Nguyễn Trung Tôn
November 8, 20140 Bình Luận
November 8, 20140 Bình Luận
Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển.
Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn
giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường
làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô
cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người
ta bật lên can đảm, mạnh mẽ.
Trong
phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình
hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”.
Có
thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các
phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử
dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ
bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân
sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.
Bởi
nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng
Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều
phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy
đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được “yên
hàn”. Gia đình “không có vấn đề”, tức không đang bị Đảng trừng phạt, là
thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng.
Để
đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng
để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác
thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi
đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng
với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối
chọn lựa này đều làm cho con người đã “hèn” lại thêm “hạ”.
Nhưng
ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua
được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na
là tới mức “tức nước vỡ bờ”. Rất nhiều trong số này là các bà con dân
oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết
trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ
quan khác.
Cũng
có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất
nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa
của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho
người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc – Ác
với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều.
Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống
đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không.
Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến
Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.
Sau
hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế
khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn
ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng
nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các
chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể
che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con
đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản
sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế
độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu
trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời.
Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp
trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn
bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ.
Điều
dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến
Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng
cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người
nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng
như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào
đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng
như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.
Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:
1.
Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng
tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng
bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.
2.
Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của
tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi
trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của
dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.
3.
Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính
mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước.
Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa,
và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai.
Xin
cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương
tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan
để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta.
Nguyễn Trung Tôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét