Thứ Sáu, 16 tháng 12 2011
Thái Lan: Nhóm bảo hoàng phản kháng Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc
Một nhóm bảo hoàng Thái Lan vừa lên tiếng phản đối đại sứ quán Hoa Kỳ và văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Bangkok đã can thiệp vào nội bộ Thái. Vụ phản kháng xảy ra tiếp sau khi quốc tế quan ngại về thời hạn giam giữ lâu dài cho những ai can tội phỉ báng hoàng gia, trong đó có một công dân Hoa Kỳ.
Hơn 100 người thuộc phe bảo hoàng đã biểu tình vào xế trưa thứ Sáu tại Bangkok.
Tại đại sứ quán Mỹ, họ hô to những lời phản kháng và giơ cao những tấm bảng tố cáo Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào nội bộ Thái.
Những người khác ca ngợi vua Thái và điều khoản 112, một đạo luật gây tranh cãi không cho phép mọi người phỉ báng vua chúa.
Cuộc biểu tình là phản ứng đối với những phê phán về các vụ truy tố mới đây, những án tù dài theo luật trên, và những quan ngại về quyền tự do ngôn luận.
Ông Baworn, thuộc nhóm bảo hoàng United Siam và là người giúp tổ chức cuộc biểu tình, nói rằng bà Kristie Kenney, đại sứ Mỹ tại Thái Lan, đã chỉ trích điều khoản 112; nhóm bảo hoàng coi việc này là can thiệp vào chủ quyền Thái và tiến trình pháp lý, mà ông Baworn cho là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Theo luật trên, bất kỳ người nào bị coi là có tội phỉ báng Quốc vương, Hoàng hậu hoặc Thái tử Thái Lan sẽ bị phạt tù từ 3 tới 15 năm tù.
Đạo luật không nói rõ điều gì sẽ bị coi là phỉ báng. Bất kỳ ai cũng có thể tố cáo người phạm tội này, và một khi có tố cáo, cảnh sát có trách nhiệm phải điều tra.
Báo chí trong nước cũng như các tòa án ít khi công bố chi tiết các vụ việc trên vì lo ngại cũng bị cáo buộc lây.
Các phân tích gia chính trị cho rằng các nhà chính trị đã lạm dụng đạo luật, dùng nó để bịt miệng những tiếng nói đối lập cũng như những cuộc thảo luận công khai về chế độ quân chủ.
Chính quyền Thái Lan biện giải rằng đạo luật trên là cần thiết để bảo vệ một cơ chế vẫn được tôn kính, chống lại những người muốn xúc phạm hình ảnh hoàng gia.
Bà Suchada, một nội trợ, nói bà tham gia biểu tình để bảo vệ hoàng gia và điều đó không dính dáng gì đến chính trị. Theo bà, Hoa Kỳ và Thái Lan nên tôn trọng luật pháp của nhau. Mỹ có luật của Mỹ và Thái có luật của Thái. Bà nói Mỹ không nên can thiệp vào “luật lệ của chúng tôi và hoàng gia của chúng tôi”; bà nói người Thái sẽ không chấp nhận điều đó.
Mặt khác, đại sứ quán Hoa Kỳ đã công bố một thông cáo trước khi có cuộc phản kháng hôm thứ Sáu, rằng họ tôn trọng luật pháp của Thái Lan và không đứng về phe nào trong các vấn đề nội bộ của nước này.
Thông cáo trên còn nói Hoa Kỳ cổ súy quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới và xem đó là một quyền cơ bản của con người.
Tuần trước, tòa án Thái đã kết án ông Joe Gordon, người Mỹ gốc Thái, 2 năm rưỡi tù giam vì đã đưa lên blog của ông những đường liên kết liên quan đến một cuốn sách về nhà vua, cuốn sách này đã bị cấm tại Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên một công dân Mỹ bị khởi tố theo đạo luật kể trên mặc dù ông sống trên đất Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng án trên là quá khe khắt, vì lẽ ông ta bị kết án chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận.
Tại đại sứ quán Mỹ, họ hô to những lời phản kháng và giơ cao những tấm bảng tố cáo Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào nội bộ Thái.
Những người khác ca ngợi vua Thái và điều khoản 112, một đạo luật gây tranh cãi không cho phép mọi người phỉ báng vua chúa.
Cuộc biểu tình là phản ứng đối với những phê phán về các vụ truy tố mới đây, những án tù dài theo luật trên, và những quan ngại về quyền tự do ngôn luận.
Ông Baworn, thuộc nhóm bảo hoàng United Siam và là người giúp tổ chức cuộc biểu tình, nói rằng bà Kristie Kenney, đại sứ Mỹ tại Thái Lan, đã chỉ trích điều khoản 112; nhóm bảo hoàng coi việc này là can thiệp vào chủ quyền Thái và tiến trình pháp lý, mà ông Baworn cho là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Theo luật trên, bất kỳ người nào bị coi là có tội phỉ báng Quốc vương, Hoàng hậu hoặc Thái tử Thái Lan sẽ bị phạt tù từ 3 tới 15 năm tù.
Đạo luật không nói rõ điều gì sẽ bị coi là phỉ báng. Bất kỳ ai cũng có thể tố cáo người phạm tội này, và một khi có tố cáo, cảnh sát có trách nhiệm phải điều tra.
Báo chí trong nước cũng như các tòa án ít khi công bố chi tiết các vụ việc trên vì lo ngại cũng bị cáo buộc lây.
Các phân tích gia chính trị cho rằng các nhà chính trị đã lạm dụng đạo luật, dùng nó để bịt miệng những tiếng nói đối lập cũng như những cuộc thảo luận công khai về chế độ quân chủ.
Chính quyền Thái Lan biện giải rằng đạo luật trên là cần thiết để bảo vệ một cơ chế vẫn được tôn kính, chống lại những người muốn xúc phạm hình ảnh hoàng gia.
Bà Suchada, một nội trợ, nói bà tham gia biểu tình để bảo vệ hoàng gia và điều đó không dính dáng gì đến chính trị. Theo bà, Hoa Kỳ và Thái Lan nên tôn trọng luật pháp của nhau. Mỹ có luật của Mỹ và Thái có luật của Thái. Bà nói Mỹ không nên can thiệp vào “luật lệ của chúng tôi và hoàng gia của chúng tôi”; bà nói người Thái sẽ không chấp nhận điều đó.
Mặt khác, đại sứ quán Hoa Kỳ đã công bố một thông cáo trước khi có cuộc phản kháng hôm thứ Sáu, rằng họ tôn trọng luật pháp của Thái Lan và không đứng về phe nào trong các vấn đề nội bộ của nước này.
Thông cáo trên còn nói Hoa Kỳ cổ súy quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới và xem đó là một quyền cơ bản của con người.
Tuần trước, tòa án Thái đã kết án ông Joe Gordon, người Mỹ gốc Thái, 2 năm rưỡi tù giam vì đã đưa lên blog của ông những đường liên kết liên quan đến một cuốn sách về nhà vua, cuốn sách này đã bị cấm tại Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên một công dân Mỹ bị khởi tố theo đạo luật kể trên mặc dù ông sống trên đất Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng án trên là quá khe khắt, vì lẽ ông ta bị kết án chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét