Khi "chốn an cư" thành ổ chuột
Hồng Khanh (VietnamNet) - Được xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, một số khu tập thể (KTT) tại Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng từ chân cầu thang, lan can, tường nhà đến nền đất bong tróc, nham nhở.
Dân chung cư cũ thắc thỏm lo nhà sập
Dây điện ống nước đan vào nhau bò trên những mảng tường bong tróc nham nhở, những khung cửa sổ còn mất phủ rêu trên những đám cây mọc lẫn…Tối tăm, ẩm thấp và xuống cấp là tình trạng của nhiều khu tập thể (KTT) cũ của Hà Nội mà nhiều người dân vẫn gọi đó là “phố cổ II”.
Cùng bạn bè chen nhau chơi bóng trên những bậc cầu thang chật hẹp của KTT K5 (Quận Hà Đông) em Nguyễn Hải Long chia sẻ: “Khu nhà có sân tập thể nhưng được dùng để để xe máy có cả xe rác chật chội lắm nên bọn em vẫn thường chơi ở đây”. Vừa nói Long vừa chỉ xuống mảnh sân nhỏ đang để lố nhố xe máy và hai chiếc xe rác.
Được xây dựng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, một số (KTT) tại Hà Nội đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng
Hơn 30 sống tại KTT ông Tô Như Sơn tâm sự: “Tình trạng xuống cấp cũng là tình trạng chung của nhiều khu tập thể. Nhìn thấy con cháu chơi ở những bậc cầu thang nham nhở biết là nguy hiểm cũng thấy lo nhưng chật chội quá nên chỉ biết nhăc nhở. Xuống cấp chưa được cải tạo người dân cũng chỉ biết “sống chung với lũ”.
Chỉ thêm vào ống xả nước đang chảy từ tầng 4 xuống, Long kể: “Ở đây nhà ai cũng làm một ống thoát nước như thế này, có buổi tối nước xả mạnh đi xuống cầu thang không để ý em bị nước bắn đầy người. Từ đấy em sợ đi lên cầu thang vào mỗi buổi tối”.
Trong những căn hộ tại nhiều khu tập thể dù đã được cơi nới bằng những ổ chuột, chuồng bò chuồng cọp nhưng vẫn không giải quyết được sự chật chội tù túng đến ngột ngạt. Có gia đình 7 người phải chia nhau 11m2. Khu nhà ở, nhà ăn, nhà vệ sinh liền kề nhau gần như không có sự phân cách. Cho đến bây giờ KTT Nguyễn Công Chứ vẫn đang sử dụng hệ thống vệ sinh chung vô cùng bất tiện.
Xuống cấp chưa được cải tạo người dân cũng chỉ biết “sống chung với lũ”.
Đặc biệt nhớ về trận động đất hồi đầu năm chị Minh vẫn còn thấy sợ: “Trận động đất làm bà con dân khu tập thể ai cũng sợ. Cứ nhìn những vết rạn nứt dọc ngang thì ai mà không lo không sợ. Mọi người còn trêu nhau cả khu tập thể chỉ như ngọn đèn cạn dầu trước động đất”.
"Cải tạo ư? Có đợi đến mùa quýt!"
Theo ông Tô Như Sơn KTT K5 đã được xây dựng từ những năm 80 nhưng đến nay vẫn chưa được cải tạo sửa chữa. Thời gian gần đây khu K5-2 đã tự góp tiền để cùng nhau tu sửa nhưng về cơ bản cũng chỉ mang tính chắp vá tạm thời. Với ông và biết bao hộ dân đang sống tại KTT thì: “Xây mới lại được KTT thì không còn gì bằng nhưng nếu chưa có kinh phí thì cũng cần đầu tư cải tạo. Và việc cải tạo ấy những người dân chúng tôi sẵn sàng đóng góp chỉ cần vạch ra cho dân cách thức cải tạo đúng”.
Ông cũng chia sẻ thêm: Gần đây cũng có 1 công ty xây dựng đến trình bày dự án cải tạo nhưng với cách thức của họ thì chỉ làm dân thêm lo về vấn đề nhà ở của chính mình.
Những KTT cũ vẫn đang ca điệp khúc cải tạo nhưng không biết “bao giờ cho đến bao giờ”?
Theo thống kê của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 982 chung cư cũ 4-5 tầng (23 khu tập trung và các công trình đơn lẻ nằm rải rác) do thành phố quản lý. Ngoài ra còn có 173 chung cư, nhà tập thể khác do Công ty TNHH Một thành viên Đô thị Phát triển Nhà và Đô thị (Bộ Quốc Phòng) quản lý.
Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân sống tại các KTT Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP về cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ xuống cấp, ban hành ngày 3/7/2007. Sau 4 năm lên kế hoạch xây dựng, cải tạo lại hệ thống các chung cư cũ, xuống cấp của Thủ đô, nhưng đến nay, tiến độ công trình mới đạt 1% số lượng các công trình cần cải tạo, xây dựng lại.
Mong mỏi thực hiện từ nghị quyết, chập chờn những nỗi lo ngày một xuống cấp, những KTT cũ vẫn đang ca điệp khúc cải tạo nhưng không biết “bao giờ cho đến bao giờ”? Nhiều cư dân chung cư cũ vẫn cười buồn khi nhắc về chuyện cải tạo nhà "Cải tạo ư? Có mà đợi đến mùa quýt!"
. Bookmark the permalink.
Bế mạc cuộc họp báo mọi người cùng hát lớn các bài “ca ngợi đảng Lao động Việt Nam”, “ca ngợi Hồ chủ tịch”; cùng hô to các khẩu hiệu: “đảng Lao động Việt Nam muôn năm”, “Hồ chủ tịch muôn năm”, “vinh quang thuộc về chủ tịch Hồ chí Minh vĩ đại” và khẩu hiệu cuối cùng là: “Nhất định không cần nhà cầu”, hội trường vang lên ba lần tiếng “nhất định”. Chủ, khách ra về hồ hởi phấn khởi trong tinh thần cách mạng “dám nghĩ, dám làm”.
Đó là tình trang chung của các KTT ở VN từ sau năm 1954 tại miền bắc và sau 4/1975 tại miền nam. Thắc mắc bò trắng răng.