Chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ nói rằng cuộc đối thoại quân sự cấp cao giữa Washington và Bắc Kinh sẽ giúp giảm bớt những căng thẳng.
Theo phó đô đốc Scott Switt, được AFP trích dẫn, tại một số khu vực, ví dụ như Biển Đông, nơi giàu tài nguyên và hiện có nhiều nước tranh chấp chủ quyền, cần phải có một sự chú ý đặc biệt để tránh những va chạm, sự cố nhỏ. Ông nói, « nhìn chung, tôi lo ngại những sự cố mang tính chiến thuật nhưng lại có hậu quả chiến lược ».
Mặt khác, phó đô đốc Mỹ đánh giá là Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN – đã đạt được những tiến bộ đáng kể qua việc khuyến khích đối thoại giữa các bên đang có tranh chấp về chủ quyền. Ông nhấn mạnh là các bên liên quan nên nhanh chóng đạt được một thỏa hiệp và những sự cố cần phải được giải quyết ở cấp độ ngoại giao.
Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, nơi có những tuyến giao thông hàng hải quan trọng. Trung Quốc, Đài Loan có tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia về chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, từ nhiều thập niên qua, Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền trong vùng quần đảo Hoàng Sa. Tuần trước, một nhà ngoại giao Việt Nam nói rằng các căng thẳng tại khu vực Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc xung đột trên quy mô lớn.
Manila và Hà Nội thường xuyên tố cáo các tàu Trung Quốc sách nhiễu các tàu đánh cá và tàu thăm dò dầu khí của Philippines, Việt Nam. Vừa qua, một số dân biểu Đài Loan đề nghị chính quyền Đài Bắc cho triển khai tên lửa trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Hàng không mẫu hạm George Washington ghé thăm cảng Hồng Kông trong bối cảnh Hoa Kỳ khẳng định tầm quan trọng chiến lược của châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Theo phó đô đốc Scott Switt, được AFP trích dẫn, tại một số khu vực, ví dụ như Biển Đông, nơi giàu tài nguyên và hiện có nhiều nước tranh chấp chủ quyền, cần phải có một sự chú ý đặc biệt để tránh những va chạm, sự cố nhỏ. Ông nói, « nhìn chung, tôi lo ngại những sự cố mang tính chiến thuật nhưng lại có hậu quả chiến lược ».
Mặt khác, phó đô đốc Mỹ đánh giá là Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN – đã đạt được những tiến bộ đáng kể qua việc khuyến khích đối thoại giữa các bên đang có tranh chấp về chủ quyền. Ông nhấn mạnh là các bên liên quan nên nhanh chóng đạt được một thỏa hiệp và những sự cố cần phải được giải quyết ở cấp độ ngoại giao.
Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, nơi có những tuyến giao thông hàng hải quan trọng. Trung Quốc, Đài Loan có tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia về chủ quyền trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, từ nhiều thập niên qua, Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền trong vùng quần đảo Hoàng Sa. Tuần trước, một nhà ngoại giao Việt Nam nói rằng các căng thẳng tại khu vực Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc xung đột trên quy mô lớn.
Manila và Hà Nội thường xuyên tố cáo các tàu Trung Quốc sách nhiễu các tàu đánh cá và tàu thăm dò dầu khí của Philippines, Việt Nam. Vừa qua, một số dân biểu Đài Loan đề nghị chính quyền Đài Bắc cho triển khai tên lửa trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Hàng không mẫu hạm George Washington ghé thăm cảng Hồng Kông trong bối cảnh Hoa Kỳ khẳng định tầm quan trọng chiến lược của châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét