15 tháng 12, 2011

Thế nào là một nền dân chủ pháp trị?


Thế nào là một nền dân chủ pháp trị?

Võ Trang - Cả 2 ngày nay tôi cứ bần thần mãi với một mẫu tin ngắn:  Chị Bùi thị Kim Hằng, một người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa  mất tích.  Người con của chị Hằng phát tán  mẫu tin tìm mẹ cũng bị bắt….   vài ngày sau nhà cầm CSVN cho biết chị đã bị đưa ra Bắc để vào một trại giáo dục cải tạo trong 2 năm …

Tôi không có bà con gì với  chị Kim-Hằng.  Tôi cũng không biết bên cạnh những lần  biểu tình như thế chị Hằng có phạm thêm những tội lỗi gì nữa không nhưng việc bắt giữ  một người rồi giam cầm họ trong 2 năm không cần xét xữ không phải là một chuyện đùa.  Tùy tiện bắt giữ một người rồi đưa vào trại cải tạo giáo dục, nhà cầm quyền CSVN đã xem thường nhân cách của con người cùng với những vi phạm pháp luật do chính họ đặt ra.  Cái xã hội mà một công dân  tự nhiên bị bắt một cách bí mật, thản nhiên là xã hội của những ai?  Cái nhà cầm quyền đang hành xữ những biện pháp chế tài như vậy thì có khác gì những băng đảng hoạt động trong bóng tối?
Đây không phải là lần đầu nhà cầm CSVN bắt giữ những người bất đồng chánh kiến với họ.  Nhưng lần này sự kiện tạo tương phản khá ngộ nghĩnh  khi chính vị Thủ Tướng của nhà cầm quyền CSVN tuyên bố nên thành lập quyền biều tình như quyền biểu lộ cảm nghĩ của người dân.  Cùng lúc Quốc Hội của họ  thảo luận các quyền cần được hợp thức hoá để hoàn thiện một nền dân chủ pháp trị.  Ngay sau đó nhà cầm quyền CSVN đã bắt  những người tham gia một cuộc biểu tình được nói là để ủng hộ quyết định của vị Thủ Tướng và một số trong bọn họ đã bị đưa vào một trại phục hồi nhân phẫm…
Trường hợp của blogger Điếu Cày, người bị nhà cầm quyền tiếp tục giam giữ  một cách bí mật sau khi đã mãn hạn tù hay đã bị thủ tiêu vẫn còn là một ưu tư cho những ai quan tâm đến những giá trị của con người.   Trước đây không lâu nhà cầm quyền CSVN cũng bắt đi một nhà báo tự do, cô Tạ Phong Trần, một  cách âm thầm tương tự như thế này.  Tôi có đọc một số bài viết của cô Trần, vài tháng trước khi cô bị bắt.  Là một nhân viên công lực đã phản tỉnh(?) của chế độ CSVN, hình như cô đã biết trước những gì sẽ xãy ra cho mình?  Trong một bài viết cô đã nói như một lời di chúc rằng  cô đã sẵn sàng… vì cô không có gì để tiếc nuối ngoài mấy bộ quần áo củ …
Tôi cũng không quen cô Trần.  Nhưng trong ray rức của một con người chứng kiến đồng loại của mình bị hành hạ, chà đạp tôi có thể không nói một lời nào?  Tôi không tin những người như cô Trần, chị Kim-Hằng, cô Phạm thị Thanh Nghiêm cũng như một số các nhà đấu tranh dân chủ khác trông mong họ sẽ trở thành một lãnh tụ  chính trị nào đó khi dấn thân.  Ngay giờ đây, họ chấp nhận tù đày để chỉ nói lên tiếng nói của họ, tiếng nói của một con người mà họ tin là phải được tôn trọng.  Dĩ nhiên họ chấp nhận phải trả một cái giá rất đắt dù rằng những kẻ đang tra tấn, hành hạ họ còn đang ngạo nghễ cho rằng họ là những kẻ dại khờ.
Nhưng không phải chỉ từ chối sự giàu sang và an phận mà ngay cả cái chết khũng khiếp cũng có người dám chọn cho mình – vì đối với họ, có những cái chết lại làm một con người trở thành bất tử.  Đây không phải là một hoang tưỡng vì lịch sữ đã chứng minh nhiều lần như thế.  Ngay cả  những người dù đã chết trong âm thầm vẫn được ghi nhận và biết ơn như là những “Anh Hùng Vô Danh”.
Những kẽ đang ngạo nghễ trong niềm tin về sự khôn ngoan của mình không cảm nhận được rằng chính nhờ những người dám dấn thân như vậy mà có những trang sữ hào hùng cho một dân tộc.  Chính nhờ những người như vậy mà họ có được ngày nay để ngạo nghễ, vinh danh…  Ngược lại, những kẻ thờ ơ buông xuôi phải chăng chính là những kẻ sẽ bị đào thải?  Tôi có coi một đoạn phim tài liệu video nói về chính sách diệt chủng của Stalin đối với một dân tộc ở vùng Baltic khi Nga Sô sát nhập đất nước này vào Liên Bang Sô Viết bằng cách lấy đi và thiêu hủy thực phẩm của người dân để bỏ đói họ…  Thật không tưởng tượng nỗi cả một làng quê  nằm chờ chết  và mỗi buổi sáng cán bộ Cộng Sản đi tuần tra với một câu hỏi ghê rợn rằng “hôm nay trong nhà còn có ai chết thêm nữa không?”  Rồi tôi liên tưởng đến những hình ảnh ghi lại mật vụ thời Đức Quốc Xã cùng nhau đùa giởn, thảy những nạn nhân của họ lên không như những món đồ chơi và cuối cùng quăng nạn nhân vào một đống thây người gần đó để xe ủi đất đẩy vào những hố chôn tập thể ….  Thế mà vẫn có người  có thể lý luận được rằng khi một dân tộc đã quá lạc hậu, không còn theo kịp đà tiến hoá của nhân loại nữa thì dân tộc đó cũng đáng để bị diệt chủng…
Mấy  ngày nay, Tòa Án Quốc Tế đang phán xét tội diệt chủng của các lãnh đạo  Khờ Me Đỏ vì đã tàn sát gần 2 triệu người trên tổng số 6 triệu người của chính dân họ sau khi toàn thắng vào tháng 3 năm 1975.  Ngày nay, có cần phải tàn sát dã man như thế mới diệt được một chủng tộc?  Một dân tộc mà tất cả những tự hào về truyền thống và lịch sữ đã không còn được coi trọng để thay vào đó một chủ thuyết ngoại lai và một nhân cách vô cảm,  một dân tộc mà ăn gian nói dối trở thành nếp sống tự nhiên như một loại đạo đức của những con người khôn ngoan thì so với những giá trị đẹp đẻ của tiền nhân có khác gì  với một ý nghĩa của diệt chủng?
Có bao nhiều ngàn người đã hi sinh, thậm chí trong nhà tù âm thầm để cách mạng ở Tunisia, Lybia, Syria được thành công?  Có bao nhiêu ngàn người đã đỗ xuống quảng trường Tahir ( Ai Cập),   quảng trường Xanh ( Lybia)  để nói lên tiếng nói của mình? Hôm qua truyền thế giới đồng loạt loan tin có đến  50 ngàn người dân Mac Tư Khoa đã xuống đường để nói thẳng với vị Thủ Tướng Nga Sô rằng “ông hãy cút đi” sau một cuộc bầu cử gian lận…  Còn người dân Việt-Nam, họ phải làm gì trước hiện tượng nhà cầm quyền cứ lặng lẽ bắt đi những thường dân không cần xét xữ, rồi bỏ vào  – khi thì nhà tù, khi thì trại cải huấn hoặc âm thầm hơn, không ai biết ở chổ nào cả?
Võ Trang
Dec. 11  2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét