đầu có động thái ngăn chận. Riêng bản thân em thì lúc 15 giờ 30 chiều hôm qua thì công an tỉnh và công an thành phố đã đến gặp. Họ nói rằng yêu cầu anh hai điều. Điều thứ nhất anh yêu cầu quý ngài nên ngưng cái cuộc biểu tình. Và điều thứ hai, là anh không nên có mặt tại cuộc biểu tình đó.
Em thưa với họ cuộc biểu tình không phải là chuyện đơn giản. Đây là lời kêu gọi của ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và đã loan truyền trên mạng toàn cầu, cả thế giới đều biết. Cho nên việc đó không thể là chuyện dừng lại.
Phật giáo mang tinh thần từ bi và cứu khổ. Vì tinh thần đó cho nên Phật giáo phải dấn thân. Phật giáo không muốn rằng con dân Việt Nam tám mươi lăm triệu người phải làm nô lệ cho Trung Cọng. Cho nên Phật giáo phải dấn thân để cứu đất nước. Tôi phải có mặt vì tôi là người lãnh đạo Gia Đình Phật tử. Sau đó họ chào ra về.
Em nghĩ như vậy là xong, nhưng khoảng 8 giờ rưởi tối, thì một phái đoàn gồm độ mười người gồm có Chủ tịch Mặt trận và Phó công an của phường Trường an cộng thêm đại diện các ban ngành, cả phụ nữ nữa, đến nhà nói là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức biểu tình là hoàn toàn sai trái. Bởi vì lý do thứ nhứt là Giáo hội bất hợp pháp, mà bây giờ Giáo hội kêu gọi biểu tình là Giáo hội vi phạm luật pháp. Họ nói chúng tôi về đây đặt thẳng với anh một điều là anh không được có mặt tại cuộc biểu tình. Em trả lời với họ các anh nói thì tui xin ghi nhận. Nhưng quyết tâm của tui là tui phải có mặt tại cuộc biểu tình đó. Họ ra về. Em phát hiện chung quanh nhà mình công an, dân phòng rất là nhiều, canh gác cẩn mật.
Sáng hôm nay, đúng 7 giờ rưởi là em mặc nguyên đoàn phục Gia Đình Phật tử để lên đường. Khi đi ra khỏi nhà thì thấy công an và dân phòng đứng rất nhiều. Nhưng họ không chận mình ngay trước nhà mình. Có lẽ tại đây là chỗ đông người cho nên họ không muốn những hình ảnh không đẹp. Họ đợi khi em đi xuống gần giốc Bến Ngự thì khi nớ họ mới chạy theo và em thấy loáng thoáng có một đoàn từ giốc Bến Ngự đi lên họ chận lại. Chận lại họ nói anh không được đến tham gia cuộc biểu tình. Chúng tôi đã quyết định không cho anh đi. Cho nên em quyết định lui. Đến nhà thì người ta vẫn tiếp tục ngồi canh gác tại nhà cho đến hơn 12 giờ trưa họ mới rút về.
Ỷ Lan: Còn Gia Đình Phật tử các nơi thì sao ?
Lê Công Cầu: Vì tình hình khó khăn, các đường dây mạng bị cắt, rồi điện thoại bị gián đoạn, cho nên mới chỉ nhận được từ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết gửi về. Còn những tỉnh khác thì chưa có.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Huynh trưởng Lê Công Cầu.
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris
Trong câu chuyện, Hòa thượng Thích Thiện Hạnh tỏ vẻ phấn khởi khi kể câu chuyện vì bị ngăn cấm biểu tình, Hòa thượng ngồi tọa kháng trong sân chùa Báo Quốc, tay đưa cao tấm bảng “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam” đồng thời hòa thượng yêu cầu công an ngồi đối diện nghe Hòa thượng nói lời hơn lẽ thiệt về tinh thần đạo đức và tinh thần yêu nước bảo vệ non sông. Hòa thượng nói:
Hòa thượng Thích Thiện Hạnh: Dạ, thưa chị Ỷ Lan. Sáng nay như vậy đó, thì là tất cả các chùa đều bị như quản thúc lại hết. Không có người nào ra khỏi. Hầu hết các chùa ai cũng muốn đi, mà không đi được. Đó là tinh thần của người Tăng sĩ đã tích cực tham gia với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và tuân theo lịnh của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống.
Tôi thấy mừng nhứt là cái điểm nớ. Bởi vì cái lực lượng họ quà dày, thành thử không cách nào đi được. Khi nớ bắt đầu gần tới 8 giờ rưởi, tui đứng dậy tui đi ra. Hắn như đưa thỉnh mình đi (nghe không rõ), [nhưng] rứa là vô hết. [Tui] nói không, mấy anh đứng đây để Thầy nói chuyện cái đã.
Họ đứng trước để tôi nói chuyện cho mà nghe. Rồi khi nớ tui bắt đầu nói chuyện. Tôi hỏi cái lý do vì răng mà Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống phải ra lịnh biểu tình như thế này và tôi phải theo ? Không có mấy khi có ai nói thẳng như tui mô. Cho nên chỉ có tôi nói, thì các anh phải nghe tui nói cho rõ ràng để về mà truyền lại cho cán bộ, cũng như cho các cả lãnh đạo các anh em biết.
Đất nước mình cái Thác Bản Giốc đã mất chưa ? Rồi Ải Nam Quan mất chưa ? Rồi đến Biển Đông thì Hoàng Sa, Trường Sa, cái chiếm trước cái chiếm sau, và chừ thì đang thành lập cái Huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, mà lãnh đạo của mình đã có làm được cái chi chưa ? Đến nay a, Trung Cộng ngang nhiên gọi là cho đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí ở trong lãnh phận của Việt Nam. Rồi răng nữa ? Rồi lại cho Trung Cộng khai thác bô-xít Tây nguyên, mà họ làm nhà, làm cửa, làm đường, làm cơ sở đủ thứ mà dân toàn bộ là dân Trung quốc hết, cán bộ của họ hết, lính giả như người dân nữa cũng như Việt Nam mình.
Thì bây giờ các vị tự hào rằng cho dân, vì dân, của dân, mà Việt Nam tui thấy cũng không can thiệp chi được cả. Không can thiệp cho dân. Tui thấy nhục quá, quá sức nhục, tui tủi thân lắm. Đạo Phật thì chỉ có lấy cái lợi tha để thành tựu cái lợi của mình. Cho nên đạo Phật là đạo Phật rất tội, rất thương dân và nhất là tổ quốc.
Cho nên bổn phận của chúng tôi và Hòa thượng Quảng Độ, là bởi vì thấy là các anh thì thà mất Tổ quốc chớ không thà mất Đảng. Còn Phật giáo chúng tôi a, thì Tổ quốc mất đi thì không còn cái gì cả. Đạo đức cũng mất luôn. Cho nên chúng tôi phải bảo vệ Tổ quốc, là để bảo vệ Chánh pháp. Đó là cái cấy mà chúng tôi thấy, thứ nhất, là Phật giáo thì anh chia ra làm hai rồi. Anh nắm phần nông như thị kiến rồi, anh đã cho họ cái bộ mặt thôi mà không cho cái đầu. Mấy lúc ni bao nhiêu tôn giáo bị cực khổ như vậy, mà Phật giáo thì nghênh ngang (nghe không rõ), không thể lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho một đảng phái chính trị.
Cho nên chi, là chỉ có trên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thật sự muốn được gì cho đất nước, thì đất nước cho nó phồn thịnh một chút, lãnh đạo cho nó khí phách một chút. Còn tôn giáo thì làm việc cho nó đúng chánh đạo một chút. Cho nên chi là tôi thấy các anh đã sai lầm rất nhiều đối với Phật giáo.
Nhưng mà tôi thấy các anh nhỏ quá, tôi nói cho các anh biết vậy thôi. Cho nên chi Hòa thượng Quảng Độ và chúng tôi, trước đây có Ôn Huyền Quang nữa, không những ngày hôm nay mà đã ba bốn nhiệm kỳ trước đây. Các anh mới nhiệm kỳ này các anh không biết chi cả. Chúng tôi đã đấu tranh từ năm 1981 cho đến bây giờ. Giáo hội Thống nhất bị nhà nước tướt đoạt đi, cho nên chúng tôi đã đấu tranh để giành lại cái pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cho nên chi [đối với] GHPGVNTN, thì Đạo pháp và Dân tộc thịnh cùng thịnh, suy cùng suy.
Cho nên cũng cảm thấy không được đi là tui cũng mừng lắm. Bởi vì tui không được đi, tui cũng thành tựu, tui thành tựu được cái cái mà tui thấy thứ nhất là thấy thêm cái tâm địa của các anh với tổ quốc, đối với dân tộc, đối với những ngưởi dân. Cho nên chúng tôi đã đi biểu tình. Bởi vì tôi thể hiện được tinh thần của một người dân sống trong một đất nước mà ngoại quốc nó đang muốn lâm le xâm chiếm thì mình phải có bổn phận.
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng phải đánh, huống nữa là thầy tu. Thành thử tui mừng lắm. Anh không cho tôi đi tôi mừng lắm. Bởi vì tui mừng là cái tôi được toàn phần, mà các anh không được cái chi hết. Nếu các anh để tui về dưới kia thì các anh được chia phần với tôi. Vì thế nào trên thế giối ni thì họ cũng thấy chớ, thấy mỗi chùa thì năm, sáu chục người tới canh gác một hai người. Lãng phí của công quá. Tiền các anh, chừ lương người dân đóng góp, mà đem đi đàn áp dân, rồi đàn áp tôn giáo mà nhứt là Phật giáo. Tui mong rằng các anh chuyển tải cái tâm niệm chân thật của tôi đến với lãnh đạo các anh để cho họ biết.
Ỷ Lan: Về tình hình các đoàn sinh Gia Đình Phật tử, một phong trào trẻ có nhiều trăm nghìn đoàn sinh, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ thuộc Viện Hóa Đạo cho biết:
Lê Công Cầu: Thưa chị tình hình ở Huế nó xẩy ra rất phức tạp. Bắt đầu từ ngày hôm qua thì chính quyền bắt đầu có động thái ngăn chận. Riêng bản thân em thì lúc 15 giờ 30 chiều hôm qua thì công an tỉnh và công an thành phố đã đến gặp. Họ nói rằng yêu cầu anh hai điều. Điều thứ nhất anh yêu cầu quý ngài nên ngưng cái cuộc biểu tình. Và điều thứ hai, là anh không nên có mặt tại cuộc biểu tình đó.
Em thưa với họ cuộc biểu tình không phải là chuyện đơn giản. Đây là lời kêu gọi của ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và đã loan truyền trên mạng toàn cầu, cả thế giới đều biết. Cho nên việc đó không thể là chuyện dừng lại.
Phật giáo mang tinh thần từ bi và cứu khổ. Vì tinh thần đó cho nên Phật giáo phải dấn thân. Phật giáo không muốn rằng con dân Việt Nam tám mươi lăm triệu người phải làm nô lệ cho Trung Cọng. Cho nên Phật giáo phải dấn thân để cứu đất nước. Tôi phải có mặt vì tôi là người lãnh đạo Gia Đình Phật tử. Sau đó họ chào ra về.
Em nghĩ như vậy là xong, nhưng khoảng 8 giờ rưởi tối, thì một phái đoàn gồm độ mười người gồm có Chủ tịch Mặt trận và Phó công an của phường Trường an cộng thêm đại diện các ban ngành, cả phụ nữ nữa, đến nhà nói là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức biểu tình là hoàn toàn sai trái. Bởi vì lý do thứ nhứt là Giáo hội bất hợp pháp, mà bây giờ Giáo hội kêu gọi biểu tình là Giáo hội vi phạm luật pháp. Họ nói chúng tôi về đây đặt thẳng với anh một điều là anh không được có mặt tại cuộc biểu tình. Em trả lời với họ các anh nói thì tui xin ghi nhận. Nhưng quyết tâm của tui là tui phải có mặt tại cuộc biểu tình đó. Họ ra về. Em phát hiện chung quanh nhà mình công an, dân phòng rất là nhiều, canh gác cẩn mật.
Sáng hôm nay, đúng 7 giờ rưởi là em mặc nguyên đoàn phục Gia Đình Phật tử để lên đường. Khi đi ra khỏi nhà thì thấy công an và dân phòng đứng rất nhiều. Nhưng họ không chận mình ngay trước nhà mình. Có lẽ tại đây là chỗ đông người cho nên họ không muốn những hình ảnh không đẹp. Họ đợi khi em đi xuống gần giốc Bến Ngự thì khi nớ họ mới chạy theo và em thấy loáng thoáng có một đoàn từ giốc Bến Ngự đi lên họ chận lại. Chận lại họ nói anh không được đến tham gia cuộc biểu tình. Chúng tôi đã quyết định không cho anh đi. Cho nên em quyết định lui. Đến nhà thì người ta vẫn tiếp tục ngồi canh gác tại nhà cho đến hơn 12 giờ trưa họ mới rút về.
Ỷ Lan: Còn Gia Đình Phật tử các nơi thì sao ?
Lê Công Cầu: Vì tình hình khó khăn, các đường dây mạng bị cắt, rồi điện thoại bị gián đoạn, cho nên mới chỉ nhận được từ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết gửi về. Còn những tỉnh khác thì chưa có.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Huynh trưởng Lê Công Cầu.
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét