Quy định mới này liên quan đến đại đa sổ người sử dụng dịch vụ tiểu blog của Trung Quốc, vì cả ba nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất là Sina Weibo, Netease và Sohu đều đăng ký ở Bắc Kinh. Reuters cho biết theo báo chí Hongkong, thì chính quyền Thượng Hải và Quảng Châu cũng sẽ theo chân. Người sử dụng có ba tháng để đăng ký với tên thật, nếu không sẽ có nguy cơ bị truy tố, tuy vậy họ có thể tự chọn tên dùng trên mạng.
Các tiểu blog loại Twitter luôn bị nhà cầm quyền Trung Quốc ngờ vực, vì lo ngại khả năng truyền tải những thông tin không được chính quyền kiểm soát. Dịch vụ Sina Weibo tức Vi Bác của trang mạng Sina.com, một dạng Twitter của Trung Quốc, đã từng bị nhà nước phong tỏa hồi tháng 7/2009 sau vụ nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có đến 250 triệu tài khoản đăng ký.
Theo báo chí Trung Quốc thì đến cuối tháng 11, có trên 300 triệu người sử dụng dạng tiểu blog trên toàn quốc, và nhìn chung trong nửa đầu năm 2011, số người sử dụng đã tăng gấp ba. Nhờ dịch vụ này mà tuần qua cư dân nổi dậy chống trưng thu đất đai ở làng Ô Khảm thuộc miền nam Trung Quốc, có thể đưa lên mạng các hình ảnh và lời chứng về phong trào phản kháng, cũng như việc họ bị công an bao vây. Vụ hai đoàn tàu cao tốc đụng nhau ở gần Ôn Châu hồi cuối tháng 7 làm cho 40 người chết, cũng được một blogger thông báo đầu tiên. Tuy bị hạn chế ở mức 140 từ, nhưng số lượng này đối với Hán tự thì có thể diễn đạt dài hơn, rõ ràng hơn so với các ngôn ngữ dùng bảng chữ cái la-tinh.
Tháng vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã loan báo tiến hành một chiến dịch chống lại « các thông tin sai lạc », và bắt đầu siết lại các trang mạng như Vi Bác. Bắc Kinh hy vọng kiểm soát được những lời chỉ trích trên internet, vốn khó bịt miệng hơn so với báo viết.
Các tiểu blog loại Twitter luôn bị nhà cầm quyền Trung Quốc ngờ vực, vì lo ngại khả năng truyền tải những thông tin không được chính quyền kiểm soát. Dịch vụ Sina Weibo tức Vi Bác của trang mạng Sina.com, một dạng Twitter của Trung Quốc, đã từng bị nhà nước phong tỏa hồi tháng 7/2009 sau vụ nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có đến 250 triệu tài khoản đăng ký.
Theo báo chí Trung Quốc thì đến cuối tháng 11, có trên 300 triệu người sử dụng dạng tiểu blog trên toàn quốc, và nhìn chung trong nửa đầu năm 2011, số người sử dụng đã tăng gấp ba. Nhờ dịch vụ này mà tuần qua cư dân nổi dậy chống trưng thu đất đai ở làng Ô Khảm thuộc miền nam Trung Quốc, có thể đưa lên mạng các hình ảnh và lời chứng về phong trào phản kháng, cũng như việc họ bị công an bao vây. Vụ hai đoàn tàu cao tốc đụng nhau ở gần Ôn Châu hồi cuối tháng 7 làm cho 40 người chết, cũng được một blogger thông báo đầu tiên. Tuy bị hạn chế ở mức 140 từ, nhưng số lượng này đối với Hán tự thì có thể diễn đạt dài hơn, rõ ràng hơn so với các ngôn ngữ dùng bảng chữ cái la-tinh.
Tháng vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã loan báo tiến hành một chiến dịch chống lại « các thông tin sai lạc », và bắt đầu siết lại các trang mạng như Vi Bác. Bắc Kinh hy vọng kiểm soát được những lời chỉ trích trên internet, vốn khó bịt miệng hơn so với báo viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét