Thứ Năm, 10 tháng 11 2011
Tay trắng làm nên: Đại tá Sanders xâm nhập Trung Quốc
Trong thời đại toàn cầu hóa, công ty của nước này sang nước khác làm ăn là chuyện rất bình thường, nhưng làm thế nào để thành công, và thành công vượt mức, ở xứ lạ quê người, là chuyện đòi hỏi nhiều yếu tố.
Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này mời quí thính giả theo dõi cung cách kinh doanh của hệ thống nhà hàng ăn Kentucky Fried Chicken chuyên về loại thức ăn dọn nhanh của Hoa Kỳ rất thành công khi mở cơ sở tại Trung Quốc. Lan Phương sẽ đem đến quí vị các chi tiết trích thuật từ báo chí Mỹ.Hình: VOA Dari
Cư dân tại Mỹ hầu như không ai là không biết đến nhà hàng chuyên trị các món gà, từ gà chiên giòn, gà nướng, cánh gà chiên, bánh mỳ kẹp gà v..v.. có tên là Kentucky Fried Chicken, gọi tắt là KFC, logo là hình đại tá Sanders, ông già với cặp kính lão và hàm râu bạc phơ, người sáng lập ra hệ thống nhà hàng này.
Giờ đây thì ông Sanders không còn trên cõi đời này nữa, nhưng hệ thống nhà hàng của ông, được sáp nhập vào công ty Yum! Brands, Inc., ngày càng phát triển mạnh. Hiện công ty có đến 5.200 tiệm ăn tại Hoa Kỳ và 15.000 tiệm tại 109 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.
Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này xin giới hạn các chi tiết về sự thành công ở hải ngoại của KFC trong biên giới Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất và nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Tờ tạp chí Bloomberg chuyên về thị trường số ra ngày 26 tháng Giêng năm nay cho biết cư dân tại Trung Quốc rất “hẩu” các món ăn của nhà hàng này. Tác giả William Mellor của bài viết thuật lại câu chuyện với giọng văn dí dỏm về một cô sinh viên trẻ của đại học kinh tế và doanh nghiệp tại Bắc Kinh đang ngồi ăn tại nhà hàng KFC ở bên rìa Quảng Trường Thiên An Môn ở thủ đô, bên kia con phố nơi có lăng của Mao Chủ Tịch. Cô vừa ăn vừa ngước lên hình ảnh một nhân vật hiền lành đang tươi vui nhìn xuống cô. Nở một nụ cười tinh quái, cô sinh viên He Yingying thốt lên “ Tôi yêu mến ông.”
Cô sinh viên này không có ý nói là cô yêu mến Mao chủ tịch, với bức chân dung to dị thường đang thống trị quảng trường Thiên An Môn. Cô đang nói về ông đại tá Sanders, logo của KFC trên bảng hiệu nhà hàng, đã từ trần từ năm 1980, trước khi cô ra chào đời, sáng lập viên của hệ thống nhà hàng vẫn phục vụ cho cô những món ăn khoái khẩu.
Thực khách ở nước Mỹ không bao giờ tưởng tượng ra những món ăn được phục vụ cho khách hàng của KFC tại Trung quốc. Bước vào một nhà hàng dọn nhanh KFC ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, hay Urumqi ở Tân Cương du khách tây phương chỉ có một ít chọn lựa những món quen thuộc của họ, còn phần lớn là chiều theo khẩu vị của dân địa phương, từ giò cháo quẩy, bánh trứng, cháo đủ loại, trứng muối, bánh mỳ kẹp tôm bằm, tàu hủ đến sữa đậu nành. Không những vậy, thực đơn của nhà hàng còn thay đổi theo từng khu vực hay địa phương của một Trung Quốc rộng lớn; và nhiều món ăn trên thực đơn giúp cho khách có thể gọi nhiều món để ăn chung theo kiểu cơm gia đình của người Á đông. Với sức thu hút khách hàng như vậy KFC khuếch trương theo tốc độ mỗi ngày mở một nhà hàng mới ở nước này trong những năm gần đây.
Cũng là nhà hàng dọn nhanh, hệ thống McDonald tại Trung Quốc không mạnh như ở nội địa Hoa Kỳ. Vậy đâu là những yếu tố thành công của KFC ở quốc gia đông dân nhất thế giới?
Tác giả Maggie Starvish viết trên tờ tin thư hàng tuần của đại học Harvard tháng Sáu năm nay cho biết chủ yếu là KFC giữ tính địa phương ở mọi mức độ. Công ty giữ quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, thuê mướn giới quản trị ở địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm cũng từ trong nước và thay đổi thực đơn để cho phù hợp với khẩu vị và lối ăn uống của dân địa phương.
Người giúp KFC làm ăn đặc biệt phát đạt tại nước này là Chủ tịch phân bộ Trung quốc kiêm tổng giám đốc điều hành của KFC tại nước này, ông Sam Su, một người Đài Loan với bằng cấp cả ở Đài Loan lẫn Hoa Kỳ. Năng động, có tầm nhìn xa, thông minh, hiểu rõ cách thức kinh doanh của Tây phương, có kinh nghiệm về ngành kinh doanh nhà hàng và giới tiêu thụ người Hoa, thông thạo cả Hoa ngữ lẫn Anh ngữ và vốn hiểu biết về văn hóa của Trung quốc cũng như những khó khăn khi làm ăn ở nước này, một thị trường rất thay đổi mà lại rất truyền thống, ông Sam Su đã lèo lái công cuộc kinh doanh cho Yum! Brands phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
Về mặt nhân sự, giới quản trị cấp cao cư xử thân mật như bạn bè, tương tác giữa nhân viên với quản lý làm việc lâu năm với nhau mật thiết và có tình cảm, không khí giống như trong gia đình.
Tại Trung quốc, rất nhiều trong số 250 ngàn nhân viên làm việc cho KFC là sinh viên đại học lần đầu tiên đi làm, nếu thỉnh thoảng phải vắng mặt họ được cấp trên thông cảm chứ không bị sa thải. Họ được khuyến khích giao tiếp với nhau qua việc chơi trò chơi điện tử do công ty cung cấp vào giờ nghỉ để cho những người trẻ, sinh ra trong những gia đình chỉ có một con, học tập kinh nghiệm giao tế xã hội, và giúp họ phát triển văn hóa phục vụ khách hàng trong một quốc gia thiếu vắng xảo năng này.
Ngoài việc huấn luyện cho nhân viên biết làm đủ mọi công việc trong nhà hàng, giữ lại những nhân viên có khả năng, ông Su còn đi tới quyết định thành lập một hệ thống chuyên cung cấp thực phẩm cho các cửa hàng tại địa phương cả từ gốc đến ngọn để bảo đảm chất lượng, đặc biệt khi mối lo ngại về an toàn thực phẩm của giới tiêu thụ Trung Quốc ngày càng cao.
Không những thế, trước mối lo ngại cho sức khỏe, nhất là bệnh mập phì, của giới tiêu thụ đối với các món ăn của nhà hàng dọn nhanh, năm 2005 ông Su đáp ứng bằng cách loại bỏ những phần ăn quá lớn, và đưa thêm vào thực đơn nhiều món hơn cho khách chọn lựa.
Hệ thống KFC tại Trung Quốc còn quảng bá việc tập thể dục và năm 2010 đã bảo trợ cho những chương trình dành cho giới trẻ và tổ chức những cuộc tranh tài thể thao với 260 ngàn người tại 438 thành phố tham gia.
Hiện nay Yum! Brands Inc. có chừng 3.200 nhà hàng KFC và 500 tiệm Pizza Hut ở Trung Quốc với lợi nhuận thu về khoảng 2 tỉ đô la một năm.
Quay trở lại câu chuyện của sáng lập viên KFC, ông Harland Sanders ra đời tại Henryville, bang Indiana, năm 1890. Ngày còn rất trẻ ông làm đủ mọi thứ công việc từ tay chân đến nhân viên chào hàng, đầu bếp, thư ký bán hàng.
Đến năm 1930 vào đúng thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế, ông mở nhà hàng ăn nhỏ đầu tiên kết hợp với một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Ông vừa làm đầu bếp, vừa bơm xăng, vừa bán hàng, vừa dọn ăn cho cửa tiệm nhỏ có tên là “Sanders Court & Cafe.”
Năm 1936 ông được thống đốc bang Kentucky tặng chức đại tá danh dự của bang Kentucky nhờ sự đóng góp của ông vào ngành ẩm thực của bang.
Năm sau đó ông xây thêm một nhà trọ ở kế cận và nới rộng nhà hàng ăn để có thể tiếp nhận 142 khách hàng.
Năm 1940, nồi áp suất được phát minh, ông đã dùng nồi này để chiên gà tươi cho nhanh từ đó trở đi công thức đặc biệt của ông nổi tiếng. Ông đi khắp nơi để quảng cáo cho món gà của ông với các chủ nhà hàng và bắt đầu thành lập hệ thống nhà hàng Kentucky Fried Chicken.
Năm 1966 KFC bán cổ phần cho công chúng.
Năm 1969 cổ phần của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York.
Năm 1979 KFC có chừng 6 ngàn tiệm ăn trên khắp thế giới so với 15 ngàn nhà hàng như hiện nay.
Cuối năm 1980 đại tá Sanders từ trần vì bệnh ung thư máu. Tất cả mọi công sở của bang Kentucky đều treo cờ rũ trong 4 ngày.
Đại tá Sanders là một ví dụ điển hình cho tấm gương tay trắng làm nên tại Hoa Kỳ.
Giờ đây thì ông Sanders không còn trên cõi đời này nữa, nhưng hệ thống nhà hàng của ông, được sáp nhập vào công ty Yum! Brands, Inc., ngày càng phát triển mạnh. Hiện công ty có đến 5.200 tiệm ăn tại Hoa Kỳ và 15.000 tiệm tại 109 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.
Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này xin giới hạn các chi tiết về sự thành công ở hải ngoại của KFC trong biên giới Trung Quốc, nơi có số dân đông nhất và nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Tờ tạp chí Bloomberg chuyên về thị trường số ra ngày 26 tháng Giêng năm nay cho biết cư dân tại Trung Quốc rất “hẩu” các món ăn của nhà hàng này. Tác giả William Mellor của bài viết thuật lại câu chuyện với giọng văn dí dỏm về một cô sinh viên trẻ của đại học kinh tế và doanh nghiệp tại Bắc Kinh đang ngồi ăn tại nhà hàng KFC ở bên rìa Quảng Trường Thiên An Môn ở thủ đô, bên kia con phố nơi có lăng của Mao Chủ Tịch. Cô vừa ăn vừa ngước lên hình ảnh một nhân vật hiền lành đang tươi vui nhìn xuống cô. Nở một nụ cười tinh quái, cô sinh viên He Yingying thốt lên “ Tôi yêu mến ông.”
Cô sinh viên này không có ý nói là cô yêu mến Mao chủ tịch, với bức chân dung to dị thường đang thống trị quảng trường Thiên An Môn. Cô đang nói về ông đại tá Sanders, logo của KFC trên bảng hiệu nhà hàng, đã từ trần từ năm 1980, trước khi cô ra chào đời, sáng lập viên của hệ thống nhà hàng vẫn phục vụ cho cô những món ăn khoái khẩu.
Thực khách ở nước Mỹ không bao giờ tưởng tượng ra những món ăn được phục vụ cho khách hàng của KFC tại Trung quốc. Bước vào một nhà hàng dọn nhanh KFC ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, hay Urumqi ở Tân Cương du khách tây phương chỉ có một ít chọn lựa những món quen thuộc của họ, còn phần lớn là chiều theo khẩu vị của dân địa phương, từ giò cháo quẩy, bánh trứng, cháo đủ loại, trứng muối, bánh mỳ kẹp tôm bằm, tàu hủ đến sữa đậu nành. Không những vậy, thực đơn của nhà hàng còn thay đổi theo từng khu vực hay địa phương của một Trung Quốc rộng lớn; và nhiều món ăn trên thực đơn giúp cho khách có thể gọi nhiều món để ăn chung theo kiểu cơm gia đình của người Á đông. Với sức thu hút khách hàng như vậy KFC khuếch trương theo tốc độ mỗi ngày mở một nhà hàng mới ở nước này trong những năm gần đây.
Cũng là nhà hàng dọn nhanh, hệ thống McDonald tại Trung Quốc không mạnh như ở nội địa Hoa Kỳ. Vậy đâu là những yếu tố thành công của KFC ở quốc gia đông dân nhất thế giới?
Tác giả Maggie Starvish viết trên tờ tin thư hàng tuần của đại học Harvard tháng Sáu năm nay cho biết chủ yếu là KFC giữ tính địa phương ở mọi mức độ. Công ty giữ quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, thuê mướn giới quản trị ở địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm cũng từ trong nước và thay đổi thực đơn để cho phù hợp với khẩu vị và lối ăn uống của dân địa phương.
Người giúp KFC làm ăn đặc biệt phát đạt tại nước này là Chủ tịch phân bộ Trung quốc kiêm tổng giám đốc điều hành của KFC tại nước này, ông Sam Su, một người Đài Loan với bằng cấp cả ở Đài Loan lẫn Hoa Kỳ. Năng động, có tầm nhìn xa, thông minh, hiểu rõ cách thức kinh doanh của Tây phương, có kinh nghiệm về ngành kinh doanh nhà hàng và giới tiêu thụ người Hoa, thông thạo cả Hoa ngữ lẫn Anh ngữ và vốn hiểu biết về văn hóa của Trung quốc cũng như những khó khăn khi làm ăn ở nước này, một thị trường rất thay đổi mà lại rất truyền thống, ông Sam Su đã lèo lái công cuộc kinh doanh cho Yum! Brands phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
Về mặt nhân sự, giới quản trị cấp cao cư xử thân mật như bạn bè, tương tác giữa nhân viên với quản lý làm việc lâu năm với nhau mật thiết và có tình cảm, không khí giống như trong gia đình.
Tại Trung quốc, rất nhiều trong số 250 ngàn nhân viên làm việc cho KFC là sinh viên đại học lần đầu tiên đi làm, nếu thỉnh thoảng phải vắng mặt họ được cấp trên thông cảm chứ không bị sa thải. Họ được khuyến khích giao tiếp với nhau qua việc chơi trò chơi điện tử do công ty cung cấp vào giờ nghỉ để cho những người trẻ, sinh ra trong những gia đình chỉ có một con, học tập kinh nghiệm giao tế xã hội, và giúp họ phát triển văn hóa phục vụ khách hàng trong một quốc gia thiếu vắng xảo năng này.
Ngoài việc huấn luyện cho nhân viên biết làm đủ mọi công việc trong nhà hàng, giữ lại những nhân viên có khả năng, ông Su còn đi tới quyết định thành lập một hệ thống chuyên cung cấp thực phẩm cho các cửa hàng tại địa phương cả từ gốc đến ngọn để bảo đảm chất lượng, đặc biệt khi mối lo ngại về an toàn thực phẩm của giới tiêu thụ Trung Quốc ngày càng cao.
Không những thế, trước mối lo ngại cho sức khỏe, nhất là bệnh mập phì, của giới tiêu thụ đối với các món ăn của nhà hàng dọn nhanh, năm 2005 ông Su đáp ứng bằng cách loại bỏ những phần ăn quá lớn, và đưa thêm vào thực đơn nhiều món hơn cho khách chọn lựa.
Hệ thống KFC tại Trung Quốc còn quảng bá việc tập thể dục và năm 2010 đã bảo trợ cho những chương trình dành cho giới trẻ và tổ chức những cuộc tranh tài thể thao với 260 ngàn người tại 438 thành phố tham gia.
Hiện nay Yum! Brands Inc. có chừng 3.200 nhà hàng KFC và 500 tiệm Pizza Hut ở Trung Quốc với lợi nhuận thu về khoảng 2 tỉ đô la một năm.
Quay trở lại câu chuyện của sáng lập viên KFC, ông Harland Sanders ra đời tại Henryville, bang Indiana, năm 1890. Ngày còn rất trẻ ông làm đủ mọi thứ công việc từ tay chân đến nhân viên chào hàng, đầu bếp, thư ký bán hàng.
Đến năm 1930 vào đúng thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế, ông mở nhà hàng ăn nhỏ đầu tiên kết hợp với một trạm xăng ở Corbin, bang Kentucky. Ông vừa làm đầu bếp, vừa bơm xăng, vừa bán hàng, vừa dọn ăn cho cửa tiệm nhỏ có tên là “Sanders Court & Cafe.”
Năm 1936 ông được thống đốc bang Kentucky tặng chức đại tá danh dự của bang Kentucky nhờ sự đóng góp của ông vào ngành ẩm thực của bang.
Năm sau đó ông xây thêm một nhà trọ ở kế cận và nới rộng nhà hàng ăn để có thể tiếp nhận 142 khách hàng.
Năm 1940, nồi áp suất được phát minh, ông đã dùng nồi này để chiên gà tươi cho nhanh từ đó trở đi công thức đặc biệt của ông nổi tiếng. Ông đi khắp nơi để quảng cáo cho món gà của ông với các chủ nhà hàng và bắt đầu thành lập hệ thống nhà hàng Kentucky Fried Chicken.
Năm 1966 KFC bán cổ phần cho công chúng.
Năm 1969 cổ phần của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York.
Năm 1979 KFC có chừng 6 ngàn tiệm ăn trên khắp thế giới so với 15 ngàn nhà hàng như hiện nay.
Cuối năm 1980 đại tá Sanders từ trần vì bệnh ung thư máu. Tất cả mọi công sở của bang Kentucky đều treo cờ rũ trong 4 ngày.
Đại tá Sanders là một ví dụ điển hình cho tấm gương tay trắng làm nên tại Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét