15 tháng 12, 2011

Tại sao nông sản ồ ạt xuất sang Trung Quốc?


06/07/2011 15:11  |  341 lượt xem
Hôm qua có xem chương trình thời sự và có được nghe về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 có thể chỉ tăng khoảng 0,7 - 0,8%. Chưa kịp mừng vì điều đó, biên tập viên đã thêm vào: Nhưng tình hình giá lương thực, thực phẩm đang tăng đáng kể trong những ngày này có thể khiến chỉ số này đảo chiều.

Nguyên nhân có lẽ không cần phải nói quá nhiều. Thứ nhất, người Việt mình mang sẵn tâm lý "té nước theo mưa" hay còn gọi là tăng giá theo quán tính. Với kiểu tâm lý này, không lạ gì khi giá xăng dầu trong nước tăng mạnh thì lập tức các giá cũng leo lên theo. Nếu chúng ta còn nhớ rõ thì hồi cuối tháng 4 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trên 3% khiến chỉ số lạm phát lên tới 2 con số sau đó mới giảm. Nhưng, quan trọng hơn là, khi chỉ số giá tiêu dùng đang giảm thì các doanh nghiệp, thương nhân đang làm gì để khiến chỉ số giá tiêu dùng có nguy cơ tăng trở lại?
Thứ hai, các thương lái Trung Quốc đang từng ngày lặn lội từ thành phố này đến làng quê khác, theo như một phóng viên đã viết rằng, họ "càn quét" từ Bắc vào Nam, từ sắn lát, cao su, hạt tiêu, gạo, thịt lợn, thuỷ sản... đến các loại nông sản theo mùa vụ, như vải Lục Ngạn (Bắc Giang) và trứng muối, đậu xanh... cho vụ Trung thu tới". Chính kiểu mua hàng "lặn lội" này đã khiến các doanh nhân Trung Quốc không những mua được hàng đẹp mà còn giá rẻ, trong khi đó Việt Nam thì không.
 
Nhưng tại sao giá tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh trong những ngày gần đây dẫn đến chỉ số giá có nguy cơ không kìm hãm được? Tại sao người dân Việt Nam sẵn sàng xuất hàng sang Trung Quốc? Vẫn là các doanh nghiệp nên tự trách mình. Theo các chuyên gia kinh tế, có 3 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, Việt Nam quá thiếu thông tin về thị trường Trung Quốc. Lỗi đó ai chịu trách nhiệm? Trong khi quốc gia láng giềng là một thị trường lớn, có thể tác động và làm thay đổi cả thế giới, thì chúng ta lại thiếu một hệ thống theo dõi giám sát tình hình.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam quen với kiểu xuất nhập khẩu hàng tại cảng, hàng hoá cứ đi/về cảng là xong. Còn Trung Quốc, khi họ có nhu cầu, họ lặn lội sang tận nơi, họ không ngại lội ruộng để mua nguyên liệu. Các nước Âu, Mỹ thường nhập hàng qua cảng, nhưng với Trung Quốc là mọi con đường.
Thứ ba, cách thức kinh doanh khác biệt của Trung Quốc. Chẳng hạn, mặt hàng gạo Trung Quốc nhập khoảng 40 nước khác nhau, nên tin đồn từ thị trường này đôi khi lớn hơn sự thực rất nhiều, và cũng có thể nhỏ hơn sự thực nên kết cục, thực hư lẫn lộn.
Như vậy, điều cần thiết ở đây là gì chắc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sửa lại chính mình trước khi đổ lỗi cho những lý do khách quan khác.
Hình minh họa internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét