37 năm - Vui sao nước mắt vẫn trào ?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Sau chủ trương rầm rộ của Nhà nước phát động “chiến dịch” toàn dân “Góp đá xây dựng Trường Sa” thì các em, sáu sinh viên trẻ hiếu học, gia đình nghèo quê dưới miền Tây đang thuê 3 phòng ở trọ nhà tôi cứ ấm ức đau đáu một nỗi niềm: Sao trong chiến tranh, TQ vừa giúp VN (miền Bắc) lại vừa xâm lược đảo biển VN (Hoàng Sa)?
Rồi sau chiến tranh, hòa bình hữu nghị anh em láng giềng XHCN với nhau lại nảy sinh đòi hỏi tranh chấp chủ quyền tiếp tục xâm lấn Trường Sa? Bất chợt ngang nhiên tuyên bố lấy biển trời hải đảo sân nhà người ta làm cái ao nhà mình? Thường xuyên bắt giữ đánh đập phá hoại tàu thuyền, tịch thu tài sản ngư cụ của bà con ngư dân chúng ta đang sinh sống bằng con tôm, con cá từ ngàn đời trên biển đảo của tổ tiên mình mà hơn ba bốn thập niên trước thì không hề có tranh chấp này? Mà nhà cầm quyền CSVN thì chỉ khép nép “ho hen” chiếu lệ? Nhưng khi người dân Việt Nam bức xúc, yêu nước, phản ứng trong ôn hòa chống lại hành vi rất đáng gọi là “thế lực thù địch” ngoại xâm ấy thì lại bị nhà cầm quyền VN cấm đoán, xử sự với ác cảm ngược lại, coi như là “thế lực thù địch” trong nước của chính mình!?
Rồi sau chiến tranh, hòa bình hữu nghị anh em láng giềng XHCN với nhau lại nảy sinh đòi hỏi tranh chấp chủ quyền tiếp tục xâm lấn Trường Sa? Bất chợt ngang nhiên tuyên bố lấy biển trời hải đảo sân nhà người ta làm cái ao nhà mình? Thường xuyên bắt giữ đánh đập phá hoại tàu thuyền, tịch thu tài sản ngư cụ của bà con ngư dân chúng ta đang sinh sống bằng con tôm, con cá từ ngàn đời trên biển đảo của tổ tiên mình mà hơn ba bốn thập niên trước thì không hề có tranh chấp này? Mà nhà cầm quyền CSVN thì chỉ khép nép “ho hen” chiếu lệ? Nhưng khi người dân Việt Nam bức xúc, yêu nước, phản ứng trong ôn hòa chống lại hành vi rất đáng gọi là “thế lực thù địch” ngoại xâm ấy thì lại bị nhà cầm quyền VN cấm đoán, xử sự với ác cảm ngược lại, coi như là “thế lực thù địch” trong nước của chính mình!?
Các em cứ tự vấn, tại sao lại ngược đời như vậy!? Cận cảnh tưởng như dễ hiểu với mọi người nhưng hoá ra lại là viễn cảnh rất khó hiểu của Đảng và Nhà nước trả lời cho nhân dân nên câu hỏi cứ lững lơ với các em cũng như với khá nhiều bạn trẻ sinh ra trưởng thành sau 1975 để cho tôi biết có một khoảng trống nhạt nhòa tối, sáng, không định hình trong tri thức của các em liên quan đến chuyện thời sự “nhạy cảm” nóng, lạnh bất thường này của các vị lãnh đạo đất nước với láng giềng “đồng chí bạn vàng” TQ? Mà nguyên nhân suy cho cùng, một phần từ sự giáo dục nó cũng “nóng lạnh” bất thường theo khuynh hướng chính trị xu thời, định hướng từng giai đoạn vì quyền lợi sống còn của Đảng CSVN chứ không vì quyền lợi dân tộc. Mà trong một hệ thống độc tài toàn trị tuyệt đối như thế thì giáo dục cũng không thể nằm ngoài cái quỹ đạo có đường đi thất thường hay trái qui luật và ngược với lòng người này.
Khi rỗi rảnh, đọc ké sách báo nhà tôi, chạm vấn đề biển đảo thấy tôi vui các em sinh viên cứ hay hỏi tôi hoài về chuyện này, tôi chỉ cười nói: Con người ta hình như ai cũng có cái định mệnh của số phần, đất nước mình chắc cũng vậy. Nếu dân tộc Việt Nam may mắn như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore có được những người lãnh đạo yêu nước thương dân, đặt quyền lợi tổ quốc nhân dân lên trên quyền lợi đảng phái cá nhân thì mấy em và đồng bào chúng ta đã không có những ưu tư trăn trở, bà con ngư dân không đổ máu, rơi lệ, tan nát tàu thuyền vì TQ trên biển đảo của quốc gia mình như ngày hôm nay. Nhưng đau đớn là sự không may ấy lại do chính người Việt Nam mình thiển cận không sáng suốt gây ra chứ không do thần linh hay quyền lực siêu nhiên nào biến hóa thù hằn đày đọa. Có vài em sinh viên, khoa “xã hội nhân văn” hình như cũng “nhạy cảm” chính trị cứ đeo theo tôi mong phân tích cho rõ ngọn nguồn mà tôi thì cứ hẹn hoài bởi cần những dẫn chứng thực tế rõ ràng diễn giải cho các em, những trí thức trẻ biết được có một giai đoạn mà dân tộc (đúng hơn là Chính phủ VNCH miền Nam) phải buông tay không thể nắm lại được. Nhưng nếu “may mắn” hay người CSVN “khôn ngoan” hơn thì Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông không đến nỗi phải “rối” như nồi canh hẹ và ngư dân chúng ta, không phải chịu cảnh bị Trung Quốc cứ bắt nạt, đe dọa không thấy điểm dừng như hiện nay.
Những ngày này – Tháng 4, như vết thương cũ râm ran đau khi gió trở trời, phía Nam vĩ tuyến 17 nhiều triệu người dân Việt lại nhói đau từ vết thương lòng mãi vẫn như chưa chịu liền da, lại như mưng mủ khi hơn một tháng qua (ngày 29/2/12), quân đội TQ lại bắt giam giữ hai tàu cá và 21 ngư dân xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), đến nay phía Trung Quốc đòi người nhà các ngư dân phải nộp 70.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người mới thả về. Nếu vào năm 2010, Trung Quốc bắt tàu cá ngư dân VN liên tục bị truyền thông quốc tế lên án thì đến 2011, Trung Quốc không bắt nữa mà chuyển qua đập phá thuyền, cướp tài sản ngư dân. Ngờ đâu, qua đầu năm 2012 này, phía Trung Quốc không chỉ đập phá tài sản mà còn bắt giam tàu thuyền và ngư dân đòi tiền phạt,… “Cứ hết bị đập phá tài sản, lại chuyển sang giam người, giữ tàu đòi tiền phạt như “hải tặc”. Sức đâu, tiền đâu để làm ăn nữa!” – nhiều ngư dân than thở…
Ông Vinh (ngư dân) nói, tàu cá của ông bị phía Trung Quốc cướp tài sản, đập phá nhiều lần. Còn nếu bị bắt giam thì đây là lần thứ ba. Hai lần trước vào tháng 8/2003 và tháng 2/2009, tàu bị giam ở đảo Phú Lâm và đảo Hải Nam. Mỗi lần như thế, phía Trung Quốc bắt nộp 50.000 NDT. Lôi từ trong tủ ra hàng loạt giấy tờ nộp tiền phạt khi tàu bị Trung Quốc bắt, ông Vinh kể: “Sau khi nộp phạt, lúc được thả ra, phía Trung Quốc chỉ chừa lại chút ít lương thực, dầu máy, còn bao nhiêu hải sản đánh bắt được của tàu đều bị người Trung Quốc trên đảo cướp sạch, thậm chí bột ngọt, muối, nước mắm cũng bị lấy hết”. (SGTT Oline)
“…VUI SAO… NƯỚC MẮT LẠI TRÀO ??…”
Hoài niệm một thoáng quá khứ chính xác và rõ như ban ngày. Tàn cuộc thế chiến đệ II, cả thế giới mừng vui giã từ vũ khí hối hả xây dựng lại quê hương, cuộc sống trong điêu tàn đổ nát, cố hàn gắn những vết thương đạn bom thì chỉ duy nhất trên thế giới, tại Việt Nam, ông Hồ Chí Minh và các môn đồ cộng sản của ông khởi sự gây chiến tranh đẫm máu, nước mắt với chính dân tộc, đồng bào, ngay trên Tổ quốc ông, kéo dài hơn 20 năm kết thúc bằng một cái gọi là “đại thắng mùa xuân” 30/4/1975. Họ, những người CS, nhảy múa ca khúc khải hoàn trên tử thi của gần 5. 000.000 (năm triệu) địch quân “máu đỏ da vàng” nói tiếng Việt Nam cùng chủng tộc với họ trong đó có hơn 1.000. 000 (một triệu) binh sĩ trọn một thế hệ trai gái thanh niên miền Bắc đã nằm xuống… Trong khúc “khải hoàn ca” ấy toàn dân nghe câu hát “Vui sao… Nước mắt lại trào”,… và nó cứ trào ngược đến mãi tận hôm nay 30/4/2012 trong cay đắng bởi lịch sử bốn ngàn năm lập quốc, một ngàn năm bị đô hộ “giặc Tàu” mạnh yếu, thắng thua có lúc nhưng khi thu hồi độc lập ông cha ta chưa bao giờ nhượng một tấc đất nào cho quân thù từ phương Bắc thì ngần ấy máu xương và quỹ thời gian vàng ngọc của cả dân tộc những người CSVN đã mang ra đánh đổi lấy lại một đất nước nhược tiểu mà cương thổ quốc gia không còn lành lặn đầy đủ như xưa?
(Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Ðại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989) thì: “Trong đàm phán biên giới, họ (Trung Quốc) ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam Quan nữa. Tất cả ta mất hàng trăm km2 đất nơi này. Một tọa độ điểm cao quan trọng khác là núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Đất mà theo ông Lê Công Phụng - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc trả lời báo Văn Hóa ngày 23/9/2008, khi ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền năm 1999, CSVN đã nhượng luôn cho TQ với lý do họ đã xây công sự (nghĩa trang…) (!?) trên đó rồi? Dân ta nói đất ta dọc đường Biên Giới mất vào tay Trung Quốc một diện tích bằng khoảng “một tỉnh Thái Bình” (1. 542 km²)
Có điều mỉa mai, lãnh thổ miền Nam do Chính phủ VNCH quản lý mà CS Bắc Việt hay gọi là “Ngụy quyền tay sai bán nước” khi họ chiếm được lại toàn vẹn lãnh thổ không mất một m2 đất nào?
Nhưng nỗi đau “Vui sao nước mắt cứ trào” là hôm nay, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông, phên dậu ngàn đời, nơi nguồn sống của cả dân tộc VN giờ thì bị TQ xâm lược, áp bức đe dọa ngư dân triền miên mà Nhà nước và Đảng CSVN thì bó gối ngồi nhìn? Lực bất tòng tâm.
Người ta nói: “Một bác sĩ dù uyên bác nhưng chỉ một sự nhầm lẫn do cực đoan hay bảo thủ trong phác đồ trị liệu có thể giết chết một hoặc vài bệnh nhân nhưng một lãnh tụ nắm vận mệnh quốc gia phạm sai lầm tương tự có thể giết chết rất nhiều người, đôi khi đưa cả quốc gia vào vòng nhược tiểu với nhiều vấn nạn theo sau”. Điều này có lẽ đúng với ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản của ông. Tình trạng đối diện tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông bằng vị thế hèn mọn như kẻ dưới ngựa của những người CSVN với TQ hôm nay là di lụy bởi một chủ nghĩa lai căng, huyễn hoặc của những kẻ ngu muội nhưng cuồng tín và độc tài trong một tầm nhìn ấu trĩ, sai lầm của phường “giá áo túi cơm” (gần đúng với lời PCT. TQ Tập Cận Bình mới đây ám chỉ đa số quan chức CS TQ thời nay).
Có một giả thiết (Assumption) rất khó chấp nhận với người CSVN tại thời điểm ấy nhưng đã là giả thiết thì vẫn có % dù rất thấp của hiện thực!?: “Chúng ta cứ thử “ví dụ” điều hãn hữu đó là có thực do hồn thiêng sông núi hiển linh từ 18 đời vua Hùng mách bảo (!?) để có một giây phút mà những người CSVN chùng lòng xót xa nghĩ tới máu xương dân tộc đẫm ướt cơ đồ…mà…”
Sau tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, thiệt hại nặng nề trên toàn miền Nam, hy sinh hơn 100.000 ngàn quân (tương đương 12 sư đoàn). Sang năm sau 1969, ông Hồ Chí Minh lìa đời, những người lãnh đạo CSVN chợt loé ra một vầng sáng từ chân lý của ông Hồ để lại: “Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” và đã là chân lý thì bất di bất dịch, bây giờ chưa thống nhất được thì năm, mười, hai mươi năm sau cũng không muộn, đất nước còn nghèo, nhân dân đói khổ, tạm thời dừng lại kế hoạch “giải phóng miền Nam” bằng chiến tranh, dành mọi “tầm cao trí tuệ” của Đảng làm người xiếc đi dây, lúc nghiêng bên Nga, lúc ngã bên Tàu để móc túi viện trợ Nga, Tàu mà xây dựng XHCN miền Bắc cho hùng mạnh như các “đồng chí” CS Đông Âu rồi thống nhất đất nước sau! Vẫn là chân lý và bộ Chính trị CSVN cùng đồng tâm nhất trí cao, tạm dừng cuộc chiến – Nếu ba miền dân tộc Việt có phúc đức hân hạnh được như thế, tại thời điểm đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Những gì lớn lao thuộc phạm trù có thể hay có lẽ cho cả dân tộc không dám lạm bàn nhưng lãnh thổ và nhất là Hoàng Sa – Trường Sa cùng Biển Đông không ở tình thế thất thoát “bi đát” và phần còn lại của Trường Sa phải phòng thủ như mành treo chuông hiện nay. Bởi “Việt Cộng” không chiếm miền Nam thì TQ không tiếp cận Khmer đỏ, có nghĩa CSVN không phải “tình nguyện sang Campuchia làm nghĩa vụ”!? (hy sinh đến 50.000 quân) và nếu CSVN không tràn qua Campuchia thì TQ không “nóng mặt” để có lý do tràn qua biên giới 2 lần dạy cho VN “một bài học” thì cột mốc dọc biên giới và Ải Nam Quan (Hữu nghị quan) không bị TQ dời đi, phía Bắc VN không mất khoảng 1.542 km² và đau đớn với hàng trăm ngàn binh sĩ và người dân không đáng phải bỏ mạng hy sinh.
Còn Hoàng Sa -Trường Sa vẫn nằm chắc chắn trong tay Chính phủ VNCH do QL.VNCH trấn giữ (năm 1956, Pháp bàn giao) có sự phòng thủ hỗ tương từ đơn vị tiền phương Hải quân Mỹ tại vịnh Cam Ranh và sự yểm trợ tuần tra giám sát an ninh biển trên toàn vùng Biển Đông của Hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ, bản doanh đóng tại vịnh SuBic Phillipnes đối diện VN. Từ năm 1973, chính phủ VNCH cũng đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác mỏ dầu ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ VNCH cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10/1974, hãng Mobil (Hoa Kỳ) khoan mỏ Bạch Hổ tại lô 04-TLD, ngoài khơi Vũng Tàu tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan, sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Năm 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro Việt Nam – Nga quản lý và khai thác) (Wikipedia). Và như vậy để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ khai thác dầu trên vùng biển VN thì hải quân Mỹ còn tăng cường hơn nữa để bảo vệ toàn vùng Biển Trời của Biển Đông trong chiến lược kinh tế quân sự Đông Nam và Châu Á của mình mà lực lượng hải quân TQ (thập niên70-80) có muốn đương đầu cũng không thể so sánh nổi với hạm đội 7 hải quân Mỹ đang đặt bản doanh tại Phillipine trực diện tham chiến tại VN khống chế toàn Biển Đông. Có chăng hải quân TQ cũng chỉ quanh quẩn quanh đảo Hải Nam của mình chứ hoàn toàn không có cơ hội tràn xuống biển Đông cướp đoạt Hoàng Sa trong tay hải quân QL.VNCH năm 1974 và lại càng không thể tiến xuống Trường Sa để ngang ngược đưa ra cái lưỡi “con bò điên” hình chữ U trên toàn vùng biển Đông như hiện nay!
Asean và Biển Đông (Xaluan. com)
Hoàng Sa & Trường Sa (Ảnh nguoivietquocgia)
Quân Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. ( 1945) Ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng - Ảnh: V. Hùng chụp lại
Ngọn hải đăng và lá Quốc Kỳ (tam tài) Pháp ở quần đảo Hoàng Sa 1945
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng sa thời kỳ Pháp thuộc(1945)
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974
Bia chủ quyền mang hình ảnh quốc kỳ chính phủ “Việt NamCộng Hòa”
dựng trên đảo Trường Sa trong quần đảo Trường Sa (1961
dựng trên đảo Trường Sa trong quần đảo Trường Sa (1961
Không ảnh đảo Hoàng Sa với cơ sở quân sự, khí tượng
của CP “Việt NamCộng Hòa” (chụp năm 1968)
của CP “Việt NamCộng Hòa” (chụp năm 1968)
Trên Sân thượng toà nhà Ty khí tượng của Việt Nam Cộng Hòa
tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969)
tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969)
Bia chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa ghi: “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam”
Đây là cột mốc chủ quyền của đảo Nam Yết - là thủ phủ của quần đảo Trường Sa, dưới sự Trấn Giữ quản lý chủ quyền của những chiến sĩ Hải quân QLVN/CH trước 1975. Bia cũng ghi một nội dung: “ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam”
- Đây là hình ảnh cuối cùng của QLVNCH tại đảo Trường Sa, những hầm hào công sự phòng thủ quân sự chuẩn bị đối phó với quân TQ sau sự kiện TQ xâm lược đảo Hoàng Sa, hiện trường để lại cho quân đội CS BắcViệt sau 30/4/1975
HÌNH ẢNH ĐƠN VỊ HẢI QUÂN TIỀN PHƯƠNG CỦA HẠM ĐỘI 7 THÁI BÌNH DƯƠNG MỸ TẠI QUÂN CẢNG CAM RANH TRƯỚC 1975
( Cam Ranh Bay VN Pictures-1968/1969) (Wikipedia)
Logo một đơn vị Không Quân Hoa Kỳ tại Cam Ranh
Chào mừng bạn đến Đoàn Không Vận 483 chiến thuật – Hoa Kỳ-1969, Đồn Trú tại Cam Ranh Bay
Căn Cứ hải quân tiền phương của hạm đội 7 hải quân Mỹ tại Cam Ranh (1968). Hai đường băng, liên kết 02-20, cho phi cơ quân sự. Đây là căn cứ xuất phát tàu tuần duyên phối hợp liên quân hải quân Việt Mỹ tuần tra lãnh hãi và Biển Đảo VNCH (Cam Ranh Bay Air Force Base)
Quân Cảng Cam Ranh
Căn cứ đơn vị Tiền Phương Hải Quân Mỹ trực thuộc Hạm Đội 7 Thái Bình Dương
tại Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam
tại Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam
Máy bay F4 “Phantom” Không Quân Mỹ tại Cam Ranh Bay
Khu trục oanh tạc A-1H “Skyraider ” hải quân Mỹ tại CamRanh Bay 1968 .
Phi cơ hải quân Mỹ tại Căn cứ quân sự Cam Ranh tháng 9 năm 1968 .
C-141A (trái) và C-5A (bên phải) chụp từ dưới cánh của một máy bay Caribou. Hai loại máy bay vận tải mới, hiện đại tại thời điểm đó, làm nhiệm vụ tại Cam Ranh Bay Việt Nam. (1968)
Nhà ga kho hàng và nhân viên quân sự Mỹ phía Tây của Cam Ranh Bay.
HẠM ĐỘI 7 THÁI BÌNH DƯƠNG- HẢI QUÂN HOA KỲ - SUBIC BAY- LUZON - PHILLIPINES .
.
Soái Hạm hàng không USS Enterprise Hạm đội 7 Mỹ
Căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại Subic Bay, Philippines Luzon.
Căn cứ Hạm Đội 7 và sân bay HQ/Mỹ nhìn từ trên cao - Subic Bay, Luzon Philippines
Chú thích:Tuần dương Hạm tên lửa hướng dẫn hạt nhân USS Bainbridge (CGN-25) ở phía trước. Ở bên trái là tàu chở dầu USNS HASSAYAMPA (T-AO-145), tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS STERETT (CG-31), các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Henry B. WILSON (DDG-7) và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS WILLIAM H. STANDLEY (CG-32). tại hải quân STATION, Subic Bay, Philippines Luzon.
Tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise phía trước. Các khu trục hộ tống phía sau
neo đậu ở căn cứ hải quân Subic Bay, Philippines- Luzon
neo đậu ở căn cứ hải quân Subic Bay, Philippines- Luzon
Tàu khu trục USS Elliot (DD-967), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ramsey (FFG-2),
và các tàu tấn công đổ bộ USS Bellau Wood (LHA-3) tại Subic Bay
và các tàu tấn công đổ bộ USS Bellau Wood (LHA-3) tại Subic Bay
Tàu sân bay USS Enterprise trước đây ký hiệu là CVA(N)-65, chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, thuộc Hạm Đội 7 tại Subic Bay, Philippines
Tàu ngầm tên lửa liên lục địa Polaris – Hạm Đội 7 Thái Bình Dương Hoa Kỳ
Chú thích: Phía trước, tuần dương hạm năng lượng hạt nhân tên lửa điều khiển USS Bainbridge (CGN-25) với Ba tàu ngầm, bao gồm cả các tàu ngầm tấn công hạt nhân USS cá tuyết (chấm đen) SSN-621, Bốn tàu ở phía bên kia từ phải sang trái: Tuần dương tên lửa điều khiển USS WILLIAM H. STANDLEY (CG-32), các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Henry B. WILSON (DDG-7), các tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS STERETT (CG-31) và tàu chở dầu USNS HASSAYAMPA (T-AO-145). Cập cảng STATION of USNAVY Subic Bay, Luzon Philippines (1970- PHL)
Kho Bom của Hạm Đội 7 Thái Bình Dương tại căn cứ Subic philippines
Ngày 10/11/2011-Mỹ đã 'lặng lẽ' đưa một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, chiếc USS Texas (SSN 775) với tàu ngầm hộ tống USS Emory (AS 39) tới vịnh Subic ở Philippines - Tàu ngầm tấn công Texas, thuộc lớp Virginia được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm chạy êm nhất, hiện đại nhất của quân đội Mỹ và trên thế giới. Trang bị 12 tên lửa hành trình Tomahawk và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Tàu có khả năng hỗ trợ hàng loạt các nhiệm vụ, tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tấn công vào đất liền, tình báo, trinh sát và giám sát, tham gia các cuộc chiến tranh đột xuất và có thể hoạt động ở vùng nước nông. (Navy Recognition)
***
Không như những “Thái thượng hoàng” CSVN đang rung đùi an toạ tuổi già trong những vila, biệt thự tiện nghi, tâm đắc với châm ngôn “Đúng sai, sống chết mặc chúng mày, thành quả cướp được của trẫm thì trẫm cứ thụ hưởng”. Những người CSVN hôm nay nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để cay đắng nhận diện ra rằng không phải những người lính Mỹ mà chính “đồng chí” cật ruột láng giềng “4 tốt 16 vàng” mới là kẻ khẩu phật tâm xà vừa, vừa ăn cướp vừa la làng lãnh thổ, biển trời, đất đai, hải đảo của tổ tiên mình. Việc dùng hàng núi xương sông máu dân Việt Nam làm chảy máu những người lính Mỹ để họ nản chí rút lui là một sai lầm, nó giống như cố đuổi con mèo Mỹ cửa trước để rước đàn chuột cống TQ cửa sau, lợi bất cập hại để bây giờ những người CSVN bó gối nhìn ra cái lưỡi chữ U “con bò điên” TQ trên Biển Đông mà nan giải đến nát lòng?
Không biết lúc này các “Thái thượng hoàng” CSVN và những người CS có biết “mắc cỡ” không với cái khẩu hiệu nằm lòng một thời như câu kinh nhật tụng mà đảng dạy cho dân: “ Nơi nào có gót giày lính Mỹ thì nơi đó là thuộc địa, tay sai, cho thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ” nhưng đảng ta thì cứ khuyến khích nhà nước “xuất khẩu” càng nhiều càng tốt dân mình qua Nhât, Hàn, Đài Loan làm osin, làm vợ, làm “trâu bò” cho “thuộc địa thực dân kiểu mới đế quốc Mỹ”!? Và cũng tha thiết hân hoan xin làm con nợ của các “thuộc địa” này?
Mới đây, ngài TBT. Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng “lên giây cót” cho nhân dân với lời phát biểu “Chúng ta phải tự hào hãnh diện với những thành tựu “to lớn” của đất nước mà đảng, nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua…”!?: Lạm phát (19%) - top 4 thế giới - nhất ASEAN, dự trữ ngoại tệ 12 tỷ USD (các nước tư bản ASEAN bình quân 250 tỷ USD), chỉ số tham nhũng (CPI) Việt Nam hạng 116/178 (nặng) – Con tàu Vinashin chở hơn 4 tỷ USD chìm nghỉm giữa đại dương tham nhũng nhưng xét thấy: “chưa đến mức kỷ luật tập thể hay cá nhân nào”? (Bộ chính trị Đảng Cộng sản VN), thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore (of Bank world 2012) – Tháng 1 và 2-2012, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xuất kho hơn 29.481 tấn gạo cho 18 tỉnh để cứu đói nhân dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2012. Ngày 29/2/12 quân đội TQ bắt giam giữ hai tàu cá và 21 ngư dân VN ở biển Hoàng Sa đòi nộp 70. 000 NDT/người dù VN có “lá bùa” (4 tốt + 16 vàng) cũng không ngoại lệ!? Chính Phủ Myanmar mở toang cửa nhà tù, phóng thích, trả tự do cho 14.758 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù chính trị quan trọng, tu sĩ tôn giáo, sinh viên lãnh đạo biểu tình, kể cả cựu Thủ tướng Khin Nyunt (bị bắt giam năm 2004). Nhà nước Việt Nam cũng sắp mở toang cửa nhà tù… để đưa ra pháp đình xét xử những người dân nói và làm ngược với ý đảng và nhà nước: Điếu Cày (anh Nguyễn Văn Hải), Anh Ba Sài Gòn (anh Phan Thanh Hải), Tạ Phong Tần, Đoàn Văn Vươn… v.v… dự kiến sẽ diễn ra sắp tới đây...
Thành tựu quá lớn để người dân cười rơi lệ: “37 NĂM – VUI SAO NƯỚC MẮT CỨ RÀN RỤA TRÀO!?... ”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét