Chiếc tàu đánh cá 135 tấn của ông Trương Thiên Hùng, 47 tuổi, hôm Chủ nhật đã bị phát hiện đang ở trong vùng lãnh hải của Nhật Bản, gần quần đảo Goto ở tây nam nước Nhật. Ông ta không chấp hành lệnh của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, và đã cho tàu chạy trốn. Sau một cuộc rượt đuổi kéo dài bốn tiếng rưỡi đồng hồ, tàu tuần duyên Nhật phải cho đâm thẳng vào mới chận bắt được chiếc tàu này.
Bị bắt giam cùng với thủy thủ đoàn 10 người, thuyền trưởng Trương Thiên Hùng đã bị tòa án Nagasaki tuyên phạt 300.000 yen (tương đương khoảng 2.800 euro) vì tội vi phạm luật đánh cá của Nhật. Hãng tin Jiji cho biết, sau khi nộp phạt, ông ta đã được trả tự do ngay lập tức.
Lần này chính quyền Bắc Kinh đã chọn lựa thái độ không khai thác ầm ĩ về chính trị đối với sự cố này, tuyên bố rằng vụ bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc là « một chuyện thông thường trong nghề đánh cá ».
Hãng tin AFP ghi nhận, khác với vụ việc xảy ra năm ngoái, sự cố trên đây diễn ra trong vùng biển không bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Xin nhắc lại, hôm 08/09/2010, thuyền trưởng một tàu cá khác cũng đã bị bắt giữ vì cố ý đâm vào tàu tuần duyên Nhật, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một vùng biển có nguồn cá dồi dào và có thể có mỏ dầu khí, hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng đang tranh chấp. Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối, đe dọa và trả đũa, nên cuối cùng Tokyo đã trả tự do cho thuyền trưởng trên vào ngày 25/09/2010.
Bị bắt giam cùng với thủy thủ đoàn 10 người, thuyền trưởng Trương Thiên Hùng đã bị tòa án Nagasaki tuyên phạt 300.000 yen (tương đương khoảng 2.800 euro) vì tội vi phạm luật đánh cá của Nhật. Hãng tin Jiji cho biết, sau khi nộp phạt, ông ta đã được trả tự do ngay lập tức.
Lần này chính quyền Bắc Kinh đã chọn lựa thái độ không khai thác ầm ĩ về chính trị đối với sự cố này, tuyên bố rằng vụ bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc là « một chuyện thông thường trong nghề đánh cá ».
Hãng tin AFP ghi nhận, khác với vụ việc xảy ra năm ngoái, sự cố trên đây diễn ra trong vùng biển không bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Xin nhắc lại, hôm 08/09/2010, thuyền trưởng một tàu cá khác cũng đã bị bắt giữ vì cố ý đâm vào tàu tuần duyên Nhật, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một vùng biển có nguồn cá dồi dào và có thể có mỏ dầu khí, hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng đang tranh chấp. Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối, đe dọa và trả đũa, nên cuối cùng Tokyo đã trả tự do cho thuyền trưởng trên vào ngày 25/09/2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét