18 tháng 4, 2012

Xử lý rò rỉ Sông Tranh 2: công nghệ Trung Quốc


Xử lý rò rỉ Sông Tranh 2: công nghệ Trung Quốc


TTO - Ngày 18-4, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam và đại diện sở, ban, ngành liên quan đã có buổi thị sát thực tế tại đường hầm thủy điện Sông Tranh 2 trước khi vụ việc được đưa ra trước Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam và đại diện các sở, ban, ngành liên quan thị sát thực tế tại đường hầm thủy điện Sông Tranh 2

Sau gần một giờ khảo sát ba đường hầm chính của thân đập, đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc tại trụ sở UBND huyện Bắc Trà My.

Tại đây, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh phát biểu: với tư cách là người quản lý chính quyền, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 15-4 phải báo cáo phương án xử lý, chính quyền đã vào cuộc. So với thiết kế, lượng nước cho phép qua là bao nhiêu? Nước thấm như vậy có vượt cho phép không?...

Ông Trần Văn Hải, trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, báo cáo: ngày 3-11-2011, nước ở cao trình 175m đo được là 30 lít/giây. Nhưng từ ngày 2-12-2011 đến 30-3-2012, sáu khe nhiệt bắt đầu chảy nước và lượng nước đo chính thức là 75 lít/giây.

Cũng trong báo cáo tại buổi làm việc này, ông Hải cho hay đã có gần 80 trận động đất lớn nhỏ xảy ra tại khu vực Sông Tranh. Trước khi xây đập có gần 40 trận và số trận động đất tăng lên khi con đập xuất hiện gần 40 trận. Đặc biệt, từ ngày 7-4 đến nay có 5-7 trận động đất diễn ra tại khu vực thủy điện này.

Ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch huyện Bắc Trà My, cho rằng: “Khi làm việc với Viện Vật lý địa cầu, các chuyên gia ở đây cho hay các thiết bị đo động đất của Sông Tranh 2 không có tác dụng. Trong khi đó trạm quan trắc động đất tại Huế, cách 120km đường chim bay, quá xa nên các thông số không chính xác. Chính quyền địa phương rất quan ngại việc này”.

Ông Hải trả lời: “Các thiết bị của thủy điện chỉ đo gia tốc của các chấn động đang đến với công trình. Còn thiết bị của Viện Vật lý địa cầu đo cả tâm chấn, nguyên nhân, xa gần… Điều đó chúng tôi không quan tâm bởi chúng tôi cần các thông số phục vụ chính công trình của mình”.

Ông Hải cho biết sẽ tiến hành bịt kín, triệt để các điểm phát hiện rò rỉ trên và dưới mặt nước và các điểm có khả năng rò rỉ tại phía thượng lưu đập, tiến hành đào rãnh trên khe, khoan lỗ phụt xuyên khe, khoan sẵn ống phụt và bịt kín lại rãnh đó. Sau khi chôn sẵn và bịt kín, tiến hành khoan phun hóa học và bơm keo Polyurethan (PU) sao cho keo bịt kín được mặt rò rỉ. Khi khoan phụt xong tiến hành dán kín bằng vật liệu SR lên bề mặt khe nhiệt, đợi đến khi các vật liệu này ổn định và hoàn tất.

Cũng theo ông Hải, đây là phương pháp ứng dụng mới và đã được các chuyên gia Trung Quốc ứng dụng thành công tại đập Tam Hiệp, lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam. Việc chống thấm bề đập trên phần khô có thể chuyên gia trong nước làm được nhưng phần chìm dưới mực nước chết (từ cao trình 140 trở xuống) phải nhờ đến các chuyên gia nước ngoài.

“Chúng tôi đã xem các đối tác trình bày bằng hình ảnh, video… Sẽ có thợ lặn xuống dưới và thi công công việc. Sau đó chúng tôi cũng nghiệm thu qua hình ảnh và video” - ông Hải cho biết.

Kinh phí cho việc thuê các chuyên gia, mua vật liệu xử lý đập được EVN đầu tư và sẽ cố gắng hoàn thành trước ngày 31-8.

TẤN VŨ

6 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Nghe nói vụ rò rỉ này không hề chi, tại sao phải thuê chuyên gia TQ khắc phục cho tốn kém tiền bạc của quốc dân???
    Trả lời
  2. Chết khiếp nèApr 18, 2012 07:35 AM
    Nhờ bọn TQ ư?
    Trời ơi là trời, khốn khổ cho dân Quảng nôm rùi. Tui thề là không bao giờ đến gần hạ lưu cái đập này!
    Trả lời
  3. Cái "tên gì đó" bảo đảm là an tòan và chịu trách nhiệm đâu rổi?
    Trả lời
  4. Dân Đen miền tâyApr 18, 2012 09:39 AM
    Nói chung, nền kỹ thuật "tiên tiến" của Tàu cộng vãn còn đi sau các nước Mỹ và Tây phương hàng nửa thế kỷ. Đây là sự thật ! Đừng bao giờ tin những gì Tàu cộng khoe khoang, đó chỉ là cái vỏ bề ngoài để hù các nước nhỏ yếu, chậm phát triển. Các nước Tay phưong, cũng chẳng tốt lành gì mà giả bộ khâm phục sự tiến bộ về kỹ thuật và kinh tế của Tàu cộng. Tàu cộng nhờ bán sức lao động của nhân dân Tàu với giá rẻ mạt để làm trung tâm sảm xuất hàng tiêu dùng cho thế giới, ngày nào người ta không mua nữa, hàng hoá ế ẩm, lúc đó Tàu cộng có bao nhiêu tiền cũng không đủ để nuôi gần 1tỷ4 dân !
    Trả lời
  5. Với sức người SỎI ĐÁ cũng THÀNH CƠM ...
    Cái đập nước nầy đâu có sá gì mà lo ? ? ?

    Thằng Trời đứng dẹp một bên,
    Để cho thủy lội đứng lên làm trời.

    Thượng đế còn phải thua "Thủy lội" của đảng ta.
    Triệt để cứ tin tưởng vào đảng ta đi bà con Quảng Nôm ơi... 

    Thành phố Tam Kỳ hãy di tản gấp để tránh cơn ĐẠI HỒNG THỦY trong nay mai !!!
    Trả lời
  6. ĐÁM ĐẦU ĐẤT TỈNH QUẢNG NAM ĐÃ VÀO CUỘC.
    .Một dại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Nam hỏi :" So với thiết kế, lượng nước cho phép qua là bao nhiêu? Nước thấm như vậy có vượt cho phép không?.."
    -Ông Chủ Tịch Tỉnh Lê Phước Thanh trả lời : Đồng chí hỏi tui,tui hỏi ai?Đừng giỡn chơi kiểu đó nghe cha nội,chọc quê wài.
    ."Kinh phí cho việc thuê các chuyên gia, mua vật liệu xử lý đập được EVN đầu tư và sẽ cố gắng hoàn thành trước ngày 31-8."
    -Nhớ tính thêm vài tỉ dùng làm tiền bo cho mấy em cẳng dài giúp chúng ta làm việc suốt thời gian sữa chữa công trình.
    .Có tính thêm kinh phí di dời dân không?
    -Bộ ngu sao không tính,nhưng kệ mẹ nó,không di dời đi đâu hết.
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét