Thứ Năm, 10 tháng 11 2011
Tổng thống Obama lên đường đi dự thượng đỉnh APEC
Tổng thống Barack Obama hôm nay lên đường đi Hawaii, nơi ông sẽ chủ trì cuộc họp thượng đỉnh APEC. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Dan Robinson tại Tòa Bạch Ốc, cuộc họp APEC, cùng với các chuyến du hành của ông Obama đến Australia và một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Á ở Indonesia, nằm trong khuôn khổ một nỗ lực của Tổng thống nhằm trấn an các đồng minh và đối tác kinh tế về cam kết của Mỹ tiếp tục là một sức mạnh chính trong khu vực Thái Bình Dương.
Hình: AP
Các giới chức đã phác họa nỗ lực nhiều mặt của ông Obama nhằm nhấn mạnh đến các cam kết về kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ và tầm quan trọng của các liên minh chủ chốt mà ông sẽ củng cố tại hai cuộc họp thượng đỉnh, trong các cuộc hội đàm song phương, và chuyến thăm Australia của ông.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney mới đây đã đề cập đến một mục tiêu chính khác của chuyến đi của tổng thống – đó là củng cố mối liên hệ giữa khu vực châu Á Thái Bình Dương và sự phục hồi kinh tế và tạo dựng công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.
Ông Carney nói: “Hội nghị thượng đỉnh APEC cũng như cuộc họp thượng đỉnh Đông Á, cùng các yếu tố khác của chuyến đi này củng cố sự cam kết của tổng thống đối với việc tái quân bình và chuyển trọng tâm chú ý trở lại mà lâu nay ông vẫn cho là cần thiết. Và nó đi thẳng vào mặt trận kinh tế nhắm vào mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của chúng ta và gia tăng thương mại, cụ thể với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương .”
Chặng dừng đầu tiên của ông Obama là San Diego, California để dự khán một trận bóng rổ nhân buổi lễ nhân ngày Chiến sĩ Trận vong trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ. Xác của Osama bin Laden đã được hàng không mẫu hạm này thả xuống biển chôn hồi tháng 5.
Vào ngày thứ Bảy tại Hawaii, tổng thống dự trù sẽ chủ trì một cuộc họp 9 quốc gia APEC, thương nghị việc thành lập một nhóm mậu dịch tự do nhỏ hơn của các nước đang nổi lên gọi là Nhóm Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
APEC đã định một mục tiêu vào năm 1994 là đạt được mậu dịch tự do và đầu tư vào các nền kinh tế công nghiệp hóa ở châu Á Thái Bình Dương trước năm 2010, và vào các nền kinh tế đang phát triển trước năm 2020.
Tổng thống sẽ mở các cuộc họp song phương đầu tiên trong chuyến đi này với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Chuyến công du Australia của ông Obama sẽ nêu bật sức mạnh của liên minh song phương nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước ANZUS. Theo lịch đã định, tổng thống sẽ phát biểu trước Quốc hội Úc ở Canberra, đi thăm thành phố Darwin miền bắc và nói chuyện với binh sĩ Úc.
Mặc dầu các giới chức Tòa Bạch Ốc chưa xác nhận, ông Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard dự trù sẽ loan báo một thỏa thuận mới cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng nhiều hơn các căn cứ quân sự của Úc.
Tại Bali vào tuần tới, ông Obama sẽ dự một loạt các cuộc họp song phương với các nhà lãnh đạo trong khu vực, bắt đầu bằng cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Sách lược châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bao gồm một nỗ lực khuyến khích chính sách “Nhìn về phương Đông” của Ấn Độ. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Burns đã nói về sách lược này trong một cuộc thảo luận mới đây ở Washington.
Ông Burns nói: “Tổng thống đã nói rằng Ấn Độ sẽ là một trong những đối tác quyết định của thế kỷ thứ 21. Chúng ta cũng muốn Ấn Độ là một trong các đối tác quyết định trong vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Ngược lại với cuộc họp APEC, mà trọng điểm là các vấn đề kinh tế, cuộc họp thượng đỉnh Đông Á sẽ bàn về các thách thức chính trị và an ninh.
Các chuyên gia phân tích cho rằng những lo ngại trong khu vực về ý đồ của Trung Quốc trong vùng biển Đông sẽ nằm trong các vấn đề mà các nhà lãnh đạo ở Bali chú ý tới.
Ông Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược có trụ sở ở Washington cho rằng hội nghị thượng đỉnh này sẽ là một sự quân bình tế nhị giữa những mối quan ngại, các vấn đề nhậy cảm và các chương trình hành động.
Ông Green nói: “Điều mà nhiều thành viên của hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ mong muốn là chúng ta sẽ theo đuổi đường lối ngoại giao trong khi vẫn giữ các cam kết về quân sự. Họ sẽ muốn chúng ta rõ ràng duy trì một sự quân bình vững vàng trong khi trao đổi mậu dịch với Trung Quốc và chúng ta. Nhưng họ sẽ không muốn chúng ta giương oai giễu võ với Trung Quốc và đặt họ vào một vị thế khó khăn.”
Ông Obama dự trù trở lại Washington chỉ vài ngày trước kỳ hạn 23 tháng 11 đã định cho một ủy ban quốc hội phải đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm 1,2 2 ngàn tỷ đôla trong mức chi của chính phủ, với các tác động sâu rộng cho công cuộc phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ.
Cố vấn An ninh Quốc gia tại Tòa Bạch Ốc, ông Ben Rhodes nói ông Obama biết rằng các nhà lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương sẽ theo dõi tình hình ở Washington, nhưng rằng ông Obama sẽ khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng một vai trò tối quan trọng trong khu vực, ngay trong một giai đoạn mà ngân sách liên bang bị siết chặt.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney mới đây đã đề cập đến một mục tiêu chính khác của chuyến đi của tổng thống – đó là củng cố mối liên hệ giữa khu vực châu Á Thái Bình Dương và sự phục hồi kinh tế và tạo dựng công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.
Ông Carney nói: “Hội nghị thượng đỉnh APEC cũng như cuộc họp thượng đỉnh Đông Á, cùng các yếu tố khác của chuyến đi này củng cố sự cam kết của tổng thống đối với việc tái quân bình và chuyển trọng tâm chú ý trở lại mà lâu nay ông vẫn cho là cần thiết. Và nó đi thẳng vào mặt trận kinh tế nhắm vào mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của chúng ta và gia tăng thương mại, cụ thể với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương .”
Chặng dừng đầu tiên của ông Obama là San Diego, California để dự khán một trận bóng rổ nhân buổi lễ nhân ngày Chiến sĩ Trận vong trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ. Xác của Osama bin Laden đã được hàng không mẫu hạm này thả xuống biển chôn hồi tháng 5.
Vào ngày thứ Bảy tại Hawaii, tổng thống dự trù sẽ chủ trì một cuộc họp 9 quốc gia APEC, thương nghị việc thành lập một nhóm mậu dịch tự do nhỏ hơn của các nước đang nổi lên gọi là Nhóm Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
APEC đã định một mục tiêu vào năm 1994 là đạt được mậu dịch tự do và đầu tư vào các nền kinh tế công nghiệp hóa ở châu Á Thái Bình Dương trước năm 2010, và vào các nền kinh tế đang phát triển trước năm 2020.
Tổng thống sẽ mở các cuộc họp song phương đầu tiên trong chuyến đi này với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Chuyến công du Australia của ông Obama sẽ nêu bật sức mạnh của liên minh song phương nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước ANZUS. Theo lịch đã định, tổng thống sẽ phát biểu trước Quốc hội Úc ở Canberra, đi thăm thành phố Darwin miền bắc và nói chuyện với binh sĩ Úc.
Mặc dầu các giới chức Tòa Bạch Ốc chưa xác nhận, ông Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard dự trù sẽ loan báo một thỏa thuận mới cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng nhiều hơn các căn cứ quân sự của Úc.
Tại Bali vào tuần tới, ông Obama sẽ dự một loạt các cuộc họp song phương với các nhà lãnh đạo trong khu vực, bắt đầu bằng cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Sách lược châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bao gồm một nỗ lực khuyến khích chính sách “Nhìn về phương Đông” của Ấn Độ. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William Burns đã nói về sách lược này trong một cuộc thảo luận mới đây ở Washington.
Ông Burns nói: “Tổng thống đã nói rằng Ấn Độ sẽ là một trong những đối tác quyết định của thế kỷ thứ 21. Chúng ta cũng muốn Ấn Độ là một trong các đối tác quyết định trong vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Ngược lại với cuộc họp APEC, mà trọng điểm là các vấn đề kinh tế, cuộc họp thượng đỉnh Đông Á sẽ bàn về các thách thức chính trị và an ninh.
Các chuyên gia phân tích cho rằng những lo ngại trong khu vực về ý đồ của Trung Quốc trong vùng biển Đông sẽ nằm trong các vấn đề mà các nhà lãnh đạo ở Bali chú ý tới.
Ông Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược có trụ sở ở Washington cho rằng hội nghị thượng đỉnh này sẽ là một sự quân bình tế nhị giữa những mối quan ngại, các vấn đề nhậy cảm và các chương trình hành động.
Ông Green nói: “Điều mà nhiều thành viên của hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ mong muốn là chúng ta sẽ theo đuổi đường lối ngoại giao trong khi vẫn giữ các cam kết về quân sự. Họ sẽ muốn chúng ta rõ ràng duy trì một sự quân bình vững vàng trong khi trao đổi mậu dịch với Trung Quốc và chúng ta. Nhưng họ sẽ không muốn chúng ta giương oai giễu võ với Trung Quốc và đặt họ vào một vị thế khó khăn.”
Ông Obama dự trù trở lại Washington chỉ vài ngày trước kỳ hạn 23 tháng 11 đã định cho một ủy ban quốc hội phải đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm 1,2 2 ngàn tỷ đôla trong mức chi của chính phủ, với các tác động sâu rộng cho công cuộc phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ.
Cố vấn An ninh Quốc gia tại Tòa Bạch Ốc, ông Ben Rhodes nói ông Obama biết rằng các nhà lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương sẽ theo dõi tình hình ở Washington, nhưng rằng ông Obama sẽ khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng một vai trò tối quan trọng trong khu vực, ngay trong một giai đoạn mà ngân sách liên bang bị siết chặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét