8 tháng 4, 2012

TRUNG CỘNG SIÊU CƯỜNG ẢO CÓ GÌ ĐÁNG SỢ?


TRUNG CỘNG SIÊU CƯỜNG ẢO CÓ GÌ ĐÁNG SỢ?

Một số dữ kiện lấy từ bài “THE LONELIEST SUPERPOWER” (Siêu cường cô đơn nhất) của Minxin Pei. Theo tôi, Trung Cộng sẽ chẳng bao giờ trở thành siêu cường như ông ta tưởng tượng mà nó chỉ ở vị trí “CƯỜNG QUỐC”. Nhưng, Trung Cộng ngày càng trở nên “đơn độc nhất” thì đúng 100% vì bản chất côn đồ, hung hăng, xấc láo, sống ngoài vòng Luật pháp Quốc Tế như bọn thảo khấu Somalia.

I. TRUNG CỘNG GÂY HẤN KHẮP NƠI:
Nguồn tin BBC ngày 19/3/2012 đưa tin: báo Đảng của Trung Cộng cảnh báo Hoa Kỳ đừng khuấy động, va chạm tại Biển Nam Trung Hoa và xác nhận Trung Quốc luôn “tôn trọng tự do hàng hải”. Bài báo cũng nói các nước trong vùng nên cảnh giác, không để nổ lực của Mỹ làm đục nước ở Biển Đông mà Trung Cộng gọi là Biển Nam Hải.
Xã luận trên tờ China Daily ngày 19/3/2012 đã phản ứng gây gắt lại lời tuyên bố mới nhất của Trung tướng Burton Field tại buổi họp báo ở Tokyo. Ông yêu cầu Trung Cộng: “tôn trọng tự do hải hành và có hành động mang tính trách nhiệm ở biển Nam Trung Hoa.” và cáo buộc Hoa Kỳ cố ý gây chuyện bằng cách nắm lấy “nguyên tắc an toàn hàng hải” để mở đường cho việc “thực hiện chiến lược ngăn ngừa Trung Quốc” của Washington. Chính các hành động của Mỹ là thiếu trách nhiệm, chứ không phải hành động của Trung Quốc.
Theo giới phân tích: “nguyên tắc an toàn, tự do hàng hải” chỉ là cái cớ để tránh va chạm với Hoa Kỳ. Trung Cộng chỉ muốn độc chiếm, khai thác các mỏ dầu hỏa, khí đốt và nguồn hải sản từ vùng Biển Hoa Đông cho tới Biển Đông. Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố nhiều lần chủ quyền lãnh thổ trên hầu hết toàn bộ vùng Biển Đông, bác bỏ đòi hỏi của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và đe dọa trả đũa các công ty dầu hỏa của Phương Tây nào đã ký kết các hợp đồng thăm dò với Việt Nam và Phi Luật Tân.
Ngày 19/4/2011, tờ Global Times có đăng một báo cáo đặc biệt, coi biển Đông là “VÙNG VỊNH THỨ HAI” có trữ lượng lên tới 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20 ngàn tỷ khí mét khối khí đốt. Chiến lược mở rộng địa bàn tìm kiếm nhiên liệu được phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao.
Ngày 14/4/2011, Bắc Kinh đã cho lưu hành một văn thư gởi tất cả thành viên LHQ, tái khẳng định 80% diện tích Biển Đông và tất cả đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm nằm trong vùng chữ U mà VN gọi là đường lưỡi bò, thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Bọn Trung Nam Hải ngang ngược dựa trên những luật lệ về lãnh hải do Hoa Lục tự nhào nặn ra, bất chấp công ước của LHQ về “LUẬT BIỂN 1982” gọi là UNCLOS (United Nation Convention on Law of the Seas) dẫn đến căng thẳng với các quốc gia trong khu vực vào thời gian gần đây:
CẢNH CÁO ẤN ĐỘ TRÁNH XA BIỂN ĐÔNG:
Tờ IBN Live số ra tháng 3/2012, dẫn lời của Tôn Duy Đồng – Phụ trách vụ Châu Á thuộc BNG Trung Cộng – tuyên bố với phóng viên Ấn Độ đang làm việc ở Hoa Lục: “Biển Nam Hải là khu vực tranh chấp; vì vậy, chúng tôi không nghĩ rằng sẽ phù hợp để Ấn Độ tiến hành thăm dò ở đây,” ông ta nhấn mạnh. “Yêu cầu New Delhi không liên quan vào các “khu vực tranh chấp” chủ quyền các đảo ở Biển Nam Hải là một vấn đề lớn và Ấn Độ không nên tiến hành các hoạt động thăm dò cho tới khi có giải pháp cụ thể với vấn đề. Chúng tôi muốn cùng phát triển trong khu vực và hy vọng rằng phía Ấn Độ không liên quan vào các tranh chấp. Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ làm nhiều hơn để bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Hành động ngang ngược nầy của Trung Cộng không phải chỉ phản đối Ấn Độ, mà còn đe dọa các công ty của nhiều quốc gia muốn hợp tác với Việt Nam trong lãnh vực dầu khí.
Năm 2011, lần đầu tiên Ấn Độ có liên quan đến việc tranh chấp trên Biển Đông, chung quanh vấn đề an ninh và chủ quyền tự do hàng hải. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ cứng rắn tuyên bố: “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, bao gồm Biển Đông và quyền qua lại phù hợp với các nguyên tắc được sự chấp thuận của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc nầy cần được tất cả các bên tôn trọng.”
Theo bản tin của tờ Time of India, Thủ tướng Ấn Độ Mammohan Singh nói với Thủ tướng Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+8 ở Bali, Indonesia ngày 18/11/2011 rằng: “Hoạt động của công ty ONGC thăm dò dầu khí ở Biển Đông là hoàn toàn hợp pháp,” ông Singh cương quyết nói “không” với Ôn Gia Bảo. “Vấn đề chủ quyền lãnh thổ nên được giải quyết theo LUẬT QUỐC TẾ.”
Mới đây, nguồn BBC đưa tin ngày 6/4/2012. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna khi được phóng viên hỏi về phản đối của Trung Cộng trước dự án khai thác dầu với Việt Nam tại Biển Đông, ông trả lời: “Ấn Độ duy trì quan điểm rằng, Biển Đông là tài sản chung của thế giới,” ông nói. “Tôi cho rằng, các con đường thông thương như vậy, không thể bị quốc gia đơn lẻ nào can thiệp. Ấn Độ trung thành với chủ thuyết cho rằng, các con đường thông thương cần được tự do để phát triển thương mại.”
Liền sau đó, Nhật Bản lên tiếng ủng hộ Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông và muốn tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước. Cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố tại New Dehli trong một buổi hội thảo về nền dân chủ trên biển: “Vì một Châu Á tốt đẹp hơn và an toàn hơn, Nhật Bản và Ấn Độ là hai đồng minh phải nỗ lực hết mình để bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải và duy trì một Châu Á ổn định.”
Chủ trương đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân Ấn Độ và Nhật Bản, ông ABE cho rằng 2 nước cũng cần làm việc chặt chẽ hơn, chung sức với Hoa Kỳ để thực hiện các mục tiêu nói trên. Ông còn cho rằng, lực lượng hải quân của Ấn Độ có đủ khả năng duy trì ổn định các tuyến hàng hải sẽ làm an tâm Hoa Kỳ – Việt Nam – Nam Hàn. Tháng 1/2012, New Delhi nhận một tàu ngầm nguyên tử từ Nga, gây chú ý các nước láng giềng, nhất là Trung Cộng.
Tuyên bố của cựu Thủ tướng Nhật làm bọn Trung Nam Hải điên tiết lên, cực lực phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô mà Việt Nam khẳng định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng, bọn đầu gấu Bắc Kinh ngang ngược cho là vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Hoa Lục.
NGA NHẬP CUỘC KHAI THÁC DẦU KHÍ BIỂN ĐÔNG:
Nguồn BBC ngày 5/4/2012, Tập đoàn khí đốt GAZPROM của Nga vừa tuyên bố tham gia dự án khai thác dầu khí Biển Đông, tại nơi mà công ty Anh BP (British Petroleum) từng bị buộc rút lui dưới áp lực của Trung Cộng.
Thông cáo của Gazprom ra hôm thứ năm 5/4/2012 cho hay hãng nầy đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi VN. Hai lô nầy là nơi có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn giữa quần đảo Trường Sa và bờ biển VN, được khẳng định là hoàn toàn nằm bên trong thềm lục địa của mình, cách Vũng Tàu gần 200 hải lý. Có trữ lượng khoảng 55.6 tỷ mét khối khí gas, có thể sản xuất từ 15.000 – 20.000 thùng/ ngày
Thông cáo của Gazprom sẽ chia sẻ 49% lợi nhuận với PetroVietnam theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên và dự tính sẽ khoan 16 giếng dầu ở độ sâu 2.000 – 4.000 mét để khai thác khí ngưng tụ.
Trung Cộng như gái “ngồi phải cọc” trước thông tin Nga nhập cuộc khai thác dầu khí Biển Đông. Không biết phản ứng như thế nào đây? Có dám đe dọa, xua đuổi hoặc làm áp lực với Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga không?
GÂY SỰ VỚI NHẬT BẢN & NAM HÀN:
Chuyện xảy ra mới đây, ngày 16/3/2012, Bắc Kinh lại bị Tokyo tố cáo là đã cho tàu hải giám áp sát một quần đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản tại vùng Biển Hoa Đông gần Senkaku mà Trung Cộng gọi là Điếu Ngư, bất chấp những lời cảnh cáo liên tiếp của lực lượng tuần duyên Nhật. Theo Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, đây là một biến cố “cực kỳ nghiêm trọng” và đã triệu Đại sứ Trung Cộng tại Tokyo đến để phản đối và đây không phải là lần đầu tiên.
Nhật báo Mainichi dẫn lời Chánh văn Phòng nội các Nhật OSAMU FUJIMURA, ngày 16/1/2012 thì đến cuối tháng 3/2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên cho 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên vùng Biển Hoa Đông để định hình khu vực đặc quyền kinh tế EEZ (Exclusive Economic Zone) của Nhật. Quần đảo Senkaku gồm có 7 đảo nhỏ nằm cách đảo Ishigakijima, tỉnh Okinawa của Nhật Bản 150 km về phía Đông Bắc và cách Đài Loan 185,2 km thuộc quyền kiểm soát của Nhật, nhưng Tàu Đài Loan và Trung Cộng đều tuyên bố chủ quyền; bởi vì, chung quanh quần đảo nầy là những ngư trường dồi dào và những mỏ khí thiên nhiên đầy hứa hẹn. Nhưng, Lưu Vi Dân – Phát ngôn viên BNG Trung Cộng – tái khẳng định: “Quần đảo Điếu Ngư có chủ quyền không thể tranh cãi thuộc về Trung Quốc từ thời cổ xưa” và tuyên bố việc đặt tên cho 39 đảo trên biển Hoa Đông của Nhật đang dấy lên những bất đồng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.
 Theo thông cáo của Cục Quản Lý Đại Dương của Trung Cộng thì hai chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã đến vùng biển gần đảo Senkaku / Điếu Ngư, xác định lập trường trước sau như một của chính quyền Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư.
Đài Loan cũng lên tiếng, ông James Chang – cơ quan Ngoại Giao Đài Loan – khẳng định quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Đài Loan, các hòn đảo nhỏ là một phần lãnh thổ của thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan; vì vậy, Đài Loan phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quần đảo nầy.
Ngày 12/3/2012, chánh phủ Nam Hàn đã phải triệu Đại sứ Trung Cộng tại Hán Thành để phản đối việc Cục Quản lý Hải dương Trung Cộng tuyên bố bãi đá ngầm SOCOTRA nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của cả Nam Hàn và Trung Cộng. Nhưng, Nam Hàn gần hơn được chánh phủ Nam Hàn đặt tên là IEODO, còn Bắc Kinh đặt tên là Tô Nham Tiêu. Nam Hàn đã giành quyền kiểm soát vùng đó từ lâu và đã xây trên đó một trạm khảo sát đại dương và bị phía Trung Quốc phản đối.
Tóm lại, bọn Rợ Đại Hán chỉ giỏi nghề đánh giặc mồm, hèn nhát và khiếp nhược trước những cường quốc như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và run sợ trước siêu cường Hoa Kỳ. Chỉ dám “giương oai diệu võ”, bắt nạt những nước nhỏ như Phi Luật Tân, Việt Nam…
BẮT NẠT VIỆT NAM:
Kể từ khi xảy ra biến cố ngày 26/5/2011, bọn đầu gấu Bắc Kinh phơi bày chân tướng quái vật, xua 3 tầu Hải giám của Trung Cộng tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cách Nha Trang khoảng 100 hải lý , áp vào tàu “Bình Minh 2” của công ty Petro VN đe dọa, phá hoại, cắt dây cáp thăm dò địa chất của tàu nầy. Hà Nội lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên BNG Trung cộng phản bác lại, ngang ngược tuyên bố tàu “Bình Minh 2” hoạt động phi pháp trong vùng biển của Trung Quốc. Đây là hành động XÂM LƯỢC trắng trợn của bọn RỢ ĐẠI HÁN, chứ không phải khu vực tranh chấp vì đây là thềm lục địa của Việt Nam, cách mũi Né và Nha Trang hơn 100 hải lý thì TRANH CHẤP về cái gì?
Từ nhiều năm nay, các tàu ngư chính, kể cả tàu chiến của Trung Cộng khi đối mặt với tàu khu trục hạm của Ấn Độ, tàu tuần duyên Nhật Bản, Hàn Quốc và hạm đội Hoa Kỳ tại biển Hoa Đông và Biển Đông thì hèn nhát bỏ chạy, không dám đụng độ.
Mới đây nhất, ngày 22/2/2012, tàu cá QNg-90281 TS của ông Đặng Tằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào tránh bão trong khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc bắn đuổi và sau đó bắt giữ đánh đập, phá hủy ngư cụ, tài sản.
Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng trong năm 2011 đã phát hiện trên 140 lượt tàu cá Trung Cộng vi phạm chủ quyền nhằm đánh đánh bắt hải sản, thăm dò tài nguyên dầu hỏa, khoáng sản trên vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những tàu cá xâm phạm với phương thức tổ chức thành đội hình từng tốp 10 – 15 chiếc, ban đêm luồn sâu vào vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, còn ban ngày rút ra xa, cản trở các hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam trên biển. Hành động khiếp nhược, láo cá nầy của tàu cá Trung Cộng chỉ dám làm đối với Việt Nam và tránh xa những vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mã Lai… đó là bản chất khiếp nhược của dòng giống man rợ Đại Hán.
Nguồn tin AFP & Global Times đưa tin: Ngày 22/3/2012, giới truyền thông quốc tế loan tin việc Trung Cộng bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam trong vùng đảo quần Hoàng Sa. Hà Nội cáo buộc: “Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư phủ VN vào ngày 3/3/2012 đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và Trung Quốc phải ngưng ngay việc bắt nạt, quấy nhiễu ngư dân Việt Nam. Trung Quốc phải thả ngay vô điều kiện các ngư dân và không trả 11.000 đô la mà Trung Quốc để chuộc các ngư dân này.”
Mới đây, ngày 30/3/2012, phía Trung Cộng đã ngang ngược yêu cầu phía VNCS phải trả 233.000 USD, chứ không phải 11.000 USD mới thả hết 21 ngư phủ đang bị giam giữ ở đảo Hoàng Sa, tức là 11.000 USD chuộc cho mỗi người.
Hồng Lỗi – Phát ngôn viên của BNG Trung Cộng – nói: “Các hoạt động tàu thuyền VN đã vi phạm luật hàng hải quốc tế và chủ quyền của Trung Cộng. Việc bắt giữ của Trung Quốc là đúng theo luật pháp. Chính phủ VN cần giáo dục và quản lý tốt hơn để họ đừng đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc.”
Trong một bài xã luận cứng rắn của Global Times số ra mắt ngày 23/3/2012, Hao Zhou đã yêu cầu chánh phủ thành lập “Bộ Biển và Đại Dương” (Ministry Of Seas and Oceans) để xác lập, bảo vệ lãnh hải của TQ.” Thực ra, đây là ý đồ xâm chiếm lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế của nước khác để cướp hải sản, bắt cóc ngư dân các nước khác như bọn hải tặc Somalia.
Từ đầu năm 2012, Trung Cộng lại tiếp tục cảnh báo các nước láng giềng Châu Á – TBD ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa, đe dọa dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền của mình đối với khu vực giàu tiềm năng dầu mỏ ở Biển Đông, bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác.
Điều đó đã mở đường cho bà Clinton tuyên bố rằng, Hoa Kỳ hậu thuẩn cho ý tưởng mở các cuộc đàm phán ĐA PHƯƠNG về Biển Đông. Các nước ASEAN rất phấn khởi, còn Trung Cộng rất tức giận vì muốn thương lượng SONG PHƯƠNG với các nước làng giềng có lợi cho họ. Dĩ nhiên, các nước Đông Nam Á không hài lòng với kiểu khăng khăng với cách tiếp cận “SONG PHƯƠNG” của Trung Cộng với ý đồ “CHIA ĐỂ TRỊ” của họ quá rõ ràng.
II. THÁI ĐỘ CÔN ĐỒ CỦA TRUNG CỘNG GẶP PHẢN ỨNG NGƯỢC:
Đối nghịch với thái độ hung hăng, trịch thượng, xấc xược của Trung Cộng ngày càng khiến cho các nước láng giềng lo lắng, giúp cho Hoa Kỳ thành công hưởng lợi nhờ đường lối ôn hòa, tôn trọng lợi ích của các nước nhỏ trong vùng. Đây là nội dung bài viết “Winning influence by not being aggressive” (Giành được ảnh hưởng nhờ không hiếu chiến).
Nhà báo Edward Wong có viết trên tờ New York Times số ra ngày 23/9/2010 về phong thái của bà Hillary Clinton đã khôn khéo khai thác chính sách ngoại giao sai lầm, chuyên bắt nạt các nước nhỏ của Trung Cộng để xây dựng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương. Khi Trung Cộng tiếp tục khẳng định đòi hỏi chủ quyền đơn phương trong vùng biển quốc tế xung quanh, điều mà theo các giới chức Hoa Kỳ cho rằng không có cơ sở luật pháp quốc tế.
Trên thực tế, trong nhiều thập niên qua, không hề diễn ra một cuộc đối thoại thực sự nào tại Đông Nam Á, có thể vì sự thiếu vắng các cơ chế hiệu quả. Các cấp lãnh đạo của Trung Cộng thảo luận về tranh chấp với các đồng cấp tại ĐNÁ, nhưng các tuyên bố cuối cùng của hội nghị thường không cụ thể và không đi xa hơn những tuyên bố chung chung về sự cần thiết của việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Trung Cộng luôn luôn nhai đi, nhai lại luận điệu cũ rích: “Chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với các quần đảo tại Biển Đông và các vùng nước liền kề.”
Bài học căn bản ở đây là siêu cường Hoa Kỳ đã giành được ảnh hưởng và quyền lực tại Châu Á – Thái Bình Dương vì tuân thủ hệ thống tự do, an ninh hàng hải quốc tế dựa trên văn bản luật pháp của LHQ đặt ra, đồng thời bảo vệ quyền lợi và đối xử bình đẳng đối với các nước nhỏ. Ngược lại, Trung Cộng sẽ mất dần đi ảnh hưởng và uy tín của mình khi để lộ bộ mặt côn đồ bá quyền vì những hành động hung hăng, ngang ngược vô lối để mở rộng quyền lợi của mình, gây tổn thất quyền lợi cho các nước nhỏ hơn. Vì thế, các quốc gia thuộc Châu Á – Thái Bình Dương cần đến Hoa Kỳ và Nga để cân bằng cán cân quyền lực với Trung Cộng.
Nguồn BBC ngày 17/11/2011 đưa tin: Có một lập thuyết cho rằng, trong thời gian gần đây, một liên minh quân sự sẽ thành hình tại Châu Á – Thái Bình Dương, mang tên “ASIA-PACIFIC TREATY ORGANIZATION” (APTO). Đây là một LIÊN MINH AN NINH QUỐC PHÒNG THÁI BÌNH DƯƠNG giữa Hoa Kỳ và các đồng minh truyền thống trong khu vực như Úc, Nhật, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân và sau đó lôi kéo theo Miến Điện, Nam Dương, Tân Tây Lan, Singapore, Brunei sẽ tham gia vào tổ chức APTO.
Nga, Ấn và Hoa Kỳ sẽ chống lưng cho liên minh quân sự nầy. Mục tiêu chiến lược của APTO là kết hợp các quốc gia vùng Châu Á – Thái Bình Dương để thống nhất chiến tuyến, tạo thành thế “LIÊN HOÀNH” bao vây Hoa Lục. Dĩ nhiện, phản ứng của Trung Cộng là phản đối bằng mồm và không chấp nhận khối APTO mà họ cho rằng đây là sự nối dài chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhưng, Trung Cộng sẽ không dám tấn công bất cứ một thành viên nào trong khối liên minh APTO, vì họ thừa hiểu rằng, khối APTO chỉ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, chứ không nhằm tấn công Hoa Lục; vì vậy, nếu không bị khiêu khích mà tấn công bất cứ thành viên nào trong khối nầy sẽ bị trả đũa tức khắc, có thể đưa tới cuộc chiến tranh không cần thiết với Hoa Kỳ và Đồng Minh trong khối APTO.
Riêng trường hợp VNCS muốn tham gia vào tổ chức APTO, phải nhanh chóng đi theo con đường của Miến Điện trên tiến trình DÂN CHỦ HÓA đất nước, nếu VNCS không muốn bị tên côn đồ man rợ Đại Hán bắt nạt và bị thế giới cô lập thì phải thay đổi nhanh chóng vì thời gian không thể chần chừ chờ đợi. Sự kiện quan trọng vừa mới xảy ra trên đất nước Miến Điện là bà Suu Kyi đã dành được chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử và bà sẽ được bổ nhiệm vào nội các Miến Điện. Đây là tín hiệu rất có ý nghĩa trong việc “hòa giải dân tộc” hướng đến sự đoàn kết dân tộc Myanmar sau vài thập niên nhân tâm ly tán, chia rẽ bởi bất ổn chính trị sâu sắc.
Cần phải hiểu rõ, bên trong hệ thống đấu tranh chánh trị không khoan nhượng tại Trung Hoa Lục Địa, thường cho thấy hình thức những chiêu kích động “Chủ Nghĩa Dân Tộc” côn đồ, quá khích để giành thắng lợi trong những cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực thống trị. Điều nầy đã thúc đẩy bọn lãnh đạo Trung Nam Hải đề ra các lập trường đối ngoại cứng rắn và hung hăng. Trên thực tế, Bắc Kinh đã gặp PHẢN ỨNG NGƯỢC, điều nầy đã gây bất lợi cho lợi ích của Trung Cộng, vì nó tạo ra sợ hãi và phản cảm ở các nước láng giềng, dẫn đến các phản ứng đối phó quyết liệt. Chính điều nầy đã kích động các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương chạy đua vũ trang quyết liệt, chống lại hành động bành trướng, bá quyền của Trung Cộng.
III. CHÂU Á CHẠY ĐUA VŨ TRANG CHỐNG RỢ ĐẠI HÁN:
Theo SIPRI  – Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) công bố báo cáo trong đó, nhấn mạnh rằng trong 5 năm qua, Châu Á và Châu Đại Dương mua tới 44% lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu và kết luận Châu Á đang chạy đua vũ trang để chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Trung Cộng, bị phương Tây cáo buộc Bắc Kinh chính là gốc rễ của cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tất nhiên, Bắc Kinh không thể ngồi yên mà nhanh chóng đáp trả: “Trong một thế giới luôn biến động không ngừng, các quốc gia khó có thể vượt qua tâm lý thận trọng với nhau,” báo Trung Cộng, Global Times nhấn mạnh. “Tự thân điều nầy chính là nguyên nhân cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.”
Hoa Kỳ đang thực hiện chiến lược bủa vây “CON HỔ GIẤY TRUNG CỘNG”. Mỗi hành động của Nhà Trắng, tất yếu sẽ buộc Bắc Kinh phải đưa ra biện pháp ứng phó. Trong khi đó, rõ ràng đối với cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, Hoa Kỳ và Nga được lời nhiều nhất; nhờ đó, vớ được hàng loạt các thương vụ mua bán vũ khí  và chiến cụ rất béo bở. Theo Global Times, sẽ khó khăn ngăn chận chạy đua vũ trang vì nó mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Mỹ, Nga và các quốc gia Phương Tây.
Hoa Kỳ và Nga vẫn là 2 nhà thầu cung cấp vũ khí hàng đầu trên thế giới. Hoa Kỳ chiếm 30% và Nga chiếm 24% tất cả các vũ khí và trang thiết bị quân sự xuất cảng lớn nhất thế giới. Kế tiếp là Đức, Pháp và Anh. Cả 5 nước nầy cung cấp vũ khí hàng đầu chiếm 75% số lượng xuất cảng vũ khí trên thị trường quốc tế. Riêng Hoa Kỳ, một nữa vũ khí xuất cảng sang châu Á, kế tiếp là Trung Đông và châu Âu. Phản lực chiến đấu chiếm đến 63% từ 2007 tới 2011.
Theo SIPRI cho biết đơn đặt hàng của Arab Saudi năm 2011 mua của Hoa Kỳ 154 phi cơ chiến đấu F-15 là hợp đồng lớn nhất trong vòng hai thập niên qua.
SIPRI cho biết Ấn Độ chiếm 10% số lượng mua vũ khí, Nam Hàn với 6%, Trung Cộng 5%, Pakistan 5% và Singapore 4%. Các vũ khí mới mua của Ấn Độ gồm có 120 chiếc Su-30MK và 16 chiếc MiG-29K của Nga và 20 chiếc Jaguar của Anh.
Trong năm 2012, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cho Philipines ít nhất 1,4 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng nước nầy nhằm hổ trợ cho Manila bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ và lãnh hải.
VIỆT NAM:
Theo SIPRI liệt kê số lượng vũ khí của Việt Nam nhập cảng, chủ yếu là các loại vũ khí hiện đại của Nga và là khách hàng thứ ba của Nga (sau Ấn Độ và venezuela).
•           Năm 2010, VN đã ký kết với Canada một hợp đồng mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter sẽ bàn giao hoàn tất đủ vào năm 2014.
•           Năm 2008, VN đặt mua của Romania 10 máy bay huấn luyện Yak-52, đã bàn giao đủ vào năm 2011.
•           Năm 2009, VN đặt mua của Nga 8 chiến đấu cơ Su-30MK / Flanker giá từ 400-500 triệu USD, đã bàn giao trong năm 2011.
•           Năm 2010, đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Su-30MK2V, trị giá 1 tỷ USD. Nga đã bàn giao 8 chiếc trong năm 2011, 4 chiếc còn lại sẽ bàn giao nốt trong năm 2012.
•           Đặc biệt về hải quân có 2 tàu hộ tống hạm GEPARD 3.9 được đóng tại xưởng Zelrnodolsk, Cộng hòa Tatarstan, thuộc loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu ngầm, chống hạm, phòng không… như tên lửa Kh-35 Uran (SS-N-25) và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện 2 tàu nầy được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc BTL/ Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh.
•           Sau Belarus và Kazakhstan, Việt Nam là khách hàng thứ ba mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf tối tân nhất thế giới của Nga. S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) sẽ là lực lượng phòng thủ và phòng không của quân đội Nga đến năm 2020.
So sánh hải lực của VNCS với các nước trong vùng Đông Nam Á Châu như: Mã Lai, Phi Luật Tân…thì sức mạnh của hải quân VNCS vượt trội và hùng mạnh hơn nhiều. Nhưng, phản ứng của các nước nầy rất quyết liệt khi bị tàu Hải giám của Trung Cộng  đe dọa. Sau đây là những trường hợp điển hình:
MÃ LAI:
Tháng 4/2010, Mã Lai đưa tàu chiến và chiến đấu cơ rượt đuổi các tàu tuần tiểu của Trung Cộng xâm nhập hải phận Mã Lai.
NAM DƯƠNG:
Sau khi, Hạ viện Nam Dương sửa đổi “Luật Hải Sản” cho phép tàu tuần tra khai hỏa và đánh chìm các tàu đánh cá nước ngoài, đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Nam Dương.
PHI LUẬT TÂN:
Trong quá trình lịch sử, Hải quân Phi Luật Tân cũng có nhiều thành tích trong việc đánh đuổi tàu cá Trung Cộng ra khỏi vùng Đặc quyền Kinh tế của Phi Luật Tân. Từ sự kiện ngày 2/3/2011, hai tàu Trung Cộng có trang bị súng máy, gây hấn với tàu thăm dò MV Venture của Phi Luật Tân hoạt động trong vùng REED BANK (Cỏ Rong), cách đảo Palawan 200 km về phía Tây, Manila bắt đầu có những phản ứng quyết liệt.
Tờ Manila Times, tác giả Dan Mario cho rằng, lý do gây hấn của Trung Cộng không có gì ngoài quyền lợi kinh tế, vì khu vực bãi Cỏ Rong được cho là có chứa lượng khí gas và dầu hỏa khổng lồ 44o triệu thùng dầu và nó nằm sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Bài báo gọi hành động gây hấn của Trung Cộng là “HÀNH ĐỘNG CÔN ĐỒ”.
Tin Manila mới đây đưa tin: Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tuyên bố không cho phép nước lớn lấn lướt mình.  Nếu bị Trung Cộng bắt nạt mà cứ nhường nhịn thì có thể thế hệ tiếp theo sẽ chen chúc trên một hòn đảo. Nếu như bị xâm lăng, có thể ngày mai thì 7.100 hòn đảo của Phi sẽ chỉ còn vài chục đảo.
Đó là lý do Phi Luật Tân yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp thêm thiết bị quân sự và huấn luyện. Trong số nầy, gồm có một tàu chiến lớp Hamilton và có thể là một phi đội chiến đấu cơ tiềm kích F-16 để đổi lại việc Hoa Kỳ muốn mở lại các căn cứ tại Phi Luật Tân, trong đó có 6 sân bay dân sự. Vấn đề nầy, sẽ được đưa ra thảo luận trong một buổi họp giữa hai bên vào ngày 30/4/2012 tại Washington.
Đúng vào lúc tờ Global Times đe dọa trừng phạt những quốc gia Đông Nam Á dựa vào Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc. Theo AFP, phản ứng của chánh phủ Trung Quốc trái ngược lại với lời lẽ hằn học của bài xã luận trên tờ Global Times. Bắc Kinh đấu dịu với Phi Luật Tân và kêu gọi nỗ lực xây dựng hòa bình trong khu vực biển Đông, sau khi Manila mời gọi Hoa Kỳ đưa thêm quân vào Phi Luật Tân.
Theo nguồn BBC ngày 4/4/2012 đưa tin: Tờ Pacific Daily cho hay, một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng và 25 người khác bị bắt trong một cuộc đụng độ giữa những tàu cá của họ đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Palau với lực lượng tuần duyên của đảo quốc PALAU. Đảo quốc nầy nằm giữa Thái Bình Dương, cách Phi Luật Tân khoảng 500 dặm về phía Đông. Palau chỉ là một hòn đảo nhỏ xíu cũng cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình chống lại hành động ngang ngược của tàu cá Trung Cộng.
Đối với VNCS, Trung Cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2012 từ 12 giờ, ngày 16/5/2012 – 12 giờ, ngày 01/8/2012. Lệnh cấm bắt cá nầy của Trung Cộng gồm cả phạm vi một số vùng biển của Việt Nam.
Nhưng, đối với Phi Luật Tân, Trung Cộng cũng ra lệnh cấm tương tự với ngư dân Phi Luật Tân đánh bắt cá trên Biển Đông trong vòng 2 tháng. Và ngay lập tức, chánh phủ Phi Luật Tân phản ứng quyết liệt rằng: “Lệnh cấm nầy của Trung Cộng hoàn toàn không có hiệu lực đối với ngư dân Phi Luật Tân,” và khẳng định. “Chúng tôi đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của chúng tôi. Họ (Trung Cộng) mới chính là người xâm phạm lãnh hải của chúng tôi.” Trong quá rình lịch sử, lực lượng Hải quân Phi Luật Tân dù yếu kém nhưng vẫn có nhiều thành tích đánh đuổi tàu cá Trung Cộng ra khỏi vùng Đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.
Tinh thần “Chủ Nghĩa Dân Tộc” của Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân là những quốc gia có nền Tự Do – Dân Chủ rất cao, điều đó đã giúp cho giới Lãnh đạo đất nước họ, động viên được lòng yêu nước vô bờ bến của nhân dân, quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia làm tham vọng bành trướng bá quyền của bọn Rợ Đại Hán hoảng sợ phải chùn bước.
Nhưng, đối với Việt Nam thì khác. Bọn Bắc Kinh thừa biết rằng, tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN không tạo được sự đoàn kết Dân Tộc, thống nhất Lòng Dân. Chế độ CSVN không còn nội lực dân tộc, bọn lãnh đạo Hà Nội chết tiệt, phải dựa vào sự “BẢO HỘ CỦA BẮC KINH” để bám lấy quyền lực thống trị, hầu bảo vệ tài sản kết sù lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim. Đảng CSVN đã hiến đất, dâng biển cho Trung Cộng đến con số làm ai cũng đau lòng xót xa và uất hận.
Nắm vững được nhược điểm nầy của giới lãnh đạo CSVN, tên Tập Cận Bình – dự kiến sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào – trong chuyến kinh lý Việt Nam từ ngày 20 – 22/12/2011, Bình đã xấc xược cảnh cáo mấy tên Thái Thú, tay sai đắc lực của Bắc Kinh, như TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Tấn Dũng không được dựa vào Hoa Kỳ trong việc tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc.
Để chạy đua vũ trang mang tính phòng thủ trong khu vực lắng dịu, Hoa Kỳ có đưa ra một số đề nghị, kể cả kêu gọi Trung Cộng cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhằm xoa dịu tâm lý lo sợ cho các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, láng giềng của Hoa Lục. Tuy nhiên, tất cả đề nghị trên, Bắc Kinh cho là không thực tế trong trật tự thế giới hiện nay. Trung Cộng không thể liều lĩnh đặt niềm tin vào hòa bình khu vực mà không hiện đại hóa quân đội. Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng hoàn tòan chẳng có gì sai trái.
Theo ước tính của Jane’s defence, chi phí quốc phòng của Trung Cộng trong năm 2012 sẽ tăng 120 tỷ USD và dự kiến tới năm 2015 sẽ tiếp tục tăng lên 238,2 tỷ USD. Con số nầy sẽ vượt chi phí quốc của các nước Châu Á – Thái Bình Dương cộng lại. Nhưng, đối với ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ căn bản là 525,4 tỷ USD thì vẫn còn quá thấp, chừng nào Trung Cộng mới đuổi kịp Hoa Kỳ?
Báo Global Times tuyên bố: “Những gì đang diễn ra hiện nay, rõ ràng chạy đua vũ trang trong khu vực là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải ngăn chận cuộc đua võ trang trên khỏi nguy cơ bị thổi bùng lên thành các cuộc xung đột nóng hoặc một cuộc chiến tranh khốc liệt trên Thái Bình Dương,” báo Global Times còn khẳng định. “Bất kể tương lai như thế nào, một khi Trung Quốc giữ đà phát triển như hiện nay, họ sẽ không bao giờ là kẻ chiến bại (sic!)”
Còn tên Ngoại trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì “mất dạy” vẫn giữ giọng ngông cuồng và cường điệu: “Trung Quốc sẽ ra đòn trừng phạt Hoa Kỳ nếu xâm phạm lợi ích của Trung Quốc. Hoa Kỳ phải cam kết tôn trọng xử lý thận trọng và đúng đắng trong vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc.”
Trung Cộng chỉ là một “SIÊU CƯỜNG ẢO”, những lời nói “đe dọa” như vậy, chỉ hù dọa được VNCS, chớ chẳng làm nước nào sợ cả. Hiện nay, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang đối đầu với những cuộc chiến để sống còn, đó là:
•           Cuộc đối đầu với tôn giáo Phật Giáo Tây Tạng, Hồi Giáo Tân Cương và Pháp Luân Công (mặc dù PLC không phải là một tôn giáo).
•           Cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực thống trị.
•           Cuộc chiến chống lại nhân dân Trung Hoa vùng lên đòi TỰ DO – DÂN CHỦ.
Nếu chiến tranh giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ & Đồng Minh bùng nổ ở Biển Đông thì Thái Bình Dương sẽ là một trận Xích Bích trên biển của Hồ Cẩm Đào hoặc Tập Cận Bình. Trung Cộng sẽ lâm vào thế “THÙ TRONG GIẶC NGOÀI” và “TỨ BỀ THỌ ĐỊCH”. Đây là cơ hội bằng vàng cho các dân tộc MÃN – MÔNG – HỒI – TẠNG với sự yểm trợ vũ khí của Hoa Kỳ và Phương Tây, họ sẽ vùng lên đấu tranh giành Độc Lập – Tự Do dân tộc và cho cả nhân dân Trung Hoa Lục Địa trỗi dậy, đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Đảng CSTQ để giành quyền Tự Do – Dân Chủ.
IV. KẾT LUẬN:
Quan niệm chiến tranh của Mao Trạch Đông : “Chiến tranh là một trong những hình thức đấu tranh cao nhất để ổn định những mâu thuẩn giữa các giai cấp, các quốc gia và các thế lực chiùnh trị.” Quan niệm nầy, xem ra bây giờ đã lỗi thời. Ngày nay, quan điểm về chiến tranh cần được nâng lên một tầm nhìn cao hơn nữa.
Chiến tranh bây giờ, “YẾU TỐ XÃ HỘI” quyết định chiến lược quân sự hay sách lược chính trị để quy định bản chất chính trị của kẻ thù, xem nó đại biểu cho giai cấp nào trong xã hội. Bản chất chính trị của Tập đoàn lãnh đạo CSTQ ngày nay, nó là đại biểu cho quyền lợi của giai cấp thống trị là quyền lợi của thiểu số tập đoàn TƯ BẢN ĐỎ, nó không phải là đại biểu của nhân dân Trung Hoa mà đại đa số là giai cấp công, nông dân đói khổ. Có như thế, Hoa Kỳ & Đồng Minh mới nhận rõ được bản chất chính trị của Đảng CSTQ và có như thế mới phát hiện được những “NHƯỢC ĐIỂM” của kẻ thù. Những nhược điểm đó nằm bên trong quan hệ giữa các giai cấp trong lòng xã hội Hoa Lục.
Nếu chiến tranh xảy ra ở Biển Đông, phải tấn công một cách triệt để vào các nhược điểm của kẻ thù, làm băng hoại xã hội địch và làm sụp đổ bộ máy chiến tranh của nó. Cho nên, chiến  tranh bùng nổ ở biển Đông giữa Hoa Kỳ & Đồng Minh và Trung Cộng thì tập đoàn lãnh đạo Đảng CSTQ hiếu chiến sẽ bị nhân dân Hoa Lục phản đối và kiên quyết đứng lên làm một “CÁCH MẠNG DÂN TỘC” triệt hạ cái Đảng CSTQ chết tiệt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số Mãn, Mông, Hồi, Tạng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trung Cộng sẽ lâm vào thế “THÙ TRONG, GIẶC NGOÀI”  và cái thế “TRÊN ĐE DƯỚI BÚA” Hoa Lục sẽ vỡ ra từng mãnh và đó cũng là mục tiêu chiến lược quân sự và chính trị của Hoa Kỳ và Phương Tây: “CHIA HOA LỤC ĐỂ TRỊ”.
Một lời khuyên chân thành, tôi muốn gởi đến quý vị lãnh đạo Đảng CSVN hãy chấm dứt thân phận chùm gửi, bám víu trên thân cây cổ thụ mục nát Trung Cộng để sống còn. Trung Cộng chỉ là siêu cường ảo tưởng (Illution superpower), không có gì đáng sợ con cọp giấy nầy cả. Tôi muốn nhắc lại: “Hãy nhanh chóng tiến hành “DÂN CHỦ HÓA” đất nước theo tấm gương của Miến Điện để đoàn kết  dân tộc chống lại sự thống trị của tên Thực Dân Mới Trung Cộng.
                                                   Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét