12 tháng 6, 2012

Bang Rakhine ở Miến Ðiện vẫn còn rối loạn


Bang Rakhine ở Miến Ðiện vẫn còn rối loạn

Lửa và khói bốc lên từ các tòa nhà bị đốt cháy trong các vụ bạo động sắc tốc ở Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine ở tây bắc Miến Ðiện, ngày 12/6/2012
CỠ CHỮ 
Danielle Bernstein
Căng thẳng tiếp tục tại bang Rakhine của Miến Ðiện khiến các quan sát viên lo ngại rằng cuộc xung đột sắc tộc và phe phái có thể lan rộng. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Danielle Bernstein ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Bạo động phe phái tiếp tục tại Sittwe, Miến Ðiện, nơi cư dân người sắc tộc Rakhine nói với đài VOA qua điện thoại rằng các đám cháy vẫn tiếp diễn, thiêu hủy nhà cửa và các cửa hàng trong khi người sắc tộc Rohingya chạy trốn cảnh sát chống bạo động.

Tại Maungdaw, cư dân thuật lại rằng đường phố phần lớn yên tỉnh, và cách Rangoon khoảng 400 kilomet, một đám đông các nhà sư đã bị cảnh sát giải tán tại ngôi chùa Sule.

Bạo động đã đưa tới những mối lo ngại rằng xung đột có thể châm ngòi trở lại cho các mối thù nghịch sắc tộc.

Giám đốc ở Á châu của tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói có tin cảnh sát bạo động bố trí trong khu vực thiên vị người sắc tộc Rakhine hơn là người Rohingya. Ông nói chính phủ phải công bằng hơn trong việc giải quyết vấn đề.

Ông Robertson cho biết: “Chắc chắn vấn đề này có tiềm năng làm hoen ố một cách đáng kể các công trình cải cách của chính phủ này nếu họ không thể giải quyết vụ bạo động phe phái rất nghiêm trọng này.”

Ông Robertson nói với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau ở Miến Ðiện, tương lai đất nước tùy thuộc vào sự kiện trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ, và đa sắc tộc.

Ông Robertson nói: “Vấn đề là có quá nhiều nhóm sắc tộc sống cận kề nhau nên không thể để cho hình thức bạo động giữa hai nhóm sắc tộc này xảy ra. Bởi vì chẳng may nó sẽ đem lại sức mạnh cho các phần tử quá khích vẫn khiếu kiện chống lại các nhóm sắc tộc khác, mối nguy hiểm nằm ở điểm này.”

Mặc dầu nhóm sắc tộc Rakhine đã gánh chịu sự áp bức của chính phủ từ nhiều thập niên, giới truyền thông trong nước tường thuật về những vụ bạo động vẫn có xu hướng chống lại khối dân Rohigya. Các cơ quan truyền thông được nhà nước hậu thuẫn và các hãng thông tấn tư nhận đã tường thuật về vụ xung đột và dùng lời lẽ xấu đối với người Rohingya.

Phát biểu từ London, nhà hoạt động và học giả người Rohingya Knurl Islam việc tìm cách loại trừ người Rohingya ở Rakhine đã có một lịch sử lâu đời.

Ông Islam nói: “Chúng tôi là hai cộng đồng. Chúng tôi đã từng cùng sống với nhau lâu đời, và chúng tôi hiện vẫn còn sống với nahu. Chúng tôi phải sống với nhau. Chúng tôi biết rõ điều đó. Nhưng họ không thích người Hồi giáo, họ nói chúng tôi là di dân bất hợp pháp, chúng tôi không có liên hệ gì với đất nước của họ.”

Nhiều người Rakhine coi những người Rohingya từ Bangladesh đến Miến Ðiện trong thời gian tương đối gần đây là không hội đủ điều kiện để nhập tịch Miến Ðiện.

Một thành viên của chính đảng Phát triển Sắc Tộc Rakhine, ông Hula Saw, nói rằng người Rohigyua lâu nay vẫn đòi những quyền mà họ không xứng đáng được hưởng.

Ông Hula cho biết: “Chúng ta phải dành cho họ các quyền chính đáng của con người, nhưng chúng ta không chấp nhận họ là có quyền được nhập tịch.”

Vào lúc bạo động tiếp diễn, tin cho hay nhiều người Rohingya đã chạy trốn khỏi bang này bằng tầu thuyền hay bằng đường bộ. Bangladesh đã không mở cửa biên giớ icho những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột.  
​​

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét