Tác giả/Nhân vật: Nguyễn Ngọc Bích |19-03-2008| 155 lần xem | |
(Trình bày tại Vietnam Center, Sixth Triennial Vietnam Symposium, Ngày 13-15 tháng 3, 2008. Texas Tech University, Lubbock, Texas. Nguyên bản Anh ngữ, được dịch sang Việt ngữ.)
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968.
Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đã phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng. Trên thực tế, hậu quả của cuộc tấn công 1968, nếu tính cả trận đầu cùng với hai lần tấn công theo sau, vào tháng 05/1968 và tháng 08/1968, thì sẽ cho người ta thấy rõ điều này: Cuộc chiến năm 1968 đã tiêu diệt một cách hữu hiệu hầu như toàn bộ bộ máy chiến tranh của họ tại miền Nam Việt Nam.
Chiến địa duy nhất mà Cộng Sản Việt Nam cầm cự được hơn vài ngày là tại Huế, cố đô của Việt Nam, nơi quân Việt Cộng tử thủ đến 25 ngày nhờ vào sự kiên cố của các bức tường cổ thành. Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này đã gọi cuộc chiến là “không thể thắng được.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: “Nếu tôi mất [sự ủng hộ] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.” Đến tháng ba 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến sự sửa soạn cho “Hòa đàm” Paris.
Có thể nói rằng sự thảm bại quân sự khổng lồ nhất của Việt Cộng trong suốt cuộc chiến, bỗng nhiên dẫn đến bước ngoặt quan trọng nhất trong chiến tranh VN có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt. Sau Tết 1968, cục diện chiến tranh Việt Nam thay đổi hoàn toàn: nếu trước đó, huyền thoại về một chiến tranh du kích do người dân miền Nam bị áp bức nổi lên vẫn còn được thêu dệt dù khó tin, sau Tết, vì quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đã không còn nữa, Hà Nội trắng trợn chường ra bộ mặt của một kẻ xâm lăng, vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954, hiệp định phân chia Việt Nam ra thành hai miền Nam Bắc rõ ràng trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị (mà lúc đầu được quan niệm là sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng Tuyển Cử).
Một Năm Bản Lề
Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là một năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nhìn sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hãng truyền thông của Hoa Kỳ. Sự truyền thông sai lạc này đã thuyết phục được những con diều hâu như Bộ Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford trở thành những con chim bồ câu ngây thơ, và cuối cùng đã thúc đẩy Tổng Thống Johnson đi vào con đường bất khả đảo ngược dẫn đến sự triệt thoái và, cuối cùng là thất bại trên chiến trường Việt Nam.
Điều đáng ngạc nhiên nhất, là tuy quan trọng như vậy, nhưng trận chiến tại Huế chỉ được nhắc sơ qua trong các sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam.
Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận quyết định này trong chiến tranh Việt Nam và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa như: Huế 1968 không được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam (1984). Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475). Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259), Huế 1968 được một đoạn trong sách của William S. Turley, cuốn The Second Indochina War được mô tả là một cuốn “Lược sử chính trị và quân sự, 1954-1975” (trang 109), một đoạn và 4 dòng trong sách của George C. Herring, America’s Longest War (trang 186-187), và một đoạn rưỡi trong sách của Neil Sheehan về “John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam,” có tựa đề là A Bright Shining Lie (trang 719-720). Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2.000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi. Chỉ có một vài cuốn là dành cho Huế một ít chú tâm, nhưng ngay cả trong những sách như của A. J. Languth, Our Vietnam, câu chuyện cũng thiên về cuộc thảm sát tại Huế nhiều hơn là tự thân cuộc chiến (trang 475-478). Ngoại lệ duy nhất có lẽ là sách của Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, khi trận Huế được trân trọng dành cho tới hai trang (trang 192-193) nhưng lại đầy dẫy những thông tin sai lạc.
Điều lạ hơn nữa, là ngay trong các sách Việt Nam, kể cả sách giáo khoa, trận chiến tại Huế cũng bị quên lãng. Thí dụ như, trong tập Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 (Trần Thục Nga và người khác, Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975, Nhà xb Giáo Dục, 1987), sách giáo khoa được Đảng CSVN chuẩn nhận trong chương trình dành cho các thầy cô theo ngành sư phạm hiện nay tại Việt Nam, trận chiến tại Huế được nhắc đến trong hai đoạn văn (trang 145), mà đoạn sau không hơn không kém là một đoạn tuyên truyền. Về phía Quân Lực VNCH và người Việt hải ngoại, cuộc chiến tại Huế cũng chỉ nhận được nhiều lắm là vài trang (chính xác là 3 trang, 403-405, trong Chiến tranh Việt Nam toàn tập, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất về lịch sử cuộc chiến, của Nguyễn Đức Phương. Nếu đem so sánh với sự quan tâm to lớn dành cho vụ Thảm Sát tại Huế thì phải nói là ta sẽ không thể nào hiểu được vụ thảm sát kia nếu ta không hiểu trận Huế diễn ra như thế nào. Một ngoại lệ có thể tìm thấy trong tập Huế, Xưa và Nay (Hue, Past and Present – Vietnamese Studies Số 37) do Hà Nội xuất bản ngay sau Tết 1968, trong đó có đăng bài của Tôn Vy về “Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của Nhân Dân tại Quảng Trị – Thừa Thiên” kể lại trận chiến trong 14 trang nhỏ. Tiếc thay, loạt bài này không có bản đồ, không chỉ rõ đâu là quân Bắc Việt và Việt Cộng, đâu là quân Việt Nam Cộng Hòa, và thêm thắt khá nhiều chi tiết tưởng tượng. Như vậy, câu chuyện thực về cuộc chiến Mậu Thân 1968 tại Huế, theo góc nhìn của người Việt miền Nam, vẫn còn cần được kể lại một cách trung thực.
Những đặc điểm của trận Huế vào Tết Mậu Thân 1968
Cuộc chiến tại Huế vào Tết 1968 không chỉ đặc biệt vì Việt Cộng đã cầm cự được đến 25 ngày trong khi tại các địa điểm khác trong cuộc tấn công, quân xâm lăng đã bị đẩy lui ngay trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu tiên, và nhiều lắm là vài ngày (tại Sài Gòn – Chợ Lớn là 9 ngày). Trận Huế năm 1968 đặc biệt là bởi vì, như tại Khe Sanh, quân tấn công là lực lượng chính quy Bắc Việt, những lính chuyên nghiệp dầy dạn chiến trường, được gửi vào từ Miền Bắc… Lý do chính là trước khi phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Việt Cộng đã sắp xếp lại các ranh giới quân sự quanh Sài Gòn và Huế để tăng sự đột ngột và sự công phá đến mức tối đa.
Cuộc chiến tại mỗi đô thị được giao cho hai nhóm chỉ huy chiến trường. Tại Sài Gòn là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh – một người miền Nam kèm bởi hai tướng Bắc Việt – trách nhiệm việc tấn công từ phía Bắc thành phố. Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy việc tấn công từ phía Nam.
Trong trường hợp Huế, Trung tướng Trần Văn Quang là Chỉ huy trưởng quân khu Trị – Thiên – Huế, nhưng Đại Tá Lê Minh lại nhận được lệnh trước khi ra quân rằng: “Về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn khu.” Trên thực tế, cũng như trường hợp tại Sài Gòn, Lê Minh điều khiển vùng phía Bắc và Thân Trọng Một điều khiển sự tấn công từ phía Nam vào Huế. Mặc dầu vậy, Một nằm dưới quyền Minh, như chúng ta sẽ có dịp nhận xét sau này.
Trận chiến tại Huế năm 1968 đặc biệt vì nếu các cuộc tấn công vào Sài Gòn là sự tổng hợp lực lượng giữa Quân Giải phóng của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, như các đơn vị miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, và các đơn vị chính quy Bắc Việt dưới quyền Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, thì sự việc tại Huế đã hoàn toàn dính liền với danh dự của riêng Quân đội chính quy Bắc Việt mà thôi. Điểm này rất quan trọng khi chúng ta bàn đến câu hỏi ai là thủ phạm trong việc thảm sát tại Huế năm 1968.
Trận chiến tại Huế năm Mậu Thân cũng đặc biệt về thời điểm, vì sau Tết 1968, Hà Nội không còn cố gắng che dấu sự thực là những quân đoàn chính quy đông đảo, trong đó một số là đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ, đã hiện diện tại miền Nam – biến đổi hoàn toàn tính chất “du kích chiến” (được cho là do sự nổi dậy của kháng chiến quân miền Nam) sang cuộc chiến quy ước có trang bị vũ khí quân cụ đầy đủ (bởi các lực lượng ngoại bang và từ phía Bắc vĩ tuyến 17 mang xuống). Sự kiện này trở nên trắng trợn hơn nữa khi Hà Nội tấn công miền Nam, vào Lễ Phục Sinh 1972, với toàn lực của Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, tất cả là những đoàn quân chính quy (với chỉ một sư đoàn để lại ở miền Bắc vào tháng 12/1972). Hà Nội lại thảm bại trong trận chiến này, sau 56 ngày bao vây An Lộc thất bại (tháng 04-06/1972), và đặc biệt sau khi Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị vào tháng 09/1972, chứng tỏ sự trưởng thành anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 4 năm sau Tết 1968, khi trực chiến với Quân Đội Bắc Việt một khi có đầy đủ pháo binh và không quân yểm trợ.
Sau cùng, trận chiến tại Huế 1968 đặc biệt vì đó là chiến địa duy nhất mà Việt Cộng có đủ thời giờ để thành lập cả một “hội đồng nhân dân” gồm đa số là dân địa hương bị Bắc Việt giật dây. Những kẻ chủ chốt trong việc này là Hoàng Kim Loan, và Hoàng Lanh, hai tên nằm vùng ẩn náu trong nhà của Nguyễn Đóa, một Giám Thị tại trường Quốc Học. Hai ngày sau khi xâm nhập Huế, vào mồng 2 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội loan báo Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế được dựng lên với Giáo sư Đại Học Văn Khoa (ngành Dân tộc học) Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và Bà Tuần Chi, một người trong ngành giáo dục, làm Phó.
Mười hai ngày sau đó, 14 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội lại loan báo đã thành lập Ủy Ban Nhân Dân địa phương với Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và hai phó là Đào Thị Xuân Yến (tên con gái của bà Tuần Chi) và Hoàng Phương Thảo.
Trên thực tế, Việt Cộng đã vào Huế mang theo nhiều danh sách và địa chỉ do bọn nằm vùng cung cấp (như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, và Bà Tuần Chi – vợ Nguyễn Đình Chi, học giả Nguyễn Đắc Xuân, v.v…) và gần như lập tức đi lùng các người có tên trong danh sách.
Trận thư hùng về quân sự
Hướng dẫn bởi thành phần bất mãn do chính phủ VNCH đã dẹp cuộc khủng hoảng Phật Giáo miền Trung (1965-1967), Việt Cộng đã giữ được yếu tố bất ngờ khi họ tràn xuống từ vùng đồi núi phía Tây thành phố vào đêm 31 tháng 01, 1968. Họ đã kiểm soát được thành phố trong một thời gian tương đối ngắn (chưa đầy 24 giờ) ngoại trừ căn cứ của Đại đội 81 Quân Cụ, Đài Phát Thanh Huế, Phi trường Tây Lộc, và đặc biệt là Đồn Mang Cá, tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phần phụ lục đính kèm sẽ có chi tiết thời điểm rất rõ, nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể tóm tắt trận chiến tại Huế như sau:
31/01/1968: Giữa đêm, bốn tiểu đoàn Bắc Việt dưới quyền Đại tá Lê Minh, hỗ trợ bởi một tiểu đoàn đặc công, tấn công Cổ Thành Huế từ phía Tây, Tây Bắc và chiếm một vùng lớn của thành phố, nhờ yếu tố bất ngờ. Bốn tiểu đoàn khác, cùng với tiểu đoàn đặc công thứ hai, dưới sự điều động của Thân Trọng Một, tấn công từ phía Nam. Toán đầu tiên gặp sự kháng cự tại sân bay Tây Lộc, trong khi nhóm thứ hai chạm trán với sự phòng thủ kiên cường của Đại Đội 81 Quân Cụ tại Tam Thai. Trong cùng thời gian, một tiểu đoàn Bắc Việt khác tiến vào An Hòa, phía Bắc của Huế nhằm chặn đường tiếp viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến từ Quảng Trị. Cuối cùng, một lực lượng khác gồm hai tiểu đoàn Bắc Việt đóng chốt tại An Cựu và Phú Cam phòng ngăn quân tiếp viện đến từ phía Nam.
31/01 – 03/02/1968: Việt Cộng kiểm soát được thành phố trong 4 ngày đầu. Sáng 01 tháng 2, họ tập họp dân chúng trong vùng bị kiểm soát, bắt học tập tư tưởng Mác-LêNin rồi cho về để chứng tỏ sự “khoan dung” của phe thắng trận, khuyến khích dân đi rủ những người còn đang trốn tránh ra trình diện. Rất nhiều người rơi vào bẫy này. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc gọi quân về để cũng cố phòng thủ Đồn Mang Cá ở phía Đông Cổ Thành.
04 – 05/02/1968: Chiến trận tạm lắng vì cả hai bên đều kiệt lực, nhất là vì Việt Cộng hết đạn (có điện đánh về Hà Nội ngày 5/2/1968).
06-07/02/1968: “Vào ngày thứ bảy của trận chiến, Hoa Kỳ nhập cuộc.” Tuy chiếm được đa số các mục tiêu nhưng vì đạn đã cạn gần hết, Lê Minh họp cấp chỉ huy và đề nghị rút lui vì “một chiến thắng quyết định” không thể đạt được. Lê Minh ra lệnh mang các chiến lợi phẩm về căn cứ của Việt Cộng tại vùng quê và trong rừng, cũng như tải thương và mang tù binh ra khỏi thành phố.
07-09/02/1968: Lo ngại sự phản công của quân đội VNCH, Việt Cộng phá cầu Trường Tiền vào đêm 7 tháng 02. Nhưng thay vì rút lui, Tướng Bắc Việt Trần Văn Quang đã đến Huế và tái phối trí các đơn vị dưới quyền Lê Minh, rồi ra lệnh dồn hết sức tấn công đồn Mang Cá. Sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội (từ 9 giờ đêm đến 12 giờ khuya ngày 9/02), nỗ lực này của Bắc Việt đã hoàn toàn thất bại, và quân xâm lược đã phải rút khỏi trận địa. Một điện tín thứ hai được gửi cấp tốc về Hà Nội xin tiếp viện quân và đạn dược. Yêu cầu thứ hai này được Hà Nội hứa chuẩn y, ký bởi 3 vị tướng cao nhất là Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, và Song Hào. Một điện tín khác, sau đó, cũng từ Hà Nội hứa sẽ gửi binh tiếp viện.
10 – 15/02/1968: Đạn dược tiếp liệu do Hà Nội hứa không bao giờ đến, và đội binh tiếp viện đã bị Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chặn và gần như tiêu diệt hoàn toàn trước khi đến Huế. Ngày 10/02, quân lực VNCH đã bắt đầu càn quét khi địa phương quân thay thế các đơn vị nhảy dù để họ có thể quay sang tấn công quân Bắc Việt.
12/02/1968: Thủy quân lục chiến Việt Nam đến thay thế lực lượng nhảy dù. Một đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (Đại đội 1 của Robert Thompson, Sư đoàn 5 Thủy quân lục chiến) cũng vượt sông Hương và bắt liên lạc với Tướng Trưởng tại đồn Mang Cá.
12 – 20/02/1968: Giao tranh dữ dội, trên mọi đường phố và trong từng căn nhà với sự can dự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở phía Đông và Đông Nam Cổ Thành. Việt Cộng phản công dữ dội khi Thủy quân lục chiến Việt Nam cố mở đường tấn công vào phía Tây Nam Cổ Thành, nhằm cắt đường tiếp viện của địch. Ngày 16 tháng 02, quân lực VNCH thành công trong việc tràn lên các vị trí của địch và hai ngày sau đó, 18 tháng 02, đã đến cửa Chánh Tây và góc Tây Bắc của Cổ Thành.
14/02/1968: Đài Phát Thanh Hà Nội thông báo sự thành lập chính quyền địa phương với Lê Văn Hảo làm chủ tịch (thị trưởng), kèm theo hai bên là hai phó chủ tịch phái nữ. Đứng sau Lê Văn Hảo là một số nhân vật có tiếng tại Huế mà người dân thành nội tin rằng chính là thủ phạm của các vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v…)
21/02/1968: Dưới áp lực nặng nề của 3 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH, không kể Sư Đoàn 1, và 3 tiểu đoàn Hoa Kỳ, quân Bắc Việt “quyết định rút, bởi vì bây giờ dù quân chi viện có vào nữa thì cũng không thay đổi được tình thế.”
22/02/1968: Quân Bắc Việt cố gắng trong tuyệt vọng làm một cuộc phản công hầu tạo xao động cho lính VNCH. Nhưng Trần Ngọc Huế và đội Hắc Báo của ông đã tập hợp chống trả mạnh mẽ và chiến thắng.
24/02/1968: Cuối cùng, quân lực VNCH đã thành công trong việc tái chiếm kỳ đài để hạ cờ Việt Cộng vào lúc 5 giờ sáng, và thay bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa nơi cửa Thượng Tứ.
Tổn thất
Hà Nội chưa bao giờ công bố số quân Bắc Việt tử vong tại Huế, tuy một bài thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) đã tự thú nhận:
Hai ngàn quân tràn xuống đồng bằng
Chỉ ba mươi người trở lại…
Trần Văn Trà viết “Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về,” có lẽ để nói về trận chiến tại Huế. (Bài viết năm 1993, trang 62).
Thống kê của đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có khoảng 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, còn 3.000 xác khác được tìm thấy tại những vùng đất chung quanh Huế. Tuy thật là khó tin, song xác những lính chính quy Bắc Việt tìm được chung quanh các đồi phía Tây của Huế có thể là những nhân sự Hà Nội đưa vào Nam với hoang tưởng là đã chiếm xong được Huế. Chỉ điều này mới giúp giải nghĩa được cảnh tượng sau đây trong những ngày chiến đấu cuối cùng tại Huế, như lời kể của Andrew Wiest qua tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army: “Khi tiến lên cùng với lính của mình, Trần Ngọc Huế không thể tin vào mắt ông: những xác chết còn nguyên quân phục mới tinh, xếp chồng chất lên nhau hàng hàng lớp lớp ngút tầm mắt, tràn ra khỏi các mương rãnh, hố cá nhân và bụi rậm. [… Cuối cùng, tìm ra một người lính Bắc Việt còn sống] Huế hỏi tại sao đội quân của anh ta lại mặc quân phục đại lễ và mang theo cờ. Người tù chán nản trả lời: “Họ bảo chúng tôi rằng Huế đã được giải phóng và chúng tôi đến để diễu hành mừng chiến thắng.” (trang 116)
Nhật ký của Lê Minh xác nhận điều này: “Đến ngày 26.2.68 thì tất cả đã rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. Vì các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đã bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic) có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái thì cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như tình hình hồi vỡ mặt trận.”
“Hàng vạn người đã lên rừng phải lo ăn,” Lê Minh tiếp tục, “người ở ngoài kia [Bắc Việt] tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền hình, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v… ở đâu cũng đòi gạo đòi muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2 [vào tháng 05/1968].”
Về phía đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo 147 tử thương, 857 bị thương nặng cần chuyển về bệnh viện.
Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương vì bom đạn. Trong số mất tích người ta tìm được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế. Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt.
Về chuyện này, ngay cả Lê Minh cũng bị nhói trong tim khi viết trong hồi ký: “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. [Về] sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân [. . .] còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. [. . .] Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi.”
Nhận định sơ khởi
Với những khảo sát kể trên, tôi mong là đã làm rõ được một số vấn đề chung quanh trận Mậu Thân tại Huế – một trong những cuộc giao tranh quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trận chiến quân sự, với tất cả những tính toán sai lầm và những giây phút hèn nhát ở cả hai phía, đã là một thiên hùng ca cho cả 3 quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Quân Bắc Việt. Cả ba đã vượt sức mình để chiến đấu.
Trong trận chiến chính trị, rõ ràng là Việt Cộng đã lầm to khi tiên đoán về cảm tình của người dân Huế mà họ hy vọng sẽ đứng về phía họ, một chuyện đã không xảy ra. Thế nhưng Việt Cộng đã thật bất ngờ khi cuộc tổng công kích Mậu Thân đã đưa Hoa Thịnh Đốn đến quyết định hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuộc chiến.
Trên phương diện đạo đức, cuộc Thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó.
Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.
Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue của ông khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi “theo dọn dẹp chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ” (trang 87), cũng như kết án họ là “đi từ nhà này sang nhà khác như những nhóm có tổ chức để hôi của.”
Ông Andrew Wiest đã công bằng hơn khi viết: “Từ những nỗ lực đầu tiên để giải tỏa khu MACV, các Thủy quân lục chiến Mỹ đã biểu lộ sự can trường cá nhân và sức chiến đấu của các đơn vị, một truyền thống của TQLC Mỹ, một binh chủng mà vẫn được xem như đòan bộ binh thiện chiến nhất thế giới. Rõ ràng là phía Hoa Kỳ đã hy sinh vô vị lợi. TQLC Mỹ đã chính tự thân giải phóng được thành phố mới ở phía Nam sông Hương và đánh một trận chiến hùng sử ở trong Cổ Thành, với 147 người bị tử thương. Song, trong một trận chiến ít được ngợi ca, Quân Lực VNCH đã thực sự đóng vai chính khi anh dũng chiến đấu để giành lại Thành Nội, những đơn vị thiếu quân số của họ đã đánh bại các lực lượng tự phụ của Bắc Việt và Việt Cộng trong trận chiến dai dẳng và đắng cay mà không hề có sự hỗ trợ trực tiếp của pháo binh cơ hữu hạng nặng. Tại chiến trường này, với số tử vong là 357 chiến sĩ, lính VNCH đã gây – một con số lạ kỳ – là 2.642 cái chết ngay trong lúc giao tranh cho bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng.”
Cuối cùng, tôi tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland, đã có nhận xét và thông tin đúng đắn hơn Keith Nolan: “Rất nhiều người Mỹ tham dự trận chiến Tết Mậu Thân […], tuy nhiên… chỉ có một trận tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ Hoa Kỳ tại vòng đai của Long Bình. [… Như vậy] nói chung, cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản đã hoàn toàn bị đẩy lui bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta cần vinh danh Quân Lực VNCH, không quân Việt Nam, địa phương quân, cảnh sát quốc gia – tất cả đã đóng vai trò chính yếu trong việc đẩy lui cuộc tấn công của Cộng Sản.”
Nhận định tổng quát
Như ai đã làm thầy giáo đều biết, nhận định công bằng nhất đối với một trận đánh phải đặt trên mục tiêu tiên khởi đưa đến việc làm ấy. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự đo lường được sự thành công hay thất bại trong công việc.
Với ý tưởng này, thiết tưởng cũng nên nhắc lại tên do chính Hà Nội đặt cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân là “Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy.” Đó là vì trong lối nhìn của Hà Nội, họ không chỉ muốn ngừng lại ở chiến thắng quân sự (dù như có được), mà còn muốn nó được kèm theo bởi hình ảnh của một cuộc tổng nổi dậy để cho hành động xâm lăng này xem ra có “chính nghĩa.” Nói cách khác, Hà Nội không muốn bị nhìn là một kẻ hiếu chiến, mà muốn mang mặt nạ của một kẻ đi “giải phóng” nạn nhân của bất công, giúp những người từ lâu bị đàn áp dưới “chính thể tàn độc,” mà Hà Nội phỉ báng là “Đế quốc Mỹ” và “ngụy quyền Sài Gòn.”
Về phương diện này, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề, mà còn là một thảm bại về chính trị lớn lao cho họ vì ở cả 25 thành phố và tỉnh lỵ bị tấn công trong năm định mệnh ấy, không nơi nào người dân Việt tiếp đón Cộng Sản cả. Ngay cả ở Huế, nơi mà trong suốt 3 năm trước đó, thành phố đã sôi sục với phong trào Phật Giáo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Lúc đầu, Cộng Sản cố gắng khoác lên bộ mặt nhân đức. Hướng dẫn bởi các tên nằm vùng, với danh sách trong tay, cán bộ Cộng Sản đến từng địa chỉ đã định và đòi hỏi chủ nhà phải ra trình diện trong buổi họp mặt với “chính quyền mới.” (Hiểu là: chúng tôi biết đích xác là các anh ở đâu). Sau đó, người dân được thuyết giảng về “cách mạng” và bị răn đe rằng cuộc “cách mạng” này, tuy “nhân đạo” song sẽ không tha thứ cho bất cứ ai chống đối. Rồi họ cho phép những người dân này trở về nhà và khuyến khích những người đang ẩn trốn đi ra trình diện. Không ít người rơi vào cái bẫy này: những người ra đầu thú bị bắt ngay lập tức, và có người còn bị xử bắn ngay trước mặt thân nhân, điển hình cho cái gọi là “công lý cách mạng.” Giai đoạn thứ ba, các thanh niên sinh viên được gọi ra trình diện và bị bắt đào các đường mương, hào làm chỗ trú bom cho bộ đội trong trường hợp bị thả bom hay pháo kích.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ai cũng nhìn ra rằng các hào sâu này chính là nơi Cộng Sản xử bắn những người bị gán tội “kẻ thù của nhân dân.” Vì Việt Cộng cần tiết kiệm đạn, đa số nạn nhân bị chôn sống sau khi bị đập vào đầu bằng báng súng hay “đánh cho chết bằng xẻng cuốc.” Nạn nhân của giai đoạn này đa số là đàn ông từng làm việc với cảnh sát và chính quyền Miền Nam. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều đêm tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
Khi cuộc chiến đang diễn ra, Cộng Sản khám phá chỗ trú ẩn của nhiều người. Ban đầu, họ tập họp tất cả lại như tù nhân, nhưng chẳng bao lâu sau những tù nhân này bị xem như gánh nặng vì không đủ lương thực, thiếu phòng vệ sinh, và nếu gia đình đi thăm nuôi thì lại trở thành vấn đề thông tin phản gián, đưa đến quyết định là dời tù ra ngoài thành phố, đưa lên vùng đồi núi, hay giản dị hơn là thủ tiêu nạn nhân.
Hoàn cảnh xấu nhất xảy ra khi, không thể chống lại sự phản công của phe quốc gia trong những ngày cuối, Cộng Sản phải quyết định triệt thoái lên núi. Việc rút này phải được tuyệt đối bảo mật. Họ đã thử dời tù nhân lên vùng đồi núi để giữ làm con tin hay làm bia đỡ đạn. Nhưng vì con số tù nhân quá đông, nên điều này trở thành không thể.
Hơn nữa, không đủ lương thực để nuôi tù, không đủ thời gian để đưa họ đi ra Bắc. Thả tù ra là một đề nghị nguy hiểm vì chắc chắn tù binh được thả sẽ tiết lộ đường rút quân. Từ đó đưa đến quyết định bịt miệng và thủ tiêu nhân chứng. Điều này giải thích cho rất nhiều mồ chôn tập thể được tìm thấy sau này, dọc theo con đường rút quân của các đơn vị bộ đội Bắc Việt.
Ai là thủ phạm của quyết định giết dân lành?
“Thị trưởng” Huế trong thời gian này là Lê Văn Hảo (giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên, Huế) – sau đã trốn sang Pháp – không nhận đây là tội của ông. Ông khai rằng mình chỉ bị giật dây và sai khiến, không có tiếng nói trong mọi quyết định của Cộng Sản tại Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này có vị thế lớn tại Huế, cũng nói ông không nhúng tay vào thảm kịch ghê sợ này – nhưng dù sao, như Lê Minh, ông ta đã không chối là có các mồ chôn tập thể ; trong khi Gareth Porter hay Philip Hones Griffith, một người phản chiến, lại muốn đổ tất cả tội vào bom đạn của Hoa Kỳ. Nhưng ít ra thì, người dân Huế, cho đến ngày hôm nay, 40 năm sau, vẫn còn nhớ như in cảnh Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Tôn Thất Dương Tiềm, hay Nguyễn Đắc Xuân dẫn đường cho Cộng Sản đi từng nhà điệu nạn nhân ra, kết án họ đã “mắc tội với nhân dân” và có khi còn đọc bản án tử hình cho một số nạn nhân. Đây là đợt thảm sát đầu tiên trong thành phố Huế như Gia Hội.
Còn những nạn nhân bị giết trên đường rút lui của Cộng Sản thì trách nhiệm phải thuộc những người chỉ huy quân đội như Lê Minh – người đã tự nhận một phần trách nhiệm – hay những người chỉ huy thấp hơn, đã tự động thủ tiêu nạn nhân trước rồi báo cáo sau – như Lê Minh ngụ ý trong lời khai của ông. Tuy nhiên, cách hành xử này đã rất phổ biến, đưa đến ít nhất là 22 mồ chôn tập thể được tìm ra sau này, và cho thấy lệnh thủ tiêu dân lành có thể được ban ra từ cấp chỉ huy cao hơn cả Lê Minh, rất có thể là từ Tướng Trần Văn Quang, tư lệnh quân khu Trị – Thiên – Huế, hay ngay cả từ Hà Nội.
Bản dịch hoàn tất ngày
19 tháng 3, 2008
PS : Nguyễn Đóa : giáo sư Pháp Văn Trung Học Bồ Đề (không phải Giám Thị Quốc Học Huế)
Tôn T Dương Tiềm (em cuả T T Dương Kỵ, giáo sư Việt Văn TH Bồ Đề , Nguyễn Du)
(Trình bày tại Vietnam Center, Sixth Triennial Vietnam Symposium, Ngày 13-15 tháng 3, 2008. Texas Tech University, Lubbock, Texas. Nguyên bản Anh ngữ, được dịch sang Việt ngữ.)
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968. Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đã phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng. Trên thực tế, hậu quả của cuộc tấn công 1968, nếu tính cả trận đầu cùng với hai lần tấn công theo sau, vào tháng 05/1968 và tháng 08/1968, thì sẽ cho người ta thấy rõ điều này: Cuộc chiến năm 1968 đã tiêu diệt một cách hữu hiệu hầu như toàn bộ bộ máy chiến tranh của họ tại miền Nam Việt Nam.
Chiến địa duy nhất mà Cộng Sản Việt Nam cầm cự được hơn vài ngày là tại Huế, cố đô của Việt Nam, nơi quân Việt Cộng tử thủ đến 25 ngày nhờ vào sự kiên cố của các bức tường cổ thành. Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này đã gọi cuộc chiến là “không thể thắng được.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: “Nếu tôi mất [sự ủng hộ] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.” Đến tháng ba 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến sự sửa soạn cho “Hòa đàm” Paris.
Có thể nói rằng sự thảm bại quân sự khổng lồ nhất của Việt Cộng trong suốt cuộc chiến, bỗng nhiên dẫn đến bước ngoặt quan trọng nhất trong chiến tranh VN có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt. Sau Tết 1968, cục diện chiến tranh Việt Nam thay đổi hoàn toàn: nếu trước đó, huyền thoại về một chiến tranh du kích do người dân miền Nam bị áp bức nổi lên vẫn còn được thêu dệt dù khó tin, sau Tết, vì quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đã không còn nữa, Hà Nội trắng trợn chường ra bộ mặt của một kẻ xâm lăng, vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954, hiệp định phân chia Việt Nam ra thành hai miền Nam Bắc rõ ràng trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị (mà lúc đầu được quan niệm là sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng Tuyển Cử).
Một Năm Bản Lề
Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là một năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nhìn sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hãng truyền thông của Hoa Kỳ. Sự truyền thông sai lạc này đã thuyết phục được những con diều hâu như Bộ Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford trở thành những con chim bồ câu ngây thơ, và cuối cùng đã thúc đẩy Tổng Thống Johnson đi vào con đường bất khả đảo ngược dẫn đến sự triệt thoái và, cuối cùng là thất bại trên chiến trường Việt Nam.
Điều đáng ngạc nhiên nhất, là tuy quan trọng như vậy, nhưng trận chiến tại Huế chỉ được nhắc sơ qua trong các sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam.
Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận quyết định này trong chiến tranh Việt Nam và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa như: Huế 1968 không được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam (1984). Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475). Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259), Huế 1968 được một đoạn trong sách của William S. Turley, cuốn The Second Indochina War được mô tả là một cuốn “Lược sử chính trị và quân sự, 1954-1975” (trang 109), một đoạn và 4 dòng trong sách của George C. Herring, America’s Longest War (trang 186-187), và một đoạn rưỡi trong sách của Neil Sheehan về “John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam,” có tựa đề là A Bright Shining Lie (trang 719-720). Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2.000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi. Chỉ có một vài cuốn là dành cho Huế một ít chú tâm, nhưng ngay cả trong những sách như của A. J. Languth, Our Vietnam, câu chuyện cũng thiên về cuộc thảm sát tại Huế nhiều hơn là tự thân cuộc chiến (trang 475-478). Ngoại lệ duy nhất có lẽ là sách của Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, khi trận Huế được trân trọng dành cho tới hai trang (trang 192-193) nhưng lại đầy dẫy những thông tin sai lạc.
Điều lạ hơn nữa, là ngay trong các sách Việt Nam, kể cả sách giáo khoa, trận chiến tại Huế cũng bị quên lãng. Thí dụ như, trong tập Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 (Trần Thục Nga và người khác, Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975, Nhà xb Giáo Dục, 1987), sách giáo khoa được Đảng CSVN chuẩn nhận trong chương trình dành cho các thầy cô theo ngành sư phạm hiện nay tại Việt Nam, trận chiến tại Huế được nhắc đến trong hai đoạn văn (trang 145), mà đoạn sau không hơn không kém là một đoạn tuyên truyền. Về phía Quân Lực VNCH và người Việt hải ngoại, cuộc chiến tại Huế cũng chỉ nhận được nhiều lắm là vài trang (chính xác là 3 trang, 403-405, trong Chiến tranh Việt Nam toàn tập, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất về lịch sử cuộc chiến, của Nguyễn Đức Phương. Nếu đem so sánh với sự quan tâm to lớn dành cho vụ Thảm Sát tại Huế thì phải nói là ta sẽ không thể nào hiểu được vụ thảm sát kia nếu ta không hiểu trận Huế diễn ra như thế nào. Một ngoại lệ có thể tìm thấy trong tập Huế, Xưa và Nay (Hue, Past and Present – Vietnamese Studies Số 37) do Hà Nội xuất bản ngay sau Tết 1968, trong đó có đăng bài của Tôn Vy về “Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của Nhân Dân tại Quảng Trị – Thừa Thiên” kể lại trận chiến trong 14 trang nhỏ. Tiếc thay, loạt bài này không có bản đồ, không chỉ rõ đâu là quân Bắc Việt và Việt Cộng, đâu là quân Việt Nam Cộng Hòa, và thêm thắt khá nhiều chi tiết tưởng tượng. Như vậy, câu chuyện thực về cuộc chiến Mậu Thân 1968 tại Huế, theo góc nhìn của người Việt miền Nam, vẫn còn cần được kể lại một cách trung thực.
Những đặc điểm của trận Huế vào Tết Mậu Thân 1968
Cuộc chiến tại Huế vào Tết 1968 không chỉ đặc biệt vì Việt Cộng đã cầm cự được đến 25 ngày trong khi tại các địa điểm khác trong cuộc tấn công, quân xâm lăng đã bị đẩy lui ngay trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu tiên, và nhiều lắm là vài ngày (tại Sài Gòn – Chợ Lớn là 9 ngày). Trận Huế năm 1968 đặc biệt là bởi vì, như tại Khe Sanh, quân tấn công là lực lượng chính quy Bắc Việt, những lính chuyên nghiệp dầy dạn chiến trường, được gửi vào từ Miền Bắc… Lý do chính là trước khi phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Việt Cộng đã sắp xếp lại các ranh giới quân sự quanh Sài Gòn và Huế để tăng sự đột ngột và sự công phá đến mức tối đa.
Cuộc chiến tại mỗi đô thị được giao cho hai nhóm chỉ huy chiến trường. Tại Sài Gòn là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh – một người miền Nam kèm bởi hai tướng Bắc Việt – trách nhiệm việc tấn công từ phía Bắc thành phố. Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy việc tấn công từ phía Nam.
Trong trường hợp Huế, Trung tướng Trần Văn Quang là Chỉ huy trưởng quân khu Trị – Thiên – Huế, nhưng Đại Tá Lê Minh lại nhận được lệnh trước khi ra quân rằng: “Về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn khu.” Trên thực tế, cũng như trường hợp tại Sài Gòn, Lê Minh điều khiển vùng phía Bắc và Thân Trọng Một điều khiển sự tấn công từ phía Nam vào Huế. Mặc dầu vậy, Một nằm dưới quyền Minh, như chúng ta sẽ có dịp nhận xét sau này.
Trận chiến tại Huế năm 1968 đặc biệt vì nếu các cuộc tấn công vào Sài Gòn là sự tổng hợp lực lượng giữa Quân Giải phóng của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, như các đơn vị miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, và các đơn vị chính quy Bắc Việt dưới quyền Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, thì sự việc tại Huế đã hoàn toàn dính liền với danh dự của riêng Quân đội chính quy Bắc Việt mà thôi. Điểm này rất quan trọng khi chúng ta bàn đến câu hỏi ai là thủ phạm trong việc thảm sát tại Huế năm 1968.
Trận chiến tại Huế năm Mậu Thân cũng đặc biệt về thời điểm, vì sau Tết 1968, Hà Nội không còn cố gắng che dấu sự thực là những quân đoàn chính quy đông đảo, trong đó một số là đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ, đã hiện diện tại miền Nam – biến đổi hoàn toàn tính chất “du kích chiến” (được cho là do sự nổi dậy của kháng chiến quân miền Nam) sang cuộc chiến quy ước có trang bị vũ khí quân cụ đầy đủ (bởi các lực lượng ngoại bang và từ phía Bắc vĩ tuyến 17 mang xuống). Sự kiện này trở nên trắng trợn hơn nữa khi Hà Nội tấn công miền Nam, vào Lễ Phục Sinh 1972, với toàn lực của Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, tất cả là những đoàn quân chính quy (với chỉ một sư đoàn để lại ở miền Bắc vào tháng 12/1972). Hà Nội lại thảm bại trong trận chiến này, sau 56 ngày bao vây An Lộc thất bại (tháng 04-06/1972), và đặc biệt sau khi Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị vào tháng 09/1972, chứng tỏ sự trưởng thành anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 4 năm sau Tết 1968, khi trực chiến với Quân Đội Bắc Việt một khi có đầy đủ pháo binh và không quân yểm trợ.
Sau cùng, trận chiến tại Huế 1968 đặc biệt vì đó là chiến địa duy nhất mà Việt Cộng có đủ thời giờ để thành lập cả một “hội đồng nhân dân” gồm đa số là dân địa hương bị Bắc Việt giật dây. Những kẻ chủ chốt trong việc này là Hoàng Kim Loan, và Hoàng Lanh, hai tên nằm vùng ẩn náu trong nhà của Nguyễn Đóa, một Giám Thị tại trường Quốc Học. Hai ngày sau khi xâm nhập Huế, vào mồng 2 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội loan báo Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế được dựng lên với Giáo sư Đại Học Văn Khoa (ngành Dân tộc học) Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và Bà Tuần Chi, một người trong ngành giáo dục, làm Phó.
Mười hai ngày sau đó, 14 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội lại loan báo đã thành lập Ủy Ban Nhân Dân địa phương với Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và hai phó là Đào Thị Xuân Yến (tên con gái của bà Tuần Chi) và Hoàng Phương Thảo.
Trên thực tế, Việt Cộng đã vào Huế mang theo nhiều danh sách và địa chỉ do bọn nằm vùng cung cấp (như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, và Bà Tuần Chi – vợ Nguyễn Đình Chi, học giả Nguyễn Đắc Xuân, v.v…) và gần như lập tức đi lùng các người có tên trong danh sách.
Trận thư hùng về quân sự
Hướng dẫn bởi thành phần bất mãn do chính phủ VNCH đã dẹp cuộc khủng hoảng Phật Giáo miền Trung (1965-1967), Việt Cộng đã giữ được yếu tố bất ngờ khi họ tràn xuống từ vùng đồi núi phía Tây thành phố vào đêm 31 tháng 01, 1968. Họ đã kiểm soát được thành phố trong một thời gian tương đối ngắn (chưa đầy 24 giờ) ngoại trừ căn cứ của Đại đội 81 Quân Cụ, Đài Phát Thanh Huế, Phi trường Tây Lộc, và đặc biệt là Đồn Mang Cá, tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phần phụ lục đính kèm sẽ có chi tiết thời điểm rất rõ, nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể tóm tắt trận chiến tại Huế như sau:
31/01/1968: Giữa đêm, bốn tiểu đoàn Bắc Việt dưới quyền Đại tá Lê Minh, hỗ trợ bởi một tiểu đoàn đặc công, tấn công Cổ Thành Huế từ phía Tây, Tây Bắc và chiếm một vùng lớn của thành phố, nhờ yếu tố bất ngờ. Bốn tiểu đoàn khác, cùng với tiểu đoàn đặc công thứ hai, dưới sự điều động của Thân Trọng Một, tấn công từ phía Nam. Toán đầu tiên gặp sự kháng cự tại sân bay Tây Lộc, trong khi nhóm thứ hai chạm trán với sự phòng thủ kiên cường của Đại Đội 81 Quân Cụ tại Tam Thai. Trong cùng thời gian, một tiểu đoàn Bắc Việt khác tiến vào An Hòa, phía Bắc của Huế nhằm chặn đường tiếp viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến từ Quảng Trị. Cuối cùng, một lực lượng khác gồm hai tiểu đoàn Bắc Việt đóng chốt tại An Cựu và Phú Cam phòng ngăn quân tiếp viện đến từ phía Nam.
31/01 – 03/02/1968: Việt Cộng kiểm soát được thành phố trong 4 ngày đầu. Sáng 01 tháng 2, họ tập họp dân chúng trong vùng bị kiểm soát, bắt học tập tư tưởng Mác-LêNin rồi cho về để chứng tỏ sự “khoan dung” của phe thắng trận, khuyến khích dân đi rủ những người còn đang trốn tránh ra trình diện. Rất nhiều người rơi vào bẫy này. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc gọi quân về để cũng cố phòng thủ Đồn Mang Cá ở phía Đông Cổ Thành.
04 – 05/02/1968: Chiến trận tạm lắng vì cả hai bên đều kiệt lực, nhất là vì Việt Cộng hết đạn (có điện đánh về Hà Nội ngày 5/2/1968).
06-07/02/1968: “Vào ngày thứ bảy của trận chiến, Hoa Kỳ nhập cuộc.” Tuy chiếm được đa số các mục tiêu nhưng vì đạn đã cạn gần hết, Lê Minh họp cấp chỉ huy và đề nghị rút lui vì “một chiến thắng quyết định” không thể đạt được. Lê Minh ra lệnh mang các chiến lợi phẩm về căn cứ của Việt Cộng tại vùng quê và trong rừng, cũng như tải thương và mang tù binh ra khỏi thành phố.
07-09/02/1968: Lo ngại sự phản công của quân đội VNCH, Việt Cộng phá cầu Trường Tiền vào đêm 7 tháng 02. Nhưng thay vì rút lui, Tướng Bắc Việt Trần Văn Quang đã đến Huế và tái phối trí các đơn vị dưới quyền Lê Minh, rồi ra lệnh dồn hết sức tấn công đồn Mang Cá. Sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội (từ 9 giờ đêm đến 12 giờ khuya ngày 9/02), nỗ lực này của Bắc Việt đã hoàn toàn thất bại, và quân xâm lược đã phải rút khỏi trận địa. Một điện tín thứ hai được gửi cấp tốc về Hà Nội xin tiếp viện quân và đạn dược. Yêu cầu thứ hai này được Hà Nội hứa chuẩn y, ký bởi 3 vị tướng cao nhất là Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, và Song Hào. Một điện tín khác, sau đó, cũng từ Hà Nội hứa sẽ gửi binh tiếp viện.
10 – 15/02/1968: Đạn dược tiếp liệu do Hà Nội hứa không bao giờ đến, và đội binh tiếp viện đã bị Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chặn và gần như tiêu diệt hoàn toàn trước khi đến Huế. Ngày 10/02, quân lực VNCH đã bắt đầu càn quét khi địa phương quân thay thế các đơn vị nhảy dù để họ có thể quay sang tấn công quân Bắc Việt.
12/02/1968: Thủy quân lục chiến Việt Nam đến thay thế lực lượng nhảy dù. Một đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (Đại đội 1 của Robert Thompson, Sư đoàn 5 Thủy quân lục chiến) cũng vượt sông Hương và bắt liên lạc với Tướng Trưởng tại đồn Mang Cá.
12 – 20/02/1968: Giao tranh dữ dội, trên mọi đường phố và trong từng căn nhà với sự can dự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở phía Đông và Đông Nam Cổ Thành. Việt Cộng phản công dữ dội khi Thủy quân lục chiến Việt Nam cố mở đường tấn công vào phía Tây Nam Cổ Thành, nhằm cắt đường tiếp viện của địch. Ngày 16 tháng 02, quân lực VNCH thành công trong việc tràn lên các vị trí của địch và hai ngày sau đó, 18 tháng 02, đã đến cửa Chánh Tây và góc Tây Bắc của Cổ Thành.
14/02/1968: Đài Phát Thanh Hà Nội thông báo sự thành lập chính quyền địa phương với Lê Văn Hảo làm chủ tịch (thị trưởng), kèm theo hai bên là hai phó chủ tịch phái nữ. Đứng sau Lê Văn Hảo là một số nhân vật có tiếng tại Huế mà người dân thành nội tin rằng chính là thủ phạm của các vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v…)
21/02/1968: Dưới áp lực nặng nề của 3 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH, không kể Sư Đoàn 1, và 3 tiểu đoàn Hoa Kỳ, quân Bắc Việt “quyết định rút, bởi vì bây giờ dù quân chi viện có vào nữa thì cũng không thay đổi được tình thế.”
22/02/1968: Quân Bắc Việt cố gắng trong tuyệt vọng làm một cuộc phản công hầu tạo xao động cho lính VNCH. Nhưng Trần Ngọc Huế và đội Hắc Báo của ông đã tập hợp chống trả mạnh mẽ và chiến thắng.
24/02/1968: Cuối cùng, quân lực VNCH đã thành công trong việc tái chiếm kỳ đài để hạ cờ Việt Cộng vào lúc 5 giờ sáng, và thay bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa nơi cửa Thượng Tứ.
Tổn thất
Hà Nội chưa bao giờ công bố số quân Bắc Việt tử vong tại Huế, tuy một bài thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) đã tự thú nhận:
Hai ngàn quân tràn xuống đồng bằng
Chỉ ba mươi người trở lại…
Trần Văn Trà viết “Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về,” có lẽ để nói về trận chiến tại Huế. (Bài viết năm 1993, trang 62).
Thống kê của đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có khoảng 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, còn 3.000 xác khác được tìm thấy tại những vùng đất chung quanh Huế. Tuy thật là khó tin, song xác những lính chính quy Bắc Việt tìm được chung quanh các đồi phía Tây của Huế có thể là những nhân sự Hà Nội đưa vào Nam với hoang tưởng là đã chiếm xong được Huế. Chỉ điều này mới giúp giải nghĩa được cảnh tượng sau đây trong những ngày chiến đấu cuối cùng tại Huế, như lời kể của Andrew Wiest qua tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army: “Khi tiến lên cùng với lính của mình, Trần Ngọc Huế không thể tin vào mắt ông: những xác chết còn nguyên quân phục mới tinh, xếp chồng chất lên nhau hàng hàng lớp lớp ngút tầm mắt, tràn ra khỏi các mương rãnh, hố cá nhân và bụi rậm. [… Cuối cùng, tìm ra một người lính Bắc Việt còn sống] Huế hỏi tại sao đội quân của anh ta lại mặc quân phục đại lễ và mang theo cờ. Người tù chán nản trả lời: “Họ bảo chúng tôi rằng Huế đã được giải phóng và chúng tôi đến để diễu hành mừng chiến thắng.” (trang 116)
Nhật ký của Lê Minh xác nhận điều này: “Đến ngày 26.2.68 thì tất cả đã rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. Vì các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đã bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic) có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái thì cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như tình hình hồi vỡ mặt trận.”
“Hàng vạn người đã lên rừng phải lo ăn,” Lê Minh tiếp tục, “người ở ngoài kia [Bắc Việt] tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền hình, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v… ở đâu cũng đòi gạo đòi muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2 [vào tháng 05/1968].”
Về phía đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo 147 tử thương, 857 bị thương nặng cần chuyển về bệnh viện.
Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương vì bom đạn. Trong số mất tích người ta tìm được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế. Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt.
Về chuyện này, ngay cả Lê Minh cũng bị nhói trong tim khi viết trong hồi ký: “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. [Về] sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân [. . .] còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. [. . .] Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi.”
Nhận định sơ khởi
Với những khảo sát kể trên, tôi mong là đã làm rõ được một số vấn đề chung quanh trận Mậu Thân tại Huế – một trong những cuộc giao tranh quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trận chiến quân sự, với tất cả những tính toán sai lầm và những giây phút hèn nhát ở cả hai phía, đã là một thiên hùng ca cho cả 3 quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Quân Bắc Việt. Cả ba đã vượt sức mình để chiến đấu.
Trong trận chiến chính trị, rõ ràng là Việt Cộng đã lầm to khi tiên đoán về cảm tình của người dân Huế mà họ hy vọng sẽ đứng về phía họ, một chuyện đã không xảy ra. Thế nhưng Việt Cộng đã thật bất ngờ khi cuộc tổng công kích Mậu Thân đã đưa Hoa Thịnh Đốn đến quyết định hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuộc chiến.
Trên phương diện đạo đức, cuộc Thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó.
Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.
Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue của ông khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi “theo dọn dẹp chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ” (trang 87), cũng như kết án họ là “đi từ nhà này sang nhà khác như những nhóm có tổ chức để hôi của.”
Ông Andrew Wiest đã công bằng hơn khi viết: “Từ những nỗ lực đầu tiên để giải tỏa khu MACV, các Thủy quân lục chiến Mỹ đã biểu lộ sự can trường cá nhân và sức chiến đấu của các đơn vị, một truyền thống của TQLC Mỹ, một binh chủng mà vẫn được xem như đòan bộ binh thiện chiến nhất thế giới. Rõ ràng là phía Hoa Kỳ đã hy sinh vô vị lợi. TQLC Mỹ đã chính tự thân giải phóng được thành phố mới ở phía Nam sông Hương và đánh một trận chiến hùng sử ở trong Cổ Thành, với 147 người bị tử thương. Song, trong một trận chiến ít được ngợi ca, Quân Lực VNCH đã thực sự đóng vai chính khi anh dũng chiến đấu để giành lại Thành Nội, những đơn vị thiếu quân số của họ đã đánh bại các lực lượng tự phụ của Bắc Việt và Việt Cộng trong trận chiến dai dẳng và đắng cay mà không hề có sự hỗ trợ trực tiếp của pháo binh cơ hữu hạng nặng. Tại chiến trường này, với số tử vong là 357 chiến sĩ, lính VNCH đã gây – một con số lạ kỳ – là 2.642 cái chết ngay trong lúc giao tranh cho bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng.”
Cuối cùng, tôi tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland, đã có nhận xét và thông tin đúng đắn hơn Keith Nolan: “Rất nhiều người Mỹ tham dự trận chiến Tết Mậu Thân […], tuy nhiên… chỉ có một trận tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ Hoa Kỳ tại vòng đai của Long Bình. [… Như vậy] nói chung, cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản đã hoàn toàn bị đẩy lui bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta cần vinh danh Quân Lực VNCH, không quân Việt Nam, địa phương quân, cảnh sát quốc gia – tất cả đã đóng vai trò chính yếu trong việc đẩy lui cuộc tấn công của Cộng Sản.”
Nhận định tổng quát
Như ai đã làm thầy giáo đều biết, nhận định công bằng nhất đối với một trận đánh phải đặt trên mục tiêu tiên khởi đưa đến việc làm ấy. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự đo lường được sự thành công hay thất bại trong công việc.
Với ý tưởng này, thiết tưởng cũng nên nhắc lại tên do chính Hà Nội đặt cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân là “Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy.” Đó là vì trong lối nhìn của Hà Nội, họ không chỉ muốn ngừng lại ở chiến thắng quân sự (dù như có được), mà còn muốn nó được kèm theo bởi hình ảnh của một cuộc tổng nổi dậy để cho hành động xâm lăng này xem ra có “chính nghĩa.” Nói cách khác, Hà Nội không muốn bị nhìn là một kẻ hiếu chiến, mà muốn mang mặt nạ của một kẻ đi “giải phóng” nạn nhân của bất công, giúp những người từ lâu bị đàn áp dưới “chính thể tàn độc,” mà Hà Nội phỉ báng là “Đế quốc Mỹ” và “ngụy quyền Sài Gòn.”
Về phương diện này, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề, mà còn là một thảm bại về chính trị lớn lao cho họ vì ở cả 25 thành phố và tỉnh lỵ bị tấn công trong năm định mệnh ấy, không nơi nào người dân Việt tiếp đón Cộng Sản cả. Ngay cả ở Huế, nơi mà trong suốt 3 năm trước đó, thành phố đã sôi sục với phong trào Phật Giáo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Lúc đầu, Cộng Sản cố gắng khoác lên bộ mặt nhân đức. Hướng dẫn bởi các tên nằm vùng, với danh sách trong tay, cán bộ Cộng Sản đến từng địa chỉ đã định và đòi hỏi chủ nhà phải ra trình diện trong buổi họp mặt với “chính quyền mới.” (Hiểu là: chúng tôi biết đích xác là các anh ở đâu). Sau đó, người dân được thuyết giảng về “cách mạng” và bị răn đe rằng cuộc “cách mạng” này, tuy “nhân đạo” song sẽ không tha thứ cho bất cứ ai chống đối. Rồi họ cho phép những người dân này trở về nhà và khuyến khích những người đang ẩn trốn đi ra trình diện. Không ít người rơi vào cái bẫy này: những người ra đầu thú bị bắt ngay lập tức, và có người còn bị xử bắn ngay trước mặt thân nhân, điển hình cho cái gọi là “công lý cách mạng.” Giai đoạn thứ ba, các thanh niên sinh viên được gọi ra trình diện và bị bắt đào các đường mương, hào làm chỗ trú bom cho bộ đội trong trường hợp bị thả bom hay pháo kích.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ai cũng nhìn ra rằng các hào sâu này chính là nơi Cộng Sản xử bắn những người bị gán tội “kẻ thù của nhân dân.” Vì Việt Cộng cần tiết kiệm đạn, đa số nạn nhân bị chôn sống sau khi bị đập vào đầu bằng báng súng hay “đánh cho chết bằng xẻng cuốc.” Nạn nhân của giai đoạn này đa số là đàn ông từng làm việc với cảnh sát và chính quyền Miền Nam. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều đêm tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
Khi cuộc chiến đang diễn ra, Cộng Sản khám phá chỗ trú ẩn của nhiều người. Ban đầu, họ tập họp tất cả lại như tù nhân, nhưng chẳng bao lâu sau những tù nhân này bị xem như gánh nặng vì không đủ lương thực, thiếu phòng vệ sinh, và nếu gia đình đi thăm nuôi thì lại trở thành vấn đề thông tin phản gián, đưa đến quyết định là dời tù ra ngoài thành phố, đưa lên vùng đồi núi, hay giản dị hơn là thủ tiêu nạn nhân.
Hoàn cảnh xấu nhất xảy ra khi, không thể chống lại sự phản công của phe quốc gia trong những ngày cuối, Cộng Sản phải quyết định triệt thoái lên núi. Việc rút này phải được tuyệt đối bảo mật. Họ đã thử dời tù nhân lên vùng đồi núi để giữ làm con tin hay làm bia đỡ đạn. Nhưng vì con số tù nhân quá đông, nên điều này trở thành không thể.
Hơn nữa, không đủ lương thực để nuôi tù, không đủ thời gian để đưa họ đi ra Bắc. Thả tù ra là một đề nghị nguy hiểm vì chắc chắn tù binh được thả sẽ tiết lộ đường rút quân. Từ đó đưa đến quyết định bịt miệng và thủ tiêu nhân chứng. Điều này giải thích cho rất nhiều mồ chôn tập thể được tìm thấy sau này, dọc theo con đường rút quân của các đơn vị bộ đội Bắc Việt.
Ai là thủ phạm của quyết định giết dân lành?
“Thị trưởng” Huế trong thời gian này là Lê Văn Hảo (giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên, Huế) – sau đã trốn sang Pháp – không nhận đây là tội của ông. Ông khai rằng mình chỉ bị giật dây và sai khiến, không có tiếng nói trong mọi quyết định của Cộng Sản tại Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này có vị thế lớn tại Huế, cũng nói ông không nhúng tay vào thảm kịch ghê sợ này – nhưng dù sao, như Lê Minh, ông ta đã không chối là có các mồ chôn tập thể ; trong khi Gareth Porter hay Philip Hones Griffith, một người phản chiến, lại muốn đổ tất cả tội vào bom đạn của Hoa Kỳ. Nhưng ít ra thì, người dân Huế, cho đến ngày hôm nay, 40 năm sau, vẫn còn nhớ như in cảnh Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Tôn Thất Dương Tiềm, hay Nguyễn Đắc Xuân dẫn đường cho Cộng Sản đi từng nhà điệu nạn nhân ra, kết án họ đã “mắc tội với nhân dân” và có khi còn đọc bản án tử hình cho một số nạn nhân. Đây là đợt thảm sát đầu tiên trong thành phố Huế như Gia Hội.
Còn những nạn nhân bị giết trên đường rút lui của Cộng Sản thì trách nhiệm phải thuộc những người chỉ huy quân đội như Lê Minh – người đã tự nhận một phần trách nhiệm – hay những người chỉ huy thấp hơn, đã tự động thủ tiêu nạn nhân trước rồi báo cáo sau – như Lê Minh ngụ ý trong lời khai của ông. Tuy nhiên, cách hành xử này đã rất phổ biến, đưa đến ít nhất là 22 mồ chôn tập thể được tìm ra sau này, và cho thấy lệnh thủ tiêu dân lành có thể được ban ra từ cấp chỉ huy cao hơn cả Lê Minh, rất có thể là từ Tướng Trần Văn Quang, tư lệnh quân khu Trị – Thiên – Huế, hay ngay cả từ Hà Nội.
Bản dịch hoàn tất ngày
19 tháng 3, 2008
PS : Nguyễn Đóa : giáo sư Pháp Văn Trung Học Bồ Đề (không phải Giám Thị Quốc Học Huế)
Tôn T Dương Tiềm (em cuả T T Dương Kỵ, giáo sư Việt Văn TH Bồ Đề , Nguyễn Du)
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968.
Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đã phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng. Trên thực tế, hậu quả của cuộc tấn công 1968, nếu tính cả trận đầu cùng với hai lần tấn công theo sau, vào tháng 05/1968 và tháng 08/1968, thì sẽ cho người ta thấy rõ điều này: Cuộc chiến năm 1968 đã tiêu diệt một cách hữu hiệu hầu như toàn bộ bộ máy chiến tranh của họ tại miền Nam Việt Nam.
Chiến địa duy nhất mà Cộng Sản Việt Nam cầm cự được hơn vài ngày là tại Huế, cố đô của Việt Nam, nơi quân Việt Cộng tử thủ đến 25 ngày nhờ vào sự kiên cố của các bức tường cổ thành. Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này đã gọi cuộc chiến là “không thể thắng được.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: “Nếu tôi mất [sự ủng hộ] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.” Đến tháng ba 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến sự sửa soạn cho “Hòa đàm” Paris.
Có thể nói rằng sự thảm bại quân sự khổng lồ nhất của Việt Cộng trong suốt cuộc chiến, bỗng nhiên dẫn đến bước ngoặt quan trọng nhất trong chiến tranh VN có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt. Sau Tết 1968, cục diện chiến tranh Việt Nam thay đổi hoàn toàn: nếu trước đó, huyền thoại về một chiến tranh du kích do người dân miền Nam bị áp bức nổi lên vẫn còn được thêu dệt dù khó tin, sau Tết, vì quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đã không còn nữa, Hà Nội trắng trợn chường ra bộ mặt của một kẻ xâm lăng, vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954, hiệp định phân chia Việt Nam ra thành hai miền Nam Bắc rõ ràng trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị (mà lúc đầu được quan niệm là sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng Tuyển Cử).
Một Năm Bản Lề
Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là một năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nhìn sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hãng truyền thông của Hoa Kỳ. Sự truyền thông sai lạc này đã thuyết phục được những con diều hâu như Bộ Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford trở thành những con chim bồ câu ngây thơ, và cuối cùng đã thúc đẩy Tổng Thống Johnson đi vào con đường bất khả đảo ngược dẫn đến sự triệt thoái và, cuối cùng là thất bại trên chiến trường Việt Nam.
Điều đáng ngạc nhiên nhất, là tuy quan trọng như vậy, nhưng trận chiến tại Huế chỉ được nhắc sơ qua trong các sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam.
Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận quyết định này trong chiến tranh Việt Nam và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa như: Huế 1968 không được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam (1984). Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475). Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259), Huế 1968 được một đoạn trong sách của William S. Turley, cuốn The Second Indochina War được mô tả là một cuốn “Lược sử chính trị và quân sự, 1954-1975” (trang 109), một đoạn và 4 dòng trong sách của George C. Herring, America’s Longest War (trang 186-187), và một đoạn rưỡi trong sách của Neil Sheehan về “John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam,” có tựa đề là A Bright Shining Lie (trang 719-720). Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2.000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi. Chỉ có một vài cuốn là dành cho Huế một ít chú tâm, nhưng ngay cả trong những sách như của A. J. Languth, Our Vietnam, câu chuyện cũng thiên về cuộc thảm sát tại Huế nhiều hơn là tự thân cuộc chiến (trang 475-478). Ngoại lệ duy nhất có lẽ là sách của Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, khi trận Huế được trân trọng dành cho tới hai trang (trang 192-193) nhưng lại đầy dẫy những thông tin sai lạc.
Điều lạ hơn nữa, là ngay trong các sách Việt Nam, kể cả sách giáo khoa, trận chiến tại Huế cũng bị quên lãng. Thí dụ như, trong tập Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 (Trần Thục Nga và người khác, Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975, Nhà xb Giáo Dục, 1987), sách giáo khoa được Đảng CSVN chuẩn nhận trong chương trình dành cho các thầy cô theo ngành sư phạm hiện nay tại Việt Nam, trận chiến tại Huế được nhắc đến trong hai đoạn văn (trang 145), mà đoạn sau không hơn không kém là một đoạn tuyên truyền. Về phía Quân Lực VNCH và người Việt hải ngoại, cuộc chiến tại Huế cũng chỉ nhận được nhiều lắm là vài trang (chính xác là 3 trang, 403-405, trong Chiến tranh Việt Nam toàn tập, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất về lịch sử cuộc chiến, của Nguyễn Đức Phương. Nếu đem so sánh với sự quan tâm to lớn dành cho vụ Thảm Sát tại Huế thì phải nói là ta sẽ không thể nào hiểu được vụ thảm sát kia nếu ta không hiểu trận Huế diễn ra như thế nào. Một ngoại lệ có thể tìm thấy trong tập Huế, Xưa và Nay (Hue, Past and Present – Vietnamese Studies Số 37) do Hà Nội xuất bản ngay sau Tết 1968, trong đó có đăng bài của Tôn Vy về “Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của Nhân Dân tại Quảng Trị – Thừa Thiên” kể lại trận chiến trong 14 trang nhỏ. Tiếc thay, loạt bài này không có bản đồ, không chỉ rõ đâu là quân Bắc Việt và Việt Cộng, đâu là quân Việt Nam Cộng Hòa, và thêm thắt khá nhiều chi tiết tưởng tượng. Như vậy, câu chuyện thực về cuộc chiến Mậu Thân 1968 tại Huế, theo góc nhìn của người Việt miền Nam, vẫn còn cần được kể lại một cách trung thực.
Những đặc điểm của trận Huế vào Tết Mậu Thân 1968
Cuộc chiến tại Huế vào Tết 1968 không chỉ đặc biệt vì Việt Cộng đã cầm cự được đến 25 ngày trong khi tại các địa điểm khác trong cuộc tấn công, quân xâm lăng đã bị đẩy lui ngay trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu tiên, và nhiều lắm là vài ngày (tại Sài Gòn – Chợ Lớn là 9 ngày). Trận Huế năm 1968 đặc biệt là bởi vì, như tại Khe Sanh, quân tấn công là lực lượng chính quy Bắc Việt, những lính chuyên nghiệp dầy dạn chiến trường, được gửi vào từ Miền Bắc… Lý do chính là trước khi phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Việt Cộng đã sắp xếp lại các ranh giới quân sự quanh Sài Gòn và Huế để tăng sự đột ngột và sự công phá đến mức tối đa.
Cuộc chiến tại mỗi đô thị được giao cho hai nhóm chỉ huy chiến trường. Tại Sài Gòn là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh – một người miền Nam kèm bởi hai tướng Bắc Việt – trách nhiệm việc tấn công từ phía Bắc thành phố. Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy việc tấn công từ phía Nam.
Trong trường hợp Huế, Trung tướng Trần Văn Quang là Chỉ huy trưởng quân khu Trị – Thiên – Huế, nhưng Đại Tá Lê Minh lại nhận được lệnh trước khi ra quân rằng: “Về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn khu.” Trên thực tế, cũng như trường hợp tại Sài Gòn, Lê Minh điều khiển vùng phía Bắc và Thân Trọng Một điều khiển sự tấn công từ phía Nam vào Huế. Mặc dầu vậy, Một nằm dưới quyền Minh, như chúng ta sẽ có dịp nhận xét sau này.
Trận chiến tại Huế năm 1968 đặc biệt vì nếu các cuộc tấn công vào Sài Gòn là sự tổng hợp lực lượng giữa Quân Giải phóng của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, như các đơn vị miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, và các đơn vị chính quy Bắc Việt dưới quyền Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, thì sự việc tại Huế đã hoàn toàn dính liền với danh dự của riêng Quân đội chính quy Bắc Việt mà thôi. Điểm này rất quan trọng khi chúng ta bàn đến câu hỏi ai là thủ phạm trong việc thảm sát tại Huế năm 1968.
Trận chiến tại Huế năm Mậu Thân cũng đặc biệt về thời điểm, vì sau Tết 1968, Hà Nội không còn cố gắng che dấu sự thực là những quân đoàn chính quy đông đảo, trong đó một số là đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ, đã hiện diện tại miền Nam – biến đổi hoàn toàn tính chất “du kích chiến” (được cho là do sự nổi dậy của kháng chiến quân miền Nam) sang cuộc chiến quy ước có trang bị vũ khí quân cụ đầy đủ (bởi các lực lượng ngoại bang và từ phía Bắc vĩ tuyến 17 mang xuống). Sự kiện này trở nên trắng trợn hơn nữa khi Hà Nội tấn công miền Nam, vào Lễ Phục Sinh 1972, với toàn lực của Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, tất cả là những đoàn quân chính quy (với chỉ một sư đoàn để lại ở miền Bắc vào tháng 12/1972). Hà Nội lại thảm bại trong trận chiến này, sau 56 ngày bao vây An Lộc thất bại (tháng 04-06/1972), và đặc biệt sau khi Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị vào tháng 09/1972, chứng tỏ sự trưởng thành anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 4 năm sau Tết 1968, khi trực chiến với Quân Đội Bắc Việt một khi có đầy đủ pháo binh và không quân yểm trợ.
Sau cùng, trận chiến tại Huế 1968 đặc biệt vì đó là chiến địa duy nhất mà Việt Cộng có đủ thời giờ để thành lập cả một “hội đồng nhân dân” gồm đa số là dân địa hương bị Bắc Việt giật dây. Những kẻ chủ chốt trong việc này là Hoàng Kim Loan, và Hoàng Lanh, hai tên nằm vùng ẩn náu trong nhà của Nguyễn Đóa, một Giám Thị tại trường Quốc Học. Hai ngày sau khi xâm nhập Huế, vào mồng 2 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội loan báo Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế được dựng lên với Giáo sư Đại Học Văn Khoa (ngành Dân tộc học) Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và Bà Tuần Chi, một người trong ngành giáo dục, làm Phó.
Mười hai ngày sau đó, 14 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội lại loan báo đã thành lập Ủy Ban Nhân Dân địa phương với Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và hai phó là Đào Thị Xuân Yến (tên con gái của bà Tuần Chi) và Hoàng Phương Thảo.
Trên thực tế, Việt Cộng đã vào Huế mang theo nhiều danh sách và địa chỉ do bọn nằm vùng cung cấp (như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, và Bà Tuần Chi – vợ Nguyễn Đình Chi, học giả Nguyễn Đắc Xuân, v.v…) và gần như lập tức đi lùng các người có tên trong danh sách.
Trận thư hùng về quân sự
Hướng dẫn bởi thành phần bất mãn do chính phủ VNCH đã dẹp cuộc khủng hoảng Phật Giáo miền Trung (1965-1967), Việt Cộng đã giữ được yếu tố bất ngờ khi họ tràn xuống từ vùng đồi núi phía Tây thành phố vào đêm 31 tháng 01, 1968. Họ đã kiểm soát được thành phố trong một thời gian tương đối ngắn (chưa đầy 24 giờ) ngoại trừ căn cứ của Đại đội 81 Quân Cụ, Đài Phát Thanh Huế, Phi trường Tây Lộc, và đặc biệt là Đồn Mang Cá, tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phần phụ lục đính kèm sẽ có chi tiết thời điểm rất rõ, nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể tóm tắt trận chiến tại Huế như sau:
31/01/1968: Giữa đêm, bốn tiểu đoàn Bắc Việt dưới quyền Đại tá Lê Minh, hỗ trợ bởi một tiểu đoàn đặc công, tấn công Cổ Thành Huế từ phía Tây, Tây Bắc và chiếm một vùng lớn của thành phố, nhờ yếu tố bất ngờ. Bốn tiểu đoàn khác, cùng với tiểu đoàn đặc công thứ hai, dưới sự điều động của Thân Trọng Một, tấn công từ phía Nam. Toán đầu tiên gặp sự kháng cự tại sân bay Tây Lộc, trong khi nhóm thứ hai chạm trán với sự phòng thủ kiên cường của Đại Đội 81 Quân Cụ tại Tam Thai. Trong cùng thời gian, một tiểu đoàn Bắc Việt khác tiến vào An Hòa, phía Bắc của Huế nhằm chặn đường tiếp viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến từ Quảng Trị. Cuối cùng, một lực lượng khác gồm hai tiểu đoàn Bắc Việt đóng chốt tại An Cựu và Phú Cam phòng ngăn quân tiếp viện đến từ phía Nam.
31/01 – 03/02/1968: Việt Cộng kiểm soát được thành phố trong 4 ngày đầu. Sáng 01 tháng 2, họ tập họp dân chúng trong vùng bị kiểm soát, bắt học tập tư tưởng Mác-LêNin rồi cho về để chứng tỏ sự “khoan dung” của phe thắng trận, khuyến khích dân đi rủ những người còn đang trốn tránh ra trình diện. Rất nhiều người rơi vào bẫy này. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc gọi quân về để cũng cố phòng thủ Đồn Mang Cá ở phía Đông Cổ Thành.
04 – 05/02/1968: Chiến trận tạm lắng vì cả hai bên đều kiệt lực, nhất là vì Việt Cộng hết đạn (có điện đánh về Hà Nội ngày 5/2/1968).
06-07/02/1968: “Vào ngày thứ bảy của trận chiến, Hoa Kỳ nhập cuộc.” Tuy chiếm được đa số các mục tiêu nhưng vì đạn đã cạn gần hết, Lê Minh họp cấp chỉ huy và đề nghị rút lui vì “một chiến thắng quyết định” không thể đạt được. Lê Minh ra lệnh mang các chiến lợi phẩm về căn cứ của Việt Cộng tại vùng quê và trong rừng, cũng như tải thương và mang tù binh ra khỏi thành phố.
07-09/02/1968: Lo ngại sự phản công của quân đội VNCH, Việt Cộng phá cầu Trường Tiền vào đêm 7 tháng 02. Nhưng thay vì rút lui, Tướng Bắc Việt Trần Văn Quang đã đến Huế và tái phối trí các đơn vị dưới quyền Lê Minh, rồi ra lệnh dồn hết sức tấn công đồn Mang Cá. Sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội (từ 9 giờ đêm đến 12 giờ khuya ngày 9/02), nỗ lực này của Bắc Việt đã hoàn toàn thất bại, và quân xâm lược đã phải rút khỏi trận địa. Một điện tín thứ hai được gửi cấp tốc về Hà Nội xin tiếp viện quân và đạn dược. Yêu cầu thứ hai này được Hà Nội hứa chuẩn y, ký bởi 3 vị tướng cao nhất là Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, và Song Hào. Một điện tín khác, sau đó, cũng từ Hà Nội hứa sẽ gửi binh tiếp viện.
10 – 15/02/1968: Đạn dược tiếp liệu do Hà Nội hứa không bao giờ đến, và đội binh tiếp viện đã bị Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chặn và gần như tiêu diệt hoàn toàn trước khi đến Huế. Ngày 10/02, quân lực VNCH đã bắt đầu càn quét khi địa phương quân thay thế các đơn vị nhảy dù để họ có thể quay sang tấn công quân Bắc Việt.
12/02/1968: Thủy quân lục chiến Việt Nam đến thay thế lực lượng nhảy dù. Một đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (Đại đội 1 của Robert Thompson, Sư đoàn 5 Thủy quân lục chiến) cũng vượt sông Hương và bắt liên lạc với Tướng Trưởng tại đồn Mang Cá.
12 – 20/02/1968: Giao tranh dữ dội, trên mọi đường phố và trong từng căn nhà với sự can dự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở phía Đông và Đông Nam Cổ Thành. Việt Cộng phản công dữ dội khi Thủy quân lục chiến Việt Nam cố mở đường tấn công vào phía Tây Nam Cổ Thành, nhằm cắt đường tiếp viện của địch. Ngày 16 tháng 02, quân lực VNCH thành công trong việc tràn lên các vị trí của địch và hai ngày sau đó, 18 tháng 02, đã đến cửa Chánh Tây và góc Tây Bắc của Cổ Thành.
14/02/1968: Đài Phát Thanh Hà Nội thông báo sự thành lập chính quyền địa phương với Lê Văn Hảo làm chủ tịch (thị trưởng), kèm theo hai bên là hai phó chủ tịch phái nữ. Đứng sau Lê Văn Hảo là một số nhân vật có tiếng tại Huế mà người dân thành nội tin rằng chính là thủ phạm của các vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v…)
21/02/1968: Dưới áp lực nặng nề của 3 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH, không kể Sư Đoàn 1, và 3 tiểu đoàn Hoa Kỳ, quân Bắc Việt “quyết định rút, bởi vì bây giờ dù quân chi viện có vào nữa thì cũng không thay đổi được tình thế.”
22/02/1968: Quân Bắc Việt cố gắng trong tuyệt vọng làm một cuộc phản công hầu tạo xao động cho lính VNCH. Nhưng Trần Ngọc Huế và đội Hắc Báo của ông đã tập hợp chống trả mạnh mẽ và chiến thắng.
24/02/1968: Cuối cùng, quân lực VNCH đã thành công trong việc tái chiếm kỳ đài để hạ cờ Việt Cộng vào lúc 5 giờ sáng, và thay bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa nơi cửa Thượng Tứ.
Tổn thất
Hà Nội chưa bao giờ công bố số quân Bắc Việt tử vong tại Huế, tuy một bài thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) đã tự thú nhận:
Hai ngàn quân tràn xuống đồng bằng
Chỉ ba mươi người trở lại…
Trần Văn Trà viết “Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về,” có lẽ để nói về trận chiến tại Huế. (Bài viết năm 1993, trang 62).
Thống kê của đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có khoảng 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, còn 3.000 xác khác được tìm thấy tại những vùng đất chung quanh Huế. Tuy thật là khó tin, song xác những lính chính quy Bắc Việt tìm được chung quanh các đồi phía Tây của Huế có thể là những nhân sự Hà Nội đưa vào Nam với hoang tưởng là đã chiếm xong được Huế. Chỉ điều này mới giúp giải nghĩa được cảnh tượng sau đây trong những ngày chiến đấu cuối cùng tại Huế, như lời kể của Andrew Wiest qua tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army: “Khi tiến lên cùng với lính của mình, Trần Ngọc Huế không thể tin vào mắt ông: những xác chết còn nguyên quân phục mới tinh, xếp chồng chất lên nhau hàng hàng lớp lớp ngút tầm mắt, tràn ra khỏi các mương rãnh, hố cá nhân và bụi rậm. [… Cuối cùng, tìm ra một người lính Bắc Việt còn sống] Huế hỏi tại sao đội quân của anh ta lại mặc quân phục đại lễ và mang theo cờ. Người tù chán nản trả lời: “Họ bảo chúng tôi rằng Huế đã được giải phóng và chúng tôi đến để diễu hành mừng chiến thắng.” (trang 116)
Nhật ký của Lê Minh xác nhận điều này: “Đến ngày 26.2.68 thì tất cả đã rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. Vì các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đã bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic) có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái thì cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như tình hình hồi vỡ mặt trận.”
“Hàng vạn người đã lên rừng phải lo ăn,” Lê Minh tiếp tục, “người ở ngoài kia [Bắc Việt] tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền hình, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v… ở đâu cũng đòi gạo đòi muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2 [vào tháng 05/1968].”
Về phía đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo 147 tử thương, 857 bị thương nặng cần chuyển về bệnh viện.
Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương vì bom đạn. Trong số mất tích người ta tìm được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế. Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt.
Về chuyện này, ngay cả Lê Minh cũng bị nhói trong tim khi viết trong hồi ký: “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. [Về] sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân [. . .] còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. [. . .] Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi.”
Nhận định sơ khởi
Với những khảo sát kể trên, tôi mong là đã làm rõ được một số vấn đề chung quanh trận Mậu Thân tại Huế – một trong những cuộc giao tranh quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trận chiến quân sự, với tất cả những tính toán sai lầm và những giây phút hèn nhát ở cả hai phía, đã là một thiên hùng ca cho cả 3 quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Quân Bắc Việt. Cả ba đã vượt sức mình để chiến đấu.
Trong trận chiến chính trị, rõ ràng là Việt Cộng đã lầm to khi tiên đoán về cảm tình của người dân Huế mà họ hy vọng sẽ đứng về phía họ, một chuyện đã không xảy ra. Thế nhưng Việt Cộng đã thật bất ngờ khi cuộc tổng công kích Mậu Thân đã đưa Hoa Thịnh Đốn đến quyết định hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuộc chiến.
Trên phương diện đạo đức, cuộc Thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó.
Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.
Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue của ông khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi “theo dọn dẹp chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ” (trang 87), cũng như kết án họ là “đi từ nhà này sang nhà khác như những nhóm có tổ chức để hôi của.”
Ông Andrew Wiest đã công bằng hơn khi viết: “Từ những nỗ lực đầu tiên để giải tỏa khu MACV, các Thủy quân lục chiến Mỹ đã biểu lộ sự can trường cá nhân và sức chiến đấu của các đơn vị, một truyền thống của TQLC Mỹ, một binh chủng mà vẫn được xem như đòan bộ binh thiện chiến nhất thế giới. Rõ ràng là phía Hoa Kỳ đã hy sinh vô vị lợi. TQLC Mỹ đã chính tự thân giải phóng được thành phố mới ở phía Nam sông Hương và đánh một trận chiến hùng sử ở trong Cổ Thành, với 147 người bị tử thương. Song, trong một trận chiến ít được ngợi ca, Quân Lực VNCH đã thực sự đóng vai chính khi anh dũng chiến đấu để giành lại Thành Nội, những đơn vị thiếu quân số của họ đã đánh bại các lực lượng tự phụ của Bắc Việt và Việt Cộng trong trận chiến dai dẳng và đắng cay mà không hề có sự hỗ trợ trực tiếp của pháo binh cơ hữu hạng nặng. Tại chiến trường này, với số tử vong là 357 chiến sĩ, lính VNCH đã gây – một con số lạ kỳ – là 2.642 cái chết ngay trong lúc giao tranh cho bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng.”
Cuối cùng, tôi tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland, đã có nhận xét và thông tin đúng đắn hơn Keith Nolan: “Rất nhiều người Mỹ tham dự trận chiến Tết Mậu Thân […], tuy nhiên… chỉ có một trận tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ Hoa Kỳ tại vòng đai của Long Bình. [… Như vậy] nói chung, cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản đã hoàn toàn bị đẩy lui bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta cần vinh danh Quân Lực VNCH, không quân Việt Nam, địa phương quân, cảnh sát quốc gia – tất cả đã đóng vai trò chính yếu trong việc đẩy lui cuộc tấn công của Cộng Sản.”
Nhận định tổng quát
Như ai đã làm thầy giáo đều biết, nhận định công bằng nhất đối với một trận đánh phải đặt trên mục tiêu tiên khởi đưa đến việc làm ấy. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự đo lường được sự thành công hay thất bại trong công việc.
Với ý tưởng này, thiết tưởng cũng nên nhắc lại tên do chính Hà Nội đặt cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân là “Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy.” Đó là vì trong lối nhìn của Hà Nội, họ không chỉ muốn ngừng lại ở chiến thắng quân sự (dù như có được), mà còn muốn nó được kèm theo bởi hình ảnh của một cuộc tổng nổi dậy để cho hành động xâm lăng này xem ra có “chính nghĩa.” Nói cách khác, Hà Nội không muốn bị nhìn là một kẻ hiếu chiến, mà muốn mang mặt nạ của một kẻ đi “giải phóng” nạn nhân của bất công, giúp những người từ lâu bị đàn áp dưới “chính thể tàn độc,” mà Hà Nội phỉ báng là “Đế quốc Mỹ” và “ngụy quyền Sài Gòn.”
Về phương diện này, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề, mà còn là một thảm bại về chính trị lớn lao cho họ vì ở cả 25 thành phố và tỉnh lỵ bị tấn công trong năm định mệnh ấy, không nơi nào người dân Việt tiếp đón Cộng Sản cả. Ngay cả ở Huế, nơi mà trong suốt 3 năm trước đó, thành phố đã sôi sục với phong trào Phật Giáo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Lúc đầu, Cộng Sản cố gắng khoác lên bộ mặt nhân đức. Hướng dẫn bởi các tên nằm vùng, với danh sách trong tay, cán bộ Cộng Sản đến từng địa chỉ đã định và đòi hỏi chủ nhà phải ra trình diện trong buổi họp mặt với “chính quyền mới.” (Hiểu là: chúng tôi biết đích xác là các anh ở đâu). Sau đó, người dân được thuyết giảng về “cách mạng” và bị răn đe rằng cuộc “cách mạng” này, tuy “nhân đạo” song sẽ không tha thứ cho bất cứ ai chống đối. Rồi họ cho phép những người dân này trở về nhà và khuyến khích những người đang ẩn trốn đi ra trình diện. Không ít người rơi vào cái bẫy này: những người ra đầu thú bị bắt ngay lập tức, và có người còn bị xử bắn ngay trước mặt thân nhân, điển hình cho cái gọi là “công lý cách mạng.” Giai đoạn thứ ba, các thanh niên sinh viên được gọi ra trình diện và bị bắt đào các đường mương, hào làm chỗ trú bom cho bộ đội trong trường hợp bị thả bom hay pháo kích.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ai cũng nhìn ra rằng các hào sâu này chính là nơi Cộng Sản xử bắn những người bị gán tội “kẻ thù của nhân dân.” Vì Việt Cộng cần tiết kiệm đạn, đa số nạn nhân bị chôn sống sau khi bị đập vào đầu bằng báng súng hay “đánh cho chết bằng xẻng cuốc.” Nạn nhân của giai đoạn này đa số là đàn ông từng làm việc với cảnh sát và chính quyền Miền Nam. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều đêm tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
Khi cuộc chiến đang diễn ra, Cộng Sản khám phá chỗ trú ẩn của nhiều người. Ban đầu, họ tập họp tất cả lại như tù nhân, nhưng chẳng bao lâu sau những tù nhân này bị xem như gánh nặng vì không đủ lương thực, thiếu phòng vệ sinh, và nếu gia đình đi thăm nuôi thì lại trở thành vấn đề thông tin phản gián, đưa đến quyết định là dời tù ra ngoài thành phố, đưa lên vùng đồi núi, hay giản dị hơn là thủ tiêu nạn nhân.
Hoàn cảnh xấu nhất xảy ra khi, không thể chống lại sự phản công của phe quốc gia trong những ngày cuối, Cộng Sản phải quyết định triệt thoái lên núi. Việc rút này phải được tuyệt đối bảo mật. Họ đã thử dời tù nhân lên vùng đồi núi để giữ làm con tin hay làm bia đỡ đạn. Nhưng vì con số tù nhân quá đông, nên điều này trở thành không thể.
Hơn nữa, không đủ lương thực để nuôi tù, không đủ thời gian để đưa họ đi ra Bắc. Thả tù ra là một đề nghị nguy hiểm vì chắc chắn tù binh được thả sẽ tiết lộ đường rút quân. Từ đó đưa đến quyết định bịt miệng và thủ tiêu nhân chứng. Điều này giải thích cho rất nhiều mồ chôn tập thể được tìm thấy sau này, dọc theo con đường rút quân của các đơn vị bộ đội Bắc Việt.
Ai là thủ phạm của quyết định giết dân lành?
“Thị trưởng” Huế trong thời gian này là Lê Văn Hảo (giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên, Huế) – sau đã trốn sang Pháp – không nhận đây là tội của ông. Ông khai rằng mình chỉ bị giật dây và sai khiến, không có tiếng nói trong mọi quyết định của Cộng Sản tại Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này có vị thế lớn tại Huế, cũng nói ông không nhúng tay vào thảm kịch ghê sợ này – nhưng dù sao, như Lê Minh, ông ta đã không chối là có các mồ chôn tập thể ; trong khi Gareth Porter hay Philip Hones Griffith, một người phản chiến, lại muốn đổ tất cả tội vào bom đạn của Hoa Kỳ. Nhưng ít ra thì, người dân Huế, cho đến ngày hôm nay, 40 năm sau, vẫn còn nhớ như in cảnh Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Tôn Thất Dương Tiềm, hay Nguyễn Đắc Xuân dẫn đường cho Cộng Sản đi từng nhà điệu nạn nhân ra, kết án họ đã “mắc tội với nhân dân” và có khi còn đọc bản án tử hình cho một số nạn nhân. Đây là đợt thảm sát đầu tiên trong thành phố Huế như Gia Hội.
Còn những nạn nhân bị giết trên đường rút lui của Cộng Sản thì trách nhiệm phải thuộc những người chỉ huy quân đội như Lê Minh – người đã tự nhận một phần trách nhiệm – hay những người chỉ huy thấp hơn, đã tự động thủ tiêu nạn nhân trước rồi báo cáo sau – như Lê Minh ngụ ý trong lời khai của ông. Tuy nhiên, cách hành xử này đã rất phổ biến, đưa đến ít nhất là 22 mồ chôn tập thể được tìm ra sau này, và cho thấy lệnh thủ tiêu dân lành có thể được ban ra từ cấp chỉ huy cao hơn cả Lê Minh, rất có thể là từ Tướng Trần Văn Quang, tư lệnh quân khu Trị – Thiên – Huế, hay ngay cả từ Hà Nội.
Bản dịch hoàn tất ngày
19 tháng 3, 2008
PS : Nguyễn Đóa : giáo sư Pháp Văn Trung Học Bồ Đề (không phải Giám Thị Quốc Học Huế)
Tôn T Dương Tiềm (em cuả T T Dương Kỵ, giáo sư Việt Văn TH Bồ Đề , Nguyễn Du)
(Trình bày tại Vietnam Center, Sixth Triennial Vietnam Symposium, Ngày 13-15 tháng 3, 2008. Texas Tech University, Lubbock, Texas. Nguyên bản Anh ngữ, được dịch sang Việt ngữ.)
Bốn mươi năm trước đây, Cộng Sản Việt Nam, trong cố gắng đảo ngược thế cuộc chiến tranh vì các thất bại liên tiếp của họ vào hai năm 1966 – 1967, đã phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân từ tháng giêng đến tháng hai năm 1968. Cuộc Tổng Tấn Công này trở thành một đại thảm họa về quân sự cho phía Cộng Sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã thú nhận là họ thất bại nặng nề, với 48.000 tổn thất nhân sự (41.000 tử vong, 7.000 lính bị bắt làm tù binh, chưa kể thương binh) trên tổng số 84.000 quân trong lực lượng tấn công. Cộng Sản Việt Nam đã phải tốn ít nhất là 3 năm (theo Trần Văn Trà), đến 5 năm (theo Bùi Tín), để tái xây dựng lực lượng. Trên thực tế, hậu quả của cuộc tấn công 1968, nếu tính cả trận đầu cùng với hai lần tấn công theo sau, vào tháng 05/1968 và tháng 08/1968, thì sẽ cho người ta thấy rõ điều này: Cuộc chiến năm 1968 đã tiêu diệt một cách hữu hiệu hầu như toàn bộ bộ máy chiến tranh của họ tại miền Nam Việt Nam.
Chiến địa duy nhất mà Cộng Sản Việt Nam cầm cự được hơn vài ngày là tại Huế, cố đô của Việt Nam, nơi quân Việt Cộng tử thủ đến 25 ngày nhờ vào sự kiên cố của các bức tường cổ thành. Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này đã gọi cuộc chiến là “không thể thắng được.” Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: “Nếu tôi mất [sự ủng hộ] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.” Đến tháng ba 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến sự sửa soạn cho “Hòa đàm” Paris.
Có thể nói rằng sự thảm bại quân sự khổng lồ nhất của Việt Cộng trong suốt cuộc chiến, bỗng nhiên dẫn đến bước ngoặt quan trọng nhất trong chiến tranh VN có lợi cho Cộng Sản Bắc Việt. Sau Tết 1968, cục diện chiến tranh Việt Nam thay đổi hoàn toàn: nếu trước đó, huyền thoại về một chiến tranh du kích do người dân miền Nam bị áp bức nổi lên vẫn còn được thêu dệt dù khó tin, sau Tết, vì quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đã không còn nữa, Hà Nội trắng trợn chường ra bộ mặt của một kẻ xâm lăng, vi phạm Hiệp Định Genève năm 1954, hiệp định phân chia Việt Nam ra thành hai miền Nam Bắc rõ ràng trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị (mà lúc đầu được quan niệm là sẽ thống nhất bằng một cuộc Tổng Tuyển Cử).
Một Năm Bản Lề
Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là một năm bản lề trong chiến tranh Việt Nam. Và trong năm đó trận chiến tại Huế sẽ nổi bật lên như là chiến trường đóng góp vào cái nhìn sai lạc mà lại được truyền bá cùng khắp thế giới, nhờ vào các hãng truyền thông của Hoa Kỳ. Sự truyền thông sai lạc này đã thuyết phục được những con diều hâu như Bộ Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford trở thành những con chim bồ câu ngây thơ, và cuối cùng đã thúc đẩy Tổng Thống Johnson đi vào con đường bất khả đảo ngược dẫn đến sự triệt thoái và, cuối cùng là thất bại trên chiến trường Việt Nam.
Điều đáng ngạc nhiên nhất, là tuy quan trọng như vậy, nhưng trận chiến tại Huế chỉ được nhắc sơ qua trong các sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt Nam.
Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận quyết định này trong chiến tranh Việt Nam và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa như: Huế 1968 không được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War: America’s Military Role in Vietnam (1984). Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson, Vietnam at War (trang 475). Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and Vietnam, 1941-1975 (trang 259), Huế 1968 được một đoạn trong sách của William S. Turley, cuốn The Second Indochina War được mô tả là một cuốn “Lược sử chính trị và quân sự, 1954-1975” (trang 109), một đoạn và 4 dòng trong sách của George C. Herring, America’s Longest War (trang 186-187), và một đoạn rưỡi trong sách của Neil Sheehan về “John Paul Vann và Hoa Kỳ ở Việt Nam,” có tựa đề là A Bright Shining Lie (trang 719-720). Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2.000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi. Chỉ có một vài cuốn là dành cho Huế một ít chú tâm, nhưng ngay cả trong những sách như của A. J. Languth, Our Vietnam, câu chuyện cũng thiên về cuộc thảm sát tại Huế nhiều hơn là tự thân cuộc chiến (trang 475-478). Ngoại lệ duy nhất có lẽ là sách của Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, khi trận Huế được trân trọng dành cho tới hai trang (trang 192-193) nhưng lại đầy dẫy những thông tin sai lạc.
Điều lạ hơn nữa, là ngay trong các sách Việt Nam, kể cả sách giáo khoa, trận chiến tại Huế cũng bị quên lãng. Thí dụ như, trong tập Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975 (Trần Thục Nga và người khác, Lịch Sử Việt Nam, 1945-1975, Nhà xb Giáo Dục, 1987), sách giáo khoa được Đảng CSVN chuẩn nhận trong chương trình dành cho các thầy cô theo ngành sư phạm hiện nay tại Việt Nam, trận chiến tại Huế được nhắc đến trong hai đoạn văn (trang 145), mà đoạn sau không hơn không kém là một đoạn tuyên truyền. Về phía Quân Lực VNCH và người Việt hải ngoại, cuộc chiến tại Huế cũng chỉ nhận được nhiều lắm là vài trang (chính xác là 3 trang, 403-405, trong Chiến tranh Việt Nam toàn tập, tác phẩm được xem là đầy đủ nhất về lịch sử cuộc chiến, của Nguyễn Đức Phương. Nếu đem so sánh với sự quan tâm to lớn dành cho vụ Thảm Sát tại Huế thì phải nói là ta sẽ không thể nào hiểu được vụ thảm sát kia nếu ta không hiểu trận Huế diễn ra như thế nào. Một ngoại lệ có thể tìm thấy trong tập Huế, Xưa và Nay (Hue, Past and Present – Vietnamese Studies Số 37) do Hà Nội xuất bản ngay sau Tết 1968, trong đó có đăng bài của Tôn Vy về “Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của Nhân Dân tại Quảng Trị – Thừa Thiên” kể lại trận chiến trong 14 trang nhỏ. Tiếc thay, loạt bài này không có bản đồ, không chỉ rõ đâu là quân Bắc Việt và Việt Cộng, đâu là quân Việt Nam Cộng Hòa, và thêm thắt khá nhiều chi tiết tưởng tượng. Như vậy, câu chuyện thực về cuộc chiến Mậu Thân 1968 tại Huế, theo góc nhìn của người Việt miền Nam, vẫn còn cần được kể lại một cách trung thực.
Những đặc điểm của trận Huế vào Tết Mậu Thân 1968
Cuộc chiến tại Huế vào Tết 1968 không chỉ đặc biệt vì Việt Cộng đã cầm cự được đến 25 ngày trong khi tại các địa điểm khác trong cuộc tấn công, quân xâm lăng đã bị đẩy lui ngay trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu tiên, và nhiều lắm là vài ngày (tại Sài Gòn – Chợ Lớn là 9 ngày). Trận Huế năm 1968 đặc biệt là bởi vì, như tại Khe Sanh, quân tấn công là lực lượng chính quy Bắc Việt, những lính chuyên nghiệp dầy dạn chiến trường, được gửi vào từ Miền Bắc… Lý do chính là trước khi phát động cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Việt Cộng đã sắp xếp lại các ranh giới quân sự quanh Sài Gòn và Huế để tăng sự đột ngột và sự công phá đến mức tối đa.
Cuộc chiến tại mỗi đô thị được giao cho hai nhóm chỉ huy chiến trường. Tại Sài Gòn là Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh – một người miền Nam kèm bởi hai tướng Bắc Việt – trách nhiệm việc tấn công từ phía Bắc thành phố. Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng chỉ huy việc tấn công từ phía Nam.
Trong trường hợp Huế, Trung tướng Trần Văn Quang là Chỉ huy trưởng quân khu Trị – Thiên – Huế, nhưng Đại Tá Lê Minh lại nhận được lệnh trước khi ra quân rằng: “Về chiến dịch, anh là chỉ huy trưởng, về mặt Đảng, anh là trưởng ban công kích và khởi nghĩa của toàn khu.” Trên thực tế, cũng như trường hợp tại Sài Gòn, Lê Minh điều khiển vùng phía Bắc và Thân Trọng Một điều khiển sự tấn công từ phía Nam vào Huế. Mặc dầu vậy, Một nằm dưới quyền Minh, như chúng ta sẽ có dịp nhận xét sau này.
Trận chiến tại Huế năm 1968 đặc biệt vì nếu các cuộc tấn công vào Sài Gòn là sự tổng hợp lực lượng giữa Quân Giải phóng của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, như các đơn vị miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, và các đơn vị chính quy Bắc Việt dưới quyền Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, thì sự việc tại Huế đã hoàn toàn dính liền với danh dự của riêng Quân đội chính quy Bắc Việt mà thôi. Điểm này rất quan trọng khi chúng ta bàn đến câu hỏi ai là thủ phạm trong việc thảm sát tại Huế năm 1968.
Trận chiến tại Huế năm Mậu Thân cũng đặc biệt về thời điểm, vì sau Tết 1968, Hà Nội không còn cố gắng che dấu sự thực là những quân đoàn chính quy đông đảo, trong đó một số là đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ, đã hiện diện tại miền Nam – biến đổi hoàn toàn tính chất “du kích chiến” (được cho là do sự nổi dậy của kháng chiến quân miền Nam) sang cuộc chiến quy ước có trang bị vũ khí quân cụ đầy đủ (bởi các lực lượng ngoại bang và từ phía Bắc vĩ tuyến 17 mang xuống). Sự kiện này trở nên trắng trợn hơn nữa khi Hà Nội tấn công miền Nam, vào Lễ Phục Sinh 1972, với toàn lực của Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc, tất cả là những đoàn quân chính quy (với chỉ một sư đoàn để lại ở miền Bắc vào tháng 12/1972). Hà Nội lại thảm bại trong trận chiến này, sau 56 ngày bao vây An Lộc thất bại (tháng 04-06/1972), và đặc biệt sau khi Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Cổ thành Quảng Trị vào tháng 09/1972, chứng tỏ sự trưởng thành anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 4 năm sau Tết 1968, khi trực chiến với Quân Đội Bắc Việt một khi có đầy đủ pháo binh và không quân yểm trợ.
Sau cùng, trận chiến tại Huế 1968 đặc biệt vì đó là chiến địa duy nhất mà Việt Cộng có đủ thời giờ để thành lập cả một “hội đồng nhân dân” gồm đa số là dân địa hương bị Bắc Việt giật dây. Những kẻ chủ chốt trong việc này là Hoàng Kim Loan, và Hoàng Lanh, hai tên nằm vùng ẩn náu trong nhà của Nguyễn Đóa, một Giám Thị tại trường Quốc Học. Hai ngày sau khi xâm nhập Huế, vào mồng 2 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội loan báo Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế được dựng lên với Giáo sư Đại Học Văn Khoa (ngành Dân tộc học) Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và Bà Tuần Chi, một người trong ngành giáo dục, làm Phó.
Mười hai ngày sau đó, 14 tháng 02, Đài phát thanh Hà Nội lại loan báo đã thành lập Ủy Ban Nhân Dân địa phương với Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch, và hai phó là Đào Thị Xuân Yến (tên con gái của bà Tuần Chi) và Hoàng Phương Thảo.
Trên thực tế, Việt Cộng đã vào Huế mang theo nhiều danh sách và địa chỉ do bọn nằm vùng cung cấp (như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Đóa, và Bà Tuần Chi – vợ Nguyễn Đình Chi, học giả Nguyễn Đắc Xuân, v.v…) và gần như lập tức đi lùng các người có tên trong danh sách.
Trận thư hùng về quân sự
Hướng dẫn bởi thành phần bất mãn do chính phủ VNCH đã dẹp cuộc khủng hoảng Phật Giáo miền Trung (1965-1967), Việt Cộng đã giữ được yếu tố bất ngờ khi họ tràn xuống từ vùng đồi núi phía Tây thành phố vào đêm 31 tháng 01, 1968. Họ đã kiểm soát được thành phố trong một thời gian tương đối ngắn (chưa đầy 24 giờ) ngoại trừ căn cứ của Đại đội 81 Quân Cụ, Đài Phát Thanh Huế, Phi trường Tây Lộc, và đặc biệt là Đồn Mang Cá, tổng hành dinh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh dưới sự chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng.
Phần phụ lục đính kèm sẽ có chi tiết thời điểm rất rõ, nhưng ở đây chúng ta chỉ có thể tóm tắt trận chiến tại Huế như sau:
31/01/1968: Giữa đêm, bốn tiểu đoàn Bắc Việt dưới quyền Đại tá Lê Minh, hỗ trợ bởi một tiểu đoàn đặc công, tấn công Cổ Thành Huế từ phía Tây, Tây Bắc và chiếm một vùng lớn của thành phố, nhờ yếu tố bất ngờ. Bốn tiểu đoàn khác, cùng với tiểu đoàn đặc công thứ hai, dưới sự điều động của Thân Trọng Một, tấn công từ phía Nam. Toán đầu tiên gặp sự kháng cự tại sân bay Tây Lộc, trong khi nhóm thứ hai chạm trán với sự phòng thủ kiên cường của Đại Đội 81 Quân Cụ tại Tam Thai. Trong cùng thời gian, một tiểu đoàn Bắc Việt khác tiến vào An Hòa, phía Bắc của Huế nhằm chặn đường tiếp viện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến từ Quảng Trị. Cuối cùng, một lực lượng khác gồm hai tiểu đoàn Bắc Việt đóng chốt tại An Cựu và Phú Cam phòng ngăn quân tiếp viện đến từ phía Nam.
31/01 – 03/02/1968: Việt Cộng kiểm soát được thành phố trong 4 ngày đầu. Sáng 01 tháng 2, họ tập họp dân chúng trong vùng bị kiểm soát, bắt học tập tư tưởng Mác-LêNin rồi cho về để chứng tỏ sự “khoan dung” của phe thắng trận, khuyến khích dân đi rủ những người còn đang trốn tránh ra trình diện. Rất nhiều người rơi vào bẫy này. Tuy nhiên, trong cùng thời gian, Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc gọi quân về để cũng cố phòng thủ Đồn Mang Cá ở phía Đông Cổ Thành.
04 – 05/02/1968: Chiến trận tạm lắng vì cả hai bên đều kiệt lực, nhất là vì Việt Cộng hết đạn (có điện đánh về Hà Nội ngày 5/2/1968).
06-07/02/1968: “Vào ngày thứ bảy của trận chiến, Hoa Kỳ nhập cuộc.” Tuy chiếm được đa số các mục tiêu nhưng vì đạn đã cạn gần hết, Lê Minh họp cấp chỉ huy và đề nghị rút lui vì “một chiến thắng quyết định” không thể đạt được. Lê Minh ra lệnh mang các chiến lợi phẩm về căn cứ của Việt Cộng tại vùng quê và trong rừng, cũng như tải thương và mang tù binh ra khỏi thành phố.
07-09/02/1968: Lo ngại sự phản công của quân đội VNCH, Việt Cộng phá cầu Trường Tiền vào đêm 7 tháng 02. Nhưng thay vì rút lui, Tướng Bắc Việt Trần Văn Quang đã đến Huế và tái phối trí các đơn vị dưới quyền Lê Minh, rồi ra lệnh dồn hết sức tấn công đồn Mang Cá. Sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội (từ 9 giờ đêm đến 12 giờ khuya ngày 9/02), nỗ lực này của Bắc Việt đã hoàn toàn thất bại, và quân xâm lược đã phải rút khỏi trận địa. Một điện tín thứ hai được gửi cấp tốc về Hà Nội xin tiếp viện quân và đạn dược. Yêu cầu thứ hai này được Hà Nội hứa chuẩn y, ký bởi 3 vị tướng cao nhất là Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, và Song Hào. Một điện tín khác, sau đó, cũng từ Hà Nội hứa sẽ gửi binh tiếp viện.
10 – 15/02/1968: Đạn dược tiếp liệu do Hà Nội hứa không bao giờ đến, và đội binh tiếp viện đã bị Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chặn và gần như tiêu diệt hoàn toàn trước khi đến Huế. Ngày 10/02, quân lực VNCH đã bắt đầu càn quét khi địa phương quân thay thế các đơn vị nhảy dù để họ có thể quay sang tấn công quân Bắc Việt.
12/02/1968: Thủy quân lục chiến Việt Nam đến thay thế lực lượng nhảy dù. Một đơn vị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (Đại đội 1 của Robert Thompson, Sư đoàn 5 Thủy quân lục chiến) cũng vượt sông Hương và bắt liên lạc với Tướng Trưởng tại đồn Mang Cá.
12 – 20/02/1968: Giao tranh dữ dội, trên mọi đường phố và trong từng căn nhà với sự can dự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở phía Đông và Đông Nam Cổ Thành. Việt Cộng phản công dữ dội khi Thủy quân lục chiến Việt Nam cố mở đường tấn công vào phía Tây Nam Cổ Thành, nhằm cắt đường tiếp viện của địch. Ngày 16 tháng 02, quân lực VNCH thành công trong việc tràn lên các vị trí của địch và hai ngày sau đó, 18 tháng 02, đã đến cửa Chánh Tây và góc Tây Bắc của Cổ Thành.
14/02/1968: Đài Phát Thanh Hà Nội thông báo sự thành lập chính quyền địa phương với Lê Văn Hảo làm chủ tịch (thị trưởng), kèm theo hai bên là hai phó chủ tịch phái nữ. Đứng sau Lê Văn Hảo là một số nhân vật có tiếng tại Huế mà người dân thành nội tin rằng chính là thủ phạm của các vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân tại Huế: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm, v.v…)
21/02/1968: Dưới áp lực nặng nề của 3 lữ đoàn Thủy quân lục chiến VNCH, không kể Sư Đoàn 1, và 3 tiểu đoàn Hoa Kỳ, quân Bắc Việt “quyết định rút, bởi vì bây giờ dù quân chi viện có vào nữa thì cũng không thay đổi được tình thế.”
22/02/1968: Quân Bắc Việt cố gắng trong tuyệt vọng làm một cuộc phản công hầu tạo xao động cho lính VNCH. Nhưng Trần Ngọc Huế và đội Hắc Báo của ông đã tập hợp chống trả mạnh mẽ và chiến thắng.
24/02/1968: Cuối cùng, quân lực VNCH đã thành công trong việc tái chiếm kỳ đài để hạ cờ Việt Cộng vào lúc 5 giờ sáng, và thay bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa nơi cửa Thượng Tứ.
Tổn thất
Hà Nội chưa bao giờ công bố số quân Bắc Việt tử vong tại Huế, tuy một bài thơ của Chế Lan Viên (1920-1989) đã tự thú nhận:
Hai ngàn quân tràn xuống đồng bằng
Chỉ ba mươi người trở lại…
Trần Văn Trà viết “Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về,” có lẽ để nói về trận chiến tại Huế. (Bài viết năm 1993, trang 62).
Thống kê của đồng minh ước đoán lính Việt Cộng tham chiến tại Huế có khoảng 7.500 người (tương đương với 15 tiểu đoàn), trong số đó 5.000 tử trận tại chỗ, còn 3.000 xác khác được tìm thấy tại những vùng đất chung quanh Huế. Tuy thật là khó tin, song xác những lính chính quy Bắc Việt tìm được chung quanh các đồi phía Tây của Huế có thể là những nhân sự Hà Nội đưa vào Nam với hoang tưởng là đã chiếm xong được Huế. Chỉ điều này mới giúp giải nghĩa được cảnh tượng sau đây trong những ngày chiến đấu cuối cùng tại Huế, như lời kể của Andrew Wiest qua tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army: “Khi tiến lên cùng với lính của mình, Trần Ngọc Huế không thể tin vào mắt ông: những xác chết còn nguyên quân phục mới tinh, xếp chồng chất lên nhau hàng hàng lớp lớp ngút tầm mắt, tràn ra khỏi các mương rãnh, hố cá nhân và bụi rậm. [… Cuối cùng, tìm ra một người lính Bắc Việt còn sống] Huế hỏi tại sao đội quân của anh ta lại mặc quân phục đại lễ và mang theo cờ. Người tù chán nản trả lời: “Họ bảo chúng tôi rằng Huế đã được giải phóng và chúng tôi đến để diễu hành mừng chiến thắng.” (trang 116)
Nhật ký của Lê Minh xác nhận điều này: “Đến ngày 26.2.68 thì tất cả đã rút ra khỏi thành phố. Thực sự là bắt đầu rút từ ngày 22, và cuộc rút lui kéo dài trong 5 ngày mới kết thúc. Vì các chiến lợi phẩm đưa ra tấp ở ngoại thành hoặc ven rừng đều đã bị địch phản kích chiếm lại hết, nên lên rừng người nào là đói ngay trong ngày đó. Sau cuộc liên hoan mừng chiến thắng (sic) có cả nhân sĩ trí thức Huế ở Khe Trái thì cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế là giống như tình hình hồi vỡ mặt trận.”
“Hàng vạn người đã lên rừng phải lo ăn,” Lê Minh tiếp tục, “người ở ngoài kia [Bắc Việt] tiếp tục ập vào, nào công an, đài phát thanh, truyền hình, cục lưu trữ, kể cả cảnh sát giao thông, v.v… ở đâu cũng đòi gạo đòi muối; trong khi đó Trung ương lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2 [vào tháng 05/1968].”
Về phía đồng minh, Việt Nam Cộng Hòa bị tử thương 384 người, 1.800 người bị thương, và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ báo cáo 147 tử thương, 857 bị thương nặng cần chuyển về bệnh viện.
Tuy vậy, con số dân lành bị thiệt mạng trong cuộc chiến tại Huế thật khổng lồ. Gần 7.000 người mất tích, trong khi chỉ có 844 tử thương và 1.900 bị thương vì bom đạn. Trong số mất tích người ta tìm được 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở rải rác nhiều nơi trong thành phố, nhất là tại Gia Hội, nơi nhiều người dân bị xử tử, và khoảng 19 địa điểm khác quanh Huế. Các nạn nhân này bị tàn sát bất kể người già, phụ nữ, trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh. Việt Cộng sợ rằng nếu có người sống sót trở về, họ sẽ tiết lộ các nơi trú ẩn của tàn quân Bắc Việt.
Về chuyện này, ngay cả Lê Minh cũng bị nhói trong tim khi viết trong hồi ký: “Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. [Về] sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân [. . .] còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân (sic) trong một cuộc chiến tranh là điều không tránh khỏi, một khi quần chúng (sic) đã nổi dậy. [. . .] Rốt cuộc là đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi.”
Nhận định sơ khởi
Với những khảo sát kể trên, tôi mong là đã làm rõ được một số vấn đề chung quanh trận Mậu Thân tại Huế – một trong những cuộc giao tranh quan trọng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trận chiến quân sự, với tất cả những tính toán sai lầm và những giây phút hèn nhát ở cả hai phía, đã là một thiên hùng ca cho cả 3 quân đội: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và Quân Bắc Việt. Cả ba đã vượt sức mình để chiến đấu.
Trong trận chiến chính trị, rõ ràng là Việt Cộng đã lầm to khi tiên đoán về cảm tình của người dân Huế mà họ hy vọng sẽ đứng về phía họ, một chuyện đã không xảy ra. Thế nhưng Việt Cộng đã thật bất ngờ khi cuộc tổng công kích Mậu Thân đã đưa Hoa Thịnh Đốn đến quyết định hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuộc chiến.
Trên phương diện đạo đức, cuộc Thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó.
Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.
Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue của ông khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi “theo dọn dẹp chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ” (trang 87), cũng như kết án họ là “đi từ nhà này sang nhà khác như những nhóm có tổ chức để hôi của.”
Ông Andrew Wiest đã công bằng hơn khi viết: “Từ những nỗ lực đầu tiên để giải tỏa khu MACV, các Thủy quân lục chiến Mỹ đã biểu lộ sự can trường cá nhân và sức chiến đấu của các đơn vị, một truyền thống của TQLC Mỹ, một binh chủng mà vẫn được xem như đòan bộ binh thiện chiến nhất thế giới. Rõ ràng là phía Hoa Kỳ đã hy sinh vô vị lợi. TQLC Mỹ đã chính tự thân giải phóng được thành phố mới ở phía Nam sông Hương và đánh một trận chiến hùng sử ở trong Cổ Thành, với 147 người bị tử thương. Song, trong một trận chiến ít được ngợi ca, Quân Lực VNCH đã thực sự đóng vai chính khi anh dũng chiến đấu để giành lại Thành Nội, những đơn vị thiếu quân số của họ đã đánh bại các lực lượng tự phụ của Bắc Việt và Việt Cộng trong trận chiến dai dẳng và đắng cay mà không hề có sự hỗ trợ trực tiếp của pháo binh cơ hữu hạng nặng. Tại chiến trường này, với số tử vong là 357 chiến sĩ, lính VNCH đã gây – một con số lạ kỳ – là 2.642 cái chết ngay trong lúc giao tranh cho bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng.”
Cuối cùng, tôi tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland, đã có nhận xét và thông tin đúng đắn hơn Keith Nolan: “Rất nhiều người Mỹ tham dự trận chiến Tết Mậu Thân […], tuy nhiên… chỉ có một trận tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ Hoa Kỳ tại vòng đai của Long Bình. [… Như vậy] nói chung, cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản đã hoàn toàn bị đẩy lui bởi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta cần vinh danh Quân Lực VNCH, không quân Việt Nam, địa phương quân, cảnh sát quốc gia – tất cả đã đóng vai trò chính yếu trong việc đẩy lui cuộc tấn công của Cộng Sản.”
Nhận định tổng quát
Như ai đã làm thầy giáo đều biết, nhận định công bằng nhất đối với một trận đánh phải đặt trên mục tiêu tiên khởi đưa đến việc làm ấy. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự đo lường được sự thành công hay thất bại trong công việc.
Với ý tưởng này, thiết tưởng cũng nên nhắc lại tên do chính Hà Nội đặt cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân là “Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy.” Đó là vì trong lối nhìn của Hà Nội, họ không chỉ muốn ngừng lại ở chiến thắng quân sự (dù như có được), mà còn muốn nó được kèm theo bởi hình ảnh của một cuộc tổng nổi dậy để cho hành động xâm lăng này xem ra có “chính nghĩa.” Nói cách khác, Hà Nội không muốn bị nhìn là một kẻ hiếu chiến, mà muốn mang mặt nạ của một kẻ đi “giải phóng” nạn nhân của bất công, giúp những người từ lâu bị đàn áp dưới “chính thể tàn độc,” mà Hà Nội phỉ báng là “Đế quốc Mỹ” và “ngụy quyền Sài Gòn.”
Về phương diện này, cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề, mà còn là một thảm bại về chính trị lớn lao cho họ vì ở cả 25 thành phố và tỉnh lỵ bị tấn công trong năm định mệnh ấy, không nơi nào người dân Việt tiếp đón Cộng Sản cả. Ngay cả ở Huế, nơi mà trong suốt 3 năm trước đó, thành phố đã sôi sục với phong trào Phật Giáo đối lập với chính quyền Sài Gòn.
Lúc đầu, Cộng Sản cố gắng khoác lên bộ mặt nhân đức. Hướng dẫn bởi các tên nằm vùng, với danh sách trong tay, cán bộ Cộng Sản đến từng địa chỉ đã định và đòi hỏi chủ nhà phải ra trình diện trong buổi họp mặt với “chính quyền mới.” (Hiểu là: chúng tôi biết đích xác là các anh ở đâu). Sau đó, người dân được thuyết giảng về “cách mạng” và bị răn đe rằng cuộc “cách mạng” này, tuy “nhân đạo” song sẽ không tha thứ cho bất cứ ai chống đối. Rồi họ cho phép những người dân này trở về nhà và khuyến khích những người đang ẩn trốn đi ra trình diện. Không ít người rơi vào cái bẫy này: những người ra đầu thú bị bắt ngay lập tức, và có người còn bị xử bắn ngay trước mặt thân nhân, điển hình cho cái gọi là “công lý cách mạng.” Giai đoạn thứ ba, các thanh niên sinh viên được gọi ra trình diện và bị bắt đào các đường mương, hào làm chỗ trú bom cho bộ đội trong trường hợp bị thả bom hay pháo kích.
Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ai cũng nhìn ra rằng các hào sâu này chính là nơi Cộng Sản xử bắn những người bị gán tội “kẻ thù của nhân dân.” Vì Việt Cộng cần tiết kiệm đạn, đa số nạn nhân bị chôn sống sau khi bị đập vào đầu bằng báng súng hay “đánh cho chết bằng xẻng cuốc.” Nạn nhân của giai đoạn này đa số là đàn ông từng làm việc với cảnh sát và chính quyền Miền Nam. Cuộc hành quyết kéo dài nhiều đêm tại nhiều nơi khác nhau trong thành phố.
Khi cuộc chiến đang diễn ra, Cộng Sản khám phá chỗ trú ẩn của nhiều người. Ban đầu, họ tập họp tất cả lại như tù nhân, nhưng chẳng bao lâu sau những tù nhân này bị xem như gánh nặng vì không đủ lương thực, thiếu phòng vệ sinh, và nếu gia đình đi thăm nuôi thì lại trở thành vấn đề thông tin phản gián, đưa đến quyết định là dời tù ra ngoài thành phố, đưa lên vùng đồi núi, hay giản dị hơn là thủ tiêu nạn nhân.
Hoàn cảnh xấu nhất xảy ra khi, không thể chống lại sự phản công của phe quốc gia trong những ngày cuối, Cộng Sản phải quyết định triệt thoái lên núi. Việc rút này phải được tuyệt đối bảo mật. Họ đã thử dời tù nhân lên vùng đồi núi để giữ làm con tin hay làm bia đỡ đạn. Nhưng vì con số tù nhân quá đông, nên điều này trở thành không thể.
Hơn nữa, không đủ lương thực để nuôi tù, không đủ thời gian để đưa họ đi ra Bắc. Thả tù ra là một đề nghị nguy hiểm vì chắc chắn tù binh được thả sẽ tiết lộ đường rút quân. Từ đó đưa đến quyết định bịt miệng và thủ tiêu nhân chứng. Điều này giải thích cho rất nhiều mồ chôn tập thể được tìm thấy sau này, dọc theo con đường rút quân của các đơn vị bộ đội Bắc Việt.
Ai là thủ phạm của quyết định giết dân lành?
“Thị trưởng” Huế trong thời gian này là Lê Văn Hảo (giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên, Huế) – sau đã trốn sang Pháp – không nhận đây là tội của ông. Ông khai rằng mình chỉ bị giật dây và sai khiến, không có tiếng nói trong mọi quyết định của Cộng Sản tại Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này có vị thế lớn tại Huế, cũng nói ông không nhúng tay vào thảm kịch ghê sợ này – nhưng dù sao, như Lê Minh, ông ta đã không chối là có các mồ chôn tập thể ; trong khi Gareth Porter hay Philip Hones Griffith, một người phản chiến, lại muốn đổ tất cả tội vào bom đạn của Hoa Kỳ. Nhưng ít ra thì, người dân Huế, cho đến ngày hôm nay, 40 năm sau, vẫn còn nhớ như in cảnh Hoàng Phủ Ngọc Phan (em trai Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Tôn Thất Dương Tiềm, hay Nguyễn Đắc Xuân dẫn đường cho Cộng Sản đi từng nhà điệu nạn nhân ra, kết án họ đã “mắc tội với nhân dân” và có khi còn đọc bản án tử hình cho một số nạn nhân. Đây là đợt thảm sát đầu tiên trong thành phố Huế như Gia Hội.
Còn những nạn nhân bị giết trên đường rút lui của Cộng Sản thì trách nhiệm phải thuộc những người chỉ huy quân đội như Lê Minh – người đã tự nhận một phần trách nhiệm – hay những người chỉ huy thấp hơn, đã tự động thủ tiêu nạn nhân trước rồi báo cáo sau – như Lê Minh ngụ ý trong lời khai của ông. Tuy nhiên, cách hành xử này đã rất phổ biến, đưa đến ít nhất là 22 mồ chôn tập thể được tìm ra sau này, và cho thấy lệnh thủ tiêu dân lành có thể được ban ra từ cấp chỉ huy cao hơn cả Lê Minh, rất có thể là từ Tướng Trần Văn Quang, tư lệnh quân khu Trị – Thiên – Huế, hay ngay cả từ Hà Nội.
Bản dịch hoàn tất ngày
19 tháng 3, 2008
PS : Nguyễn Đóa : giáo sư Pháp Văn Trung Học Bồ Đề (không phải Giám Thị Quốc Học Huế)
Tôn T Dương Tiềm (em cuả T T Dương Kỵ, giáo sư Việt Văn TH Bồ Đề , Nguyễn Du)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét