21 tháng 10, 2012


Các cường quốc Châu Á gia tăng chi tiêu quốc phòng

Trực thăng tấn công Z-9WZ, được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc
CỠ CHỮ 
Các chuyên gia phân tích an ninh cho hay một cuộc khảo cứu mới về chi phí quân sự cho thấy các cường quốc chính ở Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, đang đặt nặng các vấn đề quốc phòng.

Trung tâm Khảo cứu Quốc tế và Sách lược (CSIS) có trụ sở ở Washington nói rằng chi phí dành cho quốc phòng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Nam Triều Tiên và Ðài Loan đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, lên tới 224 tỷ đô la trong năm ngoái.

Xu hướng này trái ngược với xu hướng ở nhiều nước Tây phương, với ngân sách quốc phòng sụt giảm trong những năm gần đây. Cuộc khảo cứu của CSIS nói rằng chi phí dành cho quốc phòng ở châu Á dự kiến sẽ vượt trội chi phí quân sự của châu Âu vào cuối năm 2012.

Trung Quốc dẫn đầu về chi tiêu
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một phần trong nguyên do cho sự gia tăng chi tiêu về quân sự khắp Châu Á. ...
Sự gia tăng đáng kể nhất ở Trung Quốc, nơi chi phí quân sự từ năm 2000 đã tăng gấp 4 lần lên tới 89,9 tỷ đôla vào năm 2011. Nhưng cuộc khảo cứu nói rằng con số này dựa trên số liệu chính thức, có thể thấp, và nêu ra điểm một số các ước tính độc lập đưa ra con số cao tới 140 tỷ đôla.

Trung Quốc, đã qua mặt Nhật Bản về ngân sách quân sự vào năm 2005, nay xếp hạng thứ nhì sau Hoa Kỳ về tổng chi phí quốc phòng.

Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng có nhiều phần chắc Bắc Kinh sẽ không sớm bắt kịp được Hoa Kỳ trong tình hình Washington hiện đang chi ra hơn 600 tỷ đôla mỗi năm cho quân đội.

“Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng quân sự rất hùng hậu, nhưng tôi không coi họ là đã chiếm được vị thế siêu cường,” theo nhận định của ông David Fouse, một giáo sư tại Trung tâm châu Á Thái Bình Dưong về Nghiên cứu An ninh có trụ sở tại Hawaii. “Tôi nghĩ họ vẫn còn nhìn vào một quan hệ quốc phòng rất thiếu cân xứng với Hoa Kỳ.”

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu
​​Trung Quốc đã bênh vực việc củng cố lực lượng quân sự bằng cách nói rằng họ sự kiện ấy phù hợp với nền kinh tế đang trỗi dậy nhanh chóng của họ. Trung Quốc cũng nói các khả năng mới về quân sự của họ không có nghĩa là họ sẽ có một thái độ hiếu chiến hơn trong khu vực.

Nhưng nhiều nưóc láng giềng của Trung Quốc dường như có suy nghĩ khác, và đã tăng cường việc phòng bị khi đáp lại điều họ coi là sự háo thắng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền lãnh hải.

Giám đốc dự án CSIS David Berteau thừa nhận “không còn nghi ngờ” gì là sự trỗi dậy của Trung Quốc là một phần trong nguyên do cho sự gia tăng chi tiêu về quân sự ở khắp châu Á.

Các ý đồ không rõ rệt

Nhưng ông Fouse cảnh báo rằng chi phí quốc phòng tự nó không phải là một thước đo rõ rằng cho ý đồ của bất kỳ nước nào. Ông nói các vụ tranh chấp lãnh thổ ở khắp châu Á đã góp phần làm tăng thêm căng thẳng quân sự.

Ông Fouse nói: “Tôi nghĩ mỗi một nước trong các quốc gia này có các vấn đề về lãnh thổ mà họ phải giải quyết với các nước láng giềng của mình và việc chi tiêu dành cho quốc phòng có liên hệ với những mối quan ngại về an ninh đó.”

Hoạt động mạng gây quan ngại

Nhiều người nghi Trung Quốc can dự vào những vụ tấn công trên mạng
​​Các nước Á Châu cũng lo ngại về hiểm họa ngày càng tăng của chiến tranh mạng, theo ý kiến của ông John Blaxland, một chuyên gia phân tích an ninh tại trường Ðại học Quốc gia Australia.

Ông Blaxland nói: “Chúng ta biết rằng các hoạt động trên mạng đã có hiệu quả phi thường trong việc rút ra nhiều dữ liệu từ các nguồn tin mật về các ngân hàng điện toán trên khắp khu vực.”

Theo ông Blaxland, nhiều người nghi là Trung Quốc có can dự vào những vụ tấn công này.

Ông Blaxland nói tiếp: “Nhiều chính phủ e ngại phải đặt quá nhiều sự chú trọng vào vấn đề này một cách công khai, bởi vì thực rất khó mà xác định chính xác được nó phát xuất từ đâu, mặc dù hầu hết mọi người đều có một khái niệm khá vững vàng về xuất xứ của nó. Phần lớn xuất phát từ Trung Quốc.

Chạy đua vũ trang như thời Chiến tranh Lạnh?

Phúc trình nói rằng việc chi phí quân sự gia tăng ở châu Á có thể có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chuyển trọng tâm sách lược qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng giám đốc dự án Berteau nói với các phóng viên vào lúc công bố phúc trình rằng ông không trông đợi một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, và nói rằng sự gia tăng chi tiêu quân sự chưa đi đến mức đã thấy trong thời Chiến tranh Lạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét