Người Việt Nam tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc
Người biểu tình chống Trung Quốc tập trung phía trước tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội, ngày 22/7/2012
Chủ nhật ngày 22 tháng 7, dân chúng Việt Nam lại xuống đường biểu tình để phản đối Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Hãng tin Reuters loan tin hàng trăm người đã tham gia biểu tình ở Hà Nội. Họ phản đối những động thái của Bắc Kinh nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo trong Biển Đông, đồng thời phản đối việc Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Đám đông mang các biểu ngữ có ghi các hàng chữ “Trường Sa là của Việt Nam” và “Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm”.
Tin của Pháp tấn xã loan đi hôm nay cũng tường trình là khoảng 200 người biểu tình tuần hành tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm nay đã làm tê liệt trung tâm thủ đô Hà Nội quanh Hồ Hoàn Kiếm trong một thời gian ngắn, trong cuộc tuần hành thứ Ba trong tháng này, để phản đối quyết tâm của Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu hết vùng Biển Đông.
Hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc, đám đông đã bị các lực lượng an ninh chận lại, không cho tới gần đại sứ quán Trung Quốc, tuy nhiên theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường, không có ai bị bắt giữ.
Nhật báo The Guardian của Anh trích lời Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Học viện Quốc Phòng Australia, nói rằng ngoài vấn đề Biển Đông, những người biểu tình còn phản đối các hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Các vụ chiếm đất và các hành động tàn bạo của cảnh sát Việt Nam cũng làm tăng sự phẫn nộ trong dân chúng, một sự kiện mà giới phân tích cho là đang gây quan tâm lớn cho chính quyền độc đảng tại Hà Nội.
Giáo sư Thayer nói điều mà Hà Nội không muốn xảy ra nhất, là những cuộc biểu tình không kiểm soát được.
Giáo sư Thayer nói rằng bất chấp đám đông biểu tình trong ôn hòa, họ “sẽ bị đàn áp triệt để”.
Hôm qua, trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, ông Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Hiện nay chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam là không cho biểu tình nữa. Họ đã theo dõi chặt chẽ các hạt nhân của phong trào đường phố, như cụ Lê Hiền Đức, các luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài và cá nhân tôi đều bị triệu tập làm việc liên tục, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Tất cả đều bị đặt chốt canh gác trước nhà. Họ vô hiệu hóa toàn bộ những người có khả năng đứng ra tổ chức hoặc làm mũi nhọn của cuộc biểu tình. Đối với những người ở tỉnh định tham gia biểu tình thì đã có những chốt canh gác ở các tuyến đường liên tỉnh và quốc lộ, ví dụ từ Hà Nội đi Hưng Yên, đều bị công an ngăn chặn..."
Các cuộc biểu tình hôm nay diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng tại Biển Đông, một khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí và là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Cuộc tranh chấp cũng liên quan tới quyền đánh bắt hải sản tại một vùng biển mà nhiều nước Á châu tuyên bố có chủ quyền từng phần hoặc toàn phần.
Cuộc tranh chấp đã gây bất hòa tại diễn đàn an ninh khu vực ở Pnom Penh hồi tuần trước, khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung.
Hãng tin Reuters loan tin hàng trăm người đã tham gia biểu tình ở Hà Nội. Họ phản đối những động thái của Bắc Kinh nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo trong Biển Đông, đồng thời phản đối việc Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Đám đông mang các biểu ngữ có ghi các hàng chữ “Trường Sa là của Việt Nam” và “Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm”.
Tin của Pháp tấn xã loan đi hôm nay cũng tường trình là khoảng 200 người biểu tình tuần hành tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm nay đã làm tê liệt trung tâm thủ đô Hà Nội quanh Hồ Hoàn Kiếm trong một thời gian ngắn, trong cuộc tuần hành thứ Ba trong tháng này, để phản đối quyết tâm của Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu hết vùng Biển Đông.
Hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc, đám đông đã bị các lực lượng an ninh chận lại, không cho tới gần đại sứ quán Trung Quốc, tuy nhiên theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường, không có ai bị bắt giữ.
Nhật báo The Guardian của Anh trích lời Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Học viện Quốc Phòng Australia, nói rằng ngoài vấn đề Biển Đông, những người biểu tình còn phản đối các hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Các vụ chiếm đất và các hành động tàn bạo của cảnh sát Việt Nam cũng làm tăng sự phẫn nộ trong dân chúng, một sự kiện mà giới phân tích cho là đang gây quan tâm lớn cho chính quyền độc đảng tại Hà Nội.
Giáo sư Thayer nói điều mà Hà Nội không muốn xảy ra nhất, là những cuộc biểu tình không kiểm soát được.
Giáo sư Thayer nói rằng bất chấp đám đông biểu tình trong ôn hòa, họ “sẽ bị đàn áp triệt để”.
Hôm qua, trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, ông Nguyễn Khắc Toàn cho biết:
“Hiện nay chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam là không cho biểu tình nữa. Họ đã theo dõi chặt chẽ các hạt nhân của phong trào đường phố, như cụ Lê Hiền Đức, các luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài và cá nhân tôi đều bị triệu tập làm việc liên tục, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Tất cả đều bị đặt chốt canh gác trước nhà. Họ vô hiệu hóa toàn bộ những người có khả năng đứng ra tổ chức hoặc làm mũi nhọn của cuộc biểu tình. Đối với những người ở tỉnh định tham gia biểu tình thì đã có những chốt canh gác ở các tuyến đường liên tỉnh và quốc lộ, ví dụ từ Hà Nội đi Hưng Yên, đều bị công an ngăn chặn..."
Các cuộc biểu tình hôm nay diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng tại Biển Đông, một khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí và là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Cuộc tranh chấp cũng liên quan tới quyền đánh bắt hải sản tại một vùng biển mà nhiều nước Á châu tuyên bố có chủ quyền từng phần hoặc toàn phần.
Cuộc tranh chấp đã gây bất hòa tại diễn đàn an ninh khu vực ở Pnom Penh hồi tuần trước, khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không đưa ra được một thông cáo chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét