Người dân Campuchia tiếc thương Cựu Hoàng Sihanouk
Dân Campuchia mặc đồ trắng cầu nguyện cho cựu Quốc vương Norodom Sihanouk phía trước Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, ngày 15/10/2012
Cả nước Campuchia đang treo cờ rũ trong lúc dân chúng của vương quốc này bày tỏ sự thương tiếc đối với cái chết của Cựu Hoàng Norodom Sihanouk.
Nhiều người ở thủ đô Phnom Penh hôm nay tụ tập trước cung điện hoàng gia, trong đó có một số người nói rằng họ cảm thấy bàng hoàng trước cái chết của nhân vật thường được gọi là “Vua Cha”. Một người đàn ông tên Heng Vanna cho biết như sau:
"Khi tôi nghe tin Quốc vương Sihanouk từ trần, tôi và những người đồng sự của tôi rất đau buồn. Chúng tôi cảm thấy thương tiếc trước cái chết của người anh hùng đã xây dựng rất nhiều thứ cho đất nước để cho người dân Campuchia được sống trong hòa bình."
Cựu hoàng Sihanouk qua đời sáng sớm thứ hai tại Bắc Kinh, thọ 89 tuổi, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông lên ngôi năm 1941 và cai trị Campuchia hơn 60 năm trước khi thoái vị năm 2004 để nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni.
Một sinh viên Campuchia tên Phum Sophea cho biết mọi người đang cầu nguyện cho ông Sihanouk.
Anh Phum Sophea cho biết: "Chúng tôi cầm cành hoa sen để cầu nguyện. Hoa sen tượng trưng cho những thành tựu mà ông ấy đạt được. Chúng tôi ngồi đây cầu nguyện cho ông ấy và nhớ tới những gì ông ấy đã làm cho đất nước. Chúng tôi nhớ tới ông ấy và đoàn kết với nhau để xây dựng đất nước sau khi ông tạ thế."
Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã đáp máy bay đi Bắc Kinh. Họ mang theo một cỗ quan tài vàng để đưa xác ông Sihanouk về nước.
Ông Khieu Kanharit, Bộ trưởng Thông tin Campuchia, cho đài VOA biết rằng họ sẽ về tới Phnom Penh vào ngày thứ tư, bắt đầu thời gian truy điệu cho dân chúng trên cả nước.
Theo kế hoạch, xác của ông Sihanouk sẽ được quàn ở cung điện hoàng gia trong 3 tháng để mọi người đến viếng và sau đó sẽ được hỏa thiêu.
Cựu hoàng Sihanouk được nhiều người tán dương vì có công lèo lái vương quốc Campuchia qua nhiều thời kỳ sóng gió, từ chỗ thoát ách thực dân Pháp để độc lập trải qua thời kỳ chiến tranh và diệt chủng để hình thành một nền dân chủ non trẻ. Tuy nhiên, tên tuổi của ông cũng bị hoen ố vì sự dính líu với Khmer Đỏ, là nhóm người đã làm cho gần 2 triệu người Campuchia bị thiệt mạng từ năm 1975 đến năm 1979.
Nhiều người ở thủ đô Phnom Penh hôm nay tụ tập trước cung điện hoàng gia, trong đó có một số người nói rằng họ cảm thấy bàng hoàng trước cái chết của nhân vật thường được gọi là “Vua Cha”. Một người đàn ông tên Heng Vanna cho biết như sau:
"Khi tôi nghe tin Quốc vương Sihanouk từ trần, tôi và những người đồng sự của tôi rất đau buồn. Chúng tôi cảm thấy thương tiếc trước cái chết của người anh hùng đã xây dựng rất nhiều thứ cho đất nước để cho người dân Campuchia được sống trong hòa bình."
Cựu hoàng Sihanouk qua đời sáng sớm thứ hai tại Bắc Kinh, thọ 89 tuổi, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông lên ngôi năm 1941 và cai trị Campuchia hơn 60 năm trước khi thoái vị năm 2004 để nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni.
Một sinh viên Campuchia tên Phum Sophea cho biết mọi người đang cầu nguyện cho ông Sihanouk.
Anh Phum Sophea cho biết: "Chúng tôi cầm cành hoa sen để cầu nguyện. Hoa sen tượng trưng cho những thành tựu mà ông ấy đạt được. Chúng tôi ngồi đây cầu nguyện cho ông ấy và nhớ tới những gì ông ấy đã làm cho đất nước. Chúng tôi nhớ tới ông ấy và đoàn kết với nhau để xây dựng đất nước sau khi ông tạ thế."
Quốc vương Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã đáp máy bay đi Bắc Kinh. Họ mang theo một cỗ quan tài vàng để đưa xác ông Sihanouk về nước.
Ông Khieu Kanharit, Bộ trưởng Thông tin Campuchia, cho đài VOA biết rằng họ sẽ về tới Phnom Penh vào ngày thứ tư, bắt đầu thời gian truy điệu cho dân chúng trên cả nước.
Theo kế hoạch, xác của ông Sihanouk sẽ được quàn ở cung điện hoàng gia trong 3 tháng để mọi người đến viếng và sau đó sẽ được hỏa thiêu.
Cựu hoàng Sihanouk được nhiều người tán dương vì có công lèo lái vương quốc Campuchia qua nhiều thời kỳ sóng gió, từ chỗ thoát ách thực dân Pháp để độc lập trải qua thời kỳ chiến tranh và diệt chủng để hình thành một nền dân chủ non trẻ. Tuy nhiên, tên tuổi của ông cũng bị hoen ố vì sự dính líu với Khmer Đỏ, là nhóm người đã làm cho gần 2 triệu người Campuchia bị thiệt mạng từ năm 1975 đến năm 1979.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét