Phương Bích - Từ ăn mày là chỉ kẻ đi ăn xin thiên hạ. Nhưng ăn mày ở bệnh viện lại là kẻ xin được cho thiên hạ, xin được hầu thiên hạ. May phúc người ta nhận cho còn có cơ hội sống. Nếu nhận rồi mà vẫn chết thì là tại số, tại tuổi già, tại bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Còn khi người ta không nhận, bảo việc khám chữa bệnh là của thày thuốc thì phải coi chừng. Nghe chị bộ trưởng Tiến nói, bệnh nhân làm hư thày thuốc bằng phong bì, nói thực chả ai dám liều lĩnh tin vào lời chị ấy nói. Nếu không có phong bì, thì chỉ nội lo không, bệnh nhân cũng đủ ốm thêm rồi. Một chị người nhà tôi, vốn làm trong bệnh viện 103, là người của bệnh viện hẳn hoi mà khi mổ ở đấy cũng rải phong bì từ cô hộ lý trở lên. Mà đưa khi phong bì cũng nào có được đàng hoàng? Hoặc là giấm giúi, hoặc là nét mặt cộng với lời nói cũng đầy vẻ nịnh nọt. Chả nịnh? Nhờ người ta cứu chữa cho mình (cho dù cũng chả phải nhờ suông) lại chả phải nịnh?
Bấy lâu nay tôi cứ băn khoăn, ở Việt Nam, có hai loại “nhân” có thể không chết ngay tức thì, nếu chỉ trông vào “chế độ” mà không có sự giúp đỡ về vật chất của gia đình là tù nhân và bệnh nhân, nhưng họ sẽ chết từ từ. Biết rằng con người ta khó sống được bằng cái “chế độ” ăn ở của tù nhân, chế độ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm của bệnh nhân, nên người thân phải tìm mọi cách để giúp họ sống sót.
Thế người nghèo, không có tiền thì làm sao?
Một người trả lời: thì sẽ hy sinh!
***
Người ta chỉ khi đứt tay mới thấy đau. Thấy thiên hạ đau đớn, khổ sở, có cảm thông cũng chỉ được phần nào. Cho đến khi nếm trải, ta mới thấy thực sự thấm thía. Những ngày vạ vật ở bệnh viện, tôi nghĩ thế này mình đã thấy khổ, vậy những người nghèo không có tiền còn thê thảm đến đâu. Có lần tôi đi thăm người bệnh ở khoa u bướu bệnh viện Bạch Mai. Mùa đông, trời lại mưa. Hành lang chỉ chừa hai hàng gạch (40cm) làm lối đi, lép nhép nước mưa đen sì. Hai bên lối đi không còn một chỗ trống, không chỉ người nhà mà cả người bệnh trải những tấm bìa carton lên sàn hành lang để nằm. Thật kinh khủng!
***
Sáng từ 8 đến 11 giờ, chiều từ 1 đến 4 giờ là giờ của thày thuốc với bệnh nhân. Trong quãng thời gian đó, người nhà phải ra ngoài. Xen kẽ 2 giờ chiều gọi người nhà vào lau rửa cho bệnh nhân. Đến 3 giờ lại đuổi ra. 4 giờ lại vào. 8 giờ lại đuổi ra để khóa cửa. Mỗi bệnh chỉ được một người nhà ở lại trông. Người nhà bệnh nhân không được nằm, chỉ ngồi trên 1 cái ghế của bệnh viện, không được đem theo ghế ở nhà đến. Nếu người nhà cứ đi đi về về, thì chỉ nội đi lại không cũng hết ngày. Ở lại trong bệnh viện cả ngày thì ngồi ở đâu?
Về cũng không được, phải túc trực ở ngoài để nếu bệnh nhân có vấn đề gì, thày thuốc còn gọi vào! Đôi khi được gọi vào chỉ là bệnh nhân vô thức ị ra giường, người nhà “được” vào dọn.
Thế là cứ vạ vật bất cứ chỗ nào. Nếu chỗ ngồi là ghế đá thì cũng chẳng đủ cho tất cả người nhà và người giúp việc vào chăm sóc bệnh nhân. Vậy là người ta ngồi phệt ở sảnh các tầng. Sáng ra các bác sĩ giao ban về, áo blu trắng tinh tươm, cười nói ồn ào ngang qua đám người nhà ngồi vạ vật như lũ ăn mày ở các sảnh. Không biết các thày thuốc cao quý nghĩ gì, nhưng sau đó mấy tay bảo vệ vào đuổi mọi người ra ngoài. Lại lũ lĩ xách đồ lề lếch thếch ra ngoài, lê lếch ở các ghế đá đặt ngay bên cạnh các thùng rác. Đến giờ được gọi vào chăm sóc bệnh nhân lại ùa vào, rối rít tít mù cho ăn, cho ị, lau chùi cho bệnh nhân. Xong đến giờ lại lũ lĩ kéo nhau ra cho bác sĩ khóa cửa. Bệnh nhân nào ị không đúng giờ, người nhà cũng được đặc cách cho vào dọn trong giờ cấm. Không biết bệnh nhân nào độc thân, không có người nhà thì bệnh viện xử lý thế nào? Không lẽ để họ ngập trong phân?
Rõ ràng chuyện ở các bệnh viện hiện nay, lực lượng chăm sóc bệnh nhân là không thể thiếu. Như vậy ngoài đội ngũ thày thuốc, bệnh nhân, bệnh viện còn gánh thêm một lượng người đáng kể đi theo chăm sóc bệnh nhân. Nhưng người ta chỉ biết sử dụng họ như những lao công, mà không cần biết làm thế nào để họ có đủ sức để chăm sóc bệnh nhân. Dường như đó là việc của bệnh nhân. Và dường như họ cũng quên mất một điều, nguồn nhiễm bệnh từ chính những người chăm sóc bệnh nhân không chuyên này cũng khá cao, khi họ thường lê la nằm ngồi ở những khu vực không đảm bảo vệ sinh ở trong bệnh viện, rồi lại vào chăm sóc bệnh nhân như thường. Khả năng lây nhiễm cũng không loại trừ, việc các bác sĩ và điều dưỡng viên khi khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhân, cũng chỉ dùng cùng một đôi găng tay.
Vậy mới nói, người nào không có tiền thì sẽ hy sinh! Và bệnh viện thì vô can! Ở nước ta, dường như chưa một bệnh viện nào phải chịu trách nhiệm, về một cái chết oan nào.
***
Ngày trước, mỗi khi ra viện, bố tôi bao giờ cũng chuẩn bị ít phong bì, làm động tác cảm ơn những người đã chữa bệnh cho mình. Thành lệ rồi, hỏi nhau chán rồi, người khác có, mình không có – áy náy lắm.
Thực ra việc cảm ơn cũng phải thôi. Tuy rằng chữa bệnh cho bệnh nhân là việc của thày thuốc, cũng như dạy học sinh là việc của nhà giáo, nhưng người ta vẫn thường cảm ơn những người đã cứu chữa, hay truyền dạy kiến thức cho mình. Đó cũng là phải đạo. Mình không có bu gà, con cá như ở quê thì thay bằng cái phong bì cũng được. Mà bây giờ cái gì chả cần phải phong bì? Kiểu nói vui: Đánh đổ phong kiến để được phong bì!
Chết cái là trước đây thì thường cảm ơn sau, nhưng bây giờ “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay “Vật chất quyết định ý thức”. Có phải là không có cảm ơn đâu, nhưng mình chết vì không nhạy bén với sự thay đổi của thời cuộc là cái thủ tục “đầu tiên” rất quan trọng. Tôi nghĩ, đâu chỉ có lương của thày thuốc mới không đủ sống? Cả xã hội bây giờ nó thế. Nhưng không thể vì vậy mà thiếu trách nhiệm đến mức để người bệnh như thế được.
Tôi cảm nhận được lý do của sự thờ ơ và lạnh nhạt đó. Mặc dù tôi căm giận lắm, nhưng các anh chị tôi cứ bảo: Thôi bỏ đi! Vì bố đi. May mắn là xuống đến cấp cứu, bác sĩ bảo họng của cụ tôi không bị liệt, nếu không sẽ phải mở khí quản.
Ngày thứ ba, cụ tỉnh. Đau đớn và bất lực hiện rõ trên nét mặt cụ. Cái may lại trở thành nỗi khổ là cụ cảm nhận được hết, không giống những người khác mê man bất tỉnh nằm bên cạnh, chả biết đau đớn là gì. Bác sĩ nói, qua sự giãy đạp của cụ chứng tỏ nội lực của cụ vẫn còn tốt lắm. Có lẽ do cụ chưa phạm nhiều tội ác nên giời thương. Sau 5 ngày, cụ tôi được bỏ ống thở máy, chỉ thở ô xy thêm vài ngày nữa. Tôi ngao ngán nghĩ đến ngày, họ sẽ chuyển trả cụ tôi về lại nội A.
Thấy sức khỏe của cụ tôi tiến triển tốt, những người bên cạnh vừa mừng cho tôi, vừa buồn se sắt khi nghĩ về tình cảnh của người nhà mình. Một cậu nói: chúng em rất ân hận là đưa ông vào viện. Những ngày đầu vào viện, hai ông bà còn ngồi bón cho nhau ăn, vừa ăn vừa nói chuyện tình cảm lắm. Mấy hôm sau yếu đi, rồi hôn mê cho đến giờ. Liệt não rồi, không hy vọng gì nữa. Cả nhà không ai ngờ nhanh đến thế!
Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu nói, hiện giờ sức khỏe cụ tôi đã ổn, chỉ còn viêm họng nữa thôi, và họ sẽ chuyển cụ tôi về nội A để điều trị tiếp. Mới chỉ nghe thế tôi đã phát khiếp. Tôi đã tính đưa cụ tôi về nhà, có gì thì sẽ mời bác sĩ đến... Trong khi còn đang suy tính, thì có người mách ông lang Sinh ở 135 Đốc Ngữ, chữa bệnh hay lắm. Tôi quyết ngay. Mấy ông anh tôi còn sợ nội A họ tự ái, nên khuyên cứ để bố lên đó hai ba hôm cho đúng quy trình. Nhưng tôi kiên quyết không nghe, bảo 14 ngày ở đó chưa đủ hay sao?
Khi gia đình tôi đề xuất cho bố tôi ra viện thẳng từ khoa hồi sức tích cực, họ đồng ý. Bố tôi biết được về nhà, mừng như trẻ nhỏ, tinh thần phấn chấn hẳn, hợp tác toàn diện! Trước khi về, tôi chủ động hỏi một bác sĩ, bao giờ thì rút được ống xông? Bác sĩ bảo phải theo dõi khoảng một hai tuần nữa, tập cho uống và ăn cháo loãng qua miệng. Khi nào ăn uống được bình thường rồi mới rút ống xông.
Tôi răm rắp nghe theo, nhưng chưa hết một thìa nước cụ đã sặc tím cả mặt mày. Thử thêm vài lần cũng không được, tôi hoang mang lắm. Khi bác sĩ Phạm Hồng Sơn hỏi thăm sức khỏe của bố tôi, tôi mới trình bày hoàn cảnh như thế, như thế. Bác sĩ ngạc nhiên, bảo đương nhiên là không thể ăn uống bình thường bằng miệng, khi vẫn cắm ống xông ở mũi được.
Sao cùng là bác sĩ mà mỗi người nói một kiểu thế nhỉ? Nhưng tôi vẫn tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn hơn, vì cảm nhận thấy nó logic. Cẩn thận hỏi thêm cô em cũng bác sĩ đã về hưu, cô ấy cũng nói giống bác sĩ Sơn. Thế là tôi mạnh dạn rút ống xông ra cho cụ. Và thế là từ đó đến nay, cụ tôi đã ăn uống trở lại bình thường, thậm chí còn tự ngồi dậy được để tập đi nữa. Và thế là may mắn quá. Nhiều người bảo cụ tôi đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vâng đúng là như thế đấy ạ. Phúc đức quá!
Phương Bích - Từ ăn mày là chỉ kẻ đi ăn xin thiên hạ. Nhưng ăn mày ở bệnh viện lại là kẻ xin được cho thiên hạ, xin được hầu thiên hạ. May phúc người ta nhận cho còn có cơ hội sống. Nếu nhận rồi mà vẫn chết thì là tại số, tại tuổi già, tại bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Còn khi người ta không nhận, bảo việc khám chữa bệnh là của thày thuốc thì phải coi chừng. Nghe chị bộ trưởng Tiến nói, bệnh nhân làm hư thày thuốc bằng phong bì, nói thực chả ai dám liều lĩnh tin vào lời chị ấy nói. Nếu không có phong bì, thì chỉ nội lo không, bệnh nhân cũng đủ ốm thêm rồi. Một chị người nhà tôi, vốn làm trong bệnh viện 103, là người của bệnh viện hẳn hoi mà khi mổ ở đấy cũng rải phong bì từ cô hộ lý trở lên. Mà đưa khi phong bì cũng nào có được đàng hoàng? Hoặc là giấm giúi, hoặc là nét mặt cộng với lời nói cũng đầy vẻ nịnh nọt. Chả nịnh? Nhờ người ta cứu chữa cho mình (cho dù cũng chả phải nhờ suông) lại chả phải nịnh?
Bấy lâu nay tôi cứ băn khoăn, ở Việt Nam, có hai loại “nhân” có thể không chết ngay tức thì, nếu chỉ trông vào “chế độ” mà không có sự giúp đỡ về vật chất của gia đình là tù nhân và bệnh nhân, nhưng họ sẽ chết từ từ. Biết rằng con người ta khó sống được bằng cái “chế độ” ăn ở của tù nhân, chế độ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm của bệnh nhân, nên người thân phải tìm mọi cách để giúp họ sống sót.
Thế người nghèo, không có tiền thì làm sao?
Một người trả lời: thì sẽ hy sinh!
***
Người ta chỉ khi đứt tay mới thấy đau. Thấy thiên hạ đau đớn, khổ sở, có cảm thông cũng chỉ được phần nào. Cho đến khi nếm trải, ta mới thấy thực sự thấm thía. Những ngày vạ vật ở bệnh viện, tôi nghĩ thế này mình đã thấy khổ, vậy những người nghèo không có tiền còn thê thảm đến đâu. Có lần tôi đi thăm người bệnh ở khoa u bướu bệnh viện Bạch Mai. Mùa đông, trời lại mưa. Hành lang chỉ chừa hai hàng gạch (40cm) làm lối đi, lép nhép nước mưa đen sì. Hai bên lối đi không còn một chỗ trống, không chỉ người nhà mà cả người bệnh trải những tấm bìa carton lên sàn hành lang để nằm. Thật kinh khủng!
***
Sáng từ 8 đến 11 giờ, chiều từ 1 đến 4 giờ là giờ của thày thuốc với bệnh nhân. Trong quãng thời gian đó, người nhà phải ra ngoài. Xen kẽ 2 giờ chiều gọi người nhà vào lau rửa cho bệnh nhân. Đến 3 giờ lại đuổi ra. 4 giờ lại vào. 8 giờ lại đuổi ra để khóa cửa. Mỗi bệnh chỉ được một người nhà ở lại trông. Người nhà bệnh nhân không được nằm, chỉ ngồi trên 1 cái ghế của bệnh viện, không được đem theo ghế ở nhà đến. Nếu người nhà cứ đi đi về về, thì chỉ nội đi lại không cũng hết ngày. Ở lại trong bệnh viện cả ngày thì ngồi ở đâu?
Về cũng không được, phải túc trực ở ngoài để nếu bệnh nhân có vấn đề gì, thày thuốc còn gọi vào! Đôi khi được gọi vào chỉ là bệnh nhân vô thức ị ra giường, người nhà “được” vào dọn.
Thế là cứ vạ vật bất cứ chỗ nào. Nếu chỗ ngồi là ghế đá thì cũng chẳng đủ cho tất cả người nhà và người giúp việc vào chăm sóc bệnh nhân. Vậy là người ta ngồi phệt ở sảnh các tầng. Sáng ra các bác sĩ giao ban về, áo blu trắng tinh tươm, cười nói ồn ào ngang qua đám người nhà ngồi vạ vật như lũ ăn mày ở các sảnh. Không biết các thày thuốc cao quý nghĩ gì, nhưng sau đó mấy tay bảo vệ vào đuổi mọi người ra ngoài. Lại lũ lĩ xách đồ lề lếch thếch ra ngoài, lê lếch ở các ghế đá đặt ngay bên cạnh các thùng rác. Đến giờ được gọi vào chăm sóc bệnh nhân lại ùa vào, rối rít tít mù cho ăn, cho ị, lau chùi cho bệnh nhân. Xong đến giờ lại lũ lĩ kéo nhau ra cho bác sĩ khóa cửa. Bệnh nhân nào ị không đúng giờ, người nhà cũng được đặc cách cho vào dọn trong giờ cấm. Không biết bệnh nhân nào độc thân, không có người nhà thì bệnh viện xử lý thế nào? Không lẽ để họ ngập trong phân?
Rõ ràng chuyện ở các bệnh viện hiện nay, lực lượng chăm sóc bệnh nhân là không thể thiếu. Như vậy ngoài đội ngũ thày thuốc, bệnh nhân, bệnh viện còn gánh thêm một lượng người đáng kể đi theo chăm sóc bệnh nhân. Nhưng người ta chỉ biết sử dụng họ như những lao công, mà không cần biết làm thế nào để họ có đủ sức để chăm sóc bệnh nhân. Dường như đó là việc của bệnh nhân. Và dường như họ cũng quên mất một điều, nguồn nhiễm bệnh từ chính những người chăm sóc bệnh nhân không chuyên này cũng khá cao, khi họ thường lê la nằm ngồi ở những khu vực không đảm bảo vệ sinh ở trong bệnh viện, rồi lại vào chăm sóc bệnh nhân như thường. Khả năng lây nhiễm cũng không loại trừ, việc các bác sĩ và điều dưỡng viên khi khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhân, cũng chỉ dùng cùng một đôi găng tay.
Vậy mới nói, người nào không có tiền thì sẽ hy sinh! Và bệnh viện thì vô can! Ở nước ta, dường như chưa một bệnh viện nào phải chịu trách nhiệm, về một cái chết oan nào.
***
Ngày trước, mỗi khi ra viện, bố tôi bao giờ cũng chuẩn bị ít phong bì, làm động tác cảm ơn những người đã chữa bệnh cho mình. Thành lệ rồi, hỏi nhau chán rồi, người khác có, mình không có – áy náy lắm.
Thực ra việc cảm ơn cũng phải thôi. Tuy rằng chữa bệnh cho bệnh nhân là việc của thày thuốc, cũng như dạy học sinh là việc của nhà giáo, nhưng người ta vẫn thường cảm ơn những người đã cứu chữa, hay truyền dạy kiến thức cho mình. Đó cũng là phải đạo. Mình không có bu gà, con cá như ở quê thì thay bằng cái phong bì cũng được. Mà bây giờ cái gì chả cần phải phong bì? Kiểu nói vui: Đánh đổ phong kiến để được phong bì!
Chết cái là trước đây thì thường cảm ơn sau, nhưng bây giờ “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay “Vật chất quyết định ý thức”. Có phải là không có cảm ơn đâu, nhưng mình chết vì không nhạy bén với sự thay đổi của thời cuộc là cái thủ tục “đầu tiên” rất quan trọng. Tôi nghĩ, đâu chỉ có lương của thày thuốc mới không đủ sống? Cả xã hội bây giờ nó thế. Nhưng không thể vì vậy mà thiếu trách nhiệm đến mức để người bệnh như thế được.
Tôi cảm nhận được lý do của sự thờ ơ và lạnh nhạt đó. Mặc dù tôi căm giận lắm, nhưng các anh chị tôi cứ bảo: Thôi bỏ đi! Vì bố đi. May mắn là xuống đến cấp cứu, bác sĩ bảo họng của cụ tôi không bị liệt, nếu không sẽ phải mở khí quản.
Ngày thứ ba, cụ tỉnh. Đau đớn và bất lực hiện rõ trên nét mặt cụ. Cái may lại trở thành nỗi khổ là cụ cảm nhận được hết, không giống những người khác mê man bất tỉnh nằm bên cạnh, chả biết đau đớn là gì. Bác sĩ nói, qua sự giãy đạp của cụ chứng tỏ nội lực của cụ vẫn còn tốt lắm. Có lẽ do cụ chưa phạm nhiều tội ác nên giời thương. Sau 5 ngày, cụ tôi được bỏ ống thở máy, chỉ thở ô xy thêm vài ngày nữa. Tôi ngao ngán nghĩ đến ngày, họ sẽ chuyển trả cụ tôi về lại nội A.
Thấy sức khỏe của cụ tôi tiến triển tốt, những người bên cạnh vừa mừng cho tôi, vừa buồn se sắt khi nghĩ về tình cảnh của người nhà mình. Một cậu nói: chúng em rất ân hận là đưa ông vào viện. Những ngày đầu vào viện, hai ông bà còn ngồi bón cho nhau ăn, vừa ăn vừa nói chuyện tình cảm lắm. Mấy hôm sau yếu đi, rồi hôn mê cho đến giờ. Liệt não rồi, không hy vọng gì nữa. Cả nhà không ai ngờ nhanh đến thế!
Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu nói, hiện giờ sức khỏe cụ tôi đã ổn, chỉ còn viêm họng nữa thôi, và họ sẽ chuyển cụ tôi về nội A để điều trị tiếp. Mới chỉ nghe thế tôi đã phát khiếp. Tôi đã tính đưa cụ tôi về nhà, có gì thì sẽ mời bác sĩ đến... Trong khi còn đang suy tính, thì có người mách ông lang Sinh ở 135 Đốc Ngữ, chữa bệnh hay lắm. Tôi quyết ngay. Mấy ông anh tôi còn sợ nội A họ tự ái, nên khuyên cứ để bố lên đó hai ba hôm cho đúng quy trình. Nhưng tôi kiên quyết không nghe, bảo 14 ngày ở đó chưa đủ hay sao?
Khi gia đình tôi đề xuất cho bố tôi ra viện thẳng từ khoa hồi sức tích cực, họ đồng ý. Bố tôi biết được về nhà, mừng như trẻ nhỏ, tinh thần phấn chấn hẳn, hợp tác toàn diện! Trước khi về, tôi chủ động hỏi một bác sĩ, bao giờ thì rút được ống xông? Bác sĩ bảo phải theo dõi khoảng một hai tuần nữa, tập cho uống và ăn cháo loãng qua miệng. Khi nào ăn uống được bình thường rồi mới rút ống xông.
Tôi răm rắp nghe theo, nhưng chưa hết một thìa nước cụ đã sặc tím cả mặt mày. Thử thêm vài lần cũng không được, tôi hoang mang lắm. Khi bác sĩ Phạm Hồng Sơn hỏi thăm sức khỏe của bố tôi, tôi mới trình bày hoàn cảnh như thế, như thế. Bác sĩ ngạc nhiên, bảo đương nhiên là không thể ăn uống bình thường bằng miệng, khi vẫn cắm ống xông ở mũi được.
Sao cùng là bác sĩ mà mỗi người nói một kiểu thế nhỉ? Nhưng tôi vẫn tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn hơn, vì cảm nhận thấy nó logic. Cẩn thận hỏi thêm cô em cũng bác sĩ đã về hưu, cô ấy cũng nói giống bác sĩ Sơn. Thế là tôi mạnh dạn rút ống xông ra cho cụ. Và thế là từ đó đến nay, cụ tôi đã ăn uống trở lại bình thường, thậm chí còn tự ngồi dậy được để tập đi nữa. Và thế là may mắn quá. Nhiều người bảo cụ tôi đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vâng đúng là như thế đấy ạ. Phúc đức quá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét