Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng thêm lỗ thủng lớn
Ông Nguyễn Tấn Dũng là người nâng cao quyền hành của chức thủ tướng lên đỉnh cao nhất trong lịch sử hệ thống cai trị cộng sản ở Việt Nam. Vị thủ tướng đầu tiên là ông Phạm Văn Đồng gần như không có quyền nào cả; tất cả các quyết định cho guồng máy nhà nước thi hành đều nằm trong tay chức tổng bí thư. Các ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt đã đoạt được nhiều quyền hơn nhờ thế lực và vây cánh của họ lên cao gần bằng những người nắm chức tổng bí thư.
>> Lạm phát ở Việt Nam nguy hiểm cho ổn định kinh tế
>> Chuyện nợ nần của hai ông độc quyền
>> Vinashin: Chỗ Rửa Tiền
>> Ngoại Tệ, Vàng và Bất Động Sản: Nguồn vốn bất tận của ĐCSVN ?
>> Lỗ 7,600 tỉ đồng, tổng giám đốc công ty nhà nước bị bắt
Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng thì đã lấn áp cả Nông Đức Mạnh và sẽ qua mặt luôn cả Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng đầu tiên giành quyền kiểm soát các công ty quốc doanh vào trong tay mình.
Ông Phan Văn Khải đã đặt ra hệ thống các tổng công ty, vì muốn bắt chước các chaebol của Nam Hàn; nghĩ rằng công ty càng lớn thì càng làm ăn giỏi. Đó là một ảo tưởng. Ở Đại Hàn người ta thành công vì trên căn bản các đại công ty là của tư nhân, họ làm việc lời ăn lỗ chịu, cho nên phải cố gắng kiếm lời. Còn ở Việt Nam thì các tổng công ty do nhà nước cai quản, các vị quản đốc tiêu tiền chùa, nếu tiền mất tật mang thì không phải họ mang tật mà công quỹ gánh chịu, toàn dân Việt Nam sẽ mang thương tích!
Lúc mới lên, ông Nguyễn Tấn Dũng đặt ra một hình thức công ty mới, gọi là tập đoàn. Tại sao gọi tên tổng công ty không đủ mà lại phải đổi? Thứ nhất là những chữ Tập đoàn Kinh tế rất thông dụng ở Trung Quốc; dùng cùng một danh từ như Trung Quốc là noi theo chính sách của Hồ Chí Minh đời trước. Ông Hồ đã có công nhập cảng rất nhiều danh từ của phương bắc, như chỉnh huấn, cải tạo lao động, đấu tố, đảm bảo, hộ lý, vân vân. Lý do thứ hai là nhân dịp đặt tên mới, sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nuớc, ông Nguyễn Tấn Dũng có cơ hội “tái cấu trúc” bằng cách tập trung tất cả các Tập đoàn Kinh tế vào trong tay phủ thủ tướng! Trước kia các công ty than đá, dầu khí thuộc một bộ, các công ty vận tải hay tin học, viễn thông thuộc những bộ phụ trách các ngành này. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã rút tất cả ra khỏi quyền kiểm soát của các bộ trưởng để tập trung vào tay mình. Có thể coi ông là ông chủ lớn của tất cả các Tập đoàn Kinh tế và tổng công ty thuộc nhà nước Việt Nam! Cho nên phải gọi chung tất cả các xí nghiệp đó là Tập đoàn Kinh tế Nguyễn Tấn Dũng!
Nắm các doanh nghiệp nhà nước là nắm quyền ban phát ân huệ. Tất cả các vị quản đốc doanh nghiệp nhà nước từ trên xuống dưới được hưởng địa vị, lương bổng, quyền hành, là do ông thủ tướng ban cho. Quyết định đặt một nhà máy ở đâu, cho ai vay mượn, cũng nằm trong tay ông thủ tướng. Nghĩa là các bí thư tỉnh, thành, quận huyện, vân vân, đều phải tìm đến cửa ông thủ tướng để vận động xin ân huệ! Vì thế, trước kỳ đại hội đảng Cộng sản vừa qua, cả nước nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi sau những chính sách mất lòng dân và thất bại kinh tế thấy rõ như ban ngày (Vinashin, lạm phát phi mã, bô xít, cho thuê rừng vân vân) nhưng cuối cùng Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết phải ra đi chứ ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vững như bàn thạch! Trong số các đại biểu đi bỏ phiếu có bao nhiêu người đã được Nguyễn Tấn Dũng ban phát ân huệ?
Nhưng Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam đi về đâu? Ngày hôm qua, bản tin Bloomberg News loan báo một nhà phân tích của Công ty Standard & Poor’s là ông Kim Eng Tan, ở Singapore-based đã báo động rằng nước Việt Nam có ổn định hay không tùy thuộc khả năng chính quyền có giảm bớt được tốc độ gia tăng của tổng số ngân hàng cho vay hay không. Năm ngoái, công ty S&P cùng với hai công ty thẩm lượng tín dụng Moody’s và Fitch Ratings đều đã đánh điểm tín nhiệm của nước Việt Nam rớt xuống hạng “đầu tư nhiều rủi ro.”
Trước những vụ xì căng đan như Vụ Vinashin không có tiền nhỏ trả định kỳ cho những món nợ khổng lồ hàng tỷ đô la, các ngân hàng quốc tế mất lòng tin vào khả năng trả nợ của cả nước Việt Nam, điểm tín nhiệm tất nhiên phải xuống thấp. Bản tin Bloomberg cũng nhắc nhở rằng cán cân mậu dịch thâm thủng của nước ta lên tới 1.15 tỷ mỹ kim trong tháng Ba, cao hơn số khiếm hụt 1.11 tỷ vào tháng Hai. Số dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn $12.4 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010 so với $14.1 tỷ năm 2009 và $23 tỷ năm 2008, theo con số của Ngân hàng Thế giới.
Với số dự trữ ngoại tệ không đủ để trả một tháng hàng nhập cảng, tất cả các nhà cung cấp nước ngoài khi bán hàng cho người Việt Nam sẽ rất dè dặt không dám bán chịu, và các nhà nhập cảng trong nước sẽ khó đi vay nợ quốc tế để mua hàng. Ông Kim Eng Tan mô tả là các doanh nghiệp Việt Nam đang “chiến đấu vất vả” để có ngoại tệ cho họ tiếp tục làm ăn! Tất nhiên hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng giá; thêm một nguyên nhân khiến giá sinh hoạt lên cao, ngoài những lý do dễ thấy là điện, xăng tăng giá, hối suất đô la Mỹ lên cao, dân lo đổi tiền mặt lấy hàng hóa để ngừa lạm phát. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng lên tới 14% trong tháng Ba vừa qua đúng như đã được tiên đoán.
Nhìn vào các con số đó, phải kết luận Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang ăn vào vốn, loay hoay không thấy đường thoát! Trong khi đó, tập đoàn này lại càng ngày càng sa lầy trong các vụ xì căng đan không thể bưng bít được. Vụ Vinashin thua lỗ hàng tỷ mỹ kim chưa biết sẽ giải quyết ra sao, lại thêm một cái “lỗ thủng lớn” mới được khui ra, là vụ công ty tài chánh ALC II, tức Công ty Cho thuê Tài chính II thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, còn gọi là Agribank.
“Cho thuê Tài chánh” là một từ mới, quen gọi là lease financing trong thuật ngữ tài chánh tiếng Anh, người Trung Quốc gọi là “tô nhấm (cho thuê) lý tài (cho vay)” ở Đài Loan gọi là “tô nhấm tài phí,” và cả hai còn dùng chung thuật ngữ là Tô Nhấm Trù Tư. Nó bao gồm hai hoạt động: Cho vay tiền (tài chánh), và Cho thuê những máy móc, dụng cụ, thiết bị mua được nhờ số tiền cho vay đó. Nói giản dị, công việc của ALC II là cho vay nợ, cũng giống như ngân hàng vậy. Điểm mới mẻ là khi dùng thủ tục “lease financing” này thì ngân hàng chủ nợ không đưa tiền cho con nợ, tức người đi vay. Chủ nợ sẽ mua các máy móc, thiết bị mà người vay cần, rồi sau khi mua về sẽ cho người vay sử dụng các máy đó trong thời hạn của món nợ. Con nợ sẽ phải trả tiền lãi và vốn định kỳ, không khác gì quý vị ở Mỹ trả nợ khi đi vay tiền mua nhà. Khác với các món nợ mua nhà, những máy móc mà con nợ lease financing sử dụng vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng chủ nợ.
Làm ăn trong ngành “Cho thuê Tài chánh” như vậy phải coi là “ăn chắc!” Ngân hàng cho thân chủ vay tiền mua máy, nhưng ai cũng chỉ cho vay sau khi đã xem xét dự án họ muốn dùng cái máy đó vào việc gì. Tất nhiên, ngân hàng sẽ phải coi dự án đầu tư đó có lời hay không, có sinh ra tiền để trả nợ hay không rồi mới đưa tiền cho vay chứ? Ăn chắc hơn nữa, là cái máy đưa cho thân chủ sử dụng đó trước sau nó vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng. Theo hợp đồng, nếu người vay không trả được tiền hàng tháng là ngân hàng cứ tới đem cái máy đó về nhà mình! Nó khác với cái nhà mà quý vị vay tiền để mua, vì quý vị là chủ nhân cái nhà đó; ngân hàng muốn xiết nợ thì phải đi qua tòa án rất lôi thôi!
“Cho thuê Tài chánh” là một ngành làm ăn rất chắc chắn như vậy. Nhưng khi dụng cụ tài chánh đó được trao cho Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng thì nó lại nát như tương! Thiên tài của ông thủ tướng và của cái đảng Cộng sản (mà ông đang làm lãnh tụ không ai thay thế được) là cái gì hay ho đến đâu, khi đưa vào tay các ông nó cũng nát bét!
Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10-2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3.004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8,5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4.617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1.763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4000 tỷ.
Đúng là tiêu tiền chùa!
Theo báo Tiền Phong, công ty ALC II được thành lập năm 2006, đã đưa quá nhiều tiền cho các công ty ít vốn và mới thành lập vay; tiền đầu tư tập trung vào ngành vận tải biển quá lớn (chiếm 56,6% tổng số nợ), là ngành mà họ không có kinh nghiệm! Kinh khủng hơn nữa là công ty ALC II đã mua những thứ máy móc từ các công ty không có quyền sở hữu trên các máy móc đó! Blog của Đào Tuấn kể chuyện: “Công ty ALC II mua một xe cẩu thuỷ lực 250 tấn của Công ty… Quang Vinh với giá 65 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ 7 ngày trước, Quang Vinh mua chiếc xe này với giá chỉ chưa tới 32 tỉ đồng!” Quang Vinh được lời 33 tỷ trong một tuần, đúng là tiền trên trời rớt xuống! Thế mới là Vinh Quang!
Tiêu tiền Chùa như thế, nhưng tiền chùa ở đâu ra? Báo Tiền Phong cho biết, “ALC II còn rất mạnh tay trong huy động vốn với mức huy động vượt trần lãi suất, thậm chí thoát ra khỏi hạn mức bảo lãnh của Agribank” tức là ngân hàng mẹ đẻ! Ông Nguyễn Thế Bình, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Agribank chỉ biết nói: Chúng tôi cũng có trách nhiệm!
Đây là một thủ thuật ăn cướp giữa ban ngày: Công ty ALC II, một thứ ngân hàng thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng, đã nhân danh “lợi ích chung” đi vay tiền của các ngân hàng quốc doanh cũng thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng, lãi suất cao bao nhiêu cũng chịu. Sau đó, đem tiền đi mua máy móc, thí dụ cái cần cẩu, với giá bao nhiêu cũng trả. Thế là 33 tỷ đồng của nước Việt Nam, của 85 triệu người Việt Nam được “đánh bùn sang ao” chuyển vào tay một nhóm tư nhân! Có bao nhiêu nhóm đã hưởng lộc trời như vậy? Những ai đứng đằng sau họ? Chỉ có Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng biết với nhau mà thôi!
Những thành viên trong Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng có đủ cách moi tiền công quỹ. Blog của Đào Tuấn cho biết, “Tổng công ty xăng dầu lỗ 3.600 tỷ chỉ trong 3 tháng.” Làm thế nào để khỏi bị lỗ? Đã có cách: “Họ xin có một tỷ giá riêng!” Tức là người thường muốn đổi lấy một đô la Mỹ phải trả 18 đến 21 ngàn đồng Việt Nam. Nhưng một công ty thuộc Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng có thể xin Ngân hàng Nhà nước cho đổi đô la với giá thấp hơn! Ví dụ chỉ cần 12,000 đồng đổi được một đô la, thì coi như “nhân dân” Việt Nam vừa mới trợ cấp cho công ty xăng dầu 6000 đồng. Họ đổi một lần độ 100 triệu đô la thì toàn dân Việt Nam vừa mới đóng góp cho Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng 600 ngàn tỷ đồng bạc!
Toàn dân Việt Nam đang bị rút ruột một cách tinh vi như thế! Nhưng cũng có một số người sẽ chịu tai nạn trực tiếp vì vụ ALC II này. Blog của nhà báo Bút Lông báo tin rằng nếu ALC II phá sản thì “Quỹ Hưu Bổng Xã Hội của các công chức về hưu có thể mất 610 tỉ đồng vì đã đầu tư 1.010 tỉ đồng vào ALC II. Ngân hàng mẹ, tức là Ngân hàng mẹ Agribank chỉ bảo lãnh đến mức 400 tỉ đồng mà thôi!
Quý vị công chức nghỉ hưu nếu mất tiền hưu bổng có thể được an ủi: Trong tai nạn lớn của toàn dân thì những mất mát của mình còn quá nhỏ! Quý vị đã hy sinh cả đời phục vụ cho một tập đoàn thống trị; nay chịu hy sinh thêm một chút nữa cũng được. Có thể Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng sẽ tặng cho mỗi vị một huy chương anh hùng kinh tế!
Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! Đã bao năm khai thác tài sản của nước Việt Nam, sức lực của người Việt Nam, không biết bao giờ đến lượt cái tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng mới về hưu?
Ngô Nhân Dụng
Mô hình Trung Quốc, lý thuyết và hiện thực
Sự phát triển vượt bực của Trung Quốc trong những năm vừa qua đã thu hút sự chú ý của các chuyên viên về phát triển và giới mô phạm quốc tế. Không biết bao nhiêu bài vở, sách báo, tài liệu, phim ảnh quốc tế đã phê bình và phân tích sự kiện này. Gần đây hơn, hai kinh tế gia thượng thặng, từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz, đã không tiếc lời ca ngợi mô hình Trung Quốc và cảm thấy có khả năng khai mộng cho các nước khác.Mô hình Trung Quốc là gì ? Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, mỗi nhà bình luận đưa ra một nhận xét riêng, không ai chịu nhường ai trong chức vô địch bình luận về mô hình phát triển của Trung Quốc.
Có người nói đó là một mô hình hỗn hợp, trong đó chính quyền và thị trường kết hợp cùng với nhau để tạo ra một thế cân bằng nhằm giữ vững sự ổn định, nghĩa là biết dung hòa quyền sở hữu nhà nước với quyền sở hữu tư nhân, dung hòa nhu cầu và khả năng cung cấp giữa trong và ngoài nước. Người khác thì nói đó là mô hình phát triển theo chiều dọc, nghĩa là quyền lực nên tập trung vào tay chính quyền để tập trung năng lực vào những kế hoạch chiến lược lâu dài, chế độ độc đảng cầm quyền là một chọn lựa đúng đắn vì có thể mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng, chuyên chính để duy trì ổn định xã hội. Người thì cho rằng đó là mô hình phát triển dựa vào nền văn hóa truyền thống Khổng Mạnh : chính trị chủ đạo, kinh tế chỉ huy, xã hội phục dịch. Một cách tóm lại, mô hình Trung Quốc chỉ đơn thuần là một mô hình chính trị tập quyền, sự thành công của Trung Quốc chỉ giản dị là đã có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Tại sao ca ngợi mô hình Trung Quốc trong lúc này? Sự kiện này không phải tình cờ. Đây chỉ là phản ứng của những người thiên tả sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, họ luôn luôn chống lại sự giàu có về kinh tế và sức mạnh về quân sự áp đảo của Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển phương Tây. Nga và các quốc gia vệ tinh hiện nay đang bị kiệt quệ về tư tưởng lẫn thực lực nên không còn là khuôn mẫu cho những cấp lãnh đạo thiên tả nghe theo, chỉ còn lại Trung Quốc.
Mặc dù hiện nay chỉ là một quốc gia cộng sản trên danh nghĩa, nhưng sự phát triển vượt bực của Trung Quốc đang là cái phao để những nhà tư tưởng và những cấp lãnh đạo thiên tả bám vào để tồn tại, trong đó có Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, ban lãnh đạo đảng cộng sản không có mô hình phát triển nào cả. Lúc ban đầu Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của sự phát triển vượt bực hiện nay, chỉ muốn được tồn tại (“trắng hay đen, mèo nào cũng được, miễn sao bắt được chuột”). Sự phát triển của Trung Quốc, lúc ban đầu (cuối thập niên 1970) chỉ là một mô hình hỗn hợp về quyền sở hữu giữa nhà nước và tư nhân. Nhờ sự cố gắng của tư nhân ‐ thật ra là những tư bản đỏ tìm mọi cách để sản xuất hàng hóa để thu về thật nhiều ngoại tệ, lúc đó là đô la Mỹ, để làm của riêng phòng khi nguy biến ‐ tốc độ và khả năng sản xuất hàng hóa của lục địa Trung Quốc vượt hẳn Hongkong, Đài Loan và Nam Hàn về giá rẻ. Cái may của những người này là có một nguồn nhân lực dồi dào sẵn sàng làm việc với bất cứ giá nào để có cơm ăn áo mặc và cuộc sống khá hơn.
Với thời gian, xã hội Trung Quốc được phân chia lại theo mô hình “phong kiến kiểu mới”, giữa một bên là 100 triệu đảng viên cộng sản (phong kiến) cai trị 1,3 tỷ công nhân (nô lệ). Nô lệ ở đây phải hiểu là những người làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt (12 giờ một ngày, 6/7 hay 7/7 ngày trong tuần, thiếu bảo hiễm xã hội, tiền lương chỉ đủ để trả tiền nhà và tiền ăn, phải làm thêm nhiều giờ hơn nữa mới có dư tiền để gởi về cho gia đình). Khi hết việc, những công nhân nô lệ này bị sa thải một cách dễ dàng, chính quyền và giai cấp chủ nhân không hề quan tâm đến số phận hay gia đình của họ.
Với mô hình này, Trung Quốc trở thành xưởng sản xuất hàng hóa của toàn thế giới, đảng cộng sản Trung Quốc, qua trung gian giai cấp tư bản đỏ, trở thành cai thầu cho những quốc gia giàu có. Nô lệ Trung Quốc làm việc ngày đêm để giữ gìn sự sung túc của những quốc gia giàu có. Thực tế này đã không được những nhà tư tưởng thiên tả nhắc nhở tới khi đề cao mô hình Trung Quốc.
Để che giấu thực tại không mấy vinh quang này, ban lãnh đạo đảng cộng sản thường phô trương bắp thịt để hù dọa thế giới: dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp những quốc lân bang nhỏ bé ; dùng sức mạnh hàng hóa để áp đảo những quốc giá giàu có.
Trên một khía cạnh nào đó, những biện pháp hào nhoáng này đã không ngờ mang lại một số thắng lợi nhất định: không quốc gia nào dám coi thường Trung Quốc, kể cả Mỹ, Nhật và Liên Hiệp Châu Âu.
Cái khó hiểu là mặc dù mọi người đều biết sự phát triển vượt bực của Trung Quốc hiện nay là không bình thường, nhưng không ai dám nói ngược với những gì ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang làm : tiếp tục dìm giá đồng CNY, gia tăng xuất khẩu, hạn chế sự phát triển thị trường nội địa. Chẳng lẽ có một qui ước bất thành văn giữa những chính trị gia và giới báo chí phương Tây về sự phát triển của Trung Quốc ? Tình trạng này giống như sự cổ võ một lực sĩ nhà nghèo đã cố gắng ngàyđêm tập dợt, bất kể đói và lạnh, để cùng những lực sĩ nhà giàu chạy việt dã đường xa, đến một lúc nào đó người lực sĩ nhà nghèo này sẽ ngã quỵ và sẽ không được gượng dậy được vì kiệt sức.
Thấy gì trong mô thức phát triển của Trung Quốc hiện nay ? Đó là một liên minh quyền tiền, như mọi liên minh quyền tiền trên thế giới trừ trước đến nay. Như đã nói ở đoạn trên, mô hính mà Trung Quốc đang theo đuổi là mô hình phong kiến kiểu mới, trong đó 100 triệu đảng viên cộng sản phong kiến có toàn quyền trên 1,3 tỷ công dân nô lệ. Theo mô hình này, quyền lực tập trung vào trung ương, thật ra là vào tay một thiểu số cầm quyền. Những ai ở xa trung tâm quyền lực, dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ là những cấp thừa hành, quyền quyết định vẫn tập trung vào tay thiểu số, tức giai cấp đảng viên đảng cộng sản.
Nhìn từ bên ngoài, ngươi ta thấy xã hội Trung Quốc có vẻ như cởi mở, có tự do nhưng trong thực tế đó là một xã hội đầy ức nén: mọi người phải tự kềm chế mình để được tồn tại. Sinh hoạt kinh tế cũng thế, mọi người phải tự kềm chế để giai cấp cầm quyền không chú ý tới, nghĩa là phải giả bộ đóng vai thấp hèn để được yên thân.
Liên minh quyền tiền (đảng cộng sản và tư bản đỏ) này đang khống chế toàn bộ xã hội, từ thôn quê ra đến thành thị, ai nghịch lại đều bị trừng trị. Trên một khía cạnh nào đó, liên minh quyền tiền này giống như căn bệnh ung thư ác tính giết lần giết hồi thể xác của người bệnh. Bất công xã hội, hố cách biệt giàu nghèo và nạn thất nghiệp trên qui mô lớn là những yếu tố độc hại đang làm sụp đổ mô hình Trung Quốc, và không sớm thì muộn sẽ dẫn đến bạo loạn.
Nguyễn Minh
China: A New Economic Model?
A few days ago on Curious Capitalist, I asked whether China was headed for trouble due to the potential damage done to its banking system by the government’s giant stimulus program. One of our readers, identified as tanboontee, was kind enough to write a very interesting comment. Here’s an excerpt:Excessive debts in the west support lavish lifestyles, not necessarily so in China. Do not forget that capitalism is already malfunctioning. What’s wrong with introducing a new paradigm?>> Does China’s Economic Model Exist?
>> Turning point for Chinese economy
>> Blaming China Won’t Help the Economy
This has become a common view, not just out here in Asia, but around the world. Many observers believe China has developed a “new paradigm,” a superior economic model that challenges the dominance of Western ideas about economies. But I have a question for tanboontee, and for anyone else who wants to jump in on this discussion – what exactly is this “new paradigm?” From what I can tell, China is employing economic tools that many other countries have tried in the past, with both good and bad results.
First of all, China has generated its rapid growth using the same policies as the rest of Asia. The basic strategy looks something like this: Jumpstart growth by capitalizing on low-wage labor to produce cheap exports for consumers in the West. Take advantage of globalization – free trade, international flows of capital – to raise incomes at home. Tap into giant pools of domestic savings with pro-business policies to spur high levels of investment. Japan, South Korea, Taiwan, Singapore and others all did exactly the same thing (using somewhat different policy menus.) China, therefore, isn’t doing anything all that unique.
Trade. Investment, Exports. Private Enterprise. These are the basic building blocks of growth, in China and the rest of Asia. In a word: CAPITALISM. (Warning: Shameless self-promotion coming up: If you want to know more about how Asia became so rich, so fast, it’s the subject of my book, The Miracle: The Epic Story of Asia’s Quest for Wealth.)
What supposedly makes China “different” and gives its economy a special edge is the larger role of the government, in the form of state ownership of banks and companies, controls on capital flows, and other measures. But again, China is following in the footsteps of the rest of Asia. South Korea used capital controls and state-owned banks as part of its early development strategy. Japan’s bureaucrats employed all kinds of tools to direct bank lending to favored projects. Nor is China’s attempt to “mix” together state-dominated and free market-oriented sectors terribly unusual. That’s the basis of Singapore’s economic model. It was also tried in the “mixed” economies of Europe, and India under the License Raj.
But what we’ve learned from these examples from history is that the state-led aspects of “mixed” economies can create as much harm as good. Bureaucratic meddling was a key factor behind Japan’s Lost Decade(s) and the Asian financial crisis of 1997. The sickest part of the “mixed” economies in Europe and India was state-controlled industry. And you can make the case that the same is true in China today. The major troubles facing the Chinese economy right now – ballooning property prices and a looming bad loan problem – are a result of bureaucrats thinking they can turn on and off the banking sector like a desk lamp. A hefty portion of the loans made during last year’s credit explosion went to state companies and local governments – a sign that perhaps this lending was driven by government policy, not necessarily the actual needs of the economy.
It’s noteworthy as well that tanboontee mentions the risky consumer-credit practices that got the U.S. into trouble. It is true that banks in China tend to lend for investment, not consumption as in America. But from the standpoint of the bank, it doesn’t much matter who the end borrowers are – as long as they pay the loans back. Whether a Florida family who used a home equity loan to buy a flat-panel TV can’t meet its payments, or a Chinese company that invested in an unnecessary steel mill defaults, a hole in the bank’s balance sheet is created either way. The practices of Chinese banks aren’t a sign that China is following some kind of “new paradigm.” They could possibly be a repeat of the same mistakes that got the West into its financial crisis.
So how is it again that China is rewriting the rules of economics? Anybody? Anybody?
Michael Schuman
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét