Cựu Quốc vương Sihanouk qua đời ở Bắc Kinh
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2012-10-15
Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời vào ngày 15/10 ở Bắc Kinh, hưởng thọ 90 tuổi.
Sáng ngày 15/10, Quốc vương Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã bay tới Trung Quốc để đưa thi thể cựu Quốc vương Norodom Sihanouk về Campuchia an táng theo truyền thống. Dự kiến, thi thể ông Sihanouk sẽ đưa về Campuchia vào ngày 17/10/2012.
Một sự mất mát lớn đối với Campuchia
Hoàng tử Sisowath Thomico cho biết cựu Quốc vương Norodom Sihanouk đã qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông qua đời do bệnh tim.
Hoàng tử Sisowath Thomico nhấn mạnh rằng đây là sự mất mát lớn đối với Campuchia. Cựu Quốc vương là một vị vua tuyệt vời mà tất cả người dân tôn trọng và yêu quý.
Còn Hoàng tử Sisowath Serey Roth phát biểu: “Sự qua đời của cựu Quốc vương là một sự mất mát không chỉ riêng của gia đình Hoàng gia nhưng đối với tất cả người dân Campuchia. Ông là vị vua tuyệt vời, đáng kính yêu đối với gia đình Hoàng gia, nhân dân Campuchia và những bạn bè quốc tế.”
Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk sinh ngày 31/10/1922. Từ năm 1930 đến năm 1940, ông học tiểu học tại trường Pháp ở Phnom Penh. Học trung học tại trường Pháp tại Sài Gòn.
Năm 1946-1948, ông học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Sau khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của ông) mất vào ngày 23/4/1941, Hội đồng Tôn vương đưa ông Sihanouk lên ngôi.
Quốc Vương Sihanouk lên ngôi ngày 28/10/1941, khi 19 tuổi. Ông giành được độc lập cho Campuchia từ thuộc địa Pháp năm 1953. Ông thoái vị lần đầu theo mong muốn của cha ông Norodom Suramarit để theo đuổi sự nghiệp chính trị vào ngày 2/3/1955.
Sự qua đời của cựu Quốc vương là một sự mất mát không chỉ riêng của gia đình Hoàng gia nhưng đối với tất cả người dân Campuchia. Ông là vị vua tuyệt vời, đáng kính yêu đối với gia đình Hoàng gia, nhân dân Campuchia và những bạn bè quốc tếHoàng tử Sisowath Serey Roth
Năm 1960, sau khi bố ông mất, ông lại được bầu làm Chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị Hoàng thân. Khi chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, ông được người ta biết đến có chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Năm 1970, ông bị phế truất trong một cuộc lật đổ do Lon Nol tiến hành được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau cuộc đảo chính, ông sống lưu vong ở Bắc Kinh và kêu gọi nhân dân Campuchia lật đổ chính phủ Lon Nol.
Ông Sihanouk lên ngôi lần hai vào ngày 2/9/1993. Sau đó, ông thoái vị lần thứ hai vào ngày 7/10/2004.
Ông Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại một bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào lúc 01giờ 20phút ngày 15/10/2012 theo giờ địa phương.
Hỏa táng theo truyền thống dân tộc Campuchia
Ông Nguyễn Văn Định, người Việt kiều sống tại Campuchia nhận xét: “Nói chung không chỉ riêng dân Campuchia, dân Việt Nam cũng thương tiếc bởi vì cựu Quốc vương đã tạo điều kiện và chia sẽ với dân Việt Nam… Sự qua đời của cựu Quốc vương đã làm người Việt sống tại Campuchia rất thương tiếc, dù sao ông cũng có sự đóng góp lớn, tạo điều kiện cho dân Việt Nam sống ở đây. Ông cũng chia sẻ khó khăn với cộng đồng, chia sẻ tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Cựu Quốc vương thể hiện nguyện vọng muốn được hỏa táng theo truyền thống dân tộc Khmer sau khi mất. Ông muốn được giữ tro trong bình đựng di cốt làm bằng vàng hay bình đựng di cốt bình thường giữ ở bên trong Cung điện hòang gia
Sự qua đời của cựu Quốc vương là một mất mát lớn đối với người dân và các dân tộc đang sống ở Campuchia, một người anh hùng xây dựng đất nước, tạo sự hòa bình, ổn định cho đất nước. Bất cứ trong chế độ, cựu Quốc vương vẫn là một người anh hùng dân tộc, tạo hòa bình cho nhân dân. Quốc vương một nước mất đi, mọi người đều đau xót. Dù trong hoàn cảnh nào, Campuchia vẫn có sự đóng góp của ông rất lớn.”
Còn vị sư sãi Khmer Krom tên Thạch Văn Bình, đến từ Sóc Trăng phát biểu: “Đối với quá trình xây dựng đất nước của Đức Quốc vương Sihanouk, kể cả dân tộc Khmer, Khmer Krom, người dân đủ thành phần đều tôn vinh, thờ phượng ông 100%. Có nghĩa đã tôn kính như một vị thiên thần vì đã mang lại cuộc sống cho một dân tộc hưởng được niềm tự do, độc lập, sống trong toàn diện hạnh phúc.”
Quốc Việt: Vâng, thưa Sư có nhận xét gì về sự qua đời của cựu Quốc vương Norodom Sihanouk?
Sư Thạch Văn Bình: “Đây là một cảm tưởng rất sâu sắc đối với người dân Campuchia và riêng bản thân tôi thương tiếc vô cùng. Kể khi được tin cựu Quốc vương đã viên tịch vào lúc 01giờ 20phút ngày 15/10/2012, đối với người dân tộc Campuchia rất là thương tiếc.
Đối với các vị vua, kể từ Chey Chetha II cho đến ông Sihanouk thì tôi nhận thấy chỉ có cựu Quốc vương Sihanouk là một người đáng tôn trọng, đáng kính cẩn và thật đáng thương tiếc không sao kể nổi những đau buồn của người dân Campuchia nói chung, bản thân tôi nói riêng.”
Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk đã được yêu mến và kính trọng tại Campuchia nói chung, nói riêng đối với người Khmer Krom đang sống ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ảnh của ông được chính phủ Campuchia treo ở nhiều nơi công cộng thuộc thủ đô Phnom Penh và trong nhiều gia đình.
Trong thông điệp được Bộ Hoàng cung công bố ngày 6/1/2012, cựu Quốc vương thể hiện nguyện vọng muốn được hỏa táng theo truyền thống dân tộc Khmer sau khi mất. Ông muốn được giữ tro trong bình đựng di cốt làm bằng vàng hay bình đựng di cốt bình thường giữ ở bên trong Cung điện hòang gia.
Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk trở thành Thái Thượng Hoàng để nhường ngôi cho Quốc vương Norodom Sihamoni vào ngày 7/10/2004. Ông là con trai của cựu Quốc vương Norodom Suramarit và Hoàng hậu Sisowath Kossamak.
Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông Sihanouk vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần làm chủ tịch nước, 2 lần làm thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia cùng nhiều chức vụ khác.
Theo dòng thời sự:
- Cựu hoàng Sihanouk có quan hệ với Khmer đỏ?
- Hoàng tử Norodom Sihamoni được chọn làm tân vương Cambodia
- Hoàng tử Campuchia Norodom Ranariddh trở lại chính trường
- Người Mỹ đã gián tiếp giúp Khmer Đỏ nắm quyền?
- Cựu vương Norodom Shianouk thăm Việt Nam
- Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
- Hun Sen: Hoàng gia Campuchia không nên tham gia vào các sinh hoạt chính trị
- Tòa án Campuchia xét xử Hoàng thân Ranariddh
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Quốc vương Cambodia loan báo quyết định thoái vị
- Quốc vương Sihanouk tuyên bố sẽ giữ yên lặng về việc thoái vị
- Thủ tướng Hun Sen sẽ sang Trung Quốc yết kiến Quốc vương Sihanouk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét