HÀ NỘI — Người dân Việt Nam hiện nay ngày càng tỏ ra lo lắng về việc sử dụng quá đà thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Thông tín viên Marianne Brown tường thuật rằng một số người tiêu dùng giờ đây đã bắt đầu lên mạng để mua rau quả sạch nhằm bảo đảm an toàn cho mình và người thân.
Nhiều tấm áp phích được dựng lên ở Việt Nam để kêu gọi người dân ‘không lạm dụng thuốc trừ sâu và hãy nghĩ tới người tiêu dùng’, nhưng việc thiếu quy định của chính phủ không thể giảm bớt tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu một cách quá đà, và người tiêu dùng cũng nhận ra điều này. Và vì thế, nhiều người đã phải lên mạng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu.
Đi mua sắm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, một bà mẹ trẻ 30 tuổi đã bày tỏ sự lo lắng chung của bà cũng như của những người khác.
Bà cho biết chỉ mua rau quả của những người quen biết tại ngôi làng của bà ở ngoại ô thành phố. Bà lo ngại về việc sử dụng hóa chất đối với rau quả và nói rằng nếu bà mua phải những loại rau quả đó từ những người bà không quen biết, các loại rau quả đó sẽ có hại cho con bà.
Không phải ai cũng quen biết với các nông dân như vậy. Nhưng hiện có một website chuyên cung cấp thông tin về các cửa hàng bán ‘rau sạch’ ở Hà Nội giúp giải quyết việc thiếu lòng tin của người tiêu dùng.
Trang web rau sạch cho người tiêu dùng có tên rausach.nguoitieudung.com.vn được hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam, Vinastas, thành lập năm 2011.
Bà Đặng Kiêm Hiền nằm trong số những người quản trị trang này.
Bà cho biết trang web cung cấp các địa chỉ và số điện thoại của các cửa hàng bán các loại rau quả an toàn hoặc các loại rau củ quả hữu cơ. Các cửa hàng phải cung cấp các thông tin chi tiết về hóa đơn, địa chỉ và số điện thoại để chứng minh rằng họ có nguồn cung cấp rau an toàn và hữu cơ. Nếu một cửa hàng bị phát hiện không tuân thủ các quy định, thông tin của họ sẽ bị gỡ xuống khỏi trang web.
Các nhà nông ở Việt Nam sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu. Nhằm tăng năng suất và các mục tiêu an ninh lương thực, chính phủ thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu diệt trừ sâu bệnh và trợ cấp cho các sản phẩm này.
Ông Eduardo Sabio là đại diện khu vực tại Hà Nội của tổ chức phi chính phủ của Bỉ là VECO. Ông nói việc sử dụng thuốc trừ sâu quá đà thực sự là một vấn đề ở Việt Nam. Tổ chức của ông hiện hỗ trợ trang web cung cấp thông tin về rau sạch trên. Ông cho biết:
“Một số sản phẩm thuốc trừ sâu dán nhãn mác không đúng quy cách vì chúng có xuất xứ không rõ ràng. Chính phủ ban hành một danh sách các sản phẩm thuốc trừ sâu được phép sử dụng, nhưng luôn có những loại thuốc trừ sâu ‘trái phép’ tuồn qua biên giới và đến tay các nông dân”.
Bởi vì hệ thống nông nghiệp đặc thù của Việt Nam, trong đó người dân sử dụng những mảnh đất canh tác với diện tích rất nhỏ, nên rất khó để các nông dân sản xuất các loại rau trái hữu cơ.
Ông cũng nói rằng Việt Nam có một hệ thống chứng nhận các sản phẩm rau quả hữu cơ nhưng nó không phù hợp với các hộ gia đình nhỏ vì hệ thống này có quá nhiều tiêu chí, nhiều đơn phải điền và chi phí thì lại cao.
Đó là lý do vì sao trang web ‘rau sạch’ sử dụng hệ thống có tên gọi là Hệ thống Hướng dẫn Tham gia (PGS) được áp dụng tại hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới.
Hệ thống này củng cố các tiêu chuẩn chất lượng thông qua việc duyệt xét lẫn nhau với sự tham gia của nhiều bên liên quan như các nông dân, các hội đoàn, những người thu mua và các giới chức địa phương.
Các nông dân ghi sổ những loại thuốc trừ sâu mà họ phun, và việc này được giám sát thường xuyên. Các nông dân gần đó cũng để mắt tới các loại thuốc trừ sâu mà láng giềng của họ sử dụng.
Bà Hà My, người quản lý chi nhánh của Vườn rau, một dịch vụ vận chuyển rau sạch trên mạng, nói rằng doanh nghiệp của bà đã được Viet Gap xác nhận chất lượng.
Dù mới chỉ thành lập hồi năm ngoái, hiện doanh nghiệp này đã có khoảng 1.000 khách hàng trên khắp cả nước.
Bà Hà My nói rằng người tiêu dùng hiện lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm rau củ quả cho nên ngày càng có nhiều người tìm đến các nguồn thông tin và dịch vụ trên mạng như Facebook. Bà nói:
“Facebook cũng như cuộc đời thật. Từ bạn bè họ lại biết những người bạn chung khác. Lấy ví dụ, bạn của tôi mua rau quả ngon và sạch từ một cửa hàng mà bạn tôi quen biết. Tôi tin tưởng bạn tôi nên tôi cũng tin tưởng cửa hàng đó. Tên và bạn bè của bạn hiển hiện hết trên Facebook”.
Lòng tin là chìa khóa, và vì thế, các chuyên gia nói rằng Việt nam cần một cơ quan điều tiết có thể bảo đảm rằng các nhà sản xuất tuân thủ với các quy định về việc canh tác hữu cơ và trồng trọt rau quả sạch. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các nông dân và người tiêu dùng mà nó còn tránh các trường hợp ngộ độc liên quan tới các loại thuốc trừ sâu được chính phủ trợ giá.
Nhiều tấm áp phích được dựng lên ở Việt Nam để kêu gọi người dân ‘không lạm dụng thuốc trừ sâu và hãy nghĩ tới người tiêu dùng’, nhưng việc thiếu quy định của chính phủ không thể giảm bớt tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu một cách quá đà, và người tiêu dùng cũng nhận ra điều này. Và vì thế, nhiều người đã phải lên mạng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu.
Đi mua sắm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, một bà mẹ trẻ 30 tuổi đã bày tỏ sự lo lắng chung của bà cũng như của những người khác.
Bà cho biết chỉ mua rau quả của những người quen biết tại ngôi làng của bà ở ngoại ô thành phố. Bà lo ngại về việc sử dụng hóa chất đối với rau quả và nói rằng nếu bà mua phải những loại rau quả đó từ những người bà không quen biết, các loại rau quả đó sẽ có hại cho con bà.
Không phải ai cũng quen biết với các nông dân như vậy. Nhưng hiện có một website chuyên cung cấp thông tin về các cửa hàng bán ‘rau sạch’ ở Hà Nội giúp giải quyết việc thiếu lòng tin của người tiêu dùng.
Trang web rau sạch cho người tiêu dùng có tên rausach.nguoitieudung.com.vn được hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam, Vinastas, thành lập năm 2011.
Bà Đặng Kiêm Hiền nằm trong số những người quản trị trang này.
Bà cho biết trang web cung cấp các địa chỉ và số điện thoại của các cửa hàng bán các loại rau quả an toàn hoặc các loại rau củ quả hữu cơ. Các cửa hàng phải cung cấp các thông tin chi tiết về hóa đơn, địa chỉ và số điện thoại để chứng minh rằng họ có nguồn cung cấp rau an toàn và hữu cơ. Nếu một cửa hàng bị phát hiện không tuân thủ các quy định, thông tin của họ sẽ bị gỡ xuống khỏi trang web.
Các nhà nông ở Việt Nam sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu. Nhằm tăng năng suất và các mục tiêu an ninh lương thực, chính phủ thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu diệt trừ sâu bệnh và trợ cấp cho các sản phẩm này.
Ông Eduardo Sabio là đại diện khu vực tại Hà Nội của tổ chức phi chính phủ của Bỉ là VECO. Ông nói việc sử dụng thuốc trừ sâu quá đà thực sự là một vấn đề ở Việt Nam. Tổ chức của ông hiện hỗ trợ trang web cung cấp thông tin về rau sạch trên. Ông cho biết:
“Một số sản phẩm thuốc trừ sâu dán nhãn mác không đúng quy cách vì chúng có xuất xứ không rõ ràng. Chính phủ ban hành một danh sách các sản phẩm thuốc trừ sâu được phép sử dụng, nhưng luôn có những loại thuốc trừ sâu ‘trái phép’ tuồn qua biên giới và đến tay các nông dân”.
Bởi vì hệ thống nông nghiệp đặc thù của Việt Nam, trong đó người dân sử dụng những mảnh đất canh tác với diện tích rất nhỏ, nên rất khó để các nông dân sản xuất các loại rau trái hữu cơ.
Ông cũng nói rằng Việt Nam có một hệ thống chứng nhận các sản phẩm rau quả hữu cơ nhưng nó không phù hợp với các hộ gia đình nhỏ vì hệ thống này có quá nhiều tiêu chí, nhiều đơn phải điền và chi phí thì lại cao.
Đó là lý do vì sao trang web ‘rau sạch’ sử dụng hệ thống có tên gọi là Hệ thống Hướng dẫn Tham gia (PGS) được áp dụng tại hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới.
Hệ thống này củng cố các tiêu chuẩn chất lượng thông qua việc duyệt xét lẫn nhau với sự tham gia của nhiều bên liên quan như các nông dân, các hội đoàn, những người thu mua và các giới chức địa phương.
Các nông dân ghi sổ những loại thuốc trừ sâu mà họ phun, và việc này được giám sát thường xuyên. Các nông dân gần đó cũng để mắt tới các loại thuốc trừ sâu mà láng giềng của họ sử dụng.
Bà Hà My, người quản lý chi nhánh của Vườn rau, một dịch vụ vận chuyển rau sạch trên mạng, nói rằng doanh nghiệp của bà đã được Viet Gap xác nhận chất lượng.
Dù mới chỉ thành lập hồi năm ngoái, hiện doanh nghiệp này đã có khoảng 1.000 khách hàng trên khắp cả nước.
Bà Hà My nói rằng người tiêu dùng hiện lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm rau củ quả cho nên ngày càng có nhiều người tìm đến các nguồn thông tin và dịch vụ trên mạng như Facebook. Bà nói:
“Facebook cũng như cuộc đời thật. Từ bạn bè họ lại biết những người bạn chung khác. Lấy ví dụ, bạn của tôi mua rau quả ngon và sạch từ một cửa hàng mà bạn tôi quen biết. Tôi tin tưởng bạn tôi nên tôi cũng tin tưởng cửa hàng đó. Tên và bạn bè của bạn hiển hiện hết trên Facebook”.
Lòng tin là chìa khóa, và vì thế, các chuyên gia nói rằng Việt nam cần một cơ quan điều tiết có thể bảo đảm rằng các nhà sản xuất tuân thủ với các quy định về việc canh tác hữu cơ và trồng trọt rau quả sạch. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các nông dân và người tiêu dùng mà nó còn tránh các trường hợp ngộ độc liên quan tới các loại thuốc trừ sâu được chính phủ trợ giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét