Dân làng tỉnh Quảng Đông đòi nợ máu
BBC - Một cuộc đối đầu không lui bước giữa dân làng và giới chức vẫn đang tiếp diễn tại một xã ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Cảnh sát đã chặn các con phố dẫn tới làng Ô Khảm. Dân địa phương đang tìm cách không để cảnh sát vào bên trong.
Cuộc tranh cãi quanh chuyện đất đai của làng bị giới chức địa phương thu hồi đã âm ỉ từ lâu nay.
Mấy hôm trước, một làn sóng biểu tình mới đã nổ ra sau khi một người dân làng bị chết trong lúc đang bị cảnh sát tạm giữ.
Hiện không mấy dễ dàng lấy được thông tin về những gì đang xảy ra bên trong khu vực. Một quan chức địa phương lên tiếng bác bỏ chuyện đang có vấn đề tại nơi này.
Các cuộc biểu tình mới đây bùng lên sau cái chết của một người dân làng bị giới chức giam giữ.
Tuy nhiên, có vẻ như người dân làng đã tiến hành một loạt các vụ biểu tình trong những ngày gần đây, với sự tham gia của hàng trăm người.
Một đoạn Bấm video quay cảnh biểu tình rồi được tải lên mạng internet cho thấy những người biểu tình giận dữ hô vang các câu như "Giết hết quan chức tham nhũng".
Một người đàn ông nói với BBC: "Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến tới cùng."
Theo phóng viên của báo Anh, tờ Daily Telegraph lẻn được vào làng, người dân đem biểu ngữ và hô các khẩu hiệu đòi quan chức trả nợ máu (Huyết trái, huyết hoàn).
Phóng viên Mark Moore cho hay mọi quan chức chính quyền xã và công an đã bỏ chạy khỏi khu làng.
Việc biểu tình liên quan tới tranh chấp đất đai ở nông thôn Trung Quốc không phải là điều hiếm hoi trong những năm qua.
"Canh gác khu làng"
Cuộc tranh cãi với giới chức có nguồn gốc sâu xa. Người dân làng nói giới chức địa phương từ lâu nay đã thu đất và không trả tiền bồi thường thỏa đáng.
Để bày tỏ thái độ tức giận, họ đã biểu tình hồi tháng Chín.
Trong cuộc biểu tình đó, họ đã đập tan bức tường được xây quanh khu đất bị thu hồi để phát triển dự án, và xông vào lục soát các văn phòng chính quyền.
Vụ bạo động mới nhất bùng lên từ vụ Tiết Cẩm Ba, một người dân làng và là người đại diện của làng, chết trong lúc bị bắt giữ.
Chính quyền đã tạm giam ông cùng một nhóm những người khác hồi tuần trước và nói ông là một nghi phạm hình sự bị bắt giữ do có liên quan tới các vụ biểu tình hồi tháng Chín.
Hôm thứ Hai, giới chức tuyên bố ông đã chết do "ốm bệnh đột ngột" vào ngày thứ ba kể từ khi bị bắt giam.
Chính quyền thành phố Lộc Phong đơn vị hành chính cấp trên của Ô Khảm, nói rằng ông đã được đưa tới bệnh viện nhưng các bác sỹ không cứu chữa nổi.
Trong một tuyên bố, chính quyền nói ông chết sau khi có vấn đề về bệnh tim và "các nguyên do khác tạm thời đã bị loại trừ".
Một bản phúc trình chính thức về cái chết của ông đã bác bỏ các gợi ý theo đó nói ông Tiết đã bị "cảnh sát đánh đập tới chết", Tân Hoa Xã đưa tin.
Nhóm xét nghiệm của nhà nước nói họ đã không tìm thấy "bất kỳ vết thương nghiêm trọng nào" trên cơ thể người chết, trừ một số vết bầm dập trên cổ tay và đầu gối.
Một chuyên gia tham gia viết bản phúc trình nói: "Chúng tôi chỉ thấy còng tay đã để lại dấu vết trên cổ tay của ông ấy, và đầu gối bị bầm tím nhẹ khi ông ấy quỳ xuống."
Tuy nhiên, dân làng vẫn đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết, và muốn được trả xác, điều mà họ nói là chính quyền địa phương khước từ.
Con rể của người quá cố, anh Cao, cũng là người làng, nói: "Chẳng có văn bản pháp luật nào nói ông ấy không được về nhà."
Anh nói những người biểu tình sẽ không lui bước.
Anh nói: "Dân làng đã canh gác khu làng và chặn không cho cảnh sát vào trong."
Trịnh Nhạn Hùng, bí thư đảng ủy huyện Sán Vĩ, đã kêu gọi chấm dứt biểu tình trong một bài báo của Tân Hoa Xã.
Ông nói: "Chính quyền sẽ nỗ lực xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan và hy vọng rằng ngôi làng sẽ không làm dấy lên những cuộc bạo động thêm nữa."
Các cuộc xung đột liên quan tới đất đai không phải là điều hiếm hoi ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Được biết mỗi năm thường xảy ra hàng chục ngàn vụ như vậy.
Nhưng vụ tranh cãi mới nhất này có vẻ như là vụ lớn hơn so với các vụ khác, với mức độ cũng chăng thẳng hơn. Người dân địa phương nay tỏ thái độ sẵn sàng đương đầu với giới chức.
*
Cảnh sát TQ bao vây ngôi làng ở miền nam sau khi xảy ra biểu tình
Hàng trăm dân làng ở Trung Quốc đã tham gia những vụ biểu tình có bạo động kéo dài nhiều ngày vì phẫn nộ đối với nạn chiếm đoạt đất đai.
Dân làng ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc hôm nay cho biết cảnh sát chống bạo động đã phong tỏa ngôi làng của họ với mưu toan làm im tiếng những người chống đối đã tổ chức những cuộc biểu tình phản đối nạn tịch thu đất đai bừa bãi.
Cư dân làng Ô Khảm cho biết lương thực và nước uống của họ đang cạn dần vì vụ vây hãm từng phần đã được thực hiện từ cuối tuần qua.
Dân chúng ở đây nói rằng cảnh sát hạn chế nguồn cung ứng, ngăn chận việc truy cập internet và đóng các con đường dẫn tới ngôi làng đánh cá có chứng 20,000 dân.
Dân làng đã dựng những rào cản tạm thời trên đường vì e rằng cảnh sát sắp sửa ra tay đàn áp.
Dân làng cho biết các giới chức tham ô cấu kết với những công ty nhà đất đã tịch thu trái phép hàng trăm hecta đất ở Quảng Đông.
Tháng 9 vừa qua, sự phẫn nộ của công chúng đối với nạn chiếm đoạt đất đai đã bùng ra, khi hàng trăm dân làng tham gia những vụ biểu tình có bạo động kéo dài nhiều ngày.
Tuần trước, cảnh sát đã bắt giữ 5 người liên can tới những vụ biểu tình hồi tháng 9. Một trong 5 người đó đã thiệt mạng trong lúc bị cảnh sát câu lưu. Cảnh sát nói rằng ông Tiết Cẩm Ba, 42 tuổi, qua đời vì bệnh tim, nhưng vụ này càng làm cho người dân bất bình vì họ nghi nạn nhân bị cảnh sát đánh chết.
. Bookmark the permalink.
VÀ CHÚNG TÔI NHÂN DÂN VN ỦNG HỘ CÁC BẠN VÀ SẼ LÀM NHƯ CÁC BẠN ĐI THEO CONG ĐƯỜNG CÁC BẠN ĐANG LÀM...
VIETNAM,NGA,TRUNG QUOC, RIÊNG CUBA ĐỂ MANG VAO VIEN BAO TÀNG HIHI
Về mặt địa lý Việt nam, Trung quốc và Nga so đi tính lại thì đều "..Núi liền núi, sông liền sông..". Bởi vậy ta có thể hiểu các quốc gia, các dân tộc này không chi là có chung một nguồn gốc, chung đường biên giới nên chắc chắn rằng "Một con ngựa đau cả tàu khó lòng ăn cỏ".
Về mặt lịch sử hiện tại Nga, Trung quốc và Việt nam đều có chung một lập trường độc lập dân tộc cùng tiêu diệt những kẻ thù xâm phạm đến quốc của họ. Vậy quốc gia nào có giấc mơ đụng chạm đến một trong những quốc gia trên cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Với Trung quốc xa xưa, tiếng vó ngựa của họ đã từng khua vang khắp 5 châu bốn biển. sau một thời kỳ trầm lắng, ngày nay trung quốc đã trở thành một con mãnh hổ đáng gờm của thế giới. Xét về mặt quân sự chúng tôi chấm điểm Trung quốc 10 điểm và Mỹ 7 điểm. Tức là Trung quốc đủ tiềm lực để xâm lược nước Mỹ.
Với Nga là một quốc gia thuộc Liên xô trước đây, tất nhiên Nga không mạnh bằng Liên xô nhưng về mặt điểm số chúng tôi có thể chấm Nga ở thang điểm 10 và mỹ ở thang điểm 8.
Với Việt nam, tuy không phải là một cường quốc nhưng trong trường hợp đối đầu với Mỹ tại Việt nam chúng tôi đồng ý với thang điểm 5 và 5. Nếu đối đầu tại Mỹ chúng tôi chọn thang điểm 3,5 và 6,5. Nếu đối đầu tại một địa điểm trung lập chúng tôi chọn thang điểm 4 và 6.
Trên đây là một vài nhân xét của chúng tôi. Nếu có thắc mắc xin mời các bạn cứ góp ý, nếu các bạn thấy chúng tôi cho điểm có phần thiên vị.
Chúc vui vẻ !
09:47 Ngày 15 tháng 12 năm 2011
He he, bạn này mới lên chức phát ngôn viên của bộ ngoại giao Việt Nam, nói năng nghe hay ra phết. Cám ơn bạn đã phát biểu trên blog Dân Làm Báo để mọi người hiểu rõ bản chất nhà nước Việt Nam.
Ông bạn có khung không mà chấm TQ 10 điểm, riêng máy bay thì có vài chiếc tối tân nhưng cũng không phải là hiện đại mua của Nga. Còn tàu sân bau thì mua loại phế liệu.Bom nguyên tử thì chỉ bắn tới VN Vây ông bạn dựa trên đánh giá gỉ? Hay ông ban nói chơi giỡn cho vui diễn đàn