24 tháng 10, 2012


Trong khi lãnh đạo đảng ta đang nhậu lưỡi bò mừng hậu ĐH6

Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò”

Vũ Quý (Dân trí) - Tân Hoa xã ngày 23/10 dẫn lời Việt trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho biết một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Đông.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, đã cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo nhằm giới thiệu bản Phúc trình về Biển Đông 2011. Phát biểu với báo chí, ông cho biết: “Nhiệm vụ quan trọng nhất là để bắt đầu công cuộc nghiên cứu lý thuyết về đường chữ U. Ông cho biết trong vòng một năm tới đây Bắc Kinh dự tính đưa ra giải thích pháp lý cùng với những tuyên bố đáp lại quan tâm của quốc tế về vấn đề Biển Đông, giải thích rõ về đường chữ U chín đoạn, hay còn được gọi là đường lưỡi bò, mà Bắc Kinh nhận chủ quyền trên vùng biển này. 

Ông cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, do Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với lợi ích chung của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan.

Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc đơn phương đưa ra để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông. 

Tấm bản đồ với các ranh giới trên biển đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy tới đảo Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 5/2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông. 

Từ đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới khẳng định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình. 

Bản phúc trình về Biển Đông 2011 vừa công bố được hơn một chục học giả của Đài Loan và Trung Quốc thực hiện, kêu gọi sự hợp tác tích cực, thực tế, và lành mạnh để mang lại lợi ích"cho toàn bờ cõi Trung Quốc".

Ông Ngô Sĩ Tồn đề nghị đôi bên tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau để phát huy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông thông qua việc thành lập các cơ chế phối hợp quân sự và cùng bắt tay phát triển dầu khí trên Biển Đông.

Tuy nhiên, hôm 21/5, người đứng đầu Cục An ninh Nội địa của Đài Loan đã tuyên bố sẽ không có chuyện hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Ông Tsai De-sheng cũng cho biết là Philippines từng đề nghị Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Bắc Kinh hiện đang tranh chấp với đảo Đài Loan, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, và Malaysia, tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông. 


Theo AFP, AP


*

Trung Quốc và Đài Loan sẽ hợp sức bảo vệ cơ sở pháp lý của đường “lưỡi bò”

Trọng Nghĩa (RFI) - Một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Nam Trung Hoa - tức là Biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết như trên vào hôm qua, 23/10/2012, trong một cuộc họp báo nhằm giới thiệu bản báo cáo về Biển Đông - 2011. 

Phát biểu với báo chí, ông Ngô Sĩ Tồn xác định: “Nhiệm vụ quan trọng nhất là để bắt đầu công cuộc nghiên cứu lý thuyết về đường chữ U”. Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc sử dụng để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông. 

Tấm bản đồ này với các ranh giới trên biển này đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy qua Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 05/2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã chính thức sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông. 

Từ lúc đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới cho là không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình. 

Chính là để đối phó với những lời chỉ trích đó mà các học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu của mình. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc công nhận rằng “để đáp ứng các mối quan ngại quốc tế”, nhóm nghiên cứu này sẽ “cung cấp cho cộng đồng quốc tế một lời giải thích pháp lý về đường chữ U trong vòng một năm tới đây”. 

Ông Ngô Sĩ Tồn cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, khi khẳng định đó là lợi ích chung của cả hai bên, và quan hệ được cải thiện trong những năm qua đã đặt nền móng vững chắc cho hợp tác song phương trên vấn đề này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét