3 tháng 12, 2011

Vài dòng Hồi ký về ngày 30 tháng 04...

Vài dòng Hồi ký về ngày 30 tháng 04...

Nhớ gì về ngày 30 tháng 04. 1975?[/B][/align]

Mỗi lần nhắc đến tháng Tư đen, hoặc 30 tháng Tư, trong tâm trí tôi lại tràn về những hình ảnh tang thương chết chóc, lo sợ, hoảng loạn...người dân thành phố Sàigòn hốt hoảng bỏ chạy toán loạn...vì thế lượng người tháo chạy tràn ngập trên mọi nẻo đưòng, mặc dù đã có lệnh giới nghiêm..."nội bất xuất, ngoại bất nhập...". Những phi vụ khẩn cấp cuối cùng gào thét và tiếng đạn xé trên bầu trời...vẫn còn vang vọng trong tai tôi, hình ảnh dân lành di tản khắp các nẻo đường còn đậm trong trí nhớ của tôi, dòng người di tản như dòng nước lũ, xe cộ, quần áo, xác chết, vỏ đạn, xe tank cháy...nằm ngổn ngang trên các quốc lộ ...Tôi nghĩ gì về ngày 30.04 năm ấy?

Nói đến chiến tranh Việt Nam, trí nhớ và trí hiểu của tôi đủ sức...nhận ra cái "tàn ác và vô lý" của cuộc chiến đẫm máu xảy ra trên quê hương thân yêu tôi suốt 1/4 thế kỷ...giữa hai miền Nam Bắc...có thể nói cuộc chiến này là cuộc chiến giữa "hai anh em trong 1 gia đình...Huynh đệ Tương tàn..."


"Nhân chi sơ tính bổn Thiện" hoặc "Nhân chi sơ tính bổn Ác"...đã xuất hiện trong kiếp sống con ngưòi... Trải dài theo trang Sử của chiến tranh Việt Nam, tôi cũng đã theo dõi những diễn biến; chẳng hạn: cuộc biểu tình chống Tướng Khánh, cuộc đảo chánh Cụ Ngô Đình Diệm 1963, cuộc tàn sát đẫm máu Mùa Xuân Mậu Thân 1968, Mùa hè đỏ lửa 1972....và 30.04.1975....Vì thế lực của các nước giầu mạnh, bàn tay lông lá...đã khiến quê hương tôi chìm ngập trong chiến tranh, khói lửa, gia đình tan nát, quê hương điêu tàn...
Ngày 30 tháng Tư năm nào...vẫn còn đọng trong tôi hình ảnh của Ba Mẹ, các Bác, các chú...và những người thân..."hình ảnh buồn bã, tâm trạng lo âu"...vì những tin thất lạc nhau...không biết giờ này sống hay chết??? 


Riêng Ba tôi, người mà tôi Kính trọng suốt quãng đời tôi, Ngài lo lắng không kể nổi: Giữa những tiếng đạn pháo, tiếng máy bay gầm thét trên bầu trời...gia đình tôi chỉ thu gọn nơi hầm trú...Nét mặt Ba tôi đăm chiêu, trầm tư, lo sợ hiện rõ trên sắc mặt...rồi đi đến quyết định...đốt hết những "bộ quân phục Oai hùng"...mà Ba tôi gìn giữ bao nhiêu năm qua...có thể nói, Ba tôi rất đau lòng khi làm việc đó...để "trừ hậu họa" sau này !!!

Những tin tức chiến cuộc cứ dần dần khép lại: mất Buôn mê Thuột, mất Đà Lạt, mất Long Khánh...rồi tiếp đến Biên Hòa...Thủ Đức-Sàigòn...vào giữa trưa ngày 30 tháng 04.1975...một chiếc xe tăng đã tràn vào Dinh Độc Lập và giờ khai tử của miền Nam đã đến...Vâng, ngày đấy là ngày "Kinh Hoàng" đối với tôi và gia đình tôi (nhất là với Ba tôi, một quân nhân)..chứ không phải là ngày "Huy hoàng"...



Ai đã từng nghe bản nhạc "Sài gòn ơi...tôi đã mất người trong cuộc đời.."do Nhạc sĩ Nam Lộc sáng tác, và cũng do chính anh trình bày... cũng đủ thấm thía cái đau đớn của người miền Nam âm thầm đau đớn ra đi vì "mất Sài gòn"... và việc ra đi tìm Tự Do...liều mình trên những con thuyền mỏng manh, bỏ lại sau lưng một quê hương thân yêu...là sự "mất mát" vô cùng to lớn trong tâm hồn con dân nước Việt. Đúng vậy, còn nỗi đau nào cho bằng "mất gia đình và mất quê hương"...theo nghĩa Tâm Linh.

Trong thời chiến tranh, quê hương Việt Nam nghèo đói, bom đạn dày xéo...nghèo đói, thiếu ăn thì ai ai cũng hiểu đuợc...Thế nhưng, sau hơn 30 năm, đọc tin tức Vietnam Online...tôi vẫn cảm thấy xót xa trong lòng vì cái "Nạn nghèo đói, nạn mù chữ"...vẫn đeo đẳng bên nếp sống của dân tôi. Tôi xin trích đoạn tin tức Online về tình trạng nghèo tại ViệtNam, trong 1 bài viết có tựa đề "Xóm nghĩa địa"...để cảm thông với những gia đình nghèo và các em nghèo không có tiền để đi học:

“Ở đây đứa nào cũng học đến lớp 1- 2 rồi nghỉ vì không có tiền, học nhiều lắm cũng chỉ đến lớp 6. Hai đứa con tôi học hết lớp 1 tôi phải cho chúng nghỉ bán vé số kiếm tiền phụ chạy ăn. Tiền ăn còn không có lấy đâu cho tụi nó học”, chị Tâm nói.

Cũng chính vì thế, không ít trẻ em xóm nghĩa địa đã bị đưa đẩy vào con đường phạm tội. Người dân ở đây còn nhớ như in câu chuyện đau lòng của gia đình em Nguyễn Văn Ðịnh. Tháng 8/2008, bố mẹ mới bị bắt vì buôn bán ma túy, Ðịnh bơ vơ, không người chăm sóc, dạy bảo. Sau vài bữa xin ăn những nhà nghèo trong xóm, em cũng phải đi làm phụ hồ để kiếm cơm qua ngày. Nhưng không đủ sức làm việc nặng của người lớn, sau 2 ngày em bị đuổi.

Những ngày cùng quẫn ấy khiến em bị kẻ xấu rủ rê trở thành một “ăng ten” chuyên đưa heroin giao cho con nghiện trên đường Lương Văn Can. Cho đến ngày bị bắt, Ðịnh chưa đầy 15 tuổi.

Chị Trần Thị Mỹ Hạnh - tổ trưởng tổ 38 - tâm sự: “Ở xóm nghĩa địa này, hầu hết trẻ em phải bỏ học phụ giúp gia đình kiếm sống. Tổ và phường đến vận động cho các em học ở các lớp học tình thương vào ban đêm, nhưng học được mấy hôm, các em lại bỏ vì quá mệt”.

Một cán bộ chính quyền địa phương cho biết, xóm nghĩa địa sẽ được giải tỏa trong vài năm tới, họ sẽ khuyến khích, vận động người dân trở về quê. Cách làm đó không ai biết bao giờ thực hiện, và kết quả ra sao. Chỉ biết rằng, một ngày xóm nghĩa địa còn, những thế hệ trẻ thơ thất học lại càng nhiều hơn. Chiều, những đứa trẻ bán vé số trở về. Chúng khoe nhau hôm nay ai bán được nhiều hơn, rồi rảo nhanh về những túp lều của gia đình để kiếm vội bữa cơm đạm bạc để ngay mai lại tiếp tục ngụp lặn kiếm tiền...”

Hồi năm ngoái, Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước, rồi Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng, từng nói tới chuyện đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo đói trên thế giới ngay trong năm 2009.

Phân tích của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng. Ðầu tháng 12/2008, bản dự báo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã đưa ra những thống kê gây sững sờ cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về lợi tức đầu người."
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94022&z=2

Vâng, 1975-2009...quãng thời gian 34 năm, một phần ba thế kỷ, với biết bao thay đổi, chia ly, tù tội, Oan khiên và áp bức nhân quyền...

Nguyện cầu Ơn Trên ban cho Quê Hương tôi được An Bình, dân lành được Tự Do-Nhân Quyền, Cơm no Áo Ấm...sống với đầy đủ Nhân Phẩm và giá trị của Con người...Mong thay.

Người Viễn xứ.
Mâylangthang.
Viết về ngày mất Miền Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét