Đô thị hóa tăng nhanh chóng
WASHINGTON — Diễn đàn Đô thị Thế giới được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 9, tại Naples, Ý, được tiến hành hôm thứ Bảy để giải quyết khuynh hướng đô thị hóa ngày càng tăng. Khoảng 3.000 người từ 114 quốc gia sẽ tham dự hội nghị. Chủ đề năm nay là Tương lai Đô thị.
Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 6 sẽ nêu lên các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Những vấn đề này cũng bao gồm chất lượng cuộc sống, bình đẳng và thịnh vượng, tạo việc làm và năng lượng cùng với giao thông.
Trong số những người tham dự có bà Ramona Vijeyarasa thuộc ActionAid International, một tổ chức chống nghèo đói.
Bà Vijeyarasa nói: “Diễn đàn Đô thị Thế giới là một hoạt động của Liên Hiệp Quốc diễn ra hai năm một lần, chính yếu do Môi trường Liên Hiệp Quốc tổ chức. Và đây thực sự là một nơi để mọi người đến với nhau và đối thoại về đô thị hóa. Đây có thể là một nơi ít có tính cách chính trị và là nơi thảo luận và đối thoại nhiều hơn của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các học giả và đặc biệt là các giới chức chính phủ cấp thành phố.”
Bà Vijeyarasa là Quản trị viên cao cấp về Chương trình Quyền Phụ nữ của ActionAid. Bà nói tiếp:
“Hiện tại chúng ta đang ở vào một thời điểm mà hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thành phố hay những nơi đô thị. Và điều đáng quan tâm hơn cả là nhịp độ giảm bớt nghèo đói tại đô thị chậm hơn mức giảm nghèo đói tại nông thôn. Do đó đối với chúng tôi, chúng tôi thấy có việc đô thị hóa nghèo đói thực sự. Và tôi nghĩ là ngay cả trong lãnh vực phát triển, chúng ta cũng không thảo luận đủ về nghèo đói tại đô thị. Và theo quan điểm của tôi vào lúc này đây là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến dân số thế giới hơn là bất cứ vấn đề nào khác.”
Bà Vijeyarasa nói đô thị hóa có hai mặt. Nó có thể đặt ra ngoài lề, mang đến bạo động và nhà ở dưới tiêu chuẩn đối với những người nghèo trong khi cùng lúc đó đưa ra những cơ hội để tăng trưởng và tiến bộ.
ActionAid sẽ tham dự vào việc trình bày tại Diễn đàn Đô thị Thế giới về vấn đề thiếu an ninh phụ nữ phải đối mặt tại các thành phố. Bà Vejeyarasa nói việc này gồm những nơi không được chiếu sáng, mất an ninh, các cơ quan cảnh sát không nhạy cảm đối với các vấn đề của phụ nữ và mức độ tội phạm cao.
Bà nói: “Thực sự, chúng tôi cũng thường thảo luận về các phụ nữ di dân tại những khu vực này. Ngay cả việc phụ nữ càng ngày càng bị cô lập, ít tiếp cận các dịch vụ và cách thức báo cáo tội phạm và bạo động.”
Bà Vijeyarasa nói lập kế hoạch đô thị tốt hơn có thể giải quyết được một số vấn đề này.
“Rõ ràng và lý tưởng là chúng ta nên nhìn vào các thành phố mới và đang nổi lên. Do đó nhiều cộng đồng gần đô thị và nhiều cộng đồng nông thôn ngày càng được đô thị hóa tạo ra một cơ hội thực sự tốt để thiết kế một thành phố theo một phương cách nhạy cảm về giới tính. Tuy nhiên như quí vị biết, nhiều thành phố mà chúng tôi nói đến, ví dụ như những việc chúng tôi làm tại Kenya hay Ethiopia là những thành phố đã được thiết lập. Do đó chúng tôi đang làm việc để cố giải quyết vấn đề.”
Tuy nhiên bà Vijeyarasa nói có nhiều giải pháp để chọn lựa nhưng mọi người trước tiên phải nhận thức được vấn đề trước khi có thể giải quyết được.
Bà nói: “Tôi nghĩ giới tính thực sự không cần phải thảo luận. Lập kế hoạch đô thị là một lãnh vực hầu như do phái nam chế ngự. Và ngay cả tôi cũng hy vọng Diễn đàn Đô thị Thế giới đặc biệt là một nơi do nam giới chế ngự. Do đó đầu tiên là phải đưa vấn đề giới tính vào nghị trình và tìm trách nhiệm từ những người có ảnh hưởng, chịu trách nhiệm đô thị hóa, lập kế hoạch đô thị và an toàn và an ninh. Có nhiều loại cơ chế đã được thử nghiệm tại một số nơi: gia tăng số nữ cảnh sát, huấn luyện lực lượng cảnh sát một cách tổng quát, ngay cả huấn luyện cho công nhân giao thông, đã được làm thử tại những quốc gia như Ấn Độ.”
Bà Vijeyarasa nói nghiên cứu của ActionAid tại Ghana, Nam Phi và Ấn Độ cho thấy phụ nữ trẻ, tuổi từ 19 đến 24 - đặc biệt dễ tổn thương và bị bóc lột về tình dục và kinh tế, và thiếu thốn những dịch vụ y tế và sinh sản.
Về mặt tích cực, bà nói những khu vực đô thị giúp những cơ hội giáo dục nhiều hơn đối với phụ nữ và các em gái, thị trường lớn hơn cho hàng hóa họ sản xuất, và một cơ hội liên kết với những phụ nữ khác để thành lập những tổ chức chính trị hay vận động hành lang.
Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 6 sẽ nêu lên các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Những vấn đề này cũng bao gồm chất lượng cuộc sống, bình đẳng và thịnh vượng, tạo việc làm và năng lượng cùng với giao thông.
Trong số những người tham dự có bà Ramona Vijeyarasa thuộc ActionAid International, một tổ chức chống nghèo đói.
Bà Vijeyarasa nói: “Diễn đàn Đô thị Thế giới là một hoạt động của Liên Hiệp Quốc diễn ra hai năm một lần, chính yếu do Môi trường Liên Hiệp Quốc tổ chức. Và đây thực sự là một nơi để mọi người đến với nhau và đối thoại về đô thị hóa. Đây có thể là một nơi ít có tính cách chính trị và là nơi thảo luận và đối thoại nhiều hơn của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các học giả và đặc biệt là các giới chức chính phủ cấp thành phố.”
Bà Vijeyarasa là Quản trị viên cao cấp về Chương trình Quyền Phụ nữ của ActionAid. Bà nói tiếp:
“Hiện tại chúng ta đang ở vào một thời điểm mà hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thành phố hay những nơi đô thị. Và điều đáng quan tâm hơn cả là nhịp độ giảm bớt nghèo đói tại đô thị chậm hơn mức giảm nghèo đói tại nông thôn. Do đó đối với chúng tôi, chúng tôi thấy có việc đô thị hóa nghèo đói thực sự. Và tôi nghĩ là ngay cả trong lãnh vực phát triển, chúng ta cũng không thảo luận đủ về nghèo đói tại đô thị. Và theo quan điểm của tôi vào lúc này đây là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến dân số thế giới hơn là bất cứ vấn đề nào khác.”
Bà Vijeyarasa nói đô thị hóa có hai mặt. Nó có thể đặt ra ngoài lề, mang đến bạo động và nhà ở dưới tiêu chuẩn đối với những người nghèo trong khi cùng lúc đó đưa ra những cơ hội để tăng trưởng và tiến bộ.
ActionAid sẽ tham dự vào việc trình bày tại Diễn đàn Đô thị Thế giới về vấn đề thiếu an ninh phụ nữ phải đối mặt tại các thành phố. Bà Vejeyarasa nói việc này gồm những nơi không được chiếu sáng, mất an ninh, các cơ quan cảnh sát không nhạy cảm đối với các vấn đề của phụ nữ và mức độ tội phạm cao.
Bà nói: “Thực sự, chúng tôi cũng thường thảo luận về các phụ nữ di dân tại những khu vực này. Ngay cả việc phụ nữ càng ngày càng bị cô lập, ít tiếp cận các dịch vụ và cách thức báo cáo tội phạm và bạo động.”
Bà Vijeyarasa nói lập kế hoạch đô thị tốt hơn có thể giải quyết được một số vấn đề này.
“Rõ ràng và lý tưởng là chúng ta nên nhìn vào các thành phố mới và đang nổi lên. Do đó nhiều cộng đồng gần đô thị và nhiều cộng đồng nông thôn ngày càng được đô thị hóa tạo ra một cơ hội thực sự tốt để thiết kế một thành phố theo một phương cách nhạy cảm về giới tính. Tuy nhiên như quí vị biết, nhiều thành phố mà chúng tôi nói đến, ví dụ như những việc chúng tôi làm tại Kenya hay Ethiopia là những thành phố đã được thiết lập. Do đó chúng tôi đang làm việc để cố giải quyết vấn đề.”
Tuy nhiên bà Vijeyarasa nói có nhiều giải pháp để chọn lựa nhưng mọi người trước tiên phải nhận thức được vấn đề trước khi có thể giải quyết được.
Bà nói: “Tôi nghĩ giới tính thực sự không cần phải thảo luận. Lập kế hoạch đô thị là một lãnh vực hầu như do phái nam chế ngự. Và ngay cả tôi cũng hy vọng Diễn đàn Đô thị Thế giới đặc biệt là một nơi do nam giới chế ngự. Do đó đầu tiên là phải đưa vấn đề giới tính vào nghị trình và tìm trách nhiệm từ những người có ảnh hưởng, chịu trách nhiệm đô thị hóa, lập kế hoạch đô thị và an toàn và an ninh. Có nhiều loại cơ chế đã được thử nghiệm tại một số nơi: gia tăng số nữ cảnh sát, huấn luyện lực lượng cảnh sát một cách tổng quát, ngay cả huấn luyện cho công nhân giao thông, đã được làm thử tại những quốc gia như Ấn Độ.”
Bà Vijeyarasa nói nghiên cứu của ActionAid tại Ghana, Nam Phi và Ấn Độ cho thấy phụ nữ trẻ, tuổi từ 19 đến 24 - đặc biệt dễ tổn thương và bị bóc lột về tình dục và kinh tế, và thiếu thốn những dịch vụ y tế và sinh sản.
Về mặt tích cực, bà nói những khu vực đô thị giúp những cơ hội giáo dục nhiều hơn đối với phụ nữ và các em gái, thị trường lớn hơn cho hàng hóa họ sản xuất, và một cơ hội liên kết với những phụ nữ khác để thành lập những tổ chức chính trị hay vận động hành lang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét