Tác giả/Nhân vật: Võ Thị Điềm Đạm |05-05-2011| 526 lần xem | |
Mèn, không đã chút nào hết, đụng trận chưa được chục bận là bị thương mẹ nó rồi. Tụi nó đi lính lâu, tụi nó rành đường rành xá, nhìn bụi cỏ vũng nước là biết chỗ nào có mìn, chỗ nào có chông.
Còn mấy thằng tò te máu mới như tui, mấy cha chuẩn úy, thiếu úy mới ra trường cũng vậy luôn, hăng máu, ngứa chân, nghe lệnh hành quân là hăm hăm hở hở, có biết sợ mẹ gì. Tới chừng nghe cái rầm là hết biết gì luôn. Mấy ông thượng sĩ già kinh nghiệm đầy mắt ngập chân, cứ căn đi dặn lại, đe tới dọa lui mà có thấm vô đầu thằng nào đâu.
Bữa đó, trời sáng bưng, ngày trước không mưa dầm, đêm qua cũng không nghe động đậy, ruộng rộng rừng thưa, tụi tui đi hành quân mà như đi chơi. Tui nhớ kỹ lắm, vừa quay qua định hỏi thằng hạ sĩ Tám Dọng Cổ, cứ dọng cho nó nửa xị là nó kéo mấy câu tục tằng nghe đã tai lắm, định hỏi chuyện gì thì thiệt tình tui không nhớ, bỗng nghe rầm. Tui không biết gì nữa hết.
Sau này, nghe tụi nó kể là tui bất tỉnh tại chỗ, không biết đau biết đớn gì cả, cả đại đội chỉ có mình tui lọt sổ “mụ mìn” thôi. Mấy ông chỉ huy cấp tốc gọi trực thăng lại bốc tui liền. Cũng tụi nó kể, tại tui bất tỉnh nằm im re nên còn sống, mấy thằng bị thương mà leo lẻo cái miệng là chết lẹ.
Trực thăng đưa tui thẳng về bệnh viện Gò Vấp, cả tuần sau tui tỉnh hồn, nhìn xuống mới biết mấy bác sĩ cưa mẹ nó cái chân trái cho tới đầu gối, còn bàn chân phải thì bị thương nhẹ nhưng gân cộ đứt tréo tùm lum. Mấy tuần lễ đầu, cứ dòm xuống hai cục băng bột to tổ chảng, cái trên cái dưới, tui thấy sao mà nó xa lạ quá. Đau khổ thì thiệt tình là không, nhưng tui cũng hơi chần dần, hơi ngỡ ngàng về cái thân thể không trọn vẹn của mình. Trời sinh tôi cái tính vô tư hay sao đó, ngó xuống bàn chân thì buồn buồn nhưng lo thì lại không biết lo cái gì. Chưa vợ, không bồ, thân tui mình ên. Ba má tui dưới Kiên Giang lên thăm cũng không than khóc, biểu chừng nào lành thì về quê sống với ổng bả. Tui biết, ba má tui không giàu nhưng các anh các chị lớn, ai cũng có ruộng vườn, tui về quê thì cứ tà tà mà sống, mãn đời. Vậy mà có cái gì đó nó níu kéo hai cái chân què quặt này của tui.
Có phải mình tôi vô tư đâu, mấy ông nằm chung phòng, có ông đại úy, có ông trung úy chớ ít gì, ông nào bị thương nặng quá nói không được, cử động không nổi thì mới chịu nằm im, chớ miệng ông nào ông nấy giỡn hết biết, nói tục hết chê, quậy hết cỡ luôn, làm như chuyện nằm bệnh viện này là chuyện dưỡng sức. Có thằng thì muốn lành cho lẹ, nằng nặc đòi về lại đơn vị. Thằng nào ngon hơn thì trốn bệnh viện, kiếm phương tiện quá giang trở ra đơn vị. Tui mà đi đứng dễ dàng thì tui có thua gì tụi nó. Nhớ đồng đội, nhớ những lần hành quân căng thẳng, nhớ những bữa nhậu lai rai xuống vài câu vọng cổ… nhớ nhiều thứ mà chỉ những người đã từng đi lính mới hiểu thấu. Chừng ra viện mà còn luyến quyến nhau, hẹn nhau tái ngộ lai rai vài sợi.
Thời gian ở nhà an dưỡng Vũng Tàu là sướng nhất. Ăn ngủ, uống thuốc, thay băng, tập sử dụng xe lăn, tập tự làm chuyện vệ sinh, đấu cờ, đánh bài, lai rai vài sợi, chờ lãnh lương. Nói chuyện lãnh lương, so với bây giờ mới thấy thời buổi gì mà lạ đời. Thời này mà được lương như hồi ở nhà an dưỡng Vũng Tàu là thằng nào cũng muốn vô lính, lỡ có bị thương thì cũng có chính phủ nuôi, đó là nói chuyện chính phủ trước. Năm sáu mươi sáu, tui lãnh hai ngàn sáu trăm đồng một tháng, lúc đó vàng giá bảy trăm đồng một chỉ. Vậy chi mỗi tháng, lương của thằng trung sĩ như tui mua được gần bốn chỉ vàng, thằng trung sĩ thi rớt trung học nên phải tình nguyện đi lính. Ở nhà an dưỡng Vũng Tàu, lương lãnh đủ, tiền ăn uống thuốc men không ai thèm khấu trừ, nhu yếu phẩm lãnh không sót món nào. Sướng quá nên quên mẹ nó cái thân tàn tật của mình, nhất là cái đám không vợ không con như tui.
Tủi thân, trách phận? Tối nằm gác tay lên trán cũng phân vân, cũng nghĩ tới cái thân tàn tật. Nhưng sáng dậy, mới bửng mắt là đã nghe thằng cụt tay xuống câu vọng cổ ngọt lịm, đã thấy thằng cụt giò tập quay xe lăn một bánh, nghe ông một mắt kể chuyện “chị em”…, một ngày như mọi ngày, quên mất! Nói nào ngay, đi lính mà, sống chết là chuyện thường tình, thương tích là chuyện cơm bữa.
Ở miền Nam thời đó, thanh niên nếu không đi học thì một là đi lính, hai là trốn quân dịch, ba là vô bưng theo mấy ổng. Sao anh không vô bưng? A… anh hỏi câu này tui mới nghĩ tới. Vô bưng khổ thấy mẹ, đói róc người, chết như rơm. Mấy thằng bà con phía nội, phía ngoại tui ở dưới quê nhắm trốn lính không đặng, nghe lời dụ ngon dỗ ngọt, vô bưng, chết lần chết mòn, riết rồi đếm đi đếm lại chỉ còn vài thằng. Tui tính tới tính lui, ngó trước ngó sau, thấy đường tình nguyện đăng lính là thượng sách. Trốn cách mấy cũng bị bắt. Bị bắt đi lính thì không được hưởng nhiều quyền lợi như tình nguyện. Trốn chui trốn nhủi chi cho khổ cha khổ mẹ, cho nhục cái thằng đàn ông. Rớt trung học được vài tháng là tui đăng đi lính, được bổ ra Sư Đoàn 9. Hồi thời tui, thời sáu mươi sáu, lính của Sư Đoàn là bị đưa khắp bốn vùng chiến thuật. Mấy năm sau mới có chính sách lính được đóng gần quê mình. Nhưng lính Sư Đoàn khác với lính Địa Phương Quân nghen, lính Địa Phương Quân được đóng tại địa phương của mình nhưng lương ít, không được hưởng những quy chế đặc biệt và nhất là không được đi đây đi đó, ít hành quân.
Không sợ đi hành quân sao anh?
Không! Không thằng lính nào sợ lệnh hành quân hết. Sợ chết? Sợ bị thương? Không ai nghĩ tới chuyện đó! Đến chừng chết là hết, đến chừng bị thương mới biết phận tàn tật. Lính mà!
Ở trại an dưỡng Vũng Tàu được nửa năm thì làng Thương Phế Binh Thủ Đức bắt đầu xây dựng, chia lô. Mấy cha lanh lẹ, “bốc thăm” được nhà ở đường Số Một, Số Hai, còn tụi tui cũng bốc thăm, được nhà ở tuốt vô trong, đường Số Mười Một. Kệ! Được cho không cái nhà là cha rồi. Được có cái xe lắc nhôm nhẹ nhàng, sức tui quay có thua gì thằng chạy xe đạp.
Có chớ! Ông nào có vợ thì đem vợ con về làng phế binh ở, làm ăn, gầy dựng. Đui què sứt mẻ vậy chớ coi ra từ từ rồi thằng nào cũng kiếm được con vợ. Vợ lanh biết làm ăn buôn bán, vợ khờ ăn lê ngồi mách, vợ hung mắng chồng chưởi con, vợ hiền an phận đẻ con, vợ giàu, vợ nghèo, vợ đẹp, vợ xấu… người lành lặn có vợ cỡ nào thì tụi tui cũng có vợ cỡ đó. Thân tàn tật nhưng có nhà cửa, có lương, có nhu yếu phẩm mỗi tháng, đủ nuôi vợ con.
Mấy thằng độc thân như tui sướng quá nên hư! Lương tháng nào xài tháng đó, không biết để dành hậu thân, thẻ nhu yếu phẩm mỗi tháng cũng bán luôn. Tại hồi đó tui ngu, đang học khóa sửa tivi, radio, không biết mắc chứng gì lại nghỉ ngang. Trường dạy nghề ngay trong làng Phế Binh này chớ đâu xa, muốn học nghề nào cũng có, thợ may, đánh máy, vẽ, thợ tiện, thợ hàn, tàn tật cỡ nào thì có nghề đó. Trường này, bây giờ nhà nước cũng mở dạy nghề cho đám trẻ, lớn lắm, anh vô sâu chút xíu là thấy.
Hồi đó mấy ông thương phế binh quậy dữ lắm, đòi hỏi, làm yêu làm sách đủ thứ. He… he… thời đó vui thiệt. Mấy ông nhà báo, mấy ngài quan chức xúi biểu tình đòi hỏi này nọ thì tụi mù quơ gậy, tụi què lắc xe ùa theo chớ tụi tui có rành luật rẽ pháp gì đâu mà yêu với sách. Cứ nắm cái luật “Nông dân có ruộng, thương binh có nhà” của ông tổng thống Thiệu, mấy ông thương binh hết đòi cất nhà chỗ này đến đòi dành đất chỗ kia. Nghĩ lại, thấy mấy ông thương binh thời đó tưởng mình là con trời hay sao đó. Thiệt là được voi đòi tiên!
Được vài năm, tui cũng tính về quê đó chớ, kẹt cái con vợ tui nó người Biên Hòa, kẹt cái nữa là anh em thương phế binh với nhau tình nghĩa gắn bó, riết rồi anh em coi cái làng Thương Phế Binh Thủ Đức như quê mình vậy.
Chà, đến sau bảy mươi lăm mới gay go. Thì cũng như tất cả anh em, hồi trước, không biết lo, không biết để dành hậu thân nên khi vỡ lỡ ra thì thằng nào cũng lây lất, bán lần bán mòn đồ đạc trong nhà. May mà vợ chồng tui bỏ nhau trước đó, lại không có con, thân tui một mình, cũng nhẹ lo. Được chừng nửa năm-một năm thì phải, ai có chân làm trong hợp tác xã, làm công nhân hãng xưởng thì được giữ nhà, còn không là phải giao nhà cho nhà nước, đi kinh tế mới hay về quê. Ờ, tàn tật cỡ nào cũng phải đi kinh tế mới.
Về quê báo cơm thì khổ ba má già, què quặt một mình thì làm sao phá rừng làm ruộng nên tui trốn, ở lại, sống nhờ anh em. Mấy anh em kéo gia đình con cái đi kinh tế mới, vài năm khổ quá chịu không thấu, trở về lại thì nhà bị tịch thu mất tiêu. Người có tiền thì mua lại, người mướn lại, người đành phải ăn nhờ ở đậu. Người đi kinh tế mới hay trốn không đi thì nhà cũng bị tịch thu hết. Tịch thu phát cho ai hả? Thì phát cho mấy cán bộ nhân viên ngoài Bắc vô. Mấy cán bộ này ở một thời gian, làm ăn khá giả, bán nhà dọn đi.
Tui trốn về Sài Gòn, ở nhờ người bạn nằm cùng phòng hồi ở nhà thương Gò Vấp. Đến chừng gia đình anh đó về quê, tui mới xấc bấc xang bang. Ở nhờ chỗ này vài tháng, chỗ kia một năm, có khi ngủ ngoài đường, cũng xong! Cái xe là nhà.
Xe lắc được phát hồi trước bằng nhôm vừa nhẹ vừa dễ di chuyển nên tui đi tới đi lui buôn bán kiếm sống cũng qua ngày. Cái xe là cái chân, đến chừng xe lắc nhôm hư mà không có tiền sửa mới thấy khổ. Lây lất một thời gian thì được hội gì đó, Hội Thánh Tin Lành thì phải, tặng chiếc xe này đây. Hơi nặng nên không đi được xa, tui xoay ra bán vé số quanh vùng này.
Kệ, đói thì không đói. Hồi thời bao cấp, anh em ăn độn bảy ba thì tui cũng ăn độn bảy ba, sống lây sống lất rồi cũng xong. Bây giờ thì cơm trắng gạo sạch nên thông thả hơn. Coi vậy mà hơn ba chục năm rồi còn gì. Sau bảy mươi lăm, tui định tự tử mấy lần đó chớ, nhưng Trời chưa chấm sổ. Cũng từ đó, tui thành thằng bụi đời đúng nghĩa của nó. Con nít trốn nhà thành bụi đời một thời gian rồi tìm đường về với cha với mẹ. Còn tui, bụi đời cả đời luôn, mãn kiếp luôn.
Bao nhiêu tuổi! Để coi, mẹ… chắc chừng sáu mươi hai, sáu mươi ba chi đó. Có bao giờ nghĩ đến tuổi tác gì đâu. Năm hết Tết đến, thấy người ta vui, tui cũng vui theo. Bạn bè người cho đòn bánh tét, người kêu lại lai rai ba ngày Tết, cũng xong. Gia tài tui là cái xe lăn và hai cái bị đen này đây. Cái bị treo trước xe là bộ quần áo để thay đổi. Cái bị nhét dưới yên xe là cái mền đắp qua đêm. Xong. Ờ, bạn bè từ nào đến giờ cũng là anh em thương phế binh với nhau.
Cũng dựa vào tình anh em thương phế binh với nhau đó chớ! Tình thương phế binh nó truyền qua đời con nữa đó anh. Con gái của một anh bạn thương phế binh, thấy hoàn cảnh không nhà không cửa của tui, vợ chồng cô ấy giao chìa khóa nhà, biểu tui chiều tối về giăng mùng ở phòng khách mà ngủ, tránh mưa gió. Cô cậu tốt bụng lắm nhưng tui không muốn làm phiền, chờ chừng mười một-mười hai giờ khuya mới về, năm giờ sáng là khóa cửa đi ra chùa đặng tắm rửa rồi đi lãnh vé số để bán. Trưa thì nay tắp vô quán cà phê, mai ghé gốc cây hàng cơm của vợ chồng mấy anh bạn, cũng là thương phế binh đặng mua hộp cơm, ly trà đá, và cũng để nghỉ luôn.
Anh thầu vé số này cũng là thương phế binh, được cái anh có bà vợ giỏi, vợ chồng ảnh chăm chỉ làm ăn nên mới gầy dựng được như ngày hôm nay. Người khác phải đặt cọc mới được lãnh vé số, còn tui, anh chị cho tui muốn lãnh bao nhiêu thì lãnh, không cọc không thế chân gì hết, bán bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không hết thì trả lại. Tình thương phế binh mà anh!
Tuy cái thương tật nó đã lành lặn nhưng ảnh hưởng nó lậm vô cơ thể cũng ác liệt lắm nên không có mấy ông sống thọ. Lại thêm khoảng thời gian đi kinh tế mới, ăn độn ngủ rừng nên cỡ tui, già hơn tui vài năm, chết gần hết. Nhiều người cũng làm ăn nên nổi, con cháu đầy nhà. Được cái mấy ông này thường giúp đỡ anh em nghèo túng. Tui chưa thấy ai quay lưng với anh em hết. Nó có một cái gì đó, nó ràng buộc anh em thương phế binh tụi tui với nhau. Tụi tui cũng quen biết vài anh em thương phế binh ngoài Bắc đó chớ. Anh em không có chuyện thù hằn gây gỗ gì hết, đụng trận thì phải chém giết nhau, hòa bình tan hàng thì cũng là người Việt mình với nhau, anh em một nhà.
Ở tuốt Hàng Xanh vậy chớ một tuần vài ba bận, nhớ anh em, chiều mát, tui lần mò về làng Thương Phế Binh Phước Bình này đây. Không làm gì hết, ít tiền thì trà, cà phê, bữa nào khá hơn thì vài xị. Tui không ham nhậu nhẹt, chỉ mê cờ tướng. Nhiều bữa gặp bàn cờ có cơ, tui mê coi, quên mẹ xấp vé số chưa bán xong, chừng có người nhắc tui mới ba chân bốn cẳng… ha… ha… tay quay người đẩy chạy về kịp trả lại vé số cho chủ thầu trước bốn giờ. Mê lắm anh! Ngó nước cờ chừng năm phút là biết cơ người chơi liền. Đã nhất là gặp người cùng cơ.
Tui làm gì mà kêu mấy ông đó đi nhậu. Mấy ông nhà cửa đàng hoàng, cơm nước đầy đủ, lâu lâu hú kêu anh em tay làm hàm nhai cỡ tui lại nhậu vài xị, tán dóc hết bữa. Tán dóc chuyện gì hả? Chà, thì toàn chuyện đánh nhau hồi đó, chuyện đời thương phế binh, hà… hà… kể hoài không hết, nói cả ngày cũng không mãn chuyện. Không, không ông nào hận thù oán trách, in như thân số mình là vậy nên cứ sống theo vậy.
Tui không ao ước điều gì hết. Tui lãnh vé số bán, bán không hết thì trả lại, nhưng phải trước bốn giờ. Mỗi ngày kiếm cỡ hai chục-hai mươi lăm ngàn đồng, đủ no bụng, tối ngủ nhờ nhà người quen, tắm rửa thì ra chùa. Bịnh hoạn? Tới đâu hay tới đâu hay tới đó! Trời không cho sống nữa, thì tui dạ. Tui thấy tui may mắn, vợ con không có nên không làm khổ ai, không là gánh nặng cho ai. Cha mẹ tui chết hết nên quê quán cũng không còn. Tiếng là ở Hàng Xanh nhưng tui sống chết với cái làng Thương Phế Binh Phước Bình này, với anh em. Tui định bụng nếu tui tìm được chỗ ngủ nhờ ở làng Thương Phế Binh thì tui trở về, ở cho tới chết. Được chôn ở xã Phước Bình này là tui mãn nguyện.
A, anh biết tên xã Phước Bình của làng Thương Phế Binh có nghĩa là gì không? Ph-B là Phế Binh đó.
Võ Thị Điềm Đạm
Sài Gòn, hè 2008
(Viết theo lời kể của một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa)
Theo http://www.trenews.net/Article.aspx?id=3608
Còn mấy thằng tò te máu mới như tui, mấy cha chuẩn úy, thiếu úy mới ra trường cũng vậy luôn, hăng máu, ngứa chân, nghe lệnh hành quân là hăm hăm hở hở, có biết sợ mẹ gì. Tới chừng nghe cái rầm là hết biết gì luôn. Mấy ông thượng sĩ già kinh nghiệm đầy mắt ngập chân, cứ căn đi dặn lại, đe tới dọa lui mà có thấm vô đầu thằng nào đâu.
Bữa đó, trời sáng bưng, ngày trước không mưa dầm, đêm qua cũng không nghe động đậy, ruộng rộng rừng thưa, tụi tui đi hành quân mà như đi chơi. Tui nhớ kỹ lắm, vừa quay qua định hỏi thằng hạ sĩ Tám Dọng Cổ, cứ dọng cho nó nửa xị là nó kéo mấy câu tục tằng nghe đã tai lắm, định hỏi chuyện gì thì thiệt tình tui không nhớ, bỗng nghe rầm. Tui không biết gì nữa hết.
Sau này, nghe tụi nó kể là tui bất tỉnh tại chỗ, không biết đau biết đớn gì cả, cả đại đội chỉ có mình tui lọt sổ “mụ mìn” thôi. Mấy ông chỉ huy cấp tốc gọi trực thăng lại bốc tui liền. Cũng tụi nó kể, tại tui bất tỉnh nằm im re nên còn sống, mấy thằng bị thương mà leo lẻo cái miệng là chết lẹ.
Trực thăng đưa tui thẳng về bệnh viện Gò Vấp, cả tuần sau tui tỉnh hồn, nhìn xuống mới biết mấy bác sĩ cưa mẹ nó cái chân trái cho tới đầu gối, còn bàn chân phải thì bị thương nhẹ nhưng gân cộ đứt tréo tùm lum. Mấy tuần lễ đầu, cứ dòm xuống hai cục băng bột to tổ chảng, cái trên cái dưới, tui thấy sao mà nó xa lạ quá. Đau khổ thì thiệt tình là không, nhưng tui cũng hơi chần dần, hơi ngỡ ngàng về cái thân thể không trọn vẹn của mình. Trời sinh tôi cái tính vô tư hay sao đó, ngó xuống bàn chân thì buồn buồn nhưng lo thì lại không biết lo cái gì. Chưa vợ, không bồ, thân tui mình ên. Ba má tui dưới Kiên Giang lên thăm cũng không than khóc, biểu chừng nào lành thì về quê sống với ổng bả. Tui biết, ba má tui không giàu nhưng các anh các chị lớn, ai cũng có ruộng vườn, tui về quê thì cứ tà tà mà sống, mãn đời. Vậy mà có cái gì đó nó níu kéo hai cái chân què quặt này của tui.
Có phải mình tôi vô tư đâu, mấy ông nằm chung phòng, có ông đại úy, có ông trung úy chớ ít gì, ông nào bị thương nặng quá nói không được, cử động không nổi thì mới chịu nằm im, chớ miệng ông nào ông nấy giỡn hết biết, nói tục hết chê, quậy hết cỡ luôn, làm như chuyện nằm bệnh viện này là chuyện dưỡng sức. Có thằng thì muốn lành cho lẹ, nằng nặc đòi về lại đơn vị. Thằng nào ngon hơn thì trốn bệnh viện, kiếm phương tiện quá giang trở ra đơn vị. Tui mà đi đứng dễ dàng thì tui có thua gì tụi nó. Nhớ đồng đội, nhớ những lần hành quân căng thẳng, nhớ những bữa nhậu lai rai xuống vài câu vọng cổ… nhớ nhiều thứ mà chỉ những người đã từng đi lính mới hiểu thấu. Chừng ra viện mà còn luyến quyến nhau, hẹn nhau tái ngộ lai rai vài sợi.
Thời gian ở nhà an dưỡng Vũng Tàu là sướng nhất. Ăn ngủ, uống thuốc, thay băng, tập sử dụng xe lăn, tập tự làm chuyện vệ sinh, đấu cờ, đánh bài, lai rai vài sợi, chờ lãnh lương. Nói chuyện lãnh lương, so với bây giờ mới thấy thời buổi gì mà lạ đời. Thời này mà được lương như hồi ở nhà an dưỡng Vũng Tàu là thằng nào cũng muốn vô lính, lỡ có bị thương thì cũng có chính phủ nuôi, đó là nói chuyện chính phủ trước. Năm sáu mươi sáu, tui lãnh hai ngàn sáu trăm đồng một tháng, lúc đó vàng giá bảy trăm đồng một chỉ. Vậy chi mỗi tháng, lương của thằng trung sĩ như tui mua được gần bốn chỉ vàng, thằng trung sĩ thi rớt trung học nên phải tình nguyện đi lính. Ở nhà an dưỡng Vũng Tàu, lương lãnh đủ, tiền ăn uống thuốc men không ai thèm khấu trừ, nhu yếu phẩm lãnh không sót món nào. Sướng quá nên quên mẹ nó cái thân tàn tật của mình, nhất là cái đám không vợ không con như tui.
Tủi thân, trách phận? Tối nằm gác tay lên trán cũng phân vân, cũng nghĩ tới cái thân tàn tật. Nhưng sáng dậy, mới bửng mắt là đã nghe thằng cụt tay xuống câu vọng cổ ngọt lịm, đã thấy thằng cụt giò tập quay xe lăn một bánh, nghe ông một mắt kể chuyện “chị em”…, một ngày như mọi ngày, quên mất! Nói nào ngay, đi lính mà, sống chết là chuyện thường tình, thương tích là chuyện cơm bữa.
Ở miền Nam thời đó, thanh niên nếu không đi học thì một là đi lính, hai là trốn quân dịch, ba là vô bưng theo mấy ổng. Sao anh không vô bưng? A… anh hỏi câu này tui mới nghĩ tới. Vô bưng khổ thấy mẹ, đói róc người, chết như rơm. Mấy thằng bà con phía nội, phía ngoại tui ở dưới quê nhắm trốn lính không đặng, nghe lời dụ ngon dỗ ngọt, vô bưng, chết lần chết mòn, riết rồi đếm đi đếm lại chỉ còn vài thằng. Tui tính tới tính lui, ngó trước ngó sau, thấy đường tình nguyện đăng lính là thượng sách. Trốn cách mấy cũng bị bắt. Bị bắt đi lính thì không được hưởng nhiều quyền lợi như tình nguyện. Trốn chui trốn nhủi chi cho khổ cha khổ mẹ, cho nhục cái thằng đàn ông. Rớt trung học được vài tháng là tui đăng đi lính, được bổ ra Sư Đoàn 9. Hồi thời tui, thời sáu mươi sáu, lính của Sư Đoàn là bị đưa khắp bốn vùng chiến thuật. Mấy năm sau mới có chính sách lính được đóng gần quê mình. Nhưng lính Sư Đoàn khác với lính Địa Phương Quân nghen, lính Địa Phương Quân được đóng tại địa phương của mình nhưng lương ít, không được hưởng những quy chế đặc biệt và nhất là không được đi đây đi đó, ít hành quân.
Không sợ đi hành quân sao anh?
Không! Không thằng lính nào sợ lệnh hành quân hết. Sợ chết? Sợ bị thương? Không ai nghĩ tới chuyện đó! Đến chừng chết là hết, đến chừng bị thương mới biết phận tàn tật. Lính mà!
Ở trại an dưỡng Vũng Tàu được nửa năm thì làng Thương Phế Binh Thủ Đức bắt đầu xây dựng, chia lô. Mấy cha lanh lẹ, “bốc thăm” được nhà ở đường Số Một, Số Hai, còn tụi tui cũng bốc thăm, được nhà ở tuốt vô trong, đường Số Mười Một. Kệ! Được cho không cái nhà là cha rồi. Được có cái xe lắc nhôm nhẹ nhàng, sức tui quay có thua gì thằng chạy xe đạp.
Có chớ! Ông nào có vợ thì đem vợ con về làng phế binh ở, làm ăn, gầy dựng. Đui què sứt mẻ vậy chớ coi ra từ từ rồi thằng nào cũng kiếm được con vợ. Vợ lanh biết làm ăn buôn bán, vợ khờ ăn lê ngồi mách, vợ hung mắng chồng chưởi con, vợ hiền an phận đẻ con, vợ giàu, vợ nghèo, vợ đẹp, vợ xấu… người lành lặn có vợ cỡ nào thì tụi tui cũng có vợ cỡ đó. Thân tàn tật nhưng có nhà cửa, có lương, có nhu yếu phẩm mỗi tháng, đủ nuôi vợ con.
Mấy thằng độc thân như tui sướng quá nên hư! Lương tháng nào xài tháng đó, không biết để dành hậu thân, thẻ nhu yếu phẩm mỗi tháng cũng bán luôn. Tại hồi đó tui ngu, đang học khóa sửa tivi, radio, không biết mắc chứng gì lại nghỉ ngang. Trường dạy nghề ngay trong làng Phế Binh này chớ đâu xa, muốn học nghề nào cũng có, thợ may, đánh máy, vẽ, thợ tiện, thợ hàn, tàn tật cỡ nào thì có nghề đó. Trường này, bây giờ nhà nước cũng mở dạy nghề cho đám trẻ, lớn lắm, anh vô sâu chút xíu là thấy.
Hồi đó mấy ông thương phế binh quậy dữ lắm, đòi hỏi, làm yêu làm sách đủ thứ. He… he… thời đó vui thiệt. Mấy ông nhà báo, mấy ngài quan chức xúi biểu tình đòi hỏi này nọ thì tụi mù quơ gậy, tụi què lắc xe ùa theo chớ tụi tui có rành luật rẽ pháp gì đâu mà yêu với sách. Cứ nắm cái luật “Nông dân có ruộng, thương binh có nhà” của ông tổng thống Thiệu, mấy ông thương binh hết đòi cất nhà chỗ này đến đòi dành đất chỗ kia. Nghĩ lại, thấy mấy ông thương binh thời đó tưởng mình là con trời hay sao đó. Thiệt là được voi đòi tiên!
Được vài năm, tui cũng tính về quê đó chớ, kẹt cái con vợ tui nó người Biên Hòa, kẹt cái nữa là anh em thương phế binh với nhau tình nghĩa gắn bó, riết rồi anh em coi cái làng Thương Phế Binh Thủ Đức như quê mình vậy.
Chà, đến sau bảy mươi lăm mới gay go. Thì cũng như tất cả anh em, hồi trước, không biết lo, không biết để dành hậu thân nên khi vỡ lỡ ra thì thằng nào cũng lây lất, bán lần bán mòn đồ đạc trong nhà. May mà vợ chồng tui bỏ nhau trước đó, lại không có con, thân tui một mình, cũng nhẹ lo. Được chừng nửa năm-một năm thì phải, ai có chân làm trong hợp tác xã, làm công nhân hãng xưởng thì được giữ nhà, còn không là phải giao nhà cho nhà nước, đi kinh tế mới hay về quê. Ờ, tàn tật cỡ nào cũng phải đi kinh tế mới.
Về quê báo cơm thì khổ ba má già, què quặt một mình thì làm sao phá rừng làm ruộng nên tui trốn, ở lại, sống nhờ anh em. Mấy anh em kéo gia đình con cái đi kinh tế mới, vài năm khổ quá chịu không thấu, trở về lại thì nhà bị tịch thu mất tiêu. Người có tiền thì mua lại, người mướn lại, người đành phải ăn nhờ ở đậu. Người đi kinh tế mới hay trốn không đi thì nhà cũng bị tịch thu hết. Tịch thu phát cho ai hả? Thì phát cho mấy cán bộ nhân viên ngoài Bắc vô. Mấy cán bộ này ở một thời gian, làm ăn khá giả, bán nhà dọn đi.
Tui trốn về Sài Gòn, ở nhờ người bạn nằm cùng phòng hồi ở nhà thương Gò Vấp. Đến chừng gia đình anh đó về quê, tui mới xấc bấc xang bang. Ở nhờ chỗ này vài tháng, chỗ kia một năm, có khi ngủ ngoài đường, cũng xong! Cái xe là nhà.
Xe lắc được phát hồi trước bằng nhôm vừa nhẹ vừa dễ di chuyển nên tui đi tới đi lui buôn bán kiếm sống cũng qua ngày. Cái xe là cái chân, đến chừng xe lắc nhôm hư mà không có tiền sửa mới thấy khổ. Lây lất một thời gian thì được hội gì đó, Hội Thánh Tin Lành thì phải, tặng chiếc xe này đây. Hơi nặng nên không đi được xa, tui xoay ra bán vé số quanh vùng này.
Kệ, đói thì không đói. Hồi thời bao cấp, anh em ăn độn bảy ba thì tui cũng ăn độn bảy ba, sống lây sống lất rồi cũng xong. Bây giờ thì cơm trắng gạo sạch nên thông thả hơn. Coi vậy mà hơn ba chục năm rồi còn gì. Sau bảy mươi lăm, tui định tự tử mấy lần đó chớ, nhưng Trời chưa chấm sổ. Cũng từ đó, tui thành thằng bụi đời đúng nghĩa của nó. Con nít trốn nhà thành bụi đời một thời gian rồi tìm đường về với cha với mẹ. Còn tui, bụi đời cả đời luôn, mãn kiếp luôn.
Bao nhiêu tuổi! Để coi, mẹ… chắc chừng sáu mươi hai, sáu mươi ba chi đó. Có bao giờ nghĩ đến tuổi tác gì đâu. Năm hết Tết đến, thấy người ta vui, tui cũng vui theo. Bạn bè người cho đòn bánh tét, người kêu lại lai rai ba ngày Tết, cũng xong. Gia tài tui là cái xe lăn và hai cái bị đen này đây. Cái bị treo trước xe là bộ quần áo để thay đổi. Cái bị nhét dưới yên xe là cái mền đắp qua đêm. Xong. Ờ, bạn bè từ nào đến giờ cũng là anh em thương phế binh với nhau.
Cũng dựa vào tình anh em thương phế binh với nhau đó chớ! Tình thương phế binh nó truyền qua đời con nữa đó anh. Con gái của một anh bạn thương phế binh, thấy hoàn cảnh không nhà không cửa của tui, vợ chồng cô ấy giao chìa khóa nhà, biểu tui chiều tối về giăng mùng ở phòng khách mà ngủ, tránh mưa gió. Cô cậu tốt bụng lắm nhưng tui không muốn làm phiền, chờ chừng mười một-mười hai giờ khuya mới về, năm giờ sáng là khóa cửa đi ra chùa đặng tắm rửa rồi đi lãnh vé số để bán. Trưa thì nay tắp vô quán cà phê, mai ghé gốc cây hàng cơm của vợ chồng mấy anh bạn, cũng là thương phế binh đặng mua hộp cơm, ly trà đá, và cũng để nghỉ luôn.
Anh thầu vé số này cũng là thương phế binh, được cái anh có bà vợ giỏi, vợ chồng ảnh chăm chỉ làm ăn nên mới gầy dựng được như ngày hôm nay. Người khác phải đặt cọc mới được lãnh vé số, còn tui, anh chị cho tui muốn lãnh bao nhiêu thì lãnh, không cọc không thế chân gì hết, bán bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không hết thì trả lại. Tình thương phế binh mà anh!
Tuy cái thương tật nó đã lành lặn nhưng ảnh hưởng nó lậm vô cơ thể cũng ác liệt lắm nên không có mấy ông sống thọ. Lại thêm khoảng thời gian đi kinh tế mới, ăn độn ngủ rừng nên cỡ tui, già hơn tui vài năm, chết gần hết. Nhiều người cũng làm ăn nên nổi, con cháu đầy nhà. Được cái mấy ông này thường giúp đỡ anh em nghèo túng. Tui chưa thấy ai quay lưng với anh em hết. Nó có một cái gì đó, nó ràng buộc anh em thương phế binh tụi tui với nhau. Tụi tui cũng quen biết vài anh em thương phế binh ngoài Bắc đó chớ. Anh em không có chuyện thù hằn gây gỗ gì hết, đụng trận thì phải chém giết nhau, hòa bình tan hàng thì cũng là người Việt mình với nhau, anh em một nhà.
Ở tuốt Hàng Xanh vậy chớ một tuần vài ba bận, nhớ anh em, chiều mát, tui lần mò về làng Thương Phế Binh Phước Bình này đây. Không làm gì hết, ít tiền thì trà, cà phê, bữa nào khá hơn thì vài xị. Tui không ham nhậu nhẹt, chỉ mê cờ tướng. Nhiều bữa gặp bàn cờ có cơ, tui mê coi, quên mẹ xấp vé số chưa bán xong, chừng có người nhắc tui mới ba chân bốn cẳng… ha… ha… tay quay người đẩy chạy về kịp trả lại vé số cho chủ thầu trước bốn giờ. Mê lắm anh! Ngó nước cờ chừng năm phút là biết cơ người chơi liền. Đã nhất là gặp người cùng cơ.
Tui làm gì mà kêu mấy ông đó đi nhậu. Mấy ông nhà cửa đàng hoàng, cơm nước đầy đủ, lâu lâu hú kêu anh em tay làm hàm nhai cỡ tui lại nhậu vài xị, tán dóc hết bữa. Tán dóc chuyện gì hả? Chà, thì toàn chuyện đánh nhau hồi đó, chuyện đời thương phế binh, hà… hà… kể hoài không hết, nói cả ngày cũng không mãn chuyện. Không, không ông nào hận thù oán trách, in như thân số mình là vậy nên cứ sống theo vậy.
Tui không ao ước điều gì hết. Tui lãnh vé số bán, bán không hết thì trả lại, nhưng phải trước bốn giờ. Mỗi ngày kiếm cỡ hai chục-hai mươi lăm ngàn đồng, đủ no bụng, tối ngủ nhờ nhà người quen, tắm rửa thì ra chùa. Bịnh hoạn? Tới đâu hay tới đâu hay tới đó! Trời không cho sống nữa, thì tui dạ. Tui thấy tui may mắn, vợ con không có nên không làm khổ ai, không là gánh nặng cho ai. Cha mẹ tui chết hết nên quê quán cũng không còn. Tiếng là ở Hàng Xanh nhưng tui sống chết với cái làng Thương Phế Binh Phước Bình này, với anh em. Tui định bụng nếu tui tìm được chỗ ngủ nhờ ở làng Thương Phế Binh thì tui trở về, ở cho tới chết. Được chôn ở xã Phước Bình này là tui mãn nguyện.
A, anh biết tên xã Phước Bình của làng Thương Phế Binh có nghĩa là gì không? Ph-B là Phế Binh đó.
Võ Thị Điềm Đạm
Sài Gòn, hè 2008
(Viết theo lời kể của một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa)
Theo http://www.trenews.net/Article.aspx?id=3608
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét