Thứ Sáu, 20 tháng 4 2012
Người Khmer có chung mục tiêu với những sắc tộc thiểu số Việt Nam khác
Hình: VOA Khmer
Những người thiểu số Khmer tại Việt Nam mới đây đã gặp các giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và hiện đang tìm cách hợp nhất với các sắc dân thiểu số khác, như người Hmong và người Thượng Tây nguyên, để bảo vệ chống bị ngược đãi.
Ông Thạch Ngọc Thạch, Chủ tịch Liên hội Khmer Krom có trụ sở tại Hoa Kỳ nói với VOA mục tiêu chính của những nhóm sắc tộc này giống nhau.
Các nhà hoạt động nói người Khmer tại Việt Nam bị ngược đãi vì khác tôn giáo và văn hóa, bị chiếm đoạt đất đai và bị bắt bớ tùy tiện.
Một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Người Khmer Krom, người Thượng và người Hmong phải đối mặt cùng những vấn đề xã hội và kinh tế giống nhau. Chúng tôi tiếp tục khuyến cáo Việt Nam thi hành chính sách khuyến khích những cơ hội kinh tế và xã hội nhiều hơn cho tất cả các sắc tộc thiểu số.”
Viên chức này nói tiếp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “tiếp tục làm áp lực lên Việt Nam để cải thiện thực thi nhân quyền, kể cả những vùng sắc tộc thiểu số.”
Ông Thạch Ngọc Thạch nói: “Chính phủ Việt Nam luôn luôn cáo buộc chúng tôi là tổ chức khủng bố, tổ chức gây chia rẽ đất nước.”
Ông Kok Ksor, Chủ tịch Hội người Thượng tại South Carolina nói với VOA tổ chức của ông cũng đã gặp các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ để đưa ra những quan ngại về nhân quyền vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam.
Ông nói: “Tại nhà thờ của chúng tôi, họ đặt một pho tượng của Hồ Chí Minh để chúng tôi phải thờ phượng ông này trước khi thờ phượng Chúa. Chúng tôi phải đặt đảng cộng sản lên trên hết. Nhưng điều này không đúng theo tín ngưỡng thờ Đức Chúa Giêsu của chúng tôi.”
Ông nói tiếp những buổi thờ phượng đông đảo cũng bị cấm. “Nếu chúng tôi vẫn tổ chức thờ phượng, chính quyền sẽ bắt và giam chúng tôi vào tù để tra tấn.”
Các giới chức Việt Nam trong quá khứ phủ nhận những cáo buộc vi phạm nhân quyền và ngược đãi người sắc tộc.
Ông Kok Ksor nói là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nên tôn trọng nhân quyền tốt hơn.
Ông Joshua Cooper, một cố vấn cao cấp của Liên hội Khmer Krom nói những thiểu số phải đến với nhau để thúc đẩy nhân quyền nhiều hơn, đặc biệt là các nước ASEAN đang tạo một chủ thuyết về nhân quyền riêng.
Ông nói: “Do đó, cần kết hợp mọi người trong vùng hạ lựu sông Mêkong lại với nhau để đảm bảo là nhân quyền được đặt lên hàng đầu.”
Ông Thạch Ngọc Thạch, Chủ tịch Liên hội Khmer Krom có trụ sở tại Hoa Kỳ nói với VOA mục tiêu chính của những nhóm sắc tộc này giống nhau.
Các nhà hoạt động nói người Khmer tại Việt Nam bị ngược đãi vì khác tôn giáo và văn hóa, bị chiếm đoạt đất đai và bị bắt bớ tùy tiện.
Một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Người Khmer Krom, người Thượng và người Hmong phải đối mặt cùng những vấn đề xã hội và kinh tế giống nhau. Chúng tôi tiếp tục khuyến cáo Việt Nam thi hành chính sách khuyến khích những cơ hội kinh tế và xã hội nhiều hơn cho tất cả các sắc tộc thiểu số.”
Viên chức này nói tiếp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “tiếp tục làm áp lực lên Việt Nam để cải thiện thực thi nhân quyền, kể cả những vùng sắc tộc thiểu số.”
Ông Thạch Ngọc Thạch nói: “Chính phủ Việt Nam luôn luôn cáo buộc chúng tôi là tổ chức khủng bố, tổ chức gây chia rẽ đất nước.”
Ông Kok Ksor, Chủ tịch Hội người Thượng tại South Carolina nói với VOA tổ chức của ông cũng đã gặp các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ để đưa ra những quan ngại về nhân quyền vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam.
Ông nói: “Tại nhà thờ của chúng tôi, họ đặt một pho tượng của Hồ Chí Minh để chúng tôi phải thờ phượng ông này trước khi thờ phượng Chúa. Chúng tôi phải đặt đảng cộng sản lên trên hết. Nhưng điều này không đúng theo tín ngưỡng thờ Đức Chúa Giêsu của chúng tôi.”
Ông nói tiếp những buổi thờ phượng đông đảo cũng bị cấm. “Nếu chúng tôi vẫn tổ chức thờ phượng, chính quyền sẽ bắt và giam chúng tôi vào tù để tra tấn.”
Các giới chức Việt Nam trong quá khứ phủ nhận những cáo buộc vi phạm nhân quyền và ngược đãi người sắc tộc.
Ông Kok Ksor nói là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nên tôn trọng nhân quyền tốt hơn.
Ông Joshua Cooper, một cố vấn cao cấp của Liên hội Khmer Krom nói những thiểu số phải đến với nhau để thúc đẩy nhân quyền nhiều hơn, đặc biệt là các nước ASEAN đang tạo một chủ thuyết về nhân quyền riêng.
Ông nói: “Do đó, cần kết hợp mọi người trong vùng hạ lựu sông Mêkong lại với nhau để đảm bảo là nhân quyền được đặt lên hàng đầu.”
Nguồn: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét