Từ
Đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam dư luận đã được nghe nhiều giới chức
cao cấp trong đảng cộng sản như các tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh
kêu gọi đảng giải quyết vấn đề Tổng Cục 2. Nhưng rồi mọi việc vẫn rơi vào
im lặng một cách khó hiểu. Gần đây trong một bài báo nhan đề
: “Chinese shadow over Vietnamese repression" (Cái bóng của Trung Cộng
sau lưng những cuộc đàn áp tại Việt Nam) trên tờ báo mạng Asia Times, ký giả
Shawn W Crispin đã giải thích phần nào sự khó hiểu này. Sau đây là các điểm
chính của bài báo....
Tổng Cục 2 : Lá Bài Chinh Phục VN Của Trung Cộng ?
Cuộc trấn áp nặng tay những phát biểu hay các bài
báo chống Trung Cộng tại Việt Nam hiện nay báo hiệu sự đấu tranh trong nội
bộ đảng cộng sản Việt Nam trước đại hội 11 dự tính triệu tập vào năm 2011
làm cho dư luận thế giới và đồng bào trong ngoài nước quan tâm đến vai trò
của Tổng Cục 2. Tổng Cục 2 là một bộ phận tình báo độc lập của đảng, trên
nguyên tắc có nhiệm vụ theo dõi và đàn áp mầm chống đối đảng ở trong
nước.
Trong mầy tuần vừa qua công an Việt Nam đã bắt bớ
những nhà báo và những người chơi blogger viết những bài báo có tính cách
chống báng Trung Cộng, kể cả những vụ Trung Cộng khai thác bauxite trên Cao
Nguyên miền Trung Việt Nam và việc lấn chiến hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.
Nỗ lực dập tắc sự chống đối Trung Cộng của đảng
cộng sản Việt Nam bắt đầu sau Hội Nghị APEC họp tại Hà Nội năm 2007, và sau
đó Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade
Organization – WTO).
Giải Phóng Tây Nguyên
|
Nhà cầm quyền cộng sản đã bắt blogger Điếu Cày với
tội ngụy tạo “trốn thuế”. Ông Điếu Cày đã dùng blog chống cuộc rước đuốc
Thế Vận mùa hè 2008 (tổ chức tại Bắc Kinh) qua Sài Gòn. Mới đây công an
Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang vì cô đã viết bài nói về sự
tranh chấp đất đai giữa Việt Nam và Trung Cộng. Bài viết của cô trên mạng
đã bị lấy xuống.
Hệ thống Những Nhà Báo Việt Nam Tự Do
(Free-Journalists Network of Vietnam) cho biết cô Trang đặc biệt được công
an theo dõi vì cô tiết lộ có một giới chức Trung Cộng đã áp lực giới chức
Việt Nam đàn áp các tiếng nói không thân thiện với Trung Cộng. Những
bloggers khác cũng bị bắt giữ chỉ vì cho ảnh của mình mặc T-shirt có dòng
chữ “ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” lên mạng.
Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích tại sao
chính quyền đảng cộng sản Việt Nam lại mau mắn bênh vực Trung Cộng như vậy.
Một giả thuyết nói rằng đầu năm 2009, trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, Việt Nam thiếu dự trữ ngoại tệ và đã được Trung Cộng bí mật cứu nguy.
Đổi lại, Việt Nam đã ưu tiên cho Trung Cộng khai thác bauxite tại Cao
Nguyên Việt Nam.
Giả thuyết khác cho rằng sự đàn áp hiện nay là thể
hiện sự tranh chấp giữa 2 khuynh hướng trong đảng cộng sản Việt Nam giành
quyền kiểm soát nghị trình của Đại hội đảng thứ 11 dự trù triệu tập đầu năm
2011. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là đối tượng đánh phá bởi nhóm thân
Trung Cộng.
Nhiều nhà phân tích tin rằng Dũng có thể sẽ mất
chỗ đứng vì nhóm thân Trung Cộng cho rằng Dũng quá thiên về kinh tế thị
trường do ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đã làm cho Việt Nam bị kéo vào cuộc khủng
hoảng kinh tế hiện nay. Ngoài ra Dũng có lối lãnh đạo cá nhân không phù hợp
với lề lối lãnh đạo tập thể không xuất hiện tên tuổi như truyền thống của
đảng.
Nhưng quyết định đi vào con đường cởi mở kinh tế
thị trường đã được thống nhất y kiến từ lâu. Cho nên cuộc tranh chấp hiện
nay chỉ là tranh chấp quyền và lợi. Và theo một vài nhà phân tích khác nó
mang mầu sắc một cuộc tranh chấp để tranh thủ ảnh hưởng trong vùng Á Châu -
Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng khá tế nhị.
Hai nước đánh nhau trong một trận chiến đẫm máu năm 1979. Gần đây Việt Nam
lại hoàn toàn theo đường lối của Trung Cộng, cởi mở kinh tế và bóp chặt
chính trị, thẳng tay đàn áp mọi khuynh hướng tự do kể cả giới truyền thông.
Các nhà đấu tranh dân chủ tin rằng, Trung Cộng
đóng một vai trò quan trọng sau lưng phong trào đàn áp những tiếng nói của
nhân dân chống Trung Cộng gần đây. Và Tổng Cục 2 là bàn tay nối dài của
Trung Cộng. Trong thập niên 1990 Trung Cộng đã trang bị những phương tiện
tối tân nhất cho Tổng Cục 2 để theo dõi tình cảm và suy tư của quần chúng,
ngay cả các giới chức cao cấp của đảng, và gần đây trang bị phương tiện
điện toán để theo dõi mọi thông tin trên mạng và internet. Tổng Cục 2 là
động cơ của các cuộc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ và tôn giáo gần đây.
Một nhà đấu tranh hải ngoại nói rằng ai cũng biết
Tổng Cục 2 là bàn tay nối dài Trung Cộng dùng để đàn áp tình cảm chống
Trung Cộng tại Việt Nam . Vấn đề Trung Cộng ảnh hưởng đến chính sách của
Việt Nam là một điều hết sức nhạy cảm và người Việt trên toàn thế giới đều
tỏ ra bất mãn.
Phó thủ tướng CSVN Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu Tổng
Cục 2 gần như ngoài sự kiểm soát của đảng, cũng như nhạc phụ của Vịnh, ông
Ching Vu Dung, một người có khuynh hướng thân Trung Cộng cầm đầu ngành Tình
báo Quân sự trong thời gian Việt Nam đi giây giữa Trung Cộng và Liên Bang
Xô viết trong thời kỳ còn cuộc Chiến tranh Lạnh.
Vịnh là nhân vật thân Trung Cộng quan trọng nhất
trong đảng do Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và Phạm Quang
Nghị cựu bộ trưởng bộ Thông Tin và Giáo dục cầm đầu. Tô Huy Rứa và Phạm
Quang Nghị đều là Uỷ viên Bộ chính trị. Rứa làm việc chặt chẽ với Trung
Cộng trên mặt ý thức hệ.
Giáo Sư Carlyle Thayer người Úc Châu, một chuyên
viên về các vấn đề Việt Nam đã tiên đoán một cách chính xác trong một bài
viết ông viết tháng Giêng năm 2008 rằng : “Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị có
nghĩa là đảng cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp kiềm chế các
nhà trí thức, giới đại học, nhà báo và các những ai giỏi tin học”. Tô Huy
Rứa có tham vọng trở thành Tổng bí thư đảng qua đại hội 11 khi Nông Đức
Mạnh nghỉ hưu, mặc dù Tô Huy Rứa còn quá trẻ.
Nguyền Chí Vịnh là Trung tướng và đang chạy để lên
Đại tướng CSVN, có thể – qua tranh chấp nội bộ – sẽ xoay xở để vào Trung
ương đảng và giành chức Bộ trưởng Quốc phòng tại Đại hội 11. Nhóm thân
Trung Cộng đang ra sức vận động để kiểm soát hoàn toàn nghị trình của đại
hội 11.
Năm 2006 đại hội 10 của đảng, nhóm Nguyễn Tấn Dũng
đang lên, nhóm thân Trung Cộng chưa đủ mạnh và Tổng Cục 2 bị nhiều tai
tiếng nên Vịnh không được vào Trung ương đảng.
Năm 2001 một số đảng viên cao cấp của đảng tố cáo
Tổng Cục 2 nghe lén điện thoại của các đảng viên cao cấp khác, và hôm nay
sẽ không ngạc nhiên nếu Tổng Cục 2 đang thu thập một hồ sơ của Nguyễn Tấn
Dũng để lật Dũng trong Đại hôi 11 dành chỗ cho người thân Trung Cộng.
Tin đồn được khéo léo đưa lên mạng nói Dũng lợi
dụng kiếm tiền trong vụ khai thác Bauxite, và con gái và rễ của Dũng lợi
dụng chức vụ thủ tướng của Dũng để tranh thủ vị trí ưu tiên trong việc giải
tư các cơ sở quốc doanh.
Theo sự nghiên cứu của giáo sư Thayer, Tổng Cục 2
trên nguyên tắc là một cơ sở tình báo trung lập (giữa các đảng viên) thật
ra đã nhúng tay vào hoạt động phe cánh. Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã
dùng hồ sơ (của các đảng viên khác) do Tổng Cục 2 thu thập để tranh thủ vị
trí ưu tiên cho người của Phiêu trước ngày tổ chức Đại hội 9 năm 2001.
Năm 2004 hai tướng hồi hưu Võ Nguyên giáp và
Nguyễn Nam Khánh đã công khai yêu cầu điều tra các hành động mờ ám của Tổng
Cục 2 như “bịa đặt nói xấu, đe dọa, tra tấn và ám sát chính trị”. Tổng Cục
2 còn cho tiết lộ các tin tức nguỵ tạo tố cáo một số giới chức cao cấp của
đảng cộng sản làm việc cho Trung ương tình báo (CIA) của Hoa Kỳ. Vụ được
nói đến nhiều nhất là vụ T-4 gây nhiều xôn xao tại đại hội 10 (2006) khi
Tổng Cục 2 xì tin cựu thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt và tướng Võ Nguyên Giáp
từng hợp tác được trả lương với CIA.
Tướng Giáp đã mạnh mẽ phủ nhận những điều tố cáo
của Tổng Cục 2 và tháng 6 vừa qua chính thức yêu cầu Ban Bí thư Trung ương
đảng cho mở lại cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Tổng Cục 2 và Trung Cộng.
Đảng vẫn im lặng trước đòi hỏi của tướng Giáp như trước đây từng im lặng.
Đảng sợ một cuộc điều tra sẽ tạo ra một sự đổ vỡ nội bộ.
Năm 2004 Trung ương đảng ban hành chỉ thị xác định
các cơ quan tình báo kể cả Tổng Cục 2 phải làm việc dưới sự lãnh đạo của
Chủ tịch nước và sự kiểm soát của Quốc Hội, nhưng những ai quan sát tình
hình Việt Nam đều biết Tổng Cục 2 của Vịnh vẫn làm việc dưới ảnh hưởng của
Trung Cộng.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ cần củng cố thế lực trong
vùng (Á châu – Thái Bình Dương), Trung Cộng càng nỗ lực gây chia rẽ nội bộ
đảng cộng sản Việt Nam. Một đảng cộng sản đoàn kết có thể đi đến quyết định
liên minh với Hoa Kỳ và sẽ cho phép Hoa Kỳ xử dụng căn cứ Cam Ranh.
Các chỉ dẫn cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang
cố giữ thế thăng bằng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Nếu một chiến hạm Hoa Kỳ
ghé thăm Việt Nam thì một chiến hạm khác của Trung Cộng sẽ được mời đến
thăm sau đó. Năm 2008 thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng công du Hoa Kỳ thì một
tháng trước Tổng bí thư CSVN Nông Đức Mạnh vội vàng đi thăm thân hữu Trung
Cộng.
Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak tại Việt Nam vừa
lên tiếng bày tỏ sự quan tâm của ông đối với các vụ bắt giữ các nhà báo và
đàn áp truyền thông. Mười sáu (16) dân biểu Hạ nghị viện Hoa Kỳ cũng vừa đệ
nạp một Quyết Nghị kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các bloggers và tôn trọng
sự tự do thông tin qua internet.
Hiện nay Trung Cộng là một cường quốc đang lên, có
tiền đầu tư khắp nơi trên thế giới và sẽ là người chủ nợ rộng lượng của
Việt Nam. Hơn nữa nhóm thân Trung Cộng trong đảng đang được củng cố thế
lực. Cho nên người ta tin rằng những tiếng nói chống Trung Cộng tại Việt
Nam sẽ được nhóm thân Trung Cộng mạnh mẽ tìm cách dập tắt.
Trnầ Bình Nam
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét