Jimmy Phạm và KOTO: Các hoạt động từ thiện của một Việt Kiều Úc
Các thanh thiếu niên đang được KOTO đào tạo - một số trước đây là trẻ bụi đời - tham gia một buổi họp tại một nhà hàng ở thành phố HCM (VOA / L. Hoang)
TPHCM, VIỆT NAM — Trong vô số trẻ em bụi đời mà Jimmy Phạm đã gặp trong mấy thập niên qua, đứa trẻ mà anh hay nghĩ tới nhất là một bé gái bị mẹ đập đầu vào tường cách đây 16 năm.
Anh nhớ cô bé 5 tuổi thường kêu lên "Bác Tuấn!" mỗi khi gặp anh ngoài đường phố. Mẹ của bé thường bảo con xin tiền của Jimmy Phạm, một người lạ mặt mới đây đã trở thành ân nhân của đám trẻ con ở địa phương.
Khi đứa bé không chịu xin tiền, người mẹ trừng phạt con bằng cách đánh đập nó.
Ký ức về bé gái đó và những đứa trẻ khác như em, đã đóng một vai trò quan trọng đưa đến việc thành lập KOTO, chuỗi nhà hàng mà Jimmy Phạm thành lập hồi năm 1999. KOTO sử dụng các tiệm ăn của mình để lôi kéo giới trẻ ra khỏi cuộc sống bụi đời, và đào tạo các em để có thể làm việc trong các ngành cung cấp dịch vụ.
Không giống như khi Jimmy mới khởi sự, Việt Nam giờ đây đã có một loạt tổ chức từ thiện dạy nghề, không chỉ giúp mà dạy người được giúp một kỹ năng nào đó để họ có thể tự lực cánh sinh.
Thay vì chỉ cấp tiền hay vật phẩm, các tổ chức này dạy một kỹ năng có thể được khai thác trên thị trường lao động, từ dạy cách nướng bánh sô cô la hạnh nhân, tới nghề may quần áo. Lối suy nghĩ ở đây là nếu họ có thể đào tạo kỹ năng cho người nghèo hoặc bị khuyết tật, thì người ấy sau này có thể tự lo liệu lấy. Nhưng anh Phạm nói ngay cả phương pháp đó, bây giờ không còn đủ nữa.
Trong một cuộc phỏng vấn tại nhà hàng KOTO ở thành phố Hồ Chí Minh, Jimmy Phạm, năm nay 40 tuổi, nói:
"Chúng tôi không còn hài lòng với phương pháp dạy cho họ biết câu cá nữa, chúng tôi muốn hướng dẫn họ cách để thành lập các cửa hàng, và dạy người khác câu cá."
Trường hợp điển hình là trường hợp của nhà hàng Pots 'n Pans. Một nhóm cựu học viên KOTO đã mở nhà hàng ở Hà Nội năm nay bằng cách tận dụng những kinh nghiệm đã học tại trường cũ, và tặng lại một số lợi nhuận cho KOTO. KOTO là chữ viết tắt của "Know One, Teach One- Biết Một, Dạy Một".
Xu hướng phi lợi nhuận vẫn còn mới, nhưng phản ánh tổng quát hơn sự thay đổi và tái tạo vô tận đã bắt đầu từ những ngày đầu của KOTO.
Jimmy Phạm đã rời Sài Gòn chạy sang nước Úc lúc còn là một đứa bé giữa lúc chiến tranh Việt Nam đang đi vào giai đoạn kết thúc. Anh trở về Việt Nam vào năm 1996 trong tư cách là một đại diện du lịch. Ngay lập tức, anh bị chấn động vì cảnh nghèo đói đã chứng kiến, và cho biết đã dành vài tuần lễ đầu tiên để mua thức ăn cho trẻ bụi đời và cho tiền các em.
Nhưng anh Phạm nhận thức được rằng sẽ không làm được điều đó trong lâu dài. Sau một vài năm, anh mở một cửa hàng bánh mì kẹp tại Hà Nội để có thể mướn những người trẻ Việt Nam và giúp họ kiếm sống. Anh Phạm gọi nhóm đầu tiên đó là lớp khai mạc của KOTO. Mỗi năm hai lần, KOTO ở Hà Nội và thành phố HCM mỗi chi nhánh mở một lớp học mới dành cho 30 học viên mới.
Nhưng lớp học đầu tiên không có gì là giống với những lớp học ngày nay. Lúc đó, Jimmy Phạm thuê một căn nhà cho nhóm thiếu niên ở, các em xả rác bừa bãi và điều đình với bà chủ nhà trọ để bà tính tiền mướn nhà cao gấp đôi, hầu đút túi tiền dư lại. Các em cúp cua lớp tiếng Anh và nghĩ về Jimmy Phạm như, theo lời anh, một "anh nhà giàu dễ bị làm tiền."
"Nhìn lại, tôi nghĩ tôi có thể cảm thấy rất tức giận." Tại nhà hàng, một bản nhạc êm đang được phát đi, đó là "Xin chào, Việt Nam," một bài hát do một cô thiếu nữ Bỉ gốc Việt trình bày, nói rằng một ngày nào đó, cô sẽ trở về thăm quê hương Việt Nam.
Nhưng thay vì bỏ cuộc, Jimmy Phạm và các đồng nghiệp của anh đã xây dựng thêm lên từ khái niệm ấy. Trong suốt 13 năm, qua một quá trình học hỏi kinh nghiệm vẫn đang tiếp tục phát triển, KOTO đã trở thành một trong những doanh nghiệp xã hội được chú ý nhất nước.
Các nhà hàng KOTO phục vụ khách với những món ăn Việt Nam và một hình thức ẩm thực kết hợp, là một điểm dừng chân phổ biến cho các nhà ngoại giao đến thăm, và các món ăn đặt tại KOTO xuất hiện thường xuyên tại các sự kiện được tổ chức tại các đại sứ quán và lãnh sự quán.
Thúy Hằng, một giới chức ngoại giao công cộng tại Lãnh sự quán Úc ở đây, miêu tả KOTO là một cơ sở rất "đặc biệt" bởi vì KOTO "không chỉ cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng có tiêu chuẩn cao để giúp những người trẻ tìm việc làm, mà còn đào tạo về các "kỹ năng cho đời sống nói chung".
Người được tuyển chọn sống chung với nhau trong suốt hai năm tại một trung tâm đào tạo, một trung tâm tại mỗi thành phố, nhưng dịch vụ cung cấp thực phẩm chỉ là một phần trong những bài học. Họ học tiếng Anh và chơi bóng đá, nhưng còn tham gia 36 buổi hội thảo về tất cả mọi đề tài, từ tài chính cá nhân tới hướng dẫn về tình dục.
Việc áp dụng các quy định và tiến trình kiểm soát nghiêm minh đòi hòi học viên phải bắt đầu giữa độ tuổi từ 16 tới 22, và phải xuất thân từ các thành phần chịu nhiều thiệt thòi. Hơn 500 người Việt đã tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ được Viện Huấn Nghệ Box Hill của Úc công nhận, và thông qua các đối tác quốc tế.
Nay mai, Bùi Việt An sẽ trở thành một trong số các học viên tốt nghiệp đó. Sau khi mất cả cha lẫn mẹ vào năm mới lên 10, An lớn lên với ông bà trong một ngôi nhà lợp tranh, bị thổi bay trong một cơn bão năm nào.
An, năm nay 23, kể lại trong giờ giải lao:
"Em không vui, bởi vì lúc đó chỉ sống với ông bà trong khi ông bà bệnh hoạn luôn. Từ lớp bảy, em đi học vào buổi sáng, trong khi buổi chiều phải đi kiếm việc".
An đang hầu bàn tại một tiệm mì, có khi bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 2 giờ sáng hôm sau, khi nghe về KOTO. Sau khi tốt nghiệp vào cuối năm nay, An hy vọng sẽ được làm việc tại một khách sạn năm sao.
Tại giai đoạn này trong tiến trình biến đổi, KOTO đang dần từ bỏ hình ảnh của một tổ chức từ thiện để trở thành một cơ sở doanh nghiệp có khả năng tự túc lâu dài. Tổ chức này đã trải qua những năm thiếu thốn, lệ thuộc vào chính phủ, các doanh nghiệp, và các nhà tài trợ tư nhân bởi vì các nhà hàng của KOTO vẫn chưa thu về đủ lợi nhuận để tài trợ cho công tác huấn luyện, khi chi phí dào tạo lên tới khoảng $10.000 cho mỗi học viên.
Jimmy Phạm đã được vinh danh là “Lãnh đạo trẻ toàn cầu” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi năm ngoái. Anh nói tới việc thu lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa doanh nghiệp, có thể phát triển sang kinh doanh khách sạn và mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác. Jimmy muốn khách đến với KOTO vì chất lượng được cung cấp, chứ không chỉ vì muốn làm việc thiện, anh nói dù sao đi nữa, KOTO sẽ vẫn là một "cơ sở kinh doanh có trái tim".
Anh nhớ cô bé 5 tuổi thường kêu lên "Bác Tuấn!" mỗi khi gặp anh ngoài đường phố. Mẹ của bé thường bảo con xin tiền của Jimmy Phạm, một người lạ mặt mới đây đã trở thành ân nhân của đám trẻ con ở địa phương.
Khi đứa bé không chịu xin tiền, người mẹ trừng phạt con bằng cách đánh đập nó.
Ký ức về bé gái đó và những đứa trẻ khác như em, đã đóng một vai trò quan trọng đưa đến việc thành lập KOTO, chuỗi nhà hàng mà Jimmy Phạm thành lập hồi năm 1999. KOTO sử dụng các tiệm ăn của mình để lôi kéo giới trẻ ra khỏi cuộc sống bụi đời, và đào tạo các em để có thể làm việc trong các ngành cung cấp dịch vụ.
Không giống như khi Jimmy mới khởi sự, Việt Nam giờ đây đã có một loạt tổ chức từ thiện dạy nghề, không chỉ giúp mà dạy người được giúp một kỹ năng nào đó để họ có thể tự lực cánh sinh.
Thay vì chỉ cấp tiền hay vật phẩm, các tổ chức này dạy một kỹ năng có thể được khai thác trên thị trường lao động, từ dạy cách nướng bánh sô cô la hạnh nhân, tới nghề may quần áo. Lối suy nghĩ ở đây là nếu họ có thể đào tạo kỹ năng cho người nghèo hoặc bị khuyết tật, thì người ấy sau này có thể tự lo liệu lấy. Nhưng anh Phạm nói ngay cả phương pháp đó, bây giờ không còn đủ nữa.
Trong một cuộc phỏng vấn tại nhà hàng KOTO ở thành phố Hồ Chí Minh, Jimmy Phạm, năm nay 40 tuổi, nói:
"Chúng tôi không còn hài lòng với phương pháp dạy cho họ biết câu cá nữa, chúng tôi muốn hướng dẫn họ cách để thành lập các cửa hàng, và dạy người khác câu cá."
Trường hợp điển hình là trường hợp của nhà hàng Pots 'n Pans. Một nhóm cựu học viên KOTO đã mở nhà hàng ở Hà Nội năm nay bằng cách tận dụng những kinh nghiệm đã học tại trường cũ, và tặng lại một số lợi nhuận cho KOTO. KOTO là chữ viết tắt của "Know One, Teach One- Biết Một, Dạy Một".
Xu hướng phi lợi nhuận vẫn còn mới, nhưng phản ánh tổng quát hơn sự thay đổi và tái tạo vô tận đã bắt đầu từ những ngày đầu của KOTO.
Jimmy Phạm đã rời Sài Gòn chạy sang nước Úc lúc còn là một đứa bé giữa lúc chiến tranh Việt Nam đang đi vào giai đoạn kết thúc. Anh trở về Việt Nam vào năm 1996 trong tư cách là một đại diện du lịch. Ngay lập tức, anh bị chấn động vì cảnh nghèo đói đã chứng kiến, và cho biết đã dành vài tuần lễ đầu tiên để mua thức ăn cho trẻ bụi đời và cho tiền các em.
Nhưng anh Phạm nhận thức được rằng sẽ không làm được điều đó trong lâu dài. Sau một vài năm, anh mở một cửa hàng bánh mì kẹp tại Hà Nội để có thể mướn những người trẻ Việt Nam và giúp họ kiếm sống. Anh Phạm gọi nhóm đầu tiên đó là lớp khai mạc của KOTO. Mỗi năm hai lần, KOTO ở Hà Nội và thành phố HCM mỗi chi nhánh mở một lớp học mới dành cho 30 học viên mới.
Nhưng lớp học đầu tiên không có gì là giống với những lớp học ngày nay. Lúc đó, Jimmy Phạm thuê một căn nhà cho nhóm thiếu niên ở, các em xả rác bừa bãi và điều đình với bà chủ nhà trọ để bà tính tiền mướn nhà cao gấp đôi, hầu đút túi tiền dư lại. Các em cúp cua lớp tiếng Anh và nghĩ về Jimmy Phạm như, theo lời anh, một "anh nhà giàu dễ bị làm tiền."
"Nhìn lại, tôi nghĩ tôi có thể cảm thấy rất tức giận." Tại nhà hàng, một bản nhạc êm đang được phát đi, đó là "Xin chào, Việt Nam," một bài hát do một cô thiếu nữ Bỉ gốc Việt trình bày, nói rằng một ngày nào đó, cô sẽ trở về thăm quê hương Việt Nam.
Nhưng thay vì bỏ cuộc, Jimmy Phạm và các đồng nghiệp của anh đã xây dựng thêm lên từ khái niệm ấy. Trong suốt 13 năm, qua một quá trình học hỏi kinh nghiệm vẫn đang tiếp tục phát triển, KOTO đã trở thành một trong những doanh nghiệp xã hội được chú ý nhất nước.
Các nhà hàng KOTO phục vụ khách với những món ăn Việt Nam và một hình thức ẩm thực kết hợp, là một điểm dừng chân phổ biến cho các nhà ngoại giao đến thăm, và các món ăn đặt tại KOTO xuất hiện thường xuyên tại các sự kiện được tổ chức tại các đại sứ quán và lãnh sự quán.
Thúy Hằng, một giới chức ngoại giao công cộng tại Lãnh sự quán Úc ở đây, miêu tả KOTO là một cơ sở rất "đặc biệt" bởi vì KOTO "không chỉ cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng có tiêu chuẩn cao để giúp những người trẻ tìm việc làm, mà còn đào tạo về các "kỹ năng cho đời sống nói chung".
Người được tuyển chọn sống chung với nhau trong suốt hai năm tại một trung tâm đào tạo, một trung tâm tại mỗi thành phố, nhưng dịch vụ cung cấp thực phẩm chỉ là một phần trong những bài học. Họ học tiếng Anh và chơi bóng đá, nhưng còn tham gia 36 buổi hội thảo về tất cả mọi đề tài, từ tài chính cá nhân tới hướng dẫn về tình dục.
Việc áp dụng các quy định và tiến trình kiểm soát nghiêm minh đòi hòi học viên phải bắt đầu giữa độ tuổi từ 16 tới 22, và phải xuất thân từ các thành phần chịu nhiều thiệt thòi. Hơn 500 người Việt đã tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ được Viện Huấn Nghệ Box Hill của Úc công nhận, và thông qua các đối tác quốc tế.
Nay mai, Bùi Việt An sẽ trở thành một trong số các học viên tốt nghiệp đó. Sau khi mất cả cha lẫn mẹ vào năm mới lên 10, An lớn lên với ông bà trong một ngôi nhà lợp tranh, bị thổi bay trong một cơn bão năm nào.
An, năm nay 23, kể lại trong giờ giải lao:
"Em không vui, bởi vì lúc đó chỉ sống với ông bà trong khi ông bà bệnh hoạn luôn. Từ lớp bảy, em đi học vào buổi sáng, trong khi buổi chiều phải đi kiếm việc".
An đang hầu bàn tại một tiệm mì, có khi bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 2 giờ sáng hôm sau, khi nghe về KOTO. Sau khi tốt nghiệp vào cuối năm nay, An hy vọng sẽ được làm việc tại một khách sạn năm sao.
Tại giai đoạn này trong tiến trình biến đổi, KOTO đang dần từ bỏ hình ảnh của một tổ chức từ thiện để trở thành một cơ sở doanh nghiệp có khả năng tự túc lâu dài. Tổ chức này đã trải qua những năm thiếu thốn, lệ thuộc vào chính phủ, các doanh nghiệp, và các nhà tài trợ tư nhân bởi vì các nhà hàng của KOTO vẫn chưa thu về đủ lợi nhuận để tài trợ cho công tác huấn luyện, khi chi phí dào tạo lên tới khoảng $10.000 cho mỗi học viên.
Jimmy Phạm đã được vinh danh là “Lãnh đạo trẻ toàn cầu” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi năm ngoái. Anh nói tới việc thu lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa doanh nghiệp, có thể phát triển sang kinh doanh khách sạn và mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác. Jimmy muốn khách đến với KOTO vì chất lượng được cung cấp, chứ không chỉ vì muốn làm việc thiện, anh nói dù sao đi nữa, KOTO sẽ vẫn là một "cơ sở kinh doanh có trái tim".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét