17 tháng 1, 2013



GHPGVNTN- Thích Đôn Hậu - Giết Đồng Bào Huế Tại Khe Đá Mài 1968


Tết Mậu Thân 1968, HT Thích Đôn Hậu đã lên đài phát thanh MTGPMN kêu gọi:
« Tôi Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đại diện Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam - Đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam,- và Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất miền Vạn Hạnh ( miền Trung). Tôi long trọng tuyên bố : Kể từ giờ phút này, GHPGVNTN đã hoàn thành sứ mạng của lịch sữ. Vì vậy, tôi yêu cầu tất cả đồng bào hãy treo cờ Phật giáo, nếu nhà nào không có, thì hãy đến mua tại các chùa, để chào mừng cách mạng đã thành công và cũng để thể hiện rằng đồng bào không chống đối chính quyền cách mạng ».


Hòa thượng pháp danh Trừng Nguyện, hiệu Đôn Hậu, thuộc đời thứ 8 phái thiền Liễu Quán, thế danh là Diệp Trương Thuần. Ngài sinh vào ngày 13 tháng giêng năm Ất Tỵ (16-2-1905) tại làng Xuân An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi Ngài vừa lên 9 tuổi. ............
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Ngài được cử làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh.
Năm 1965, Ngài được cung thỉnh làm Yết ma A Xà Lê Đại giới đàn Từ Hiếu tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu - Huế.
Từ năm 1968, Ngài được mời tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Ngài vào chiến khu, ra Hà Nội. Từ đây, Ngài lại càng đẩy mạnh sự nghiệp lợi Đạo ích Đời.
- Tháng 1/1968: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
- Năm 1970, đi tham quan văn hóa, tôn giáo ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1971, đi dự Đại hội thành lập tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình ở Mông Cổ và được cử làm Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa Bình.
- Năm 1975, miền Nam được ( CS Bắc Việt xâm lăng) giải phóng, Ngài trở về chùa cũ (Linh Mụ) và sau đó được mời làm cố vấn cho Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
- Năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cũng chính trong năm này, Ngài được mời giữ chức Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Từ năm 1976 đến 1986, liên tục trong mười năm liền, Ngài giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.
Năm 1977, Đại hội kỳ VII Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang. Ngài được suy cử vào Hội đồng Trưởng Lão của Giáo Hội và giữ chức vụ Chánh Thư ký Viện Tăng Thống.
Năm 1979, đức Đệ nhị Tăng Thống - Hòa thượng Thích Giác Nhiên - viên tịch, Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được, Hội đồng Lưỡng Viện bèn cung thỉnh Ngài kiêm chức vụ Xử lý Viện Tăng Thống.
Năm 1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, đã suy cử Ngài vào Hội đồng Chứng minh với chức vụ Đệ Nhứt Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1977, 1981 và 1983, ba lần Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Báo quốc và Trúc Lâm - Huế.
Ở tuổi ngoài bát tuần, sức khỏe của Ngài đã giảm sút rất nhiều, thân ngũ uẩn như chiếc xe cũ, đèn dầu cạn, nhân duyên hội họp đã mãn. Hóa duyên đã tròn, Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại Tổ đình Linh Mụ thành phố Huế, trụ thế 88 năm, trải qua 68 mùa An cư kiết hạ...



Nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam [1] tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.


Chùa Từ Ðàm (Tổng Tham Mưu của Phật Giáo Ấn Quang ra kế hoạch giết người dân vô tội Huế Tết năm Mậu Thân 1968 dưới sự chỉ đạo của GHPGVNTN Thích Đôn Hậu)

Chùa tọa lạc ở phường Trường An, cách thành phố Huế khoảng 2 km về hướng Nam.
Cấu trúc chung của chùa được gọi là "kiểu chùa Hội" phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ, với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản, Chùa Từ Ðàm có ba bộ phận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà Hội.
Cổng tam quan chùa cao, rộng, có mái ngói thanh nhã. Phía sau cổng có cây Bồ Ðề nơi Phật đắc đạo, do bà Karpeies, Hội trường hội phật học Pháp, Thỉnh từ Ấn độ qua Việt Nam tặng, được trồng vào năm 1936. Sân chùa rộng, bằng phẳng, thoáng mát, đủ chỗ để tập trung hàng ngàn người về dự lễ.
Chùa chính gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên một nền móng bằng đá hoa cương, cao 1,5 m, mái xây kiểu cổ lầu nên chùa vốn đã cao lại càng cao hơn. ở các bờ mái và trên nóc chùa là những cặp rồng uốn cong, mềm mại đối xứng nổi lên trên những dẫy ngói âm dương chạy dọc trông cân đối, hài hòa, đẹp mắt.
Dưới mái cổ lầu có những bức đắp nỗi sự tích đức phật, bố cục trọn vẹn trên các khung đúc. Dọc theo các trụ cột tiền đường là các bức nối dài, nét chữ sắc sảo. Tả, hữu sát với tiền đường có hai lầu chuông, trống.

Trong điện có pho tượng Ðức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen. Chùa Từ Ðàm thờ độc tôn, cách bố trí và thờ tự trong điện có phần đơn giản so với các ngôi chùa ở Huế. Phiá sau chính điện có nhà tổ, nhà tăng.
Từ Ðàm là ngôi chùa Hội cho nên Hội quán được xây dựng rộng 10m, cao hai tầng, cạnh đường Phan Bội Châu.

Mặc dầu không phải là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nhưng Từ Ðàm được nhiều người khắp đất nước biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng, phát triển của Phật Giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do tín ngưỡng.
img
Không phải Ðức Quốc Xã; Không phải Khờ Me Ðỏ;
Mà là tội ác cộng sản Việt Nam tại Khe Ðá Mài 1968

img
Khe Ðá Mài, nơi tìm thấy 428 nạn nhân.
Ðịa điểm tìm thấy sau 19 tháng.



Thứ ba, ngày 02 tháng chín năm 2008


Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 1)

Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành 






Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.


RFA graphic.

Vi phạm thoả ước, Việt Cộng đã tấn công đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế nhận ra rằng, nhiều ngàn người dân thường đã bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết nguyên đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.

Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, đài Á Châu Tự Do xin kể lại cuộc thảm sát thông qua ký ức của chính những người trong cuộc, qua đối thoại trực tiếp hay tài liệu lưu trữ. Loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện.

Khuya mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết Mậu Thân, tức là ngày 31 tháng Giêng năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hoà vào, rồi thay hẳn tiếng pháo…

Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Đông Xuân 1967 – 1968 của quân đội miền Bắc chỉ một ngày sau các tỉnh, thành phố, thị trấn khác của miền Nam.

Bị tấn công sau, nhưng Huế đã trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất.

Nếu chấp nhận một định nghĩa, rằng những tiếng đạn pháo đầu tiên qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, thì Huế bắt đầu trở thành chiến trường vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng ngày 31 tháng Giêng.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên, kế lại:

“Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31 tháng Một, 1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xã Huế.”

Huế đã nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà cùng đồng minh Hoa Kỳ vãn hồi an bình cho Huế, với cao điểm là các trận tái chiếm Đại Nội, hạ cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu ngày 22 tháng Hai, Huế đã trải qua hơn 3 tuần kinh hoàng.

25 ngày thảm sát kinh hoàng


Những kinh hoàng không dừng lại với hình ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo.

Huế, bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra, rằng nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

Theo nhà báo Vũ Ánh, đương kim Chủ Bút Nhật Báo Người Việt, Cựu Phóng Viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, thì: “Ngay tại Phú Thứ, bác sĩ Lê Khắc Quyến nói với tôi là: “Đây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 tháng Chín năm 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ oà với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Người ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người.” 







http://i249.photobucket.com/albums/gg238/hon_dan_toc/Mau%20Than%201968/MauThan1968-20281929.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg238/hon_dan_toc/Mau%20Than%201968/MauThan1968-20282229.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg238/hon_dan_toc/Mau%20Than%201968/MauThan1968-20284629.jpg

http://i249.photobucket.com/albums/gg238/hon_dan_toc/Mau%20Than%201968/MauThan1968-20282029.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét