Thông tin ngắn gọn này mới được Đại sứ quán Nhật ở Hà Nội xác nhận với VOA Việt Ngữ hôm 25/3.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật cho biết chính phủ nước này ‘đang tích cực phối hợp với chính phủ Việt Nam điều tra thu thập thông tin để làm rõ điều gì đã xảy ra’.
Tờ Yomiuri Shimbun trước đó đưa tin, chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC khai nhận rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Theo truyền thông trong nước, Bộ Công an Việt Nam đã vào cuộc, điều tra nghi án. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã được cử sang Nhật để ‘để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án nhận hối lộ’. Trao đổi với VOA Việt Ngữ, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho biết ông ‘rất buồn và xấu hổ’ khi nghe tin.
Ông Doanh nhận định rằng vụ đút lót của JTC ‘ảnh hưởng tới mối quan hệ Nhật – Việt đang được nâng cao’ cũng như ‘ảnh hưởng tới việc giải ngân ODA của Nhật’.
“Theo như lần trước [vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ của công ty Nhật PCI], Quốc hội Nhật đã có phản ứng và chính phủ Nhật tạm thời đình chỉ việc giải ngân ODA trong vòng sáu tháng. Tôi cũng nghĩ rằng, trong tình hình hiện nay, mặc dầu quan hệ hai bên hết sức là tốt đẹp, rất có thể phía Nhật sẽ phản ứng bởi vì đây là tiền của người dân Nhật đóng thuế và trong quốc hội Nhật thì người ta cũng muốn là điền đóng thuế đó phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Cho nên tôi e rằng là trong công luận của Nhật và của nghị viện Nhật sẽ có những phản ứng không thuận lợi đối với việc giải ngân tức thời số vốn của Nhật đối với Việt Nam.”
Hồi năm 2008, tờ Yomiuri Shimbun cũng từng đưa tin về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh khi ấy, nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật để cho công ty này thắng thầu dự án.
Vụ việc đã khiến ông Sĩ phải nhận án tù chung thân vì tội ‘nhận hối lộ’, và Nhật tạm thời đóng băng việc cấp vốn ODA cho Việt Nam.
Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Nhật là nguồn cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và số vốn này đóng góp vào sự phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
Nghi án hối lộ mới nhất đã thu hút được sự quan tâm của dư luận ở trong nước, và trở thành một đề tài ‘nóng’ trong mấy ngày qua. Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói với VOA Việt Ngữ rằng bà hy vọng vụ việc sẽ được điều tra rốt ráo.
“Không có lửa thì không thể có khói được. Khi đã có thông tin, chắc chắn là có tham nhũng. Bây giờ phải có những người công tâm mà điều tra ra và trả lời công khai với người dân trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Thế thì mới có thể tin được”.
Báo chí trong nước hôm 24/3 đã đăng tải tên và chức vụ của một số giới chức ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ vụ việc liên quan tới công ty JTC.
Trả lời báo điện tử VnExpress về việc xử lý vi phạm nếu việc đưa và nhận hối lộ là đúng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Đạt Tường nói rằng ‘đây là việc lớn, liên quan đến sinh mệnh chính trị của người khác nên không thể vội vàng đưa ra đánh giá được’.
Tiến sỹ Doanh nói ông hy vọng sự việc ‘sẽ lại soi rọi một ánh sáng nữa, một tia sáng nữa vào việc chống tham nhũng và Việt Nam sẽ rút ra những bài học nghiêm chỉnh để sửa đổi luật pháp và tăng cường sự giám sát để tránh những vụ việc sẽ diễn ra, lặp lại trong tương lai’.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật cho biết chính phủ nước này ‘đang tích cực phối hợp với chính phủ Việt Nam điều tra thu thập thông tin để làm rõ điều gì đã xảy ra’.
Tờ Yomiuri Shimbun trước đó đưa tin, chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC khai nhận rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Theo truyền thông trong nước, Bộ Công an Việt Nam đã vào cuộc, điều tra nghi án. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã được cử sang Nhật để ‘để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án nhận hối lộ’. Trao đổi với VOA Việt Ngữ, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho biết ông ‘rất buồn và xấu hổ’ khi nghe tin.
Ông Doanh nhận định rằng vụ đút lót của JTC ‘ảnh hưởng tới mối quan hệ Nhật – Việt đang được nâng cao’ cũng như ‘ảnh hưởng tới việc giải ngân ODA của Nhật’.
“Theo như lần trước [vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ của công ty Nhật PCI], Quốc hội Nhật đã có phản ứng và chính phủ Nhật tạm thời đình chỉ việc giải ngân ODA trong vòng sáu tháng. Tôi cũng nghĩ rằng, trong tình hình hiện nay, mặc dầu quan hệ hai bên hết sức là tốt đẹp, rất có thể phía Nhật sẽ phản ứng bởi vì đây là tiền của người dân Nhật đóng thuế và trong quốc hội Nhật thì người ta cũng muốn là điền đóng thuế đó phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Cho nên tôi e rằng là trong công luận của Nhật và của nghị viện Nhật sẽ có những phản ứng không thuận lợi đối với việc giải ngân tức thời số vốn của Nhật đối với Việt Nam.”
Hồi năm 2008, tờ Yomiuri Shimbun cũng từng đưa tin về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh khi ấy, nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật để cho công ty này thắng thầu dự án.
Vụ việc đã khiến ông Sĩ phải nhận án tù chung thân vì tội ‘nhận hối lộ’, và Nhật tạm thời đóng băng việc cấp vốn ODA cho Việt Nam.
Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Nhật là nguồn cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và số vốn này đóng góp vào sự phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
Nghi án hối lộ mới nhất đã thu hút được sự quan tâm của dư luận ở trong nước, và trở thành một đề tài ‘nóng’ trong mấy ngày qua. Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói với VOA Việt Ngữ rằng bà hy vọng vụ việc sẽ được điều tra rốt ráo.
“Không có lửa thì không thể có khói được. Khi đã có thông tin, chắc chắn là có tham nhũng. Bây giờ phải có những người công tâm mà điều tra ra và trả lời công khai với người dân trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Thế thì mới có thể tin được”.
Báo chí trong nước hôm 24/3 đã đăng tải tên và chức vụ của một số giới chức ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ vụ việc liên quan tới công ty JTC.
Trả lời báo điện tử VnExpress về việc xử lý vi phạm nếu việc đưa và nhận hối lộ là đúng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Đạt Tường nói rằng ‘đây là việc lớn, liên quan đến sinh mệnh chính trị của người khác nên không thể vội vàng đưa ra đánh giá được’.
Tiến sỹ Doanh nói ông hy vọng sự việc ‘sẽ lại soi rọi một ánh sáng nữa, một tia sáng nữa vào việc chống tham nhũng và Việt Nam sẽ rút ra những bài học nghiêm chỉnh để sửa đổi luật pháp và tăng cường sự giám sát để tránh những vụ việc sẽ diễn ra, lặp lại trong tương lai’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét