Tàu Trung Quốc tới gần quần đảo đang tranh chấp với Nhật
Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển khoảng 28 km (17 dặm) về phía tây bắc của quần đảo tranh chấp được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc, hình do tuần duyên Nhật cung cấp ngày 25/10/2012
Nhật Bản nói rằng 4 chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần quần đảo có tranh chấp do Tokyo kiểm soát ở biển Đông Trung Hoa trong khi cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai cường quốc Á Châu vẫn tiếp diễn.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết các tàu hải giám Trung Quốc đã lưu lại vài giờ đồng hồ trong vùng biển cách các đảo này khoảng 22 kilomet trong ngày hôm nay. Họ cho biết đây là lần đầu tiên trong 3 tuần lễ tàu của Trung Quốc tiến vào vùng biển mà Nhật Bản coi là lãnh thổ của mình.
Hành động vừa kể đã khiến Bộ Ngoại giao Nhật Bản cực lực lên tiếng phản đối.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác rằng tàu của họ đang tiến hành công tác “tuần tra thường lệ” để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Cả hai phía đã mở các cuộc đàm phán bí mật tại Thượng Hải để giải quyết cuộc tranh chấp liên quan đến dãy đảo bao quanh bởi nguồn hải sản dồi dào và có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt.
Hôm nay, truyền thông Nhật Bản loan tin Tokyo đang chuẩn bị cho một vòng đàm phán tiếp theo vào tuần tới để giải quyết vụ giằng co này.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell hôm nay thảo luận với các giới chức cao cấp Nhật tại Tokyo.
Ông Campbell cho biết hai bên bàn về sự quan trọng của việc phục hồi và cải thiện các mối quan hệ Nhật-Trung và điều đó phù hợp với lợi ích không chỉ cho nhân dân hai nước mà còn cho mọi người trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, trong đó có cả Hoa Kỳ.
Tháng rồi, ông Campbell nói rằng cuộc tranh chấp liên quan đến các đảo mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư 'rõ ràng' thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật, buộc Washington phải trợ giúp Tokyo nếu nước này bị tấn công.
Nhiều người tại Bắc Kinh không hài lòng trước sự kiện mà họ cho là sự thiên vị của Mỹ đối với vấn đề chủ quyền của nhóm đảo này mặc dù Hoa Kỳ nhấn mạnh là không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp.
Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung (nhấp chuột vào các đảo để xem chi tiết)
Đảo Điếu Ngư / Senkaku Đảo Kuba Jima / Hoàng Vĩ Đảo Minami Kojima / Nam Tiểu Đảo Đảo Kita Kojima / Bắc Tiểu Đảo Đảo Taisho Jima / Xích Vĩ Đảo Okino Minami-iwa / Đại Nam Tiểu Đảo Okino Kita-iwa / Đại Bắc Tiểu Đảo Tobise / Phi Tiêu Nham Island Rock formation
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết các tàu hải giám Trung Quốc đã lưu lại vài giờ đồng hồ trong vùng biển cách các đảo này khoảng 22 kilomet trong ngày hôm nay. Họ cho biết đây là lần đầu tiên trong 3 tuần lễ tàu của Trung Quốc tiến vào vùng biển mà Nhật Bản coi là lãnh thổ của mình.
Hành động vừa kể đã khiến Bộ Ngoại giao Nhật Bản cực lực lên tiếng phản đối.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác rằng tàu của họ đang tiến hành công tác “tuần tra thường lệ” để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Cả hai phía đã mở các cuộc đàm phán bí mật tại Thượng Hải để giải quyết cuộc tranh chấp liên quan đến dãy đảo bao quanh bởi nguồn hải sản dồi dào và có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt.
Hôm nay, truyền thông Nhật Bản loan tin Tokyo đang chuẩn bị cho một vòng đàm phán tiếp theo vào tuần tới để giải quyết vụ giằng co này.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell hôm nay thảo luận với các giới chức cao cấp Nhật tại Tokyo.
Ông Campbell cho biết hai bên bàn về sự quan trọng của việc phục hồi và cải thiện các mối quan hệ Nhật-Trung và điều đó phù hợp với lợi ích không chỉ cho nhân dân hai nước mà còn cho mọi người trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, trong đó có cả Hoa Kỳ.
Tháng rồi, ông Campbell nói rằng cuộc tranh chấp liên quan đến các đảo mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư 'rõ ràng' thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật, buộc Washington phải trợ giúp Tokyo nếu nước này bị tấn công.
Nhiều người tại Bắc Kinh không hài lòng trước sự kiện mà họ cho là sự thiên vị của Mỹ đối với vấn đề chủ quyền của nhóm đảo này mặc dù Hoa Kỳ nhấn mạnh là không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp.
Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung (nhấp chuột vào các đảo để xem chi tiết)
Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là những ngư trường phong phú.
- Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên là Senkaku
- 1945 – 1972 – Mỹ quản lý quần đảo
- 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn
- 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét