Để phát biểu không chỉ là hiện tượng
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2013-01-15
Việc nghệ sĩ Kim Chi từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng Việt Nam trong thời gian qua thu hút các diễn đàn mạng cũng như giới truyền thông.
Đáng khâm phục
Lá thư nghệ sĩ Kim Chi gởi Hội Điện ảnh Việt Nam lấy lý do ‘không muốn trong nhà có chữ ký của người đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” để từ chối tham gia xin xét duyệt khen thưởng nghệ sĩ. Người mà nghệ sĩ Kim Chi nói đến là đương kim thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sáng thứ Ba 15 tháng 1, xuất hiện lá thư đầy xúc động của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - gởi bà Kim Chi để thể hiện sự trân trọng dành cho hành động của bà. Người từng tham gia sôi nổi phong trào sinh viên cách đây gần 50 cho rằng “chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm”.
Trong lúc Việt Nam bị lên án là hạn chế quyền tự do ngôn luận, thái độ thẳng thắn chỉ trích Thủ tướng của bà Kim Chi không chỉ làm nhiều người đánh giá cao mà còn làm họ bất ngờ, xúc động. Nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội nhận xét về bà Kim Chi:
“Đó là một trường hợp đáng khâm phục. Tất cả những ai dù không phải là nghệ sĩ, dù là nhà giáo, là những người tử tế… thì phải thấy đó là một hiện tượng đáng khâm phục”.
Nhà giáo Phạm Toàn không phải là người duy nhất dùng từ “hiện tượng” cho bà Kim Chi. Các bài viết, các ý kiến bình luận, các diễn đàn không ngớt lời nói về nghệ sĩ Kim Chi trong thời gian qua khiến hành động của bà trở thành một hiện tượng.
Tại Việt Nam, những phát biểu được cho là thẳng thắn hoặc mang tính nhạy cảm thường gây một phản ứng tương tự trong dư luận bao gồm cả phát biểu gần đây nhất về văn hóa từ chức của ĐBQH Dương Trung Quốc. Nếu chỉ nói thật hoặc nói lên suy nghĩ của mình mà có thể trở thành hiện tượng thì điều này phần nào thể hiện cho mức độ tự do ngôn luận của một nước. TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS nhận xét:
“Tôi nghĩ là tại Việt Nam không phải chưa tự do ngôn luận lắm mà là không có tự do ngôn luận. Chuyện của nghệ sĩ Kim Chi và vô vàn chuyện khác là minh chứng cho điều đó”.
Đó là một trường hợp đáng khâm phục. Tất cả những ai dù không phải là nghệ sĩ, dù là nhà giáo, là những người tử tế… thì phải thấy đó là một hiện tượng đáng khâm phục.
Nhà giáo Phạm Toàn
Tờ Washington Post vừa có bài bình luận nhan đề “Tại Việt Nam, những tiếng nói bị bịt miệng” cho rằng nhân quyền vẫn còn là một rào cản giữa quan hệ Việt – Mỹ. Bài báo cũng nói rằng “Việt Nam có tội vì đã sợ hãi một cách phi lý quyền tự do phát biểu, đa nguyên và cuộc cách mạng kỹ thuật số”.
Việt Nam thường xuyên bị lên án hạn chế quyền tự do ngôn luận và vi phạm các công ước quốc tế mà mình là thành viên. Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt – Mỹ năm ngoái cũng không diễn sau khi các blogger của “Câu lạc bộ nhà báo tự do” nhận các bản án nặng nề.
Trong lúc vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam bị cho là bị bóp nghẹt thì không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như sức lan tỏa của những phát biểu mà nghệ sĩ Kim Chi đưa ra. Nhưng xét cho cùng cái còn quan trọng hơn cả việc tôn vinh một hiện tượng là việc có thể lấy cảm hứng từ hiện tượng đó. Nói một cách khác, bản thân một hiện tượng không quan trọng bằng kết quả của nó mang lại. Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét:
“Tất cả mọi người lên tiếng là lý tưởng. Trước khi đến đó thì phải có những đột phá cá nhân như nghệ sĩ Kim Chi.”
Lá thư mà ông Lê Hiếu Đằng gởi cho bà Kim Chi nói hành động của bà Kim Chi “như ngọn lửa ấm áp”, làm ông "vững tin hơn” trên con đường đã chọn. Còn TS Nguyễn Quang A thì cho rằng mọi người cần phải nói lên suy nghĩ của mình mặc dù ông lưu ý rằng có những luật lệ là những thử thách rất lớn cho tự do ngôn luận:
Tôi nghĩ là tại Việt Nam không phải chưa tự do ngôn luận lắm mà là không có tự do ngôn luận. Chuyện của nghệ sĩ Kim Chi và vô vàn chuyện khác là minh chứng cho điều đó.
TS Nguyễn Quang A
“Tôi nghĩ tất cả mọi người phải nên nói thật. Chưa nói đến ý kiến của người ta đúng sai thế nào bởi vì qua tranh luận thì điều đó sẽ được biết nhưng quyền được mở miệng của mọi người phải được tôn trọng.
Mặc khác, nếu tất cả mọi người đều nói lên sự thật và không sợ hãi thì những qui định như thế theo tôi cũng trở thành vô hiệu. Bởi đó là ý của dân. Đó mới là cái cao nhất chứ không phải ý của một nhóm người nào đó được ghi trong pháp luật”.
Mặc khác, nếu tất cả mọi người đều nói lên sự thật và không sợ hãi thì những qui định như thế theo tôi cũng trở thành vô hiệu. Bởi đó là ý của dân. Đó mới là cái cao nhất chứ không phải ý của một nhóm người nào đó được ghi trong pháp luật”.
Ông Nguyễn Quang A nói thêm rằng những điều luật hạn chế quyền tự do phát biểu tại Việt Nam là phi lý và ông ủng hộ phản biện xã hội. Một khi mọi người được tự do phát biểu, những phát biểu thẳng thắn tương tự như của nghệ sĩ Kim Chi sẽ không trở nên quá hiếm hoi và sẽ không còn là hiện tượng nữa. Nhưng đó lại là lúc sức mạnh tác động của nó thực sự được chứng minh.
Theo dòng thời sự:
- Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ
- Bên Thắng Cuộc
- Tạ Duy Anh và “Sống chung với Trung Quốc”
- Chống và chặn “đối lập”
- Tạ Duy Anh – nhà văn của nông dân (Phần 1)
- Phận sự của người cầm bút
- Những vần thơ chống Trung Quốc
- Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
- “Cuộc chiến mới” của Việt Nam và Trung Quốc
- Âm mưu của Bắc Kinh
- Biển Đông: Thế và lực của Việt Nam?
- Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?
- Trung Quốc và chiến thuật "góp gió thành bão" ở Biển Đông
- Các nước khu vực Biển Đông cần đoàn kết trước Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét