Có gì đằng sau vụ bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến
2012-04-19
Quốc hội Việt Nam có thể bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội với bà Đặng Thị Hoàng Yến, chỉ sau chưa đầy một năm bà này được công nhận là đại biểu quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011 đến 2016.
Nếu như việc bãi nhiệm bà Yến trở thành hiện thực thì đâu là nguyên nhân dẫn đến bãi nhiệm này? Còn những gì uẩn khúc đằng sau vụ bãi nhiệm bà Đặng thị Hoàng Yến? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình sau đây:
Với 100% phiếu tán thành tại cuộc họp vào ngày 18/3 vừa qua, đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nhất trí đề nghị quốc hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu tỉnh Long An.
Quyết định này của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam thực sự cũng không làm nhiều người ngạc nhiên vì câu chuyện lùm xùm của bà Yến đã được báo chí nói đến từ giữa năm 2011. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, ông Lê Văn Cuông nhận xét:
Lê Văn Cuông: quy định của pháp luật Việt Nam với các đại biểu ứng cử trên hết là phải trung thực, có gì quá khứ hay hoàn cảnh gia đình thế nào đều phải kê khai rõ ràng để cử tri xem xét chọn lựa. Nhưng ở đây vì lý lịch có những vấn đề dính dáng đến nhân thân, đến chồng bà Yến, ly hôn, rồi liên quan đến đảng viên. Nó là cá nhân nhưng không đề cập đến lý lịch như vậy rõ ràng là thiếu trung thực, khai man lý lịch, vi phạm quy định. Như vậy rõ ràng là phẩm chất đạo đức của đại biểu quốc hội không xứng đáng, vấn đề này cần xem xét xử lý cho đúng quy định, đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri.
Ngay từ trước khi bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức trở thành đại biểu quốc hội khóa 13 vào năm 2011, các cử tri ở tỉnh Long An đã có thư kiến nghị các cấp có liên quan xem xét tư cách đại biểu quốc hội của bà Yến vì bà có bản lý lịch xấu và dùng tiền để lôi kéo mua chuộc cử tri.
Suốt từ tháng 7 năm 2011 đến nay, các báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã liên tục có những bài viết phanh phui sự thật về nhân thân của bà Yến.
Theo điều tra của các báo này, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã khai man quê quán, đánh cắp tài liệu mật để tham gia đấu thầu dự án lớn và bị cơ quan An ninh Bộ công an tiến hành khởi tố bị can với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Bà cũng bị cáo buộc đã kết hôn với một Việt Kiều, người đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của một công ty trong nước và bị truy nã. Bà Yến đã không khai các chi tiết này vào lý lịch xin ứng cử đại biểu quốc hội. Lý do mà bà đưa ra là vì bà đã ly dị chồng từ trước khi ứng cử. Báo chí cho rằng vụ ly dị chưa kết thúc. Bà Yến cũng không khai vào lý lịch mình là đảng viên. Lý do mà bà đưa ra sau này là vì bận làm ăn, đi Mỹ nhiều để tìm hiểu thị trường nên bà không có thời gian sinh hoạt đảng và do đó tự thấy mình không còn là đảng viên nên không khai.
Là chủ tịch tập đoàn Tân Tạo, bà Yến rõ ràng là có nhiều tiền. Điều tra của báo chí trong nước cũng cho thấy để lôi kéo cử tri, bà Yến đã tổ chức một buổi tri ân với 1.300 đại biểu vào ngày 29 tháng 4 năm 2011. Tại buổi tri ân này bà đã tặng mỗi người 500.000 đồng sau khi họ nghe bà phát biểu.
Với một bản lý lịch đầy những điều đáng nghi ngờ như vậy, vào tháng 9 năm 2011, cả hai báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã làm chung một kiến nghị xem xét từ cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Kiến nghị được gửi lên ủy ban thường vụ quốc hội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng.
Câu chuyện bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng làm nảy sinh một câu hỏi về hệ thống kiểm tra, xác minh tính minh bạch trong lý lịch của những người làm đại biểu quốc hội của Việt Nam. Theo nguyên đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông thì hệ thống này còn nhiều hạn chế.
Lê Văn Cuông: hiện nay quốc hội cũng chưa có thiết chế, cơ chế đảm bảo tính minh bạch của các đại biểu mà cũng chỉ dựa trước hết vào sự tự giác kê khai của cá nhân đại biểu và ứng viên. Sau đó có một số bộ phận liên quan, chủ yếu là mặt trận tổ quốc, hoặc cơ quan nội vụ, nếu là đảng viên thì là ban tổ chức của đảng có xem xét lý lịch và quá trình công tác, từ đó người ta xác nhận có đủ điều kiện ứng cử không….
Khi được hỏi về trường hợp của bà Đặng thị Hoàng yến, ông Lê Văn Cuông cho rằng khuyết điểm nằm không chỉ ở bà Yến mà còn ở các cơ quan chức năng có liên quan và quốc hội.
Lê Văn Cuông: đây là khuyết điểm của cá nhân bà Yến không trung thực trong khi khai lý lịch, thứ hai là các cơ quan chức năng liên quan liên quan đến quá trình bầu cử cũng thiếu trách nhiệm mà không đi xác minh cụ thể các vấn đề liên quan đến bà Yến và nhân thân bà Yến mới để xảy ra tình trạng này. Với quốc hội thì thường trước khi xác nhận tư cách đại biểu có thành lập ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội nhưng thời gian quá ngắn và tình hình phức tạp nên họ chỉ làm một bước nào đó rồi giao cho ủy ban thường vụ quốc hội tiếp tục, chứ không có một thiết chế chuyên trách theo dõi và xác nhận vấn đề này.
Theo ông Lê Văn Cuông thì ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội chỉ có khoảng 3 ngày để xem xét lý lịch các đại biểu trước khi kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa đó diễn ra, nên việc xem xét chỉ mang tính thủ tục mà thôi. Hiện quốc hội khóa 13 có tới 500 đại biểu.
Việc bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng không khỏi làm những người quan tâm băn khoăn về lý do tại sao với một lý lịch với nhiều mờ ám như vậy mà bà Yến vẫn được đề nghị ra ứng cử, đặc biệt là sau vụ bà bị cơ quan an ninh bộ công an khởi tố vi tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước vào năm 1998. Theo báo người cao tuổi số ra ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà Yến đã thoát nạn bởi được một vị lãnh đạo cao cấp che chở. Báo này không nêu đích danh người đó là ai. Tuy nhiên các thông tin không chính thức được lan truyền trên mạng cho thấy bà có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Cũng có ý kiến cho rằng việc bà Yến bị xem xét bãi nhiệm cho thấy một mâu thuẫn khác. Trong một bài viết được đăng tải trên mạng vào ngày 17 tháng 4, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận định ‘thật khó để một người như bà Yến có thể trở thành người giàu nhất nhì tại Việt Nam mà không dẫm chân vào một ai đó trong quá trình này’. Chuyên gia này nhận định, hệ thống luật pháp của Việt nam còn quá yếu kém và đang trong giai đoạn xây dựng nên đã không thể làm tròn chức năng của mình. Chính vì vậy, thật khó để có thể tìm được một doanh nhân hoàn toàn trong sạch theo luật pháp Việt Nam.
Khía cạnh thứ hai mà chuyên gia Carl Thayer đưa ra trong bài viết của mình chính là việc báo chí trong nước của Việt Nam do một người có quyền lực điều hành chỉ đạo các bài viết, bao gồm cả các bài viết chỉ trích bà Yến, vậy câu hỏi mà giáo sư Carl Thayer đặt ra là liệu có ai đó đang ghen tị với sự giàu có của bà Yến.
Nếu không có gì thay đổi thì quốc hội sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm bà Đặng thị Hoàng Yến vào phiên họp toàn thể diễn ra vào ngày 21 tháng 5 tới. Quốc hội sẽ phải cần ít nhất 2/3 số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành để có thể thực sự bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến. Trước bà Yến, quốc hội Việt nam cũng từng bãi nhiệm hai đại biểu khác là ông Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc sở giáo dục và đào tạo Thái Bình, và ông Lê Minh Hoàng, nguyên giám đốc công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Hai người này bị bãi nhiệm vì đã có hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền khi đang là đại biểu quốc hội.
Với 100% phiếu tán thành tại cuộc họp vào ngày 18/3 vừa qua, đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nhất trí đề nghị quốc hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu tỉnh Long An.
Cần xem xét tư cách ĐBQH cho đúng quy định
Quyết định này của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt nam thực sự cũng không làm nhiều người ngạc nhiên vì câu chuyện lùm xùm của bà Yến đã được báo chí nói đến từ giữa năm 2011. Nguyên đại biểu quốc hội các khóa 11 và 12, ông Lê Văn Cuông nhận xét:
Lê Văn Cuông: quy định của pháp luật Việt Nam với các đại biểu ứng cử trên hết là phải trung thực, có gì quá khứ hay hoàn cảnh gia đình thế nào đều phải kê khai rõ ràng để cử tri xem xét chọn lựa. Nhưng ở đây vì lý lịch có những vấn đề dính dáng đến nhân thân, đến chồng bà Yến, ly hôn, rồi liên quan đến đảng viên. Nó là cá nhân nhưng không đề cập đến lý lịch như vậy rõ ràng là thiếu trung thực, khai man lý lịch, vi phạm quy định. Như vậy rõ ràng là phẩm chất đạo đức của đại biểu quốc hội không xứng đáng, vấn đề này cần xem xét xử lý cho đúng quy định, đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri.
Ngay từ trước khi bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức trở thành đại biểu quốc hội khóa 13 vào năm 2011, các cử tri ở tỉnh Long An đã có thư kiến nghị các cấp có liên quan xem xét tư cách đại biểu quốc hội của bà Yến vì bà có bản lý lịch xấu và dùng tiền để lôi kéo mua chuộc cử tri.
...Nó là cá nhân nhưng không đề cập đến lý lịch như vậy rõ ràng là thiếu trung thực, khai man lý lịch, vi phạm quy định. Như vậy rõ ràng là phẩm chất đạo đức của đại biểu quốc hội không xứng đáng, vấn đề này cần xem xét xử lý cho đúng quy định, đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri.ông Lê Văn Cuông
Suốt từ tháng 7 năm 2011 đến nay, các báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã liên tục có những bài viết phanh phui sự thật về nhân thân của bà Yến.
Theo điều tra của các báo này, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã khai man quê quán, đánh cắp tài liệu mật để tham gia đấu thầu dự án lớn và bị cơ quan An ninh Bộ công an tiến hành khởi tố bị can với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Bà cũng bị cáo buộc đã kết hôn với một Việt Kiều, người đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của một công ty trong nước và bị truy nã. Bà Yến đã không khai các chi tiết này vào lý lịch xin ứng cử đại biểu quốc hội. Lý do mà bà đưa ra là vì bà đã ly dị chồng từ trước khi ứng cử. Báo chí cho rằng vụ ly dị chưa kết thúc. Bà Yến cũng không khai vào lý lịch mình là đảng viên. Lý do mà bà đưa ra sau này là vì bận làm ăn, đi Mỹ nhiều để tìm hiểu thị trường nên bà không có thời gian sinh hoạt đảng và do đó tự thấy mình không còn là đảng viên nên không khai.
Là chủ tịch tập đoàn Tân Tạo, bà Yến rõ ràng là có nhiều tiền. Điều tra của báo chí trong nước cũng cho thấy để lôi kéo cử tri, bà Yến đã tổ chức một buổi tri ân với 1.300 đại biểu vào ngày 29 tháng 4 năm 2011. Tại buổi tri ân này bà đã tặng mỗi người 500.000 đồng sau khi họ nghe bà phát biểu.
Với một bản lý lịch đầy những điều đáng nghi ngờ như vậy, vào tháng 9 năm 2011, cả hai báo Cựu Chiến Binh và báo Người Cao Tuổi đã làm chung một kiến nghị xem xét từ cách đại biểu quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Kiến nghị được gửi lên ủy ban thường vụ quốc hội, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng.
Khuyết điểm ở hệ thống kiểm tra và quốc hội
Câu chuyện bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng làm nảy sinh một câu hỏi về hệ thống kiểm tra, xác minh tính minh bạch trong lý lịch của những người làm đại biểu quốc hội của Việt Nam. Theo nguyên đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông thì hệ thống này còn nhiều hạn chế.
Lê Văn Cuông: hiện nay quốc hội cũng chưa có thiết chế, cơ chế đảm bảo tính minh bạch của các đại biểu mà cũng chỉ dựa trước hết vào sự tự giác kê khai của cá nhân đại biểu và ứng viên. Sau đó có một số bộ phận liên quan, chủ yếu là mặt trận tổ quốc, hoặc cơ quan nội vụ, nếu là đảng viên thì là ban tổ chức của đảng có xem xét lý lịch và quá trình công tác, từ đó người ta xác nhận có đủ điều kiện ứng cử không….
Khi được hỏi về trường hợp của bà Đặng thị Hoàng yến, ông Lê Văn Cuông cho rằng khuyết điểm nằm không chỉ ở bà Yến mà còn ở các cơ quan chức năng có liên quan và quốc hội.
Đây là khuyết điểm của cá nhân bà Yến không trung thực trong khi khai lý lịch, thứ hai là các cơ quan chức năng liên quan liên quan đến quá trình bầu cử cũng thiếu trách nhiệm mà không đi xác minh cụ thể các vấn đề liên quan đến bà Yến và nhân thân bà YếnÔng Lê Văn Cuông
Lê Văn Cuông: đây là khuyết điểm của cá nhân bà Yến không trung thực trong khi khai lý lịch, thứ hai là các cơ quan chức năng liên quan liên quan đến quá trình bầu cử cũng thiếu trách nhiệm mà không đi xác minh cụ thể các vấn đề liên quan đến bà Yến và nhân thân bà Yến mới để xảy ra tình trạng này. Với quốc hội thì thường trước khi xác nhận tư cách đại biểu có thành lập ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội nhưng thời gian quá ngắn và tình hình phức tạp nên họ chỉ làm một bước nào đó rồi giao cho ủy ban thường vụ quốc hội tiếp tục, chứ không có một thiết chế chuyên trách theo dõi và xác nhận vấn đề này.
Theo ông Lê Văn Cuông thì ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội chỉ có khoảng 3 ngày để xem xét lý lịch các đại biểu trước khi kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa đó diễn ra, nên việc xem xét chỉ mang tính thủ tục mà thôi. Hiện quốc hội khóa 13 có tới 500 đại biểu.
Cái dù của bà Yến?
Việc bà Đặng thị Hoàng Yến bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội cũng không khỏi làm những người quan tâm băn khoăn về lý do tại sao với một lý lịch với nhiều mờ ám như vậy mà bà Yến vẫn được đề nghị ra ứng cử, đặc biệt là sau vụ bà bị cơ quan an ninh bộ công an khởi tố vi tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước vào năm 1998. Theo báo người cao tuổi số ra ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà Yến đã thoát nạn bởi được một vị lãnh đạo cao cấp che chở. Báo này không nêu đích danh người đó là ai. Tuy nhiên các thông tin không chính thức được lan truyền trên mạng cho thấy bà có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Theo báo người cao tuổi số ra ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà Yến đã thoát nạn bởi được một vị lãnh đạo cao cấp che chở. Báo này không nêu đích danh người đó là ai. Tuy nhiên các thông tin không chính thức được lan truyền trên mạng cho thấy bà có quan hệ mật thiết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Cũng có ý kiến cho rằng việc bà Yến bị xem xét bãi nhiệm cho thấy một mâu thuẫn khác. Trong một bài viết được đăng tải trên mạng vào ngày 17 tháng 4, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận định ‘thật khó để một người như bà Yến có thể trở thành người giàu nhất nhì tại Việt Nam mà không dẫm chân vào một ai đó trong quá trình này’. Chuyên gia này nhận định, hệ thống luật pháp của Việt nam còn quá yếu kém và đang trong giai đoạn xây dựng nên đã không thể làm tròn chức năng của mình. Chính vì vậy, thật khó để có thể tìm được một doanh nhân hoàn toàn trong sạch theo luật pháp Việt Nam.
‘thật khó để một người như bà Yến có thể trở thành người giàu nhất nhì tại Việt Nam mà không dẫm chân vào một ai đó trong quá trình này’.Giáo sư Carl Thayer
Khía cạnh thứ hai mà chuyên gia Carl Thayer đưa ra trong bài viết của mình chính là việc báo chí trong nước của Việt Nam do một người có quyền lực điều hành chỉ đạo các bài viết, bao gồm cả các bài viết chỉ trích bà Yến, vậy câu hỏi mà giáo sư Carl Thayer đặt ra là liệu có ai đó đang ghen tị với sự giàu có của bà Yến.
Nếu không có gì thay đổi thì quốc hội sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm bà Đặng thị Hoàng Yến vào phiên họp toàn thể diễn ra vào ngày 21 tháng 5 tới. Quốc hội sẽ phải cần ít nhất 2/3 số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành để có thể thực sự bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến. Trước bà Yến, quốc hội Việt nam cũng từng bãi nhiệm hai đại biểu khác là ông Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc sở giáo dục và đào tạo Thái Bình, và ông Lê Minh Hoàng, nguyên giám đốc công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh. Hai người này bị bãi nhiệm vì đã có hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền khi đang là đại biểu quốc hội.
Theo dòng thời sự:
- Bà Đặng Thị Hoàng Yến có thể sẽ bị xem xét lại tư cách ĐB Quốc hội
- Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam: có cần thiết?
- Nhiều Đại biểu Quốc hội còn ngại tiếp xúc với báo chí
- Thực trạng trong chủ trương “cải cách hành chánh”
- Đâu là ý kiến đóng góp các đảng viên lão thành?
- Tâm tư người dân về Đại hội Đảng
- Quốc hội và Đại biểu đã làm được gì cho người dân
- Đại biểu quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm vì lý lịch?
- Đại biểu QH ở Long An bị đề nghị bãi miễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét