Mực nước xuống thấp kỷ lục Ủy ban sông Mê Kông (MRC) vừa cho hay mực nước ở thượng lưu sông Mê Kông đang xuống thấp kỷ lục và điều này đe dọa nguồn nước và sự sống của hàng chục triệu người. Hãng tin AFP dẫn lời ông Jeremy Bird thuộc MRC nói miền bắc Thái Lan, bắc Lào và nam Trung Quốc đều bị ảnh hưởng. “Dòng chảy đang ở mức thấp hơn những gì chúng tôi ghi nhận được trong vòng 20 năm qua”, ông Bird nói. Vấn đề này tạo ra một mối đe dọa cho nguồn nước, giao thông đường thủy và tưới tiêu trên một khu vực rộng lớn dọc Mê Kông, con sông nuôi sống hàng chục triệu người. Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, 60 triệu người sống phụ thuộc vào con sông này với việc đánh bắt hải sản, trồng trọt, giao thông và các hoạt động kinh tế khác. Dự báo mực nước tại Luang Prabang (Lào) sẽ xuống thấp hơn nữa trong tháng tới - Ảnh: MRC Một thông cáo báo chí khác của MRC phát hôm 26.2 nói rằng mực nước của dòng chảy chính của sông Mê Kông đo được tại Chiang Saen, Chiang Khan, Luang Prabang, Vientiane, và Nong Khai (tất cả đều ở phía bắc Lào và Thái Lan) đều thấp hơn mực nước đo được trong mùa nước cạn hồi năm 1993, chỉ đứng sau mực nước thấp kỷ lục trong đợt hạn hán năm 1992. Thông cáo báo chí này nói thêm rằng mực nước của con sông này ở tây nam Trung Quốc cũng đang ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua với dòng chảy chỉ bằng một nửa so với mức bình thường vào tháng 2. Khoảng 21 tàu chở hàng đang bị mắc cạn trong khi các tour du lịch đường sông giữa Luang Prabang (Lào) và Huay Xai (gần biên giới với Thái Lan) bị hủy bỏ. Về việc mực nước sông Mê Kông tụt giảm, MRC nói khó có thể nói rằng nguyên nhân có phải là do khí hậu ấm lên hay không. Trong khí đó, theo một bài báo của Bangkok Post, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có Liên minh Hãy cứu sông Mê Kông, thì tin rằng mực nước thấp bất thường trên sông Mê Kông là do các đập của Trung Quốc. “Thật khó để chúng tôi khẳng định một cách tuyệt đối rằng không có sự liên quan giữa mực nước thấp và những con đập đó”, ông Bird nói. Theo ông, sẽ là không bình thường nếu như các con đập này chứa đầy nước trong suốt mùa khô. Tờ The Nation thì cho hay Thái Lan sẽ gửi thư yêu cầu MRC đàm phán với Trung Quốc để xả thêm nước từ các con đập của họ trên sông Mê Kông. MRC nói họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Thái Lan. Và nếu có, MRC sẽ tiến hành thảo luận với Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc và Myanmar là các đối tác đối thoại với MRC, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. |
Chuyển Bến- paltalk Voice Room Đừng cúi đầu hãy nhìn những gi bọn việt gian Cộng sản đang buôn dân bán nước..... hõi người con dân nước việt !
Mục lục của chuyển bến
- AUDIO (5)
- Cách tự chữa bịnh Khí Công Y Đạo (1)
- Chuyện cười (101)
- Film. (44)
- Khoa hoc (16)
- Lich sử thế Giới (414)
- Lich sử Viet Nam (1368)
- Lien quan den May Vi tinh (10)
- Nghệ-Thuật (88)
- Nhac (149)
- Nhạc Hùng mạnh (154)
- Nhac Room chuyen ben (106)
- Nhân Quyền (1408)
- Quê Hương Việt Nam (720)
- Sưu.tầm (1113)
- Thời sự (17263)
- Tinh Yêu (90)
- Tôn Giáo (597)
- Trang Phụ Nữ (65)
- Truyện ngắn (264)
- Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền (37)
- Tư tưởng (5862)
- Văn Thơ (1437)
- Võ Thuật (3)
- Xin Đừng Vô Cảm (353)
- Y Học (121)
15 tháng 12, 2011
Trung Quốc đã làm gì sông Mê Kông?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét