4 tháng 12, 2011

Trên bảo – Dưới không nghe

Trên bảo – Dưới không nghe

Trần Chân Nhân - Gần đây cụm từ Trên bảo – Dưới không nghe (TBDKN) xuất hiện nhiều trên mặt các loại báo. Cụm từ – Thành ngữ này có gốc gác từ một hiện tượng sinh học :
Não của con người muốn (làm một việc gì đó), nhưng cơ thể – Tứ chi hay một bộ phận của cơ thể – không chịu theo sự chỉ huy của Não. Rút cục việc mà’’trung ương’’ muốn, đã không được bộ hạ hoàn thành, gây lên sự bức bối, chán nản – thậm chí phản cảm cho chủ thể. Hiện tưong này được dân gian tổng kết rồi tạo ra cụm từ TBDKN.  Hình ảnh này nói lên một cách chính xác của một hiện tượng: Cái cơ thể kia – cái chủ thể hoàn thiện – (con người) – đã bị bệnh’’Bất lực’’ ! Đến độ : Cần đẩy khoái cảm lên tuyệt đỉnh mà bên dưới (…) cứ ỳ ra… rõ thật tội nghiệp cho’’Con’’…Người!
Thế rồi, không hiểu do ai, từ đâu, lúc nào, người ta đem liên hệ từ cái cơ thể của một Con…Người áp dụng vào một cơ quan, một nhà nước, mà trong đó cái ’’TRÊN’’ kia là một ông Sếp (có khi cả một tập thể làm Sếp). còn cái’’DƯỚI’’ lại chính là những bộ phận giúp Sếp thực hiện ý đồ. Đáng tiếc chúng ì ra, không ‘’ động đậy’’ . Rốt cuộc Trên cứ nói, cứ bảo – Dười cứ lờ tịt, ’’không nghe’’. Hậu qủa là thiệt hại cho tập thể, cho nhân dân…
Nói đến đây, tôi nhớ lại câu chuyện của hơn 30 năm trước: Trưởng phòng của cơ quan, nơi tôi đang làm việc – gìa, yếu phải về hưu non. Trong phòng  hơn 20 người, hầu hết là kĩ sư và trung cấp kĩ thuật, duy chỉ có 2 người là ’’lính trơn’’ – đảng viên, nghĩa là’’ mù Kĩ thuật’’. Anh em kĩ sư thận trọng quan sát, xem Ban Giám đốc sẽ chọn ai trong số chúng tôi lên thay làm trưởng phòng?
Lúc đó chủ nghĩa thành phần còn chế ngự cả xã hội. Tuy vậy viên trưởng phòng tổ chức cán bộ không thể bỏ qua một thực tế: Nếu đưa một trong 2 đảng viên trong phòng lên lãnh đạo hơn 2 chục người toàn kĩ sư, trung cấp sẽ’’cấn’’, ông ta nghĩ ra một chiêu: Điều một đảng viên ở cơ sở là trung cấp, em ông ta, (nhưng trái ngành) lên làm trưởng phòng. Những tay gạo cội Kĩ thuật biết chắc sự bổ nhiệm tất sẽ phải như vậy. Mọi người đành ra vẻ’’cam chịu’’.
Được sự hỗ trợ của ’’lãnh đạo’’ anh em trong phòng có tiền tổ chức liên hoan đón Trưởng phòng mới. Thế rồi bia hơi, mực nướng bánh quy xốp, thuốc lá Tam đảo bao bạc được thưởng thức thả phanh…Trưỏng phòng mới vốn là đội trưởng một đội lao động thu dọn rác nên cũng là’’sâu bia ’’. Khi có hơi men, anh ta phơi bầy cả ruột gan bằng những lời lẽ huyênh hoang… và nhất là úp mở buông lời đe doạ’’những kẻ không phục sẽ không có chỗ ở phòng’’!
Sau hôm’’chấp chính’’, những công việc mà Trưởng phòng chỉ đạo, sai hết lần này đến lần khác, nghiêm trọng nhất do quyết định của mình, anh ta đã gây lãng phí rất nhiều tiền bạc và…chết người. Đến lúc này Giám độc phải’’ra tay’’: Trong cuộc họp kiểm điểm, ông Sếp lớn bực dọc quay sang chất vấn tay kĩ sư bậc 2, từ trước tới giờ có tiếng là giỏi chuyên môn: Thế cậu đi đâu mà lại để cho việc này xẩy ra?
Anh kia trả lời tỉnh bơ: Đây là quy định của trưởng phòng, ai được phân công việc gì thì làm việc đó, không được ’’lộn xộn’’.
Giám độc nhìn chằm vào mặt trưởng phòng, đầu gật gật rồi so vai lắc lắc, im lặng. Ngay hôm sau, tay TP lại khăn gói gió đưa – trở về lãnh đạo đội lao động dọn dẹp rác của công trường…
Chuyện xưa như thế.
Còn mới đây, tôi có dịp gặp tay bạn là giám đốc một sở của tỉnh kia. Nghe tin Sếp của anh ta kí lệnh cho công ti nước ngoài thuê rừng đầu nguồn. Tôi hỏi bạn: Sao các cậu lại làm cái việc động trời này vậy?
Anh ta bặm mặt: Cậu đi mà hỏi cấp trên của Sếp mình đi. Họ có chủ trương thì Sếp tớ và chúng tớ mới dám làm. Có điều – cậu ta dừng lại vẻ ngẫm nghĩ…
Tôi sốt ruột giục: Có điều gì?
- Có điều…trong văn bản dường như’’quên’’ không nói cụ thể rừng nào cho thuê, rừng nào không được phép, trong khi đối tác lại trả gía cho việc thuê này rất cao. Thế là Sếp tớ ’’Mo phú’’ – kí cái xoạch. Ngừng lại một chút, ông bạn, tiếp – Vả lại thời buổi này, trên nói cứ nói, dưới này bọn tớ cứ làm… Hễ có lợi – nhiều lợi là bọn tớ bất chấp. ’’cân’’ ngay!
- Các cậu không sợ họ quy trách nhiệm – hỏi tôi, à?
- Ai hỏi tội ai? Họ còn làm hơn bọn tớ nhiều… đành phải lờ đi thôi!
Đó là chuyện xẩy ra mấy năm trước.
- Thế nhưng vừa mấy ngày qua, Nước Việt cũng có hiện tượng ’’Trên bảo, Dưới không nghe. Sự thể: Trên diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng lớn tiếng hoan nghênh dân tỏ thái độ phản đối nhà cầm quyền TQ xâm chiến biển đảo của ta… Chủ tịch nước khẳng định: Luật biểu tình nhất định phải có sớm…Những người dân vui mừng vì được chủ tịch nước, thủ tướng hoan nghênh, khuyến khích – quyết định: Biểu tình ủng hộ Thủ tướng.
- Thế nhưng – tất cả bọn họ bị lực lượng an ninh ngăn chặn, bắt bớ, gán cho cái tội ’’mất nhân phẩm’’ – đem nhốt vào trại Phục hồi nhân phẩm.
- Sự kiện này, nhìn bề ngoài, nhận ra: Đây là trạng huống ’’Trên bảo – Dười không nghe’’.
- Phải chăng : Cái cơ thể – nhà nước này – đã hư – hỏng?
- Nhưng đi sâu, phân tích khẳng định: Cơ thể – nhà nước không hỏng, ngược lại rất khoẻ. Không khoẻ sao dám lên tiếng nói với quốc dân, đồng bào và nhân dân thế giới : Khẳng định chủ quyền của tổ quốc hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Điều này bao nhiêu năm qua chưa có một người nào trong’’Tứ trụ triều đình’’ của các triều thần Việt quốc -  dám hành động bằng cách lên tiếng như ông TT Nguyễn Tấn Dũng.
- Vậy nếu không phải Cái cơ thể – Nhà nước – Hỏng thì chẳng lẽ ông NTD chơi trò ú tim với Quốc hội, nhân Dân VN và dư luận thế giới?
- Chẳng lẽ ông tung hoả mù, hay đánh đòn tình báo: Dụ cho những người qúa yêu nước ’’lộ diện’’ để cấp dưới dễ bề ra tay, bắt, nhặt những đối tượng (mà ông cho là chống đối) bỏ vào tù như bắt cua bỏ giỏ?
- Thật vô cùng khó hiểu!
- Những người yêu nước hãy cảnh giác, thận trọng!
30.11.2011
© TCN
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét