16 tháng 12, 2011

Giọt nước mắt của lề phải



Giọt nước mắt của lề phải

Đoan Trang - Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận? Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”,
phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà? Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận...

*

Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang. 

Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm… 

Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy thì kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi. 

Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó. 

Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”… 

Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả. 

Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ - vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm. 

“Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này…” 

Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước. 

Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu. 

Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận? 

Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà? 

Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận. 

Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng. 

Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”. 

Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết. 

Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1) 

Vì nhân dân 

Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt. 

Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”. 

Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra, và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó… 

3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra): 

- Tình hình sao rồi mày? 

- Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi. 

- Còn cái clip kia? 

- Không xác định được có phải là giả không. 

- Thế bây giờ mày định…? 

- Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao) 

- So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à? 

- Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không? 

Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại. 

- Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không? 

Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này. 

Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không. 

Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy. 

Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi. 

Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn: 

“Many times I’ve been alone, 
and many times I’ve cried. 
Many ways you’ve never known, 
but many ways I’ve tried…” (2) 

Ngước mắt nhìn trời… 

Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”. 

Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi. 

Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng. 


https://www.facebook.com/notes/doan-trang/gi%E1%BB%8Dt-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt-c%E1%BB%A7a-l%E1%BB%81-ph%E1%BA%A3i/10150435371448040

______________

Ghi chú: 

1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand. 
2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”. 
3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther). 

Ảnh: "Ký giả đi ăn mày". Nguồn: "Hồi ký không tên" của Lý Quý Chung
. Bookmark the permalink.

39 Responses to Giọt nước mắt của lề phải


  1. Nặc danh says:
    hay tuyet voi DOAN TRANG oi.ham mo co lam

  2. Nặc danh says:
    Đoan Trang viết tôi cảm phục ,rất hay,đọc khômg bị nhàm chán chúc Đoan Trang khoẻ viết nhiều cho bạn đọc

  3. Nặc danh says:
    Củng có nước mắt lề phải như ĐT nói,nhưng o nhiều lắm bạn ơi. Còn phần đông là theo đớm ăn tàn, theo voi hít bả mía,tán tận lương tâm. Ở trên đòi này có nhiều nghề đẻ sống, chớ làm nghề BÚT MÁU mà chi. Lời thật mong DT đừng buồn. Mến.

  4. Nặc danh says:
    noi di phai noi lai, nhin tren cac bao chinh thong xem ho dang dang nhung tin gi di cac ban, toan la " la cai thoi" khong ah. toi muon biet su that nhung cha biet tim o dau ra su that. tai toan bao " noi lao". chung to la nha bao noi that va chan chinh bay gio rat la " quy hiem" day. ma da den muc " hiem" thi co the moi nguoi nghi la "tuyet chung" cung nen.

    Han trung quoc

  5. Nặc danh says:
    Điều gì cũng có trái mặt phải của nó cả ,bài viết đưa ra nhận xét nếu không có báo lề phải thì người dân Việt Nam này mù thông tin hết sao ?Nếu đưa tin mà sự thật chỉ là 10 phần trăm thì còn gì để mà tin ;cũng vì vậy mỗi lần thấy tin báo lề phải là tôi chuyển trang khác ngay ;vừa đỡ tốn điện mà đầu óc cũng thanh thản hơn ! cọng sản Việt Nam cầm quyền mấy chục năm rồi cái đuôi chuột đã lòi ra quá dài ,cọng sản vẫn biết dân phẩn và để bám lấy quyền lực cọng sản ra sức đàn áp ; người dân Việt đang chờ cơ hội vùng lên lật đỗ nữa mà thôi.

  6. Nặc danh says:
    Toi khong thich dung tu "le phai" hay la "le trai". Viec "trai/phai" khong nen tu minh dat ra. Theo toi, nen goi la ba'o dang va ba'o dan la hop ly, de phan biet.

  7. cù Huy Hà Bão says:
    Đoan Trang viết thật về nhà bó hiện nay cũng có những cái kho khi bị CSVN nó duyệt xét tường câu tường chữ cái gì cho viết cái gì thì không tôi cũng chẳng lạ gì cái chuyện đó tôi cũng quen anh khế TBT báo Thanh Niên,Anh 7 Sơn phó TBT báo tuổi trẻ nhưng cũng như mấy anh ấy nối các anh ấy cũng muốn đăng những tin ấy lắm nhưng sẽ bị phê bình bị kỷ luật và có thể bị cách chức,cũng như Trọng lú từ TBT tạp chí cộng sản mà mò lên chức TBT đảng,những nếu ai cũng sợ và không dám chịu trách nhiệm viết đúng sự thật,đăng đúng sự thật như Đoan Trang viết thì Nước CHXHCNVN sẽ còn tồn tại mãi với năm tháng.chúng ta phải chiến đấu để từng bước loại bỏ cái chế độ độc đảng này,bằng bất cứ thứ gì có thể khiến nó mau sụp đổ.phải vượt qua được cái sợ của bản thân mới mong đóng góp cho nên tự do những viên gạch móng vững chắc.nếu tất cả các bạn nhà báo.hãy noi theo anh Hải Điếu Cầy có tù đầy cũng không sợ bọn CS việt gian bán nước cầu vinh

    phải vượt qua nỗi sợ hãi bản thân
    mới đóng góp cho tự do dân tộc
    anh nhà báo anh là người có học
    phải đấu tranh cho độc đảng thành đa

    tôi dân nghèo quanh quẩn với ruộng,cà
    nhưng lòng quyết diệt tan Đảng thâm độc
    anh nên viết thật sai để người đọc
    còn nhận ra đâu là bạn đâu thù

    anh sợ gì sợ một lũ đảng ngu
    hay anh sợ mất miếng cơm manh áo
    nếu sợ hãi thôi đừng làm nhà báo
    cưới vợ giầu ngồi ngồi bếp nâú cơm

    anh viết đi sự thật quá căm hờn
    anh đào lỗ cho người dân chôn đảng
    Việt Nam mãi lưu danh người can đảm
    anh cùng tôi quyết diệt cộng đến cùng

  8. cù Huy Hà Bão says:
    phải vượt qua nỗi sợ hãi bản thân
    mới đóng góp cho tự do dân tộc
    anh nhà báo anh là người có học
    phải đấu tranh cho độc đảng thành đa

    tôi dân nghèo quanh quẩn với ruộng,cà
    nhưng lòng quyết diệt tan Đảng thâm độc
    anh nên viết thật sai để người đọc
    còn nhận ra đâu là bạn đâu thù

    anh sợ gì sợ một lũ đảng ngu
    hay anh sợ mất miếng cơm manh áo
    nếu sợ hãi thôi đừng làm nhà báo
    cưới vợ giầu rồi bếp núc nâú cơm

    anh viết đi sự thật quá căm hờn
    anh đào lỗ cho người dân chôn đảng
    Việt Nam mãi lưu danh người can đảm
    anh cùng tôi quyết diệt cộng đến cùng

  9. Nặc danh says:
    Tôi đồng ý với Đoan Trang. Chúng ta không nên vơ đũa cả nắm vì có rất nhiều nhà báo chân chính, họ cũng muốn viết lên sự thật và một số trong họ đã làm như vậy.

  10. Nặc danh says:
    Tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục những nhà báo chân chính. Họ là những chiến sỹ can trường trên mặt trận văn hoá - tư tưởng. Không có họ xã hội sẽ bế tắc, công cuộc đấu tranh sẽ mất một lợi thế lớn lao. Nhưng tôi cũng căm ghét những bút nô; những kẻ sử dụng ngòi bút để phục vụ lợi ích phe nhóm hoặc cho riêng mình. Nghề làm báo là nghề cao quý, là một nghệ thuật tô điểm cuộc đời. Dĩ nhiên, trong một xã hội cũng có kẻ này người nọ. Nhưng vinh quang mãi thuộc về những người cầm bút chân chính.

  11. Nặc danh says:
    lâu quá rồi mới thấy Đoan Trang, cứ nghĩ bạn nghỉ hưu rồi.Tôi rất thích đọc những bài viết của bạn

  12. nong dan ngheo says:
    Xem báo chí của hai chế độ,biết rõ chế độ nào ưu việt hơn chế độ nào.
    Thằng nào cũng muốn dùng báo chí làm mọi thứ cho mình,nhưng cách dùng hai phía khác nhau.Người có lương tâm hơn thì làm tốt để được tự do ca ngợi,còn lũ sa7u bọ mọt nước thì làm xấu rồi cưỡng bức độc quyền để được suy tôn.

  13. Nặc danh says:
    Viết hay quá, Đoan Trang. Tiếp tục mãi nhé.

  14. THANGKHOSAIGON says:
    văn nô hay trung thực,công hay tội, trong cái xấu có cái tốt,trong cái thiện có cái ác, độc giả sẽ là người nhận biết./.

  15. Tiến Phủi says:
    Bài viết dài mà đọc vẫn cuốn hút, phục ĐOAN TRANG thật đấy!
    Nói chung chúng ta chỉ nên lên án nhà báo nào bán lương tâm cho quỷ thôi chứ không lên chụp mũ cho tất cả các nhà báo "Lề phải". Có như vậy trận chiến thông tin giữa nhân dân và giai cấp thống trị mới có thể đi đến hồi kết cho bọn độc tài. Bây giờ mình lăng mạ họ thì chúng ta sẽ đối đầu với nhiều kẻ thù hơn, sức yếu mà lại nhiều kẻ thù hơn bạn thì nhận phần thua là chắc.

  16. Cám ơn bài viết của nhà báo chân chính says:
    Tôi rất thích câu này trong bài viết trên đây của nhà báo Đoan Trang :
    "Trong một nền truyền thông, nơi mà báo chí bị coi như công cụ thì nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Tại đó, người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi".
    Đúng như vậy với báo chí lề phải hiện nay.
    Cám ơn bài viết rất hay và chí lý của chị Đoan Trang - một nhà báo chân chính.

  17. TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN says:
    TUYÊN NGÔN CỦA BÁO LỀ PHẢI :
    CÁC PHÓNG VIÊN PHẢI BIẾT "SỦA" THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NẾU MUỐN TỒN TẠI. VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO VÀ ĐẤT ĐAI CỦA TỔ QUỐC, PHÓNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC "SỦA", PHẢI LO CÂM MỒM CHO ĐẢNG TA BÁN NƯỚC !

  18. Nặc danh says:
    Thế mà bà này cũng bực, mịa Cộng sản nó ác và đểu giả dối từ lâu rồi, từ ngày bắt đầu cải cách ruộng đất cơ.
    Xin lỗi, em nói thế không phải là người đã biết lâu rồi mà là từ ngày có vụ Boxite, sau đó em mới nghiên cứu và phát hiện ra, từ ngày em biết điều đó không bao giờ em tin cộng sản, kể cả xem thời sự VTV (em ko đến nỗi tiêu cực nhưng em nó giả dối quá).
    Bố em là cựu chiến binh, cộng sản nòi không phải dân balap,Bố em bảo đừng tin cộng sản, vì ông ấy đã từng là cộng sản

  19. Nặc danh says:
    không có báo lề phải? who care.
    cả thế giới ở đâu có báo lề phải ,
    không có báo hả?ma nhập.

  20. Nặc danh says:
    Cái sai của quan chức cũng được đổ lên đầu nhà báo ...Như vụ PU18 dính vào gia đình thông gia Nông đức Mạnh ...nên Nông Đức Mạnh ra lệnh cho hạ cấp bắt 2 nhà báo Nguyễn văn Hải BTT - Nguyễn việt Chiến BTN ra tòa lãnh án vì tố gia đình con gái và rễ ông Mạnh trong vụ bê bối tham nhũng tại PMU18 ...ông Nguyễn việt Tiến TT được ra tù trắng án ...nhưng không hề kêu oan ,khiếu nại đòi lại danh dự khi trắng án là do Nông đức Mạnh bảo kê ...một xã hội man rợ , hoang dã của một số tư bản đỏ tóm thâu thao túng lũng đoạn KT và cả chính trị ...độc tài quân phiệt gian manh ...

  21. Nặc danh says:
    chỉ có báo lề trái mơi` có thể làm một con người thực thụ ,vì tôi dã sống lại nhờ báo lề trái, tôi dã cho trí thức vào cõi hư vô lâu rồi, nhưng nhờ lề trái tôi lại sống lại dấy

  22. Nặc danh says:
    HONGLONG.....TIN HOT CHO NHA BAO DAY. THEO NGUON TIN THAN CAN BAN DAU, TU BO CONG AN. NHUNG CAO OC GIA RE, TREN CA NUOC. DA KHONG DUOC NAM TRONG TIEU CHUAN DUOC UNG CUU KHI BI CHAY, NO. VA BI NHU VAY, THI NGUY CO KHUNG BO, HAY HOA HOAN, TANG LEN DEN 80%..KET LUAN CUA BO CONG AN. NHUNG CAN HO BU LO NAY DA BI BO THI....

  23. hổng phải tui. says:
    Đừng than, đừng khóc, đừng rên... ? Người ơi

    Thương đau xót xa ! Cũng chỉ thế thôi

    Ngày mai này nếu còn chút Ăn Năn

    Thì về Vui với nhân dân

    Không cần nhỏ to phân trần.....

    ......(nhạc nhại)......

  24. #Hxaognươ#rôgn@ says:
    Đúng nhà báo của cqcs tuyên ngôn của đảng không khác gì con chó:"bảo sủa lúc nào thì sủa,lúc nào thì nằm im"rõ ràng phải lựa chọn và nếu không phải ra đi.Tất nhiên ta cũng hiểu và cũng rất biết ơn những nhà báo chân chính.Đúng nếu không có họ ta cũng khó mò ra những tín hiệu đáng giá ngàn vàng đấy.Ta không quên nhà báo ĐÀO TUẤN với bài viết tường thuật phiên tòa sơ thẩm CÙ HUY HÀ VŨ với giọng điệu và văn phong:"đẳng cấp khó có thể quy kết anh điều gì"tôi vô cùng ngưỡng mộ anh về bài viết ấy.Điều này cũng được giáo sư PHẠM TOÀN trả lời với đài refi.Ta vẫn có quyền hy vọng và chờ đợi nhà báo chân chính từ báo "tô rứa"...!

  25. Nặc danh says:
    "Trong một nền truyền thông, nơi mà báo chí bị coi như công cụ thì nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Tại đó, người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi"(Đoan Trang).

    Trong tình cảnh bi đát như thế này thì quả thật rất buồn, nhưng lúc này không phải là ở lại hay ra đi là có thể mang lại kết quả như mình mong muốn. Vì ở lại hay ra đi vào lúc này thì mình cũng vẫn phải chiến đấu, vì cuộc chiến thì không bao giờ dừng lại. Vậy nên phải tìm cho mình một mục tiêu để hoạt động hiệu quả nhất. Truyền thông chân chính phải có "Sự thật, công bằng" người làm truyền thông phải đưa tin trung thực công bằng khách quan không thiên vị bên nào kể cả bác ái trong truyền thông cũng không được vì muốn giúp người này lại làm hại người khác. Còn việc đúng sai như thế nào là việc của độc giả. Người làm truyền thông chỉ có bạn chứ không có thù.

  26. Nặc danh says:
    thì các nhà báo cứ viết bài theo định hướng, nhưng đưa thông tin sự thật lên mạng qua các nguồn khác ... he he

  27. Nặc danh says:
    Cái nghề nhà báo thời cộng sản trị này chẳng khác nào kiếp "giá áo túi cơm" cũng nhục nhằn lắm chứ chẳng sung sướng gì đâu!

  28. Nặc danh says:
    HONGLONG P1....CUNG THEO NGUON TIN TREN, VE VU HOA HOAN VUA ROI. (NEU KHONG LA CONG AN, CHANG AI DAM DOT NHA CUA DANG) VOI MUC DICH. TANG GIA DIEN, XANG DAU. DAN AP NHAN DAN HOP PHAP. DO TAI TON THAT CHO THE LUC THU DICH. TRO LUA DAO NAY DA CO TIEN LE. NHA MAY NHIET DIEN DAU KHI CA MAU. SAU KHI XAY DUNG. DA BI RUT RUOT HOAN TOAN. CAC CHUYEN GIA NGUOI NHAT, VA VIETNAM TRON VE HANOI. KHONG DAM VAN HANH....

  29. Nặc danh says:
    HONGLONG P2....N.TUAN LA SINH VIEN MOI RA TRUONG. BO LA LINH VNCH. LY LICH XAU, DANG THAT NGHIEP. CON MOI DA LOT VAO TAM NGAM. VA DUOC DIEU DONG THANG LEN LAM TONG GIAM DOC..VA CAI TRUYEN BO RA VAI CHUC TRIEU. CHO CO QUAN THUC THI PHAP LUAT DOT NHA. THAU LAI HANG NGHAN TY TIEN DIEN. TIEN XANG DAU CUA DAN. THI DUNG LA CHUYEN DANG NEN LAM....

  30. Bảo says:
    Nhà báo là phải đi ở giữa. Chẳng có lề phải hay lề trái. Đi trật vị trí của mình thì là bồi bút. Nếu bị ép buộc phải chọn lấy lề thì thà đừng viết. Được như vậy thì nhà báo vẫn là nhà báo. Còn nếu phải chọn lề để viết thì nhà báo hoặc là bồi bút của lề phải, hoặc là bồi bút của lề trái. Không có chọn lựa khác.
  31. Không biết Tác Giả Đoan Trang là " Ông " hay là " THằng " , mà có nhiều người Pro bài viết hay ...quá vậy ta ? Ừ..Thì cũng có hay...Nội dung Tác Giả Trình Bày Các phóng viên nhà Báo Việt Nam như hiện nay rất đúng...Mấy năm trước..Tôi cùng là một phóng viên có tên tuổi trong làng báo việt nam..giờ tôi chán và xin về hưu rồi..., Nay cũng là cụ Ông U 70...nên tôi ít nhiều gì cũng hiểu nỗi khó khăn của nhà Báo Việt Nam...Chị Đoan Trang viết chủ đề nội dung khá chính xác...nhưng chưa có hay đâu..nếu muốn gọi là hay...Chị Đoan Trang nên pha thêm một chút tình cảm lãng mạn vô nữa ..là rất..rất ...tuyệt vời luôn..Xin Cảm Ơn chị rất nhiều..
    Phóng Dzỏm

  32. Nặc danh says:
    Truyền thông phục vụ con người
    Huấn thị Mục vụ về Truyền thông Xã hội Hiệp thông và Tiến bộ đã minh định rằng các phương tiện truyền thông có mục đích là phục vụ phẩm giá con người bằng cách giúp con người sống hạnh phúc và biết hành động như những ngôi vị trong cộng đồng. Các phương tiện truyền thông sẽ làm việc này bằng cách khuyến khích mọi người ý thức phẩm giá của mình, đi sâu vào tâm tư ý nghĩ của người khác, vun trồng ý thức trách nhiệm đối với nhau, ngày càng giành được tự do cho bản thân mình mà vẫn tôn trọng sự tự do của người khác, và càng ngày càng có khả năng đối thoại nhiều hơn. (06)
    KInh tế: Truyền thông xã hội hỗ trợ việc kinh doanh và thương mại, giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm và sự thịnh vượng; khuyến khích người ta cải thiện chất lượng của các sản phẩm, các dịch vụ đang có, đồng thời phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới, hỗ trợ việc cạnh tranh có trách nhiệm để phục vụ công ích, giúp đỡ con người đưa ra những lựa chọn có hiểu biết bằng cách cho con người biết những sản phẩm đang có sẵn và những đặc điểm của sản phẩm. (07)
    Chính trị: Các phương tiện truyền thông hết sức cần thiết trong các xã hội dân chủ hiện nay. Chúng cung cấp thông tin về các vấn đề và sự kiện, về các người nắm giữ các chức vụ và những ứng viên cho các chức vụ. Chúng giúp các nhà lãnh đạo liên lạc nhanh chóng và trực tiếp với quần chúng về các vấn đề khẩn cấp. Chúng là những phương tiện quan trọng để báo cáo trách nhiệm, làm sáng tỏ tình trạng thiếu năng lực, tham nhũng và lạm dụng lòng tin, đồng thời kéo mọi người chú ý tới những con người, tổ chức có năng lực, có tinh thần chung và tận tuỵ với bổn phận. (08)
    Văn hóa: Các phương tiện truyền thông cũng giúp các tập thể thiểu số biết quý trọng và giữ gìn các truyền thống văn hoá của mình, chia sẻ chúng cho người khác và truyền chúng lại cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, chúng còn giúp cho trẻ em và giới trẻ biết về di sản văn hoá của dân tộc mình. Các nhà truyền thông giống như các nghệ sĩ, phục vụ công ích bằng việc giữ gìn, làm giàu kho tàng văn hoá các dân tộc và các quốc gia (x. Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi các nghệ sĩ, số 4). (09)

  33. Nặc danh says:
    Chính trị: Các nhà chính trị thiếu lương thiện thường dùng các phhương tiện truyền thông để mị dân, lừa dối hầu ủng hộ những chính sách bất công và chế độ áp bức. Họ trình bày sai lệch đối phương, cũng như vặn vẹo một cách hệ thống, bóp méo, che đậy sự thật bằng tuyên truyền “thêu dệt”. Thay vì tập hợp quần chúng, các phương tiện truyền thông lại tìm cách ngăn cách họ với nhau, gây căng thẳng và nghi ngờ, dọn đường cho xung đột. (15)

  34. Nặc danh says:
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là bản lãnh rồi . Ơ hay các chú các bác không ở trong bùn mà cứ chê sen tanh là sao nhỉ ?

  35. Nặc danh says:
    Truyền thông xã hội xâm phạm con người
    Các phương tiện truyền thông cũng có thể được dùng để cản trở cộng đồng và làm hại tới lợi ích toàn diện của con người: bằng cách làm tha hoá con người hay gạt ra ngoài lề rồi cô lập con người; lôi kéo con người vào những cộng đồng băng hoại được tổ chức xoay quanh các giá trị giả dối và phá hoại; cổ vũ sự thù nghịch và xung đột, biến người khác thành ma quỷ, tạo ra một não trạng “phe ta” chống lại “phe chúng”; phô diễn những điều hèn hạ, thấp kém bằng sự hào nhoáng, trong khi lại không màng tới hay xem thường những gì cao quý và có giá trị; phổ biến những thông tin sai lạc, thất thiệt, ủng hộ những gì là xoàng xĩnh, tầm thường. Kiểu truyền thông rập khuôn (hay điển hình hoá) – căn cứ trên chủng tộc và màu da, giới tính và tuổi tác và nhiều yếu tố khác, kể cả tôn giáo – rất tiếc lại là điều thường gặp trên các phương tiện truyền thông. (13)

  36. Nặc danh says:
    Ở VN thì báo chí chẳng qua là 1 trong số các công cụ để Nhà nước cai trị xã hội thôi. Đố tờ báo GIẤY, nhớ nhé, báo GIẤY chứ không phải báo MẠNG nào dám công kích Đảng, Nhà nước và Công An. LOL! Thậm chí trên các báo mạng có uy tín như Vnexpress.net hay 24h, Dantri, Nguoiduatin... thì comment hơi đụng chạm tí là bị admin xóa trước khi đăng rồi. Dám đăng à!LOL!

  37. Nặc danh says:
    khi tôi hiểu về cộng sản là khi chẳng bao giờ tôi xem báo cộng sản, chỉ có nói phét, cái đám đài truyền hình cũng như thế , VTV1 là cái đài TH xạo

  38. Hà Đông says:
    Trong nền độc tài toàn trị hầu như không có chỗ đứng cho nhà báo chân chính nhưng thừa chỗ cho các "nhà báo" rởm - bảo sủa thì sủa. Chó to sủa ở giữa đường, chó nhỏ sủa ở ngõ vắng. Đúng là trong làng báo VN có đủ các bộ mặt, các bộ mặt ấy cũng khi xanh khi đỏ khi vàng ... tùy theo thời tiết. Rất chia sẻ nỗi niềm với bạn Đoan Trang!

  39. Thành Ca Việt Mường says:
    Tầng lớp nào, nhà báo, công an, cán bộ công chức,... cũng có 3 thành phần: thành phần trách nhiệm thường gắn với tiến bộ và lương tâm, thành phần hủ hóa phản nước hại dân và thành phần bình thường không tiến bộ nhưng cũng không hủ hóa.

    Thông thường thành phần bình thường chiếm số đông, có thể 50 đến 95%. Tuy họ không tham gia tiến bộ hay hủ hóa nhưng họ vẫn có thể ngả nghiêng cổ vũ tiến bộ hay hủ hóa.

    Một xã hội tiến bộ hay hủ hóa thể hiện ở tương quan số lượng và chất lượng giữa thành phần tiến bộ và hủ hóa. Xã hội VN hiện nay có thành phần hủ hóa quá áp đảo với thành phần tiến bộ. Về số lượng thì tương đương nhưng về chất lượng thì thành phần hủ hóa nắm quyền cao hơn hẳn thành phần tiến bộ. Chính vì thế mà VN mới trở thành khốn khổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét