Xây dựng văn hoá XHCN
Phong Vân (Ngươiduatin.vn) - Biết rằng, nhà vệ sinh công cộng ở khu dân cư không còn giá trị sử dụng nữa, song các cấp chính quyền hiện vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể. Trong khi dư luận mong muốn có phương án cải tạo, thậm chí thay đổi công năng cho phù hợp thì vẫn còn có những ý kiến lo "vướng" từ phía các nhà quản lý...
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân nhiều năm nay. Tại nhiều địa phương, nhà vệ sinh công cộng là nơi chứa tệ nạn xã hội, gây mất mỹ quan đô thị thành phố.
Tại các khu phố cổ ở Hà Nội, nhà vệ sinh công cộng gây mất vệ sinh, thậm chí còn gây ra dịch bệnh... Thế nhưng, nó vẫn tồn tại nhiều năm nay.
Mới đây, người dân và cán bộ phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội nhất trí, đồng lòng làm kiến nghị lên quận, đề nghị cho "xoá" nhà vệ sinh công cộng ở khu dân cư của phường, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư...
Công đoạn từ nhà vệ sinh thành nhà văn hoá, xem ra vẫn rất xa vời thực tế. Chẳng ai muốn nó tồn tại trong cái xã hội văn minh, hiện đại này nữa nhưng hình như, không ai muốn giải quyết nó khỏi xã hội mà muốn để nó như một "nhân chứng" cho quá trình phát triển của đô thị?!
Chủ tịch UBND phường Phương Liên, ông Bùi Minh Hoàng: Quỹ đất của phường rất hạn chế, nhiều cụm dân cư chưa có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đó phường xin ý kiến UBND quận Đống Đa, phòng Tài nguyên môi trường quận và các phòng ban chuyên môn được phép phá dỡ công trình vệ sinh công cộng để xây dựng nhà văn hóa.
Thực tế cho thấy, các hộ dân đã có nhà vệ sinh riêng và không còn nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nhà vệ sinh công cộng thường là nơi các đối tượng tệ nạn xã hội tập trung, gây mất trật tự an ninh, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân quanh khu vực.
Nhưng đã gần 4 năm trôi qua, nguyện vọng tha thiết của hàng ngàn hộ dân và của chính quyền sở tại vẫn còn chờ ý kiến của lãnh đạo quận.
Nên quy hoạch làm điểm sinh hoạt cộng đồng Câu chuyện không bình thường ở chỗ, nhà vệ sinh đã bỏ hoang cả mấy chục năm mà không được chấp thuận để chuyển đổi mục đích sử dụng. Khi quy hoạch một khu dân cư, người ta đặc biệt quan tâm đến các điểm công cộng, nhất là điểm sinh hoạt văn hóa cho khu dân cư đó. Vì thế bất kỳ một khu đất hoang, khu vệ sinh đã không còn sử dụng nên quy hoạch làm điểm sinh hoạt cộng đồng, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. Theo tôi, việc quy hoạch sao cho tất cả các dịch vụ công cộng, hoạt động cộng đồng hợp lý với quy hoạch chung của khu vực là tốt nhất. |
Phải có phương án cải tạo tổng thể và lâu dài Hiện nay, các khu nhà tập thể, nhà lắp ghép đó không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu về tiện nghi, không đảm bảo thẩm mỹ. Chắc chắn những khu nhà tập thể và những cơ sở hạ tầng đi kèm còn có một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài. Chính vì thế phải có phương án cải tạo tổng thể và lâu dài hệ thống nhà vệ sinh công cộng. |
Tồn tại như thế nào là phụ thuộc vào từng địa bàn cơ sởư Chính vì vậy, việc xây dựng mới hay tồn tại những khu nhà vệ sinh là tất yếu, thế nhưng nó tồn tại dưới hình thức nào, như thế nào lại phụ thuộc vào từng địa bàn cơ sở và phải được quy hoạch cụ thể. Đối với những nơi mà người dân không còn nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng thì chẳng cần tồn tại nó làm gì. Nếu người dân vẫn có nhu cầu sử dụng, lúc đó nhà vệ sinh phải được cải tạo, nâng cấp đảm bảo đúng các tiêu chí, kĩ thuật theo yêu cầu của bên môi trường. |
Nên phá bỏ... Đặc biệt, nhà vệ sinh công cộng ở khu này bỏ hoang nên rất mất vệ sinh. Tôi nghĩ, những khu vệ sinh công cộng trong các khu tập thể cũ ở Hà Nội nếu không đáp ứng nhu cầu thực tế nên phá bỏ, trả lại khoảng không gian cho khu dân cư. Nó có thể dùng để trồng cây xanh hoặc sân chơi cho trẻ nhỏ. |
"Người ta" sẽ không dễ dàng “nhả ra” ngay được Hiện tại, chúng tôi đang cho người kiểm tra xem thực tế ra sao? Quan điểm của quận là luôn luôn ủng hộ phường, nếu như người dân không còn nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng, thì việc chuyển mục đích sử dụng hoàn toàn phù hợp. Và, càng phù hợp hơn, nếu sử dụng diện tích đất đó làm nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Tuy nhiên, chúng tôi đều phải xét trên khía cạnh thực tế kiểm tra, mới có thể đưa ra quyết định. Bởi, nếu đất nhà vệ sinh công cộng đó thuộc quận quản lý thì không vấn đề gì, nếu là đất của bên môi trường hay của thành phố thì lại khác. Vì, "người ta" sẽ không dễ dàng “nhả ra” ngay được. |
Phong Vân
http://www.nguoiduatin.vn/nha-ve-sinh-cong-cong-thanh-nha-van-hoa-a39229.html
Về VN tôi đã từng chứng kiến cảnh một phụ nữ tụt quần ngay tại sân ga để "giải tỏa nỗi buồn".
- Là vì chỗ này còn đái bậy...
- Ai bảo vậy hả?
- Vì vẫn còn bảng thông báo đấy thôi...