18 tháng 4, 2012

Vọng niệm 3: Ngày 30-4 nghĩ về... những “bàn tay rô bốt”


Vọng niệm 3: Ngày 30-4 nghĩ về... những “bàn tay rô bốt”

Khánh Ly: Sống ở đời cần nhất điều gì? 
TCS: Cần có một tấm lòng. 
Khánh ly: Để làm gì? 
TCS: Để gió mang đi.”

Trong việc đề cập đến những cái chết của người dân Việt trong cuộc nội chiến tương tàn 1954-1975 vừa qua, thật hiếm có một tác phẩm âm nhạc nào có thể sánh được với ca khúc có tựa đề“Tình Ca của Người Mất Trí” sáng tác của nhạc sĩ nổi tiếng Trịnh Công Sơn. Những cái chết của người dân Việt thật là thảm thương, những kiểu chết thật là đa dạng, những địa điểm chết cũng thật bất ngờ… tất cả được thể hiện một cách tài tình trên một nền âm thanh đẹp và buồn đến thảm thiết, đã làm nên sự bất tử cho ca khúc này và góp phần đặt tác giả của nó vào vị trí của 1 trong 3 đỉnh núi cao nhất trong làng tân nhạc Việt Nam hiện đại.

Ca khúc “Tình Ca của Người Mất Trí” xuất hiện lần đầu trong tậpCa Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn năm 1967. Đến nay sau ngót 50 năm ngày ca khúc này ra đời và xấp xỉ 37 năm ngày chiến cuộc 2 miền chấm dứt, dù tác giả của ca khúc đã về với Cát Bụi cũng đã cả chục năm, kể cả tên ông mới được chế độ này đặt cho một con đường đẹp bậc nhất cố đô Huế, nơi ông ra đời thì tập “Ca Khúc Da Vàng” đến nay vẫn chưa được phép lưu hành như một nhạc phẩm chính thống của chế độ. Điều này không biết có đủ sức thuyết phục cho nhận định: “TCS không phải là con người chính trị, ông đơn giản chỉ là con người của thi ca.” được không? 

Vì sao mà nhạc sĩ họ Trịnh lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là một kẻ MẤT TRÍ? Phải chăng đây là cách xuất hiện tốt nhất khi ông phải đối diện với những hệ luỵ có thể đến từ mọi phía khi cuộc xung đột ý thức hệ đang ở giai đoạn cao trào chuẩn bị cho Mậu Thân 1968. 

Khi lần đầu xuất hiện, lại được ca sĩ tài danh Khánh Ly hát, bài hát đã được công chúng chấp nhận và truyền bá tức khắc. Tôi nhớ, năm đó đoàn sinh viên khoa Địa Lý Đại Học Sư Phạm Hà Nội I đang đi dã ngoại ở đầu cầu Bắc Luân Móng Cái. Dịp đó bên kia cầu Bắc Luân vắt qua sông Ca Long, đất Trung Quốc đang rợp trời là cờ đỏ, là ảnh Mao, tượng Mao cỡ lớn, là pa nô áp phích tuyên truyền cho cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất của họ. Bên này cầu, đám sinh viên chúng tôi tổ chức một đêm ca khúc chính trị trước UBND Móng Cái thật hoành tráng. NĐN bạn tôi, một chàng trai Hà nội làm sôi động phố phường biên giới bằng bài Hoa Mộc Miên vừa bước xuống, tôi tiến đến hỏi: “Toa có biết Khánh Ly mới hát bài gì trên đài Sài gòn không?”. Không trực tiếp trả lời câu hỏi của tôi, NĐN hát luôn chỉ để một mình tôi nghe: 

Tôi có người yêu, chết trận Pleime 
Tôi có người yêu ở chiến khu “Đ” 
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội 
Chết vội vàng dọc theo biên giới 
Tôi có người yêu, chết trận Chu prong 
Tôi có người yêu, bỏ xác trôi sông 
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng 
Chết lạnh lùng, mình cháy như than

Tôi có người yêu, chết trận Asao 
Tôi có người yêu, nằm chết cong queo 
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu 
Chết nghẹn ngào mình không manh áo 
Tôi có người yêu, chết trận Bagia 
Tôi có người yêu vừa chết đêm qua 
Chết thật tình cờ, chết chẳng hẹn hò 
Không hận thù, nằm chết như mơ. 

Nghe NĐN hát, tôi thấy ca từ của bài này hơi lạ. Những địa danh của sự chết như Pleime, chiến khu “Đ”, Đồng Xoài, Chu prong, A sao, Ba gia… là những địa danh có tần số xuất hiện rất cao trên các phương tiện truyền thông và báo chí chính thống của Miền Bắc XHCN ngày đó. Có một điều rất khó giải thích là vào thời điểm 1967… Hà Nội đang là trái tim của cả nước và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang là Răng – Môi… mà tác giả lại đưa ra 2 địa điểm có người chết rất bất ngờ là “…chết ngoài Hà Nội” và “Chết vội vàng dọc theo biên giới”(!?) Phải chăng TCS đã có những phút xuất thần mà thốt lời tiên tri! Có thể lắm, 5 năm sau, vào dịp cuối 1972, sau những trận mưa bom B52 của không lực Hoa Kỳ, những cái “…chết ngoài Hà Nội” mới ứng nghiệm và 12 năm sau, năm 1979 khi hàng chục vạn lính sơn cước của Trung Quốc bất ngờ tràn vào 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, những cái “chết vội vàng dọc theo biên giới” cũng ứng nghiệm nốt. 

Thật đau lòng những cái chết của đồng bào tôi ở dọc đường biên giới được TCS nhắc đến từ 1967… đến hôm nay vẫn chỉ là những hồn ma vô danh, vất vưởng không một lần được tưởng thưởng và thừa nhận. Những người Việt Nam này chết vì bàn tay ai đã rõ rồi, thế còn những cái chết trôi sông, chết ngoài ruộng đồng, chết trên núi rừng, chết giữa lòng đèo, chết ở gậm cầu, chết theo kiểu bị đốt như than, chết cong queo, chết trong lúc nghẹn ngào, chết cởi trần không một manh áo, chết tình cờ, chết mà chưa kịp hẹn hò cùng ai, chết vô tư chẳng hận thù gì ai cả và chết như mơ… thì những bàn tay nào đã xả súng vào họ? 

Một câu hỏi nữa rất cần một trả lời nghiêm túc là: Vậy những người đã chết đớn đau như thế, họ là ai?… Họ là lính bên này hay lính bên kia hay họ là dân thường chậy loạn mà chết?... Chính TCS cũng đã trả lời câu hỏi này rồi. Ông viết: 

Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam 
Ngày gió lớn, tôi đi môi gọi thầm 
Gọi tên anh, tên Việt Nam 
Gần nhau trong tiếng nói da vàng 
Tôi muốn yêu anh, yêu Việt Nam 
Ngày mới lớn, tai nghe quen đạn mìn 
Thừa đôi tay, dư làn môi 
Từ nay tôi quên hết tiếng người. 

Tức là trong con mắt TCS, những người đồng bào đã chết tức tưởi như thế, những người mà ông yêu thương… chỉ có mỗi một tên là Người Việt Nam Da Vàng. Tôi nghĩ: Không một nghệ sĩ chân chính nào lại không yêu thương con người. Không một nghệ sĩ chân chính nào lại không yêu chuộng hòa bình. Không một nghệ sĩ lớn nào lại vô tư cổ xúy cho sự gia tăng nỗi đau và sự chết chóc… mà ở đây lại là nỗi đau và sự chết chóc của dân tộc mình. Một chế độ mà không ai mến phục ai nữa, một cộng đồng, một dân tộc mà mọi người nhìn nhau bằng những ánh mắt mang hình “Viên Đạn”, không ai biết xót thương ai nữa thì chế độ đó, cộng đồng đó, dân tộc đó là một cộng đồng đang trên đường diệt vong. 

Mấy năm gần đây, cứ đến gần ngày 30 – 4, ngày “Có triệu người vui và triệu người buồn” (Võ Văn Kiệt) là lại rộ lên trên mạng là những chỉ trích rất nặng nề dành cho Trịnh Công Sơn và cả những ai bầy tỏ sự ngưỡng mộ người nhạc sĩ tài năng này. Người ta chỉ trích ông Sơn bằng một hồ sơ trốn lính, rằng nhạc của ông chẳng ra gì, thậm chí có cả một hồ sơ chứng minh ông Sơn là kẻ nằm vùng, tiếp tay cho đào ngũ, giã ngũ, phản chiến… làm biến mất Việt Nam Cộng Hòa (!?). Tôi nghĩ nói thế không thuyết phục, bởi một đội quân mà chiến thắng, hay thất bại lại phải nhờ những bài hát thì những đội quân đó là những đội quân cũng chẳng ra gì. 

Mặt khác, nhạc Trịnh đâu chỉ riêng mình cánh lính tráng của Việt Nam Cộng Hòa nghe. Tôi được biết Ông Nguyễn Cao Kỳ nhiều lần bảo Đại Tá Lưu Kim Cương (Người mang tên Anh trong ca khúc “Hát cho người nằm xuống” của TCS) lái máy bay lên Đà Lạt đón Trịnh Công Sơn và Khánh Ly về trại Davis để hát hò tiệc tùng cùng bà Tuyết Mai, tức là họ là bạn bè của nhau, vậy mà ông Cương không bỏ ngũ mà vẫn chọn tư thế “Nằm Xuống” khi một mình ông lĩnh trọn một quả B40 của đặc công Bắc Việt ở hàng rào phi trường Tân Sơn Nhất trong Mậu Thân, còn ông Kỳ trong thời khắc tiến thoái lưỡng nan cũng đâu có chọn con đường bỏ ngũ, cũng như biết bao chiến hữu của ông, ông chọn con đường bỏ nước mà ra đi trong nỗi tuyệt vọng. Như thế, hiện tượng bỏ ngũ đâu có liên quan gì đến truyện hát xướng. Ngay như tôi một sinh viên của Đại Học Sư Phạm Hà Nội, ngay từ 1967 – 1968 cũng mê mẩn trước “Mùa Xuân trên đỉnh bình yên” (Từ Công Phụng), những “Chiều Mưa Biên Giới” (Nguyễn Văn Đông), những“Tình Ca của Người Mất Trí” và “Hát Cho Người Nằm Xuống” của Trịnh Công Sơn… vậy mà nhà trường XHCN vẫn thành công mỹ mãn khi “Nhuộm Đỏ” tôi, biến tôi thành 1 chiến sĩ trên mặt trận văn hóa giáo dục đấy chứ. 


Hiện tượng giã ngũ đâu chỉ có riêng với quân lực của VNCH. Phía chúng tôi, hiện tượng này đâu có phải là không có. Nếu không có làm sao ngay từ những năm giữa thập kỷ 60 tôi đã một lần lạc vào một trại thu dung ở Suối Hai – Ba Vì, thực ra là một trại nhốt những quân nhân đào ngũ. Ngày ngày tôi chứng kiến cán bộ quản giáo bắt họ hô: “Ai cũng như tôi thì mất nước!”. Chúng tôi đã quá quen với các hư ngôn “Hà Nội lủi”, “Hà Tây chuồn”, “Thái Bình bay”… để chỉ những người bên phía chúng tôi bỏ ngũ. Phải chăng những người này bỏ ngũ vì đã lén nghe Nhạc Trịnh? Nếu thế, hóa ra Trịnh Công Sơn là kẻ đắc tội với cả 2 bên! Nếu vậy thì có thể nói: Trịnh Công Sơn quá xứng đáng là người Việt Nam đầu tiên làm chủ nhân của Nobel Hòa Bình chứ đâu có phải là Lê Đức Thọ (!?) 

Tôi nghĩ, một nghệ sĩ càng lớn thì ảnh hưởng của ông ta đến đám đông càng mạnh và ranh giới của vùng ảnh hưởng không bao giờ trùng với ranh giới của vùng lãnh thổ, ranh giới của bản đồ ý thức hệ. Hãy nghe một tác giả ở phía những người phải ra đi tị nạn sau 30-4-1975 đã nhận xét gì về ca khúc này: 

“Quần chúng hiểu ra ngay biểu tượng “Mất Trí”, một bài hát không có lập trường theo bên này hay được chỉ đạo từ phía bên kia. Lời ca vang dội tính chiến sự, nhưng không có mưu đồ, đúng là lời của người mất trí. Mất trí là mất tất cả, không còn gì ngoài cái trí của mình, của riêng mình. Cái trí xa lìa thực tại, bị sa thải ra ngoài thực tại. Trí tuệ ấy chỉ yêu Một Người, nhưng người yêu duy nhất đã chết trên khắp chiến trường, chết mọi kiểu, mọi cách, thậm chí nằm chết như mơ…” (Đặng Tiến Orleans 15 – 9 – 2001. Bài in trong Tạp chí Văn Học số đặc biệt về Trịnh Công Sơn 11 – 2001). 

Người Việt Nam có chung một thuộc tính khá đặc biệt là sự đam mê ca hát đến cuồng nhiệt. Ảnh hưởng của âm nhạc đến tâm hồn người dân Việt đâu chỉ có mỗi mình nhạc của nhạc sĩ họ Trịnh. Ai đã bắt người dân miền Bắc phải hát đồng ca “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước...”, và “Tiến về Sài gòn, ta quét sạch giặc thù!”để rồi hôm nay lại phải tìm mọi cách để kéo Mỹ vào làm đối trọng với người Trung Quốc, gọi đám giặc thù đĩ điếm lười lao động là “Khúc ruột ngàn dặm”(!?). Sau 1979, ai đã bắt dân Việt Nam hát: “Quân xâm lược bành trướng dã man!...” rồi hôm nay lại để các cháu nhỏ vẫy cờ 6 sao cùng các bác, các ông tung hô “16 chữ vàng mỹ ký” và “4 Tốt dỏm”

Mĩ cảm truyền thống của người Việt Nam chỉ ra rằng, một bài hát, một bản nhạc dù có hay đến đâu cũng không nằm ngoài những chuẩn thẩm mỹ tỉnh táo và rất chính xác của người đời: “Mua vui - hay mua buồn… cũng chỉ được một vài trống canh!” và một nhạc sĩ dù có tài đến đâu, ông ta cũng chỉ là một thứ hoạt náo viên khi đất nước hưng thịnh hay vào lúc vận nước mạt rệp, ông ta là người biết dùng âm thanh để xẻ chia, để làm dịu đi nỗi đau cho những con người bất hạnh, bơ vơ trong những biến cố xã hội… chỉ đơn giản thế thôi. Xã hội văn minh, người có văn hóa không nhìn nhạc sĩ, ca sĩ là những kẻ “Xướng Ca vô loài”, nhưng cũng chẳng bao giờ mê tín đến nỗi coi họ là những “Thiên sứ!” có thể khuynh đảo được cả một chế độ. Rất đúng khi nói: “Sẽ là thảm họa khi đặt một Nhà Thơ, một Nhạc Sĩ có tài ngồi vào chiếc ghế của quyền lực”. Thế giới không thiếu những dẫn chứng hết sức thuyết phục cho bài học này và người Việt Nam đâu đã quên bài học Tố Hữu (!?) 

Lý giải việc người Mỹ bỏ rơi VNCH là do những bức ảnh tố cáo chiến tranh của Eddie Adams hay của Nick Ut cũng như việc quân lực VNCH tan vỡ vào ngày 30 – 4 – 1975 là do nghe phải những bài hát yêu con người, yêu hòa bình của Trịnh Công Sơn… nói thế hoàn toàn không thuyết phục. Bởi vì người Mỹ dù có yêu nghệ thuật đến đâu, người Việt Nam dù có yêu ca hát đến thế nào cũng không bi luỵ, dễ đánh mất mình đến mức như vậy. Phải chăng đây là một trong nhiều cách để người ta thoái thác trách nhiệm của mình trước lịch sử? 

Gần đây, sau bài viết “Nhớ Trịnh Công Sơn” của Trần Mạnh Hảo, một số người ở nước ngoài thẳng thừng xếp TCS xuống bậc xách dép cho Việt Khang (!?). Nếu xã hội Đa Nguyên là xã hội của những điều vô lối như thế thì có hơn gì cảnh người trong nước chúng tôi đang ngán ngẩm trước trận đánh theo kiểu “Bề Hội Đồng” do những bàn tay Rô Bốt ở HTV và HNM bất ngờ dành cho Bùi Thị Minh Hằng, một người phụ nữ đang rơi vào tình trạng thân cô thế cô. Không thể gọi cách hành xử như thế là Play Fair được khi một bên là cô Bùi Thị Minh Hằng bị “Trói Tay” – “ Bịt Mồm” còn bên kia nhờ nắm độc quyền truyền thông, độc quyền báo chí mà mặc sức ra đòn để lĩnh tiền, lĩnh điểm. Thử hỏi, có xứng đáng không khi những trắc trở trong đời sống riêng tư của Cù Huy Hà Vũ hôm qua, của cô Hằng hôm nay cùng những lủng củng có tính bi kịch rất khó tránh khỏi trong gia đình họ mà nguồn gốc lại chính từ xã hội Việt Nam đang xuống cấp đến thê thảm về mọi giá trị đã bị khai thác triệt để, bị cố tình nhào nặn để lừa dối dư luận một cách độc ác và không đàng hoàng. 

Bùi Thị Minh Hằng khắc trên vai mình 2 chữ “Thù Nhà” và “Nợ Nước” sao những kẻ cô hồn ở Hà Nội, ở Vũng Tầu không nhớ tới đó là lời của tiền nhân, lại trơ trẻn nhớ đến thân thể của những ả giang hồ xã hội đen săm trổ đầy mình mà họ đã từng… gặp? Còn tiếng thét dõng dạc giữa Hồ Gươm, “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” của Bùi Thị Minh Hằng cùng những trí thức lớn như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A... sao lại dễ dàng xuyên tạc thành “Gây rối trật tự công cộng” để nhốt người ta lại 2 năm không cần xét xử? Người Việt Nam hôm nay, nếu không chịu gọt đi cá tính của mình, nếu không chấp nhận sống điêu, sống trí trá, nếu không chấp nhận sống lầm lũi như những Con Cừu hay những con Rô bôt thì hãy nhìn tấm gương của Cù Huy Hà Vũ, anh em nhà Đoàn Văn Vươn, Bùi Thị Minh Hằng và biết bao người Việt Nam yêu nước khác… mà suy ngẫm. 

Nhân kỷ niệm 37 năm ngày 30-4 năm nay, in cám ơn Trịnh Công Sơn ngay từ 1967, ông đã phát hiện ra đồng bào của ông có những kiểu chết thật đặc biệt: “Chết nghẹn ngào!”, “ Chết lạnh lùng!”, “Chết thật tình cờ!”, “Nằm chết như mơ!”. Những cái chết kiểu đó đến nay vẫn là quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng lại tồn tại ở những thể biến tướng hết sức đa dạng thành những cảnh sống mà cũng như chết… được thực hiện bởi những bàn tay Rô Bốt, đang bảo nhau kiên định những học thuyết mà các dân tộc không phải là văn minh lắm đã nô nức vứt bỏ vào sọt rác. 

Nếu được nói lời cuối cùng cho bài viết này, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Nhiếp ảnh gia Edie Adams với tác phẩm “Saigon Excution 1967”, Nhiếp ảnh gia Nick Ut với tác phẩm “Cô Bé Napan 1972”, Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông với ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới”, Nhạc Sĩ Nguyễn Chí Vũ và Nhà Thơ Lê Anh Xuân với ca khúc “Dáng đứng Việt Nam”, Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn với ca khúc “Tình Ca của Người Mất Trí 1967”“Hát Cho Người Nằm Xuống 1967”… 

Không có sự mách bảo từ các tác phẩm của các nghệ sĩ lớn kể trên, kẻ hậu sinh này làm sao mà dám góp lời để minh định những gì đang vọng về từ quá vãng để có được “Vọng Niệm 1- Vọng Niệm 2 – Vọng Niệm 3…”. Là người Đa Nguyên, tôi không hề nổi giận khi bị người khác cứ cố tình nghĩ sai về tôi, chỉ xin mọi người hãy để Trịnh Công Sơn cùng với biết bao những người đồng bào của ông đã ngã xuống trong cuộc nội chiến tương tàn đã qua được thanh thản trong giấc ngủ “…nằm chết như mơ” mà ông Trịnh đã kỳ công khắc họa thành một ký sự bằng âm thanh của mình ngót 50 năm trước. 

Nếu bạn chưa một lần thưởng thức ký sự bằng âm thanh đó, xin bạn gõ vào dòng Tìm Kiếm của Google dòng chữ: Bài hát Tình Ca của Người Mất Trí của Trịnh Công Sơn, bạn sẽ được nghe ký sự âm thanh đó đã nói lên những bi kịch gì trong một biển trời là những bi kịch đã và vẫn đang đè nặng lên thân phận của con người Việt Nam. 

Hà Đông tháng 4 – 2012 




- Nơi ở: Văn La – Phú La – Hà Đông – Hà Nội. 
- Điện Thoại: 0433521066 và 01652323836 

*

Đón đọc: Vọng niệm 4 - “Đôi Mắt Người Sơn Tây”

21 Ý kiến:

Lưu Ý :


- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google

- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 

- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Quê Hương Ngạo NghễApr 18, 2012 11:06 AM
    Tôi chỉ mong DLB một điều là fair play . 
    DLB cho đăng bài của NTL thi haỹ để người đọc ghi laị nhận xét của họ về bản chất của người viết và mưu định của ô ta .
    Trả lời
  2. Trong chiến tranh, trốn quân dịch để nuôi mẹ, nuôi vợ, nuôi con còn khả dĩ chấp nhận được. Trốn quân dịch để sống còn nhờ vào những người đã chết là hèn. Trong cơn quốc biến, kẻ có tài văn nghệ, không đôn đốc hổ trợ tinh thần binh sĩ là người thờ ơ thiếu tinh thần trách nhiệm của một con người. Hèn cộng với thiếu trách nhiệm, có ai nên giao du với loại ... này?
    Trả lời
  3. Xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Thượng Long với những nhận định sâu sắc về cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi là người chiến binh Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, đã từng chiến đấu tại An Lộc trong những ngày mùa hè đỏ lửa 1972. Trong trận chiến An Lộc, đơn vị chúng tôi có bắt một người tù binh Bắc Việt và tạm giữ trong khi chờ đợi trực thăng đưa người tù binh này về Quân đoàn III. Trong một vài ngày đầu, người tù binh tên Trần Anh Vũ bị giữ trong bunker chỉ huy của tôi, và cậu ta được ăn ngủ chung với chúng tôi, không hề đánh đập, không hề bạc đãi. Trong những ngày chờ phi cơ đáp xuống (vì pháo kích của quân Bắc Việt rất mạnh nên phi cơ không đáp được), chúng tôi trở nên thân thuộc cùng nhau, và chúng tôi đã cho Trần Anh Vũ một bộ quần áo của QLVNCH mặc để không bị phân biệt, thậm chí Vũ còn được đi lại thoải mái để nhặt rau và đem về nấu ăn chung. Vũ tâm sự cho chúng tôi về người yêu ở ngoài bắc, và một lần tôi hỏi cậu ta: "Nếu quân Việt cộng chiếm được An Lộc và đổi ngược lại thế cờ, thì em sẽ cư xử như thế nào với bọn anh?" Trần Anh Vũ trả lời, "Những người bộ đội là đồng chí của em em sẽ không bắn họ, các anh đối xử với em quá tốt và em bây giờ biết là chính nghĩa thuộc về phía anh thì em không thể nào quay súng vào các anh được (ngưng một giây) có lẽ em sẽ bắn em vì người cộng sản họ sẽ giết em." Gia đình tôi vẫn còn giữ bức ảnh Trần Anh Vũ khi mới bị bắt, tay bị cột ra sau lưng và bịt mắt. Vài tuần sau, Trần Anh Vũ được trực thăng QLVNCH đưa về Biên Hoà và từ đó chúng tôi không còn gập nhau nữa, cho đến hôm nay.

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một thiên tài của Việt Nam, và tôi rất buồn khi đọc trên mạng những bài viết tấn công hoặc thậm chí xúc phạm đến anh. Cho phép tôi được mượn một lời trong bản nhạc "Kẻ thù ta đâu có phải là người" của một thiên tài âm nhạc khác, nhạc sĩ Phạm Duy, bác Phạm Duy viết "Giết người đi thì ta ở với ai?" theo tôi, kẻ thù chung của chúng ta là chủ nghĩa cộng sản, vì cái chủ nghĩa khốn nạn đó mà anh em người Việt chúng ta say sưa giết nhau, đã đến lúc mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, từ bắc vào nam phải tỉnh thức, đừng hận thù nhau và hãy cùng nhau lật đổ cái chế độ phi luân, tàn bạo, công an trị hiện nay. Tôi không tin là tất cả hơn ba triệu đảng viên đảng cộng sản đều ủng hộ bọn nguỵ quyền Ba đình hiện nay, chỉ là một nhóm chóp bu, một lũ ăn trên ngồi chốc, một bầy thất học đang ngày đêm cướp đất của dân, dùng cả một lũ chó săn công an đi căn giữ người bất đồng chính kiến, đấy là bọn cầm thú mà mọi người Việt Nam phải thấy.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Quê Hương Ngạo NghễApr 18, 2012 02:05 PM
      Thưa anh Lai Khê , 
      Anh viết rằng : " Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một thiên tài của Việt Nam, và tôi rất buồn khi đọc trên mạng những bài viết tấn công hoặc thậm chí xúc phạm đến anh." 
      Tôi xin mạn phép hỏi anh thế khi anh nhạc sĩ họ Trịnh kia vác cây đàn thùng vào đài phát thanh Saigon chiều ngày 30/04/75 hát bài Nối Vòng Tay Lớn ca ngợi những người phía " bên kia " khi trong tay họ coǹ dính máu vô số đồng bào chaỵ loạn từ liên tỉnh lộ 7 B tới Long Khánh , xa lộ Biên Hoà , cầu Saigon , câù Rạch Chiếc ... và có thể dính maú cả đồng đội anh thì anh có " rất buồn " không anh ? 
      Như anh viết anh từng chiến đâú taị An Lộc Muà hè Đỏ Lửa 1972 thì năm nay anh cũng xấp xỉ 60 tuổi đời hay hơn nữa mà anh viết những dòng chữ như thế kia thì cũng ngạc nhiên thật !!!!
      TC Sơn hay bất kỳ một ai có tài hoặc có là thiên tài như anh viết nhưng tư cách vẩn đục , tầm phào thì cũng phaỉ cuí đầu ca ngợi tư cách anh ta hay sao anh ? Thậm chí anh ta xúc phạm đến vong linh đồng đội anh thì cũng phaỉ nhắm mắt bịt muĩ ca ngợi . ??? 
      Viết những dòng này tôi tạm xem anh như một người lính từng chiến đấu baỏ vệ miền Nam đó thôi . Trong này anh cũng biết .
    2. Cám ơn lòng vị tha của bác LAI KHÊ.
      Nhưng mong bác đánh giá lại nhà "THIÊN TÀ sau khi nghe nhà THIÊN TAI của Miền Nam nầy phát biểu vào ngày dân miền Nam được phỏng gi....
      http://vietnamsaigon.multiply.com/music/item/7
  4. Xúc phạm đến người đã khuất không thể gọi là hành động của người có văn hoá. Kêu gào anh em người Việt tiếp tục hận thù nhau thì chúng ta có khác gì loài thú cộng sản. Nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà ngày hôm nay hoang tàn hương khói, đó là tội tầy trời của bọn nguỵ quyền cộng sản, và chúng ta sẽ có ngày xét xử, nhưng anh em hai miền nam bắc của chúng ta đã giết nhau quá đủ rồi. Hãy quay súng về bọn xâm lược Trung Quốc, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nếu các anh còn muốn được lịch sử kính trọng, hãy cầm súng hướng về Ba đình, hãy đưa tầu ra Hoàng Sa và tái chiếm Trường Sa. Lịch sử sẽ phán xét các anh, lịch sử sẽ đặt tên cho các anh là thật sự quân đội của nhân dân Việt Nam hay chỉ là một lũ "NGUỴ QUÂN" không hơn, không kém.

    Quân lực Viêt Nam Cộng Hoà bị bức tử vào ngày 30/4/75 nhưng chúng tôi sẽ đi vào lịch sử với những trận hải chiến đương đầu với Trung Quốc, chúng tôi tự hào về người anh hùng Nguỵ Văn Thà, Hạm trưởng đã đi theo con tầu về lòng đất mẹ. Các anh khoe mã với tầu ngầm Kilo, nhưng khi Trung Quốc vào tận biển đất nước bắt ngư dân Việt Nam thì tầu ngầm của các anh đâu chẳng thấy, nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chúng tôi đã có chiến hạm Nhật Tảo đi vào lòng mẹ, và chúng tôi ngẩng đầu cao về chiến tích đó. Chúng tôi có những tướng như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú đã lẫm liệt oai phong tự sát chứ không chịu vào tay giặc. Các anh có cả bầy tướng, mặt mũi no tròn béo ụ chỉ để qua khúm núm quỳ lạy thiên triều. Tướng các anh hiện nay đông hơn ruồi, có lẽ vì thế nên đám ruồi xanh đó không cất khỏi đám phân. Lĩnh tụ các anh là một lũ Lê Chiêu Thống, vô liêm sỉ, khi dân Thanh Hoá có hằng ngàn người chết đói tbt của các anh đem 5,000 tấn gạo đi mua chiếc huy chương của Cuba. Chúng tôi có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chưa bao giờ đem con cái vào chính quyền, các anh có Nguyễn Tấn Dũng đang chực chờ để bổ nhiệm nốt bà vợ nhà quê vào bộ máy chính quyền nữa là xong, Việt Nam sẽ theo bước Bắc Triều Tiên về gia đình trị ...

    Lịch sử sẽ rất công tâm, chính quyền công an hiện nay có thể tạm thời bịt miệng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy), Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, nhưng các anh không thể bịt miệng lịch sử.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Kính bác LAI KHÊApr 18, 2012 02:33 PM
      "Xúc phạm đến người đã khuất không thể gọi là hành động của người có văn hoá."
      Kính bác Lai Khê,
      Tội đồ bán nước hại dân như LÊ C. THỐNG không được nhắc tới (!?)
      Thêm nữa xác thúi nằm chỉnh ình ở Ba Đình trù ẻo dân VIỆT, làm mạt nước ĐẠI NGU thì bác nghĩ sao?
      Không nên xúc phạm???
      Xin ý kiến của bác ĐỂ HỌC HỎI.
      kính
    2. @ Kính bác Lai Khê.
      Bác LAI KHÊ sẽ không trả lời bạn đâu(tôi nghĩ vậy),bạn đọc lại sách giáo khoa môn lịch sử của thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa xem coi có câu nào xúc phạm đến Lê Chiêu Thống không? Tôi viết là xúc phạm chứ không viết lên án đó nha.Bạn hiểu chữ xúc phạm mà, phải không? Ngay như bạn cũng không xúc phạm đến Lê Chiêu Thống vì bạn đã viết hoa.
    3. Người ta vừa lên án vừa chửi nữa bác ạ, khổ quá lấp liếm làm gì cho những Thăng tội đồ bán nước hai dân, như thằng năm ở ba đình.
      Thêm nữa đã lên sách thì ai mà chửi như dân đen chúng tui, chửi là thiếu Văn háo chắc(!?)
    4. Dong Loat Vung LenApr 18, 2012 04:11 PM
      Phản hồi bài Nối Vòng Tay Lớn do Tên-Cộng-Sản hát trên đài ngày 30/4/75
      Một lủ vô lương đi bằng dép râu
      Hai tay cầm cây AK giải phóng sơn hà
      Giải phóng chi đâu, nhân dân đói nghèo
      Việt nam gần như đứng chót
      Thế gian chê cười
      Vì đâu nên nổi
      Chỉ vì một bọn Cộng nô
      Rồi chúng bắt dân đi Bộ đội
      Rồi chúng bắt dân đi thủy lợi
      Làm thi nhiều, lương chẳng có
      Thành phố tới thôn quê kêu gào
      Chẳng biết kiếm đâu ra hạt gạo
      Toàn là mì với bo bo
      Từ Bắc vô Nam muôn người oán than
      Công An là bọn vô lương, khủng bố dân lành
      Nhà nước tham ô, nhân dân đói nghèo
      Thành đô tràn lên phố lớn
      Dắt nhau ăn mày
      Vì đâu nên nỗi
      Chỉ vì một bọn Cộng nô!
      Vì đâu nên nỗi
      Chỉ vì một bọn Cộng nô!
  5. Người Nam-ĐịnhApr 18, 2012 11:52 AM
    Tôi cho rằng Nguyễn Thượng Long nhận định chính xác,khách quan. 

    Văn Nghệ là văn nghệ. Không bắt buộc phải phục vụ cho một chế độ nào.

    Văn Nghệ cưỡng ép "tung hô" chỉ có trong những chế độ độc tài.
    Trả lời
  6. "Ngay như tôi một sinh viên của Đại Học Sư Phạm Hà Nội, ngay từ 1967 – 1968 cũng mê mẩn trước “Mùa Xuân trên đỉnh bình yên” (Từ Công Phụng), những “Chiều Mưa Biên Giới” (Nguyễn Văn Đông), những “Tình Ca của Người Mất Trí” và “Hát Cho Người Nằm Xuống” của Trịnh Công Sơn…". Trong thời gian này tại miền bắc XHCN làm sao mà tác giả nghe được "Hát Cho Người Nằm Xuống" được thì cũng thuộc hạng đại tài???
    Trả lời
    Trả lời
    1. Bạn Thanh Nguyen không tin cũng đúng thôi, chỉ có điều muốn nói với bạn là khi không biết rõ thì đừng vội chửi khéo người ta bằng câu khen "thuộc hạng đại tài".
      Khoảng giữa tháng 5 tới đầu tháng 6 năm 1975,nhà tôi có 1 trung đội lính miền Bắc "ở nhờ"(xin nói rõ kẻo bị chửi khéo , nhà tôi rất rộng và trung đội dĩ nhiên không đủ cấp số),hầu hết đều hát được nhạc vàng của "ngụy". Ngạc nhiên tôi hỏi làm sao các anh thuộc nhiều nhạc "ngụy" như vậy? họ trả lòi rằng họ lén mở máy thu thanh nghe hoài nên thuộc nằm lòng. Tôi hỏi vậy có thích không, họ trả lời " không thích sao thuộc được" và tôi không dám hỏi tiếp.
      Vậy thì một sinh viên lại không biết cách nào để nghe nhạc "ngụy" vào thời điểm 1967 hay sao?Nếu vậy thì đài phát thanh Gươm Thiêng Ái Quốc đã làm chuyện ruồi bu sao?
      Đừng bao giờ thấy mình là con bò trong khi mình chỉ là con ếch, mà là con ếch nằm dưới đáy giếng trong đêm 30 âm lịch.
  7. Động mã tổApr 18, 2012 03:14 PM
    Người ta nhân xét quan điểm riêng như thấy tcs vẫn thấp hơn Việt Khang, thêm nữa người ta chưa thây ai sáng tác nhạc dưới chế đô VNCH thìcos đụng gì nội qui, mã tổ, phạm húy gì dâu sao cắt?
    Nếucos động mã tổ hay phạm húy thì cho biết đê tránh sao cắt?
    Trả lời
    Trả lời
    1. Không nói vòng tay lớn với csApr 18, 2012 04:09 PM
      Bạn nói rất đúng, TCS chả bao giờ dám làm nhạc đụng chạm trực diện với mã tổ cuả chế độ (VNCH và cs)nào cả, chỉ ám chỉ chung chung.
      Chúng ta không thể đòi hỏi nghệ sĩ nào cũng đều làm người hùnđứng ra lên án chế độ cầm quyền thế nầy thế nọ!
      Nhưng với tư cách sống của một con người thì cần biết phân biệt phải trái và có thái độ sống công bình là đủ.
  8. Tác giả đã tự nhận mình là người "" đa nguyên" thì phải chấp nhận...đa nguyên ! Quân Lực VNCH và người dân miền Nam đã chiến đấu cho cái đa nguyên đó,và TCS là kẽ đã lợi dụng đa nguyên để mưu cầu lợi ích cá nhân,tệ hơn nữa là "nối giáo cho giặc" đâm sau lưng những người từng bảo vệ cho TCS đươc tự do ăn hút hát hò...Là thầy giáo sống và làm việc dưới chế độ cộng sản dĩ nhiên phải làm theo lời dạy của bác và đảng(xin lỗi làm chó gì có đa nguyên,nói theo kiểu miền Bắc).Bây giờ cuối đời tác giả muốn chứng tỏ mình cũng là người "thức thời vụ" từ xưa rồi,đó là quyền của tác giả(cái này thấy hơi quen dưới chế độ XHCN).Tuy nhiên Trịnh công Sơn là một nhân vật thời cuộc, là người sống ở miền Nam,những gì TCS đã làm,đúng hay sai,công hay tội,thiết nghĩ những đánh giá của người thân,bạn bè,những người từng làm việc với ông,những người dân miền Nam là nạn nhân của cộng sản thì chính xác hơn cả.Cho dù những người có học thức như tác giả hay nhà văn Trần mạnh Hảo có ra sức biện hộ cho TCS cở nào đi nữa cũng không che dấu được sự thật.Ngày 30 tháng tư lại đến,người dân miền Nam làm sao quên được hình ảnh TCS đứng lên hoan hô quân cộng sản vào cướp đoạt tài sản,nhà cửa,giết hại thân nhân của mình ,và bây giờ cũng chính đám cộng sản này đang dâng biển đất cho Tàu cộng .Nếu chỉ vì thích nhạc TCS mà quên đi những gì TCS đã làm thì đúng là những thầy giáo, nhà văn...XHCN !
    Cũng đúng thôi ! Làm sao những người sống trong chế độ Cộng sản một thời gian dài có thể hiểu được nỗi dau mất nhà,mất đất,mất tự do của người dân miền Nam ?
    Trả lời
    Trả lời
    1. Nếu những người "bất đồng ý kiến" như bác Tôn Thất Trị thì trang DLB sẽ được nhiều người đọc phần góp ý kỹ hơn nữa và nhờ đó "dân" trong thôn sẽ học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Chính tôi cũng là người không lên án nặng nề TCS nhưng kính phục những gì bác Tôn Thất Trị đã lên án TCS.
      Mong được đọc nhiều commment của bác.
    2. Cám ơn bác lục bìnhApr 18, 2012 03:59 PM
      Nhờ còm của Bác mà còm TTT được dán lại.
      Không thôi là bay vào quên lãng. Hic Hic
  9. Trịnh công Sơn cũng giống như mọi người là có mặt xấu mặt tốt.Có người chỉ trích anh trong khi miền Nam đang ra sức chống đở những cuộc xâm nhập,tấn công của quân miền Bắc thì anh lại sáng tác các bài nhạc phản chiến (!)mà thật sự chiến tranh xảy ra chỉ vì quân dân miền Nam bị buộc phải cầm súng đánh lại các đoàn "quân giải phóng".Có người nói anh mơ hồ,thờ ơ trước cuộc đời ngồi cầm đàn hát trong hậu phương an toàn hát các bài có lời lẻ khi thì sướt mướt rũ rượi khi thì mông lung kiểu triết hiện sinh của anh mà người bình dân không thể nào hiểu nổi để rồi sau đó lại hãnh diện vì từ "trốn lính " trong chế độ mới(!).Thật ra trách Trịnh công Sơn như thế cũng tội bởi anh sinh ra tướng tá như vậy trong một đất nước có bối cảnh như vậy nên tánh tình như vậy.Đừng đòi hỏi anh phải vừa cầm súng vừa bắn quân thù vừa sáng tác được những bài ca lãnh mạn oai hùng đượm mùi phong sương.Nếu đặt Trịnh công Sơn trong một nước như Nam Hàn hay Nhật gì đó thì lập tức anh ta thành vô danh ,chìm lĩm ngay bởi tánh các dân tộc này không giống như dân Việt Nam !
    Trả lời
  10. Đọc bài của "thầy" Nguyễn Thượng Long bắt tức cười. Ông khoái nhạc Trinh CS thì cứ khoái. Thích ca Trinh Công Són là thiên tài thì cứ ca. Đó là cảm quan của ông. Thế nhưng nhắc lại bài bài Tình ca của người mất trí bèn ngẩm nghĩ người Việt Nam có cái chết đa dạng. Mẹ! chiến tranh ngút ngàn thì chết chết chết đủ kiểu là chuyện đương nhiên. Chết vì bị việt cộng khủng bố là cắt đầu, là mổ bụng cấm bản án tử thả trôi sông là chuyên thường ngày. Mấy trăm em học sinh Tiểu học tại Cai Lậy tại Song Phú Tỉnh Định Tường bị VC pháo kích nát thây hay những cái chết đủ thế đủ kiểu trên 9 cây số Đại Lộ Kinh hoàng do Trung Đoàn Pháo Bông Lau VC tác xạ TOT (Target on Time) nó phong phú hơn nhiều những cái chết trong bản nhạc TCCNMT. Dù rằng Trinh Công Són có là thiên tài cũng không thể diễn tả sống thực hơn những cái chết của đồng bào tay không vũ khí không chịu Tổng Nổi Dậy như lời kêu gọi của VC chỉ chạy biết loạn ra khỏi vùng giao tranh mà thôi. Tác giả, "thầy" Nguyễn Thượng Long , qua bài viết, cho thấy "thầy " biết rất ít về nhạc TCS và thời sự. TCS làm Ca Khúc Da Vàng hồi nào thì điếu biết. Những khoảng gần Mậu Thân thì Khánh Ly đã hát tại Văn Khoa. Ngay lập tức được mấy khứa sinh viên Viện Đại Học SG trong đó có tui phê vì lời bài ca hiện thực. Phô diễn được cảnh giết chóc trên từng cây số. Chiến tranh đã quá gần và ngày càng nặng độ "thầy" Nguyễn Thượng Long bèn cho TCS tiên tri về những cái chết ngoài Hà Nội và dọc theo biên giới theo sự suy luận trật lất của "thẩy". Chết ngòai Hà Nội không phải là những cái chết của bom Mỹ năm 1972 Linebacker I & II mà là những cái chết của những chiến sĩ Biệt Cách Dù nhảy ra Bắc và bị chết bị tó tại Hà Nội. Còn dọc theo biên giới là biên giới Kampuchea và Lào. Vì trước đó QLVNCH chỉ giao tranh với VC dọc theo biên giới đến năm 1970 khi đại ngu hoàng đế Shihanook bị lật đổ thì QLVNCH mới truy kích bọn VC tại Lào và Kampuchea...
    Trả lời
  11. ...Nhạc TCS chỉ nghe từng thời kỳ. Nó không có tính thời gian như những bản nhạc thời tiền chiến.Không giống như bác hồ sống mãi trong quần chúng ta. Chỉ mấy anh VC hay dân Miền Bắc mới biết nhạc Trịnh sau 1975 cho nên nói hoài nói hũy tới giờ nầy còn nói. Lại còn cho TCS là thiên tài. Thiên tài âm nhạc là những người mà tác phẩm của họ bất tử. Chứ nhạc Trịnh giờ chỉ còn chút ít người hoài cổ nghe thì sao gọi là thiên tài được. Đặc biệt hể nói nhạc Trịnh thì người ta hay nói về Khánh Ly. Có thầy chú còn gọi KL là danh ca nữa mới chết. Mấy thầy chú nầy chưa biết Trịnh nhạc sĩ mời Lệ Thu hát nhưng Lệ Thu từ chối vì LT có quá nhiều hợp đồng và KL mới có cơ hội bằng vàng. Hãy nghe Lệ Thu hát Tinh Xa, Hạ Trắng, Biển nhớ... mới thấy KL chả nhằm nhò gì

    PS: Gọi Nguyễn THượng Long là thầy là bắt chước một chiến binh QLVNCH dỏm đánh trận An Lộc trên giường ngủ
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét