7 tháng 7, 2012

Thái Lan sẽ giúp tìm giải pháp hòa bình cho Biển Đông?

Thái Lan sẽ giúp tìm giải pháp hòa bình cho Biển Đông?

2012-07-06
Vào khi sắp nhận lãnh vai trò điều hợp giữa Trung Quốc với ASEAN, Thái Lan tuyên bố sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm một giài pháp ổn thỏa và hòa hoãn cho vấn đề tranh chấp với các nước trên biển Đông.
Photo: Báo Tin tuc TQ online(www.news.cn)
Phái đoàn Thái Lan họp với ngoại trưởng Trung Quốc ở Bắc Kinh. July 2012
Với tựa đề Vùng Đảo Trường Sa, bản tin trên tờ Bangkok Post số ra hôm nay loan báo Bangkok, trong tư cách quốc gia điều hợp giữa ASEAN với Trung Quốc, sẽ cố tìm một giải pháp hòa bình cho vấn để biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam còn gọi là biển Đông.
Biển Đông sẽ là trọng tâm trong các cuộc họp
Trích dẫn lời ngoại trưởng Thái Lan, ông  Surapong Tovichakchakul , bản tin nói  tại cuộc găp tuần này ở Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì  đã bày tỏ quan ngại với ngoại trưởng Thái về sự mâu thuẩn  đang xảy ra giữa Trung Quốc với  bốn nước thành viên ASEAN là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia liên quan đến khu vực tranh chấp Trường Sa.
Thái Lan sẽ nhận lãnh trách nhiệm điều  hợp giữa ASEAN với Trung Quốc sau khi Việt Nam kết thúc vai trò luân phiên này trong ba năm vào ngày 31 tới đây.
Lên tiếng với báo chí ở Bangkok hôm thứ Năm,  ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul  khẳng định lập trường của Bangkok là  hòa bình và ổn định  trên vùng biển Nam Trung Hoa, rằng  các nước liên hệ đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa nên tìm cách  giải quyết vấn đề bằng thương thảo.
Thái Lan cũng rất hoan nghinh và sẵn sàng đứng ra tổ chức các vòng họp cấp cao về bản phác thảo Qui Luật Hành Xử trên biển Đông, gọi tắt là COC. Trong vai trò nước điều hợp giữa Trung Quốc và ASEAN nhận lãnh từ tay Việt Nam, Thái Lan hướng đến một phương cách làm việc trong tình thần xây dựng không có tranh chấp...
Ông nói  ông đã trả lời ngoại trưởng Trung Quốc rằng trong tư cách  quốc gia điều hợp giữa ASEAN và Trung Quốc thì Bangkok sẽ cố hết sức, sẳn sàng thảo luận với từng nước trong vòng tranh chấp, tìm hiểu nhu cầu cũng như quan điểm của từng nước hầu dẫn tới biện pháp khả dĩ cho cuộc tranh chấp dằng dai này.
Tại buổi họp báo hôm thứ Ba ở Bangkok, khi được hỏi về tình hình biển Đông, tổng giám đốc văn phòng ASEAN, ông Arthayudh Sisramoot, cho biết thực tế ASEAN chưa hề có cuộc thảo luận liên hệ và đến đầu đến đũa với Trung Quốc mà lý do là vì thời gian không cho phép. Cũng như ngoại trưởng Thái Lan, ông đã nhấn mạnh:
Là quốc gia điều hợp thì Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với đại diện từng quốc gia một.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng rất hoan nghinh và sẵn sàng đứng ra tổ chức các vòng họp cấp cao về bản phác thảo Qui Luật Hành Xử trên biển Đông, gọi tắt là COC. Trong vai trò nước điều hợp giữa Trung Quốc và ASEAN nhận lãnh từ tay Việt Nam, Thái Lan hướng đến một phương cách làm việc trong tình thần xây dựng không có tranh chấp  .
Điểm chính mà Thái Lan muốn nhắm tới là hữu nghị và tương kính lẫn nhau giữa các bên tranh chấp, sự xây dựng và hòa khí tạo được giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ là cơ hội cho Thái Lan cũng như các nước học hỏi và phát triển chủ trương hòa bình ổn định trong lúc vẫn bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
...bản tin về Trường Sa với lời lẽ khá rắn rỏi, cũng là lần đầu tiên từ giới chức cấp cao Thái Lan, thể hiện tầm quan trọng của vòng họp cấp ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia suốt tuần tới, qua đó tình hỉnh biển Nam Trung Hoa được coi là vấn đề bao trùm
Theo các nhà phân tích, bản tin về Trường Sa với lời lẽ khá rắn rỏi, cũng là lần đầu tiên từ giới chức cấp cao Thái Lan, thể hiện tầm quan trọng của vòng họp cấp ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia suốt tuần tới,  qua đó tình hỉnh biển Nam Trung Hoa được coi là vấn đề bao trùm.
Đây cũng là những vòng họp mà mục đích được nói là khuyến khích Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, tham gia hợp tác nhiều hơn nữa tại vào các diễn đàn cấp ngoại trưởng có tên ASEAN Connectivity +3, tạm dịch là Kết Nối ASEAN+3.
Ngay từ đầu tháng, Thái Lan đã tổ chức những cuộc họp làm việc chi tiết về  Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng ASEAN lần thứ 45 ở Campuchia, gọi tắt là AMM, trong đó có Diễn Đàn Cấp Vùng ASEAN lần thứ 19, tức ARF, qui tụ  ngoại trưởng mười nước thành viên ASEAN cùng mười bảy quốc gia đối tác như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mông Cổ, New Zealand,  Nam Hàn, Pakistan, Liên Bang Nga, Sri Lanka vân vân…
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét