7 tháng 8, 2011

Đảng và nhà nước CSVN thích đàn áp tôn giáo

Đảng và nhà nước CSVN thích đàn áp tôn giáo

Hoàng Liên Sơn (danlambao) Những vụ bắt bớ các sinh viên công giáo mới đây với kiểu cách khủng bố thẳng thừng nhằm vào Công Giáo đã gây sự phẫn nộ không những trong giáo dân mà còn trong những người dân Việt Nam không theo đạo.

Đảng độc trị tại Việt Nam lần này không che dấu quan điểm kì thị tôn giáo của họ và tiếp tục có những hành động thách thức giáo hội - nơi chăm sóc linh hồn cho các giáo dân. Công Giáo bị kì thị tại quốc gia theo chế độ cộng sản Việt Nam, điều này ai cũng thấy rõ nhưng từ trước đến nay chính phủ Việt Nam luôn thể hiện quan điểm trong các cuộc hội đàm quốc tế là sự nỗ lực xây dựng một nền hoà bình không phân biệt sắc tộc, tôn giáo đồng thời thừa nhận tín ngưỡng là quyền của mỗi người dân, không bị ép buộc.

Tuy nhiên những bộ luật bất thành văn luôn là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Việc các giáo xứ luôn bị o ép hay khủng bố bởi những người mặc thường phục luôn diễn ra lúc thì kiểu du kích và khi thì dồn dập. Những nỗ lực của các linh mục ở các Giáo xứ trong việc bảo vệ các khu đất của giáo hội, nơi các con Chiên được giãi bày và chăm sóc đời sống tâm linh luôn luôn bị rìch rập những nguy cơ không báo trước. Lần này sự tấn công hướng vào các sinh viên Công Giáo một cách trực diện và ngang nhiên hơn là không theo bất cứ một thủ tục luật pháp nào được quy định. Vậy nên chăng có thể để cả thế giới đặt ra một câu hỏi: Việt Nam thích đàn áp tôn giáo?

Quan điểm đàn áp nếu "thực sự có thật" thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc vì Việt Nam hiện không còn là một quốc gia đóng cửa với cả thế giới như những thập kỉ trước. Đã từng đạt được những thành tựu lớn trong các cuộc đàm phán ngoại giao quốc tế như việc đưa Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO hay đạt được nhiều những thoả thuận bình thường hoá quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ, mối quan hệ với EU, thành viên không thường trực của Liên Hợp Quốc... Mỗi khi các quốc gia trong khu vực ASIAN xảy ra tranh thiên tai hay chính biến, với tư cách là một thành viên, chính phủ Việt Nam luôn có công điện phúc đáp chúc mừng hay chia buồn rất nhanh chóng và kịp thời... Những nỗ lực để đưa Việt Nam phát triển phải luôn đồng hành với sự khôn ngoan trên phương diện ngoại giao chứ không phải bằng vũ lực đàn áp những gì bất đồng chính kiến hay tôn giáo. Người dân Việt Nam nào cũng mong đất nước mình phát triển để sánh vai cùng các cường quốc năm châu dù người dân đó là bên Công Giáo hay không. Không thể phủ định hay gây cản trở việc đi lại (quyền tối thiểu của con người) của một người vì bất kì lý do nào trừ khi họ là khủng bố và bằng chứng khủng bố đó phải được xác định rõ ràng trước khi kí lệnh bắt. Điều này đòi hỏi nhất thiết một trình tự luật pháp được ban bố rộng rãi và ngiêm túc chấp hành, không phân biệt giai tầng vì đây là điều kiện cần của một nhà nước Pháp Quyền Việt Nam.

Người dân thường phải đặt nhiều kỳ vọng và đòi hỏi ở chính phủ và cũng hiểu những thách thức không phải là nhỏ trong các vấn đề phát triển của Việt Nam, cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo - một chủ đề thời sự hiện rất nóng và được thế giới quan tâm. Các cuộc biểu tình gần đây lúc thì đàn áp, lúc thì không bởi vì chính phủ còn suy nghĩ đắn đo ? Những thông tin về việc công an đánh người đi biểu tình thực sự khiến cho hình ảnh của nhà nước Việt Nam càng trở nên tồi tệ trong mắt bạn bè năm châu, và có nguy cơ sụp đổ những quan hệ ngoại giao nếu chính phủ còn tiếp tục chơi bài "tiền trảm hậu tấu".

Đảng Cộng Sản Việt Nam nên ngồi vào bàn đàm phán và tiếp thu những góp ý thay vì những hành động đàn áp bắt bớ những người yêu nước hay các giáo dân một cách không có lí lẽ như hiện nay. Sự đàn áp từ lịch sử xa xưa đã minh chứng là không hề tạo ra thịnh vượng cho một đất nước, ngược lại chỉ mang lại những hậu quả nghiêm trọng sau này. Cánh cửa mở ra với thế giới của Việt Nam có thể mang lại những gì tích cực phụ thuộc phần lớn bởi suy nghĩ và đường lối của đảng CSVN và nhà nước do đảng này lập nên và nắm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét