14 tháng 8, 2013

Nghĩ gì trước phiên xử phúc thẩm hai sinh viên Uyên và Kha


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-14
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/201
Nguyễn Phương Uyên và Nguyễn Đình Kha tại phiên tòa sơ thẩm Tòa Án Long An hôm 16/5/201
AFP
Phiên xử phúc thẩm hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được dự kiến diễn ra vào ngày 16 tháng 8 tới đây. Ngay trước khi sự kiện đó xảy ra, một thư ngỏ được gửi đến cho các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam gồm chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chánh án tòa án tối cao. Thư ngỏ của vị nhân sĩ- trí thức ở Hà Nội là ông Nguyễn Khắc Mai, hiện là giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt. Ông này cũng từng là Trưởng ban Dân Vận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ trước kia.

Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Khắc Mai một số thông tin liên quan. Trước hết ông cho biết:
Ông Nguyễn Khắc Mai: Trước hết đó là hai người trẻ ưu tú của đất nước, họ là hai người trong số những người trẻ ưu tú hiện đang xuất hiện. Chúng tôi rất kính phục và đánh giá rất cao tình cảm, cái hoài bão và chí khí của họ đối với dân, với nước. Chúng tôi- thế hệ già rất khen ngợi, rất hoan nghênh, rất khâm phục và cũng có sự cảm kích và biết ơn.
Gia Minh: Đối với những hoạt động các bạn trẻ đó đã làm nhưng nhà nước kết tội họ, theo ông những điều đó có đáng phải bị kết tội như vậy không?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Không. Tôi đã có một thư ngỏ gửi cho anh Hùng, chị Ngân, chị Phóng và anh Uông Chu Lưu. Tôi nói những người lãnh đạo quốc gia phải hãnh diện và biết ơn những công dân trẻ tuổi và ưu tú như vậy. Mặc dù họ có những hành động và ý nghĩ trái với những suy nghĩ của mình; những người lãnh đạo quốc gia phải hiểu nên như thế. Tôi đã nói với họ như thế. Tôi nói không phải đem hai em này ra tòa án để xử, mà phải lập một hội nghị để tôn vinh, tuyên dương và cám ơn họ. Có như thế mới vực dậy ‘nguyên khí’ của quốc gia; tức khí phách của người Việt. Và từ khí phách ấy cố gắng vươn lên giỏi hơn, thông minh hơn, tài trí hơn, năng lực hơn để đưa đất nước mình phát triển.
Tôi nói không phải đem hai em này ra tòa án để xử, mà phải lập một hội nghị để tôn vinh, tuyên dương và cám ơn họ. Có như thế mới vực dậy ‘nguyên khí’ của quốc gia; tức khí phách của người Việt
Ông Nguyễn Khắc Mai
Gia Minh: Đối với lần gửi thư trước và lần này, ông thấy có những phản hồi gì đối với những điều mà ông đã gửi gắm?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Tôi mong ước tại tòa phúc thẩm này, người ta tuyên án ‘trả tự do’ cho hai em. Nhưng tình hình hiện nay theo như vài người nói với tôi sáng nay sau khi đọc bài của tôi, họ đang tìm mọi cách để hạ mức án; vì họ có tự ái của họ, tức những người cầm quyền.
Thế thì hiện nay tôi chưa biết họ sẽ đối xử như thế nào, nhưng có xu hướng không thể xử nặng như thế. Có người nói họ đang tìm cách, kể cả việc tác động với em Đinh Kha và Phương Uyên nếu không mời luật sư cải tại tòa làm mất mặt họ, thì họ sẽ hạ mức án xuống… Nghe nói Đinh Nguyên Kha sẽ không nhờ luật sư, Phương Uyên thì bảo không, từ chối. Tôi nghe nói mà không biết có chính xác hay không.
Chứ còn phải nói hai con người đó, lớp già chúng tôi phải kính phục.
Gia Minh: Như ông vừa nói đó là thành phần mà ông kính phục và có thể nói là ‘ưu tú’ trong lớp trẻ hiện nay; nhưng lâu nay người ta thường nói giới trẻ quên lãng bổn phận, không được dạy dỗ cho đến nơi đến chốn nên không có được những lý tưởng cao đẹp. Ông nhận thấy điều đó ra sao?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Thật ra xã hội nào, đời nào cũng có phân tầng: có nhóm ưu tú nhất cỡ khoảng 5,10,20%; có lớp trung gian bình thường và có lớp lạc hậu, rất lạc hậu- ăn chơi, sa đọa… Xưa cũng thế, mà nay cũng thế. Từ đời Lý- Trần đã có chuyện này. Đến thời Lê- Trịnh cũng có chuyện này; thời Pháp thuộc cũng có chuyện này; trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng có sự phân tầng ấy, rồi trong chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng có phân tầng ấy. Phân tầng ấy là tất yếu, nhưng ai sẽ là mũi nhọn như một cây- phần bên trên mới là khu vực được phát triển, phát triển thành lá, thành mô, thành cành. Sức phát triển đọng lại nơi nhóm phần trăm ưu tú ấy. Quốc gia nào muốn phát triển cần phải vun xới cho phần tử ưu tú đó phát triển, xuất hiện đĩnh đạc, đàng hoàng. Đó là chính sách của một quốc gia, của một đất nước.
Gia Minh: Và sự vun xới hiện nay của Việt Nam ra sao cho thành phần đó?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Thật ra không thể ngăn cản được nhóm ưu tú phát triển. Càng ngày tôi càng chứng kiến có những người trẻ có chính kiến của họ rất rõ, rất đúng và xử sự của họ cũng rất đàng hoàng; ví dụ anh Nguyễn Đắc Kiên.
Rất đáng tiếc lớp già như chúng tôi có những người rất bảo thủ, rất lạc hậu và dốt nữa. Bảo thủ, lạc hậu, dốt và có quyền trong tay nên đối xử ‘không đâu vào đâu cả’. Đám già của chúng tôi có những tật như vậy.
Gia Minh: Gần đây những vị nhân sĩ, trí thức cũng có lên tiếng, và cũng như ông hôm qua lên tiếng qua thư ngỏ về phiên xử phúc thẩm này; ông thấy sự lên tiếng của những vị nhân sĩ, trí thức ở lứa như ông đang phát huy tác dụng ra sao?
Ông Nguyễn Khắc Mai: Đây là sự thức tỉnh của dân tộc. Bản năng thức tỉnh của dân tộc thôi thúc sẽ có những người, những nhóm người như vậy hành động. Và cái tiến hóa sẽ thắng cái bảo thủ, cái lạc hậu; các phát triển, tiên tiến sẽ thắng cái bảo thủ, cái lạc hậu. Cái mới sẽ phủ định cái cũ và cái nhân văn, chủ nghĩa nhân văn- văn hóa của dân tộc sẽ phát triển và sẽ dẫn dắt dân tộc này. Tôi tin như vậy, không ai có thể nói che được điều này.
Gia Minh: Cám ơn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét